6.3.1. Sở Nội vụ
- Là cơ quan thường trực chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đoàn thể tham mưu UBND tỉnh xây dựng kế hoạch cụ thể thực hiện từng mục tiêu của Đề án; tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các chính sách cụ thể về đào tạo, phát triển, quy hoạch bố trí và sử dụng nguồn nhân lực;
- Chủ trì phối hợp với các ngành, địa phương xây dựng đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp xã, phường, thị trấn đến năm 2020; xây dựng đề án đưa sinh viên tốt nghiệp đại học, cao đẳng về cơ sở xã, phường;
- Là cơ quan giúp UBND tỉnh theo dõi, tổng hợp, đôn đốc các cấp các ngành thực hiện kế hoạch theo phân công của UBND tỉnh.
6.3.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Xây dựng chỉ tiêu kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực trong kế hoạch kinh tế - xã hội hàng năm của tỉnh.
- Chủ trì, phối hợp với các ngành liên quan xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong xã hội để triển khai thực hiện Đề án.
6.3.3. Sở Tài chính
- Xây dựng Đề án thành lập Quỹ học bổng hỗ trợ tài năng của tỉnh.
- Cân đối, đảm bảo nguồn kinh phí để thực hiện Đề án; thẩm định nguồn kinh phí đào tạo nguồn nhân lực hàng năm trình UBND tỉnh phê duyệt.
- Quản lý và cấp phát kinh phí kịp thời, theo dõi kiểm tra, quyết toán kinh phí theo quy định.
6.3.4. Sở Giáo dục và Đào tạo
Xây dựng đề án chuẩn hoá, nâng cao chất lượng cán bộ quản lý giáo dục, đội ngũ giáo viên; đề xuất ban hành chính sách đào tạo nhân tài trong các trường học.
6.3.5. Sở Lao động Thương binh và Xã hội
- Xây dựng quy hoạch cụ thể về phát triển mạng lưới cơ sở dạy nghề trên địa bàn toàn tỉnh cho từng ngành nghề, cấp trình độ đào tạo, cơ cấu, lộ trình, nguồn lực thực hiện đến năm 2020.
- Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và Sở Giáo dục và Đào tạo, các địa phương và các ngành liên quan đề xuất UBND tỉnh ban hành những chính sách hỗ trợ đào tạo nghề.
- Xây dựng cơ chế liên kết, phối hợp giữa các cơ sở đào tạo nghề và các đơn vị sử dụng.
6.3.6. Sở Y tế
Xây dựng Đề án đào tạo cán bộ đại học và sau đại học trong ngành y tế.
6.3.7. Sở Khoa học và Công nghệ
Xây dựng đề án phát triển nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đồng thời tham mưu UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách thu hút các nhà khoa học, phát huy lực lượng khoa học công nghệ của tỉnh.
6.3.8. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan và các doanh nghiệp công nghệ thông tin xây dựng kế hoạch đào tạo và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ thông tin.
6.3.9. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- Xây dựng đề án đào tạo, phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển văn hoá, thể thao và du lịch .
- Phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Ninh xây dựng kế hoạch tuyên truyền nội dung của Nghị quyết đến toàn thể nhân dân trong tỉnh.
6.3.10. Sở Tài nguyên và Môi trường
Chủ trì phối hợp với các ngành và các địa phương quy hoạch quỹ đất để thu hút đầu tư các cơ sở giáo dục đào tạo và các cơ sở dạy nghề.
6.3.11. Ban Dân tộc
Chủ trì phối hợp với Sở Nội vụ và các sở ngành địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo và phát triển cán bộ người dân tộc thiểu số đế năm 2020.
6.3.12. Sở Công Thương
Xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực đến năm 2020 phục vụ cho phát triển các thế mạnh về công nghiệp của tỉnh.
6.3.13. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
Chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương xây dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn trong thời kỳ hội nhập.
6.3.14. Các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh
Xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện Đề án này ở sở, ngành, đơn vị mình.
6.3.15. UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- Căn cứ Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực của tỉnh xây dựng Đề án đào tạo, nâng cao và phát triển nguồn nhân lực cho phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
- Quy hoạch quỹ đất để xây dựng các cơ sở giáo dục và đào tạo, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn, đồng thời có kế hoạch huy động nguồn nhân lực trong xã hội triển khai đề án phát triển nguồn nhân lực của địa phương.
- Định kỳ hàng năm sơ kết, đánh giá và báo cáo UBND tỉnh kết quả thực hiện Đề án./.
Phụ lục 1: Các chương trình đào tạo
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO HÀNH CHÍNH CÔNG 1. Đối tượng đào tạo
- Cán bộ quản lý đang công tác tại Tỉnh Ủy, UBND, HĐND các cấp - Cán bộ quản lý các Sở, Ban, Ngành
2. Địa điểm đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản/ Hàn Quốc
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)
3. Thời gian đào tạo
- Độ dài khóa học: 4 tuần
- Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 giờ
4. Mục tiêu khóa đào tạo
- Đào tạo nguồn nhân lực làm việc trong các khu vực công - Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn
- Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm
- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp
5. Nội dung chương trình
- Quản lý chiến lược khu vực công, quản trị địa phương, dịch vụ công, quản lý chất lượng toàn bộ trong khu vực công
- Phát triển cộng đồng
- Triển khai và thực hiện các chính sách xã hội và lập pháp xã hội - Phương thức đào tạo và huấn luyện nhân viên cấp dưới
- Kỹ năng quản lý của nhà lãnh đạo – trao quyền hạn và năng lực cho cấp dưới - Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, năng lực phán đoán và đưa ra quyết
định; kỹ năng xã hội và kỹ năng giao tiếp
- Bồi dưỡng kỹ năng tin học, vận dụng công nghệ thông tin vào quản lý hành chính công.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH VÀ CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ
1. Đối tượng đào tạo
- Cán bộ quản lý hành chính đang công tác tại các Sở, Ban, Ngành
2. Địa điểm đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)
3. Thời gian đào tạo
- Độ dài khóa học: có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 tiếng
4. Mục tiêu khóa đào tạo
- Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm
- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp
5. Nội dung chương trình
- Kiến thức về cải cách hành chính, hiệu suất hành chính, quản lý hành chính; - Xu thế phát triển và cơ hội của chính phủ điện tử;
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào chính phủ điện tử; - Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển CPĐT; - Từ chính phủ điện tử đến quản lý điện tử;
- Bảo mật an toàn thông tin;
- Tương lai của chính phủ điện tử và kinh nghiệm xây dựng chính phủ điện tử tại nước sở tại;
Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1. Đối tượng đào tạo
- Cán bộ quản lý giáo dục thuộc các Sở, Ban, ngành tại địa phương
2. Địa điểm đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)
3. Thời gian đào tạo
- Độ dài khóa học: có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 tiếng
4. Mục tiêu khóa đào tạo
- Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm
- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp
5. Tóm tắt chương trình
- Quản lý chất lượng tổ chức trường học;
- Cơ chế quản lý hiệu suất tổ chức trường học ( bao gồm các chỉ tiêu hiệu suất ngắn hạn, trung hạn, dài hạn);
- Cơ chế quản lý điện tử trường học;
- Cơ chế vận hành và quản lý bộ phận học sinh sinh viên; - Cơ chế vận hành và quản lý bộ phận đào tạo;
- Cơ chế vận hành và quản lý bộ phận hành chính tổng hợp; - Quy hoạch và phát triển nguồn nhân lực của trường; - Cơ chế hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp;
Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ Y TẾ 1. Đối tượng đào tạo
- Cán bộ quản lý y tế đang công tác tại Sở, Ban, Ngành - Giám đốc, Phó giám đốc, trưởng khoa của các bệnh viện
2. Địa điểm đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)
3. Thời gian đào tạo
- Độ dài khóa học: có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 tiếng
4. Mục tiêu khóa đào tạo
- Đào tạo cán bộ quản lý Y tế
- Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm
- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp
5. Nội dung đào tạo
- Quản lý bệnh án và bệnh án điện tử - Quản lý dịch vụ chăm sóc dài hạn - Quản lý chất lượng y tế
- Quản lý chuỗi cung ứng và thiết bị y tế
- Quản lý nguồn nhân lực trong các cơ quan y tế - Bảo hiểm y tế và chế độ chi trả bảo hiểm - Tổng quan về chế độ chăm sóc sức khỏe - Đánh giá hiệu suất của cơ quan y tế - Quản lý tài vụ của cơ quan y tế - Chính sách nâng cao sức khỏe - Chính sách vệ sinh y tế
Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO BÁC SĨ CHUYÊN KHOA 1. Đối tượng đào tạo
- Phó Giám đốc bệnh viện; trưởng, phó khoa, bác sĩ đang công tác tại các khoa tim mạch và tiêu hóa của bệnh viện
2. Địa điểm đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Đài Loan
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)
3. Thời gian đào tạo
- Có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần x 5 ngày; mỗi ngày x 5 giờ
4. Mục tiêu khóa đào tạo
- Nâng cao kiến thức chuyên ngành và nghiêp vụ chuyên môn trong việc điều trị các bệnh về tim mạch, tiêu hóa
- Tham quan bệnh viện, tham dự các kíp mổ để học hỏi kinh nghiệm của nước sở tại trong việc điều trị các bệnh về tim mạch và tiêu hóa
5. Nội dung đào tạo
- Một số bệnh nguy hiểm liên quan đến tim mạch và tiêu hóa
- Một số loại thuốc đặc trị được dùng trong quá trình điều trị các bệnh về tim mạch, tiêu hóa
- Các vấn đề cần lưu ý khi kê đơn điều trị một số bệnh mãn tính - Dạy học lâm sàng về phẫu thuật tim mạch
- Dạy học lâm sàng về phẫu thuật tiêu hóa
- Tham dự các kíp mổ điển hình liên quan đến tim mạch, tiêu hóa
Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG
1. Đối tượng đào tạo
- Cán bộ quản lý ngành tài nguyên môi trường thuộc Sở, Ban, Ngành
2. Địa điểm đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Đài Loan/ Nhật Bản
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)
3. Thời gian đào tạo
- Độ dài khóa học: có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần 5 ngày, mỗi ngày 5 tiếng
4. Mục tiêu khóa đào tạo
- Nâng cao kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn - Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý và kỹ năng mềm
- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại - Xây dựng và phát triển mục tiêu nghề nghiệp
5. Nội dung đào tạo
- Điều tra đánh giá sinh thái và ứng dụng xây dựng; - Quy hoạch và quản lý môi trường;
- Bảo tồn đất đai và nguồn nước; - Môi trường sinh thái và tài nguyên;
- Khống chế ô nhiễm không khí và tiếng ồn; - Công trình xử lý chất thải;
- Đánh giá ảnh hưởng môi trường; - Phòng chống ô nhiễm đất;
- Công trình cấp nước và nước ô nhiễm;
Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế)
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO KIẾN THỨC QUẢN LÝ DU LỊCH VÀ VĂN HÓA
1. Đối tượng đào tạo
- Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
- Giám đốc, Phó Giám đốc bảo tàng, nhà văn hóa
2. Địa điểm đào tạo
- Địa điểm đào tạo: Đài Loan
- Số lượng học viên/1 lớp chuẩn: 20 học viên (tối đa: 30 học viên)
3. Thời gian đào tạo
- Có các khóa 4 tuần, 8 tuần và 12 tuần - Mỗi tuần x 5 ngày; mỗi ngày x 5 giờ
4. Mục tiêu khóa đào tạo
- Nâng cao kiến thức quản lý và nghiêp vụ chuyên môn trong lĩnh vực du lịch và văn hóa
- Bồi dưỡng các kỹ năng quản lý du lịch và văn hóa
- Tham quan thực tế, học hỏi kinh nghiệm của các nước sở tại trong việc quản lý, phát triển du lịch và gìn giữ văn hóa
5. Nội dung đào tạo
- Quản lý và phát triển tài nguyên du lịch - Phát triển bền vững ngành du lịch
- Xây dựng lịch trình và thiết kế các hoạt động - Kinh tế trải nghiệm và tiếp thị kinh tế
- Quản lý chất lượng phục vụ trong du lịch - Văn hóa và lễ nghi quốc tế
- Tài nguyên du lịch
- Địa lý và văn hóa thế giới
- Một số vấn đề về kỹ năng quản lý trong lĩnh vực du lịch, văn hóa
Tùy theo độ dài của từng khóa học, có thể điều chỉnh số lượng tiết học của từng nội dung đào tạo cho phù hợp với tình hình thực tế.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CÁN BỘ QUẢN LÝ NGÀNH NÔNG NGHIỆP 1. Đối tượng đào tạo
- Giám đốc, Phó Giám đốc Sở, Trưởng, Phó các phòng chuyên môn thuộc Sở