Thực trạng nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁTTRIỂN TOÀN DIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰCTỈNH QUẢNGNINH (Trang 22 - 26)

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có 27 cơ sở đào tạo các trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, 17 trung tâm dạy nghề, giáo dục kỹ thuật tổng hợp, giáo dục thường xuyên. Ngoài ra, còn có các trường và trung tâm đào tạo bồi dưỡng chính trị của hệ thống tổ chức Đảng, Đoàn thanh niên. Quảng Ninh đã có những chương trình đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức các cấp, công nhân lành nghề và đạt được những thành tựu bước đầu.

3.1.1. Thực trạng cơ cấu, trình độ nhân lực

- Tổng số CBCCVC các cấp là 32.410 người, trong đó, công chức hành chính cấp tỉnh, huyện là 4.351người gồm khối Đảng, đoàn thể: 1.314 người,khối chính quyền: 3.037 người; viên chức hành chính sự nghiệp: 24.163 người; cán bộ chuyên trách cấp xã: 1.924 người; công chức cấp xã: 1.972 người.

-Trình độ chuyên môn được đào tạo của CBCCVC thể hiện ở bảng sau:

Số lượng (người)

Sau Đại học (%)

Đại học (%)

Cao đẳng

(%)

Trung cấp (%)

Trung học (%)

Công chức phục vụ

khác (%)

Sơ cấp/

Chưa đào tạo

(%) Công chức

hành chính cấp tỉnh, huyện

4.351 16,18 74,32 6,6 - 2,9 -

Viên chức hành chính

sự nghiệp 24.163 3,16 41,32 29,2 - 24,8 1,5 -

Cán bộ chuyên

trách cấp xã 1.924 46,3 40,5 - - 13,1

Công chức

cấp xã 1.972 47,4 48,1 - - 4,4

Bảng 1: Trình độ chuyên môn được đào tạo của CBCCVC

- Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế của tỉnh: 649.580 người. Trong đó: lao động trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, thủy sản: 35,9%, công nghiệp, xây dựng: 30,5%, dịch vụ: 33,5%. Lao động qua đào tạo chiếm 59% tổng số lao động, trong đó, trình độ hệ đào tạo chuyên nghiệp chiếm 41%, đào tạo kỹ thuật và nghề là 59%. Những kết quả nêu trên đã góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội của Quảng Ninh trong những năm qua.

Về mặt cơ cấu, lực lượng lao động của Quảng Ninh đã chuyển dịch từ lĩnh vực nông nghiệp sang lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và dịch vụ do những ngành này ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tỷ lệ lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đã giảm từ 45% năm 2003 xuống còn 36% năm 2013; trong khi đó, tỷ lệ lao động trong lĩnh vực công nghiệp - xây dựng và lĩnh vực dịch vụ đã tăng tương ứng từ 22% lên đến 31% và từ 33% lên đến 34%.

Biểu đồ 1: Sự thay đổi cơ cấu lao động trong các lĩnh kinh tế của tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2004 – 2013

Về công tác đào tạo lao động, Quảng Ninh đã đạt mức tăng ổn định tỷ lệ lao động qua đào tạo. Số lượng lao động qua đào tạo đã tăng từ 267.000 người lên đến 352.000 người trong giai đoạn 2004-2013. Trong 10 năm qua, số lượng học viên tốt nghiệp đại học và trung cấp/sơ cấp nghề đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, số người có trình độ đại học trong lực lượng lao động đã tăng khoảng 5%/năm, từ khoảng 46.000 người lên đến khoảng 72.000 người, trong khi số lao động đã qua đào tạo nghề cũng tăng từ khoảng 153.000 người lên 210.000 người. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề giai đoạn từ 2004 đến 2013 đạt mức tăng ổn định, từ khoảng 57% lên đến 59%

năm 2013.

Biểu đồ 7: So sánh thành phần lao động qua đào tạo trong 10 năm của tỉnh Quảng Ninh

Về nguồn cung lao động, Quảng Ninh là một trong những trung tâm chính thu hút lao động nhập cư, cùng với hai thành phố lớn trong vùng đồng bằng sông Hồng là Hà Nội và Hải Phòng. Theo kết quả điều tra dân số và nhà ở được công bố năm 2011, Quảng Ninh đã thu hút số lượng khoảng 11.000 lao động di cư thuần vào Quảng Ninh trong giai đoạn 2004-2009. Bên cạnh những lao động là người Quảng Ninh, lao động nhập cư vào Quảng Ninh đã trở thành một nguồn lao động quan trọng đối với tỉnh.

3.1.2. Những tồn tại chính

- Lực lượng lao động chất lượng cao còn thiếu, chưa đáp ứng nhu cầu lao động của ngành sản xuất chủ lực tỉnh Quảng Ninh;

- Lực lượng lao động tác phong làm việc không chuyên nghiệp còn thụ động và thiếu tinh thần trách nhiệm trong công việc.

- Đội ngũ quản lý số lượng ít, trình độ còn chưa cao;

- Cơ sở vật chất và thiết bị đào tạo còn nhiều hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo;

- Công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành đối với đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chưa thường xuyên, thiếu kịp thời;

- Về chất lượng và kỹ năng của người lao động, hiện nay tỉnh đang gặp phải một sự chênh lệch đáng kể giữa những trình độ kỹ năng mà các doanh nghiệp Quảng Ninh đòi hỏi với trình độ kỹ năng của người lao động theo báo cáo. Trong các cuộc phỏng

vấn doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động thường đề cập đến thực tế người lao động thiếu những kỹ năng như kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm tại nơi làm việc, kỹ năng công nghệ thông tin, bán hàng và chăm sóc khách hàng của người lao động. Điều này cho thấy chương trình đào tạo của các cơ sở đào tạo hiện nay vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về kỹ năng trong công việc thực tế;

- Xét về bậc đào tạo của học viên, số học viên tốt nghiệp từ các bậc cao đẳng/trung cấp nghề vẫn còn thấp so với nhu cầu của các doanh nghiệp. Đặc biệt, trong tổng số khoảng 5.300 học viên tốt nghiệp hệ cao đẳng/trung cấp nghề, chủ yếu là học viên được đào tạo trong lĩnh vực khai khoáng, cụ thể là 3.800 học viên tốt nghiệp đã đi làm trong ngành này, trong khi đó chưa tới một nửa con số trên, khoảng 1.500 học viên tốt nghiệp làm việc trong hơn 10 ngành kinh tế trọng điểm còn lại;

- Đến năm 2020, Quảng Ninh cần khoảng 870.000 lao động so với mức lao động năm 2013. Trong số đó tập trung ở các lĩnh vực Công nghiệp, xây dựng và dịch vụ.

Ngược lại, lực lượng lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản cần sẽ giảm đi;

- Mặc dù, số lượng lao động Quảng Ninh qua đào tạo ở cả hệ đào tạo chuyên nghiệp lẫn hệ đào tạo nghề đã tăng lên trong những năm qua, nhưng hiện nay, Quảng Ninh vẫn còn thiếu chương trình đào tạo đối với nhiều ngành kinh tế trọng điểm: công nghiệp chế biến và dịch vụ lưu trú & ăn uống.

3.1.3. Nguyên nhân tồn tại

Nguyên nhân của những tồn tại trong hệ thống nhân lực Quảng Ninh có thể được xác định là:

- Một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu khả năng độc lập, quyết đoán trong giải quyết và xử lý công việc. Một số chưa có khả năng dự báo để chủ động xây dựng chương trình kế hoạch công tác, thực thi nhiệm vụ chuyên môn được giao, thiếu khả năng tổng hợp và thiếu sự phối hợp trong công việc, nên hiệu quả công tác chưa cao; khả năng sử dụng ngoại ngữ trong giao tiếp và giải quyết công việc với người nước ngoài còn hạn chế, thiếu kiến thức hội nhập quốc tế trong tình hình mới; tác phong, lề lối làm việc chậm đổi mới; văn hóa công sở, giao tiếp hành chính và thái độ, ứng xử chưa thể hiện tính chuyên nghiệp trong thực thi công vụ.

- Số cán bộ, công chức, viên chức có trình độ chuyên sâu ở từng lĩnh vực và chuyên gia giỏi đầu ngành còn ít.

- Đào tạo chưa gắn với nhu cầu sử dụng nhân lực, chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu sử dụng của cơ quan, đơn vị và doanh nghiệp; lực lượng cán bộ

giảng dạy chất lượng cao ở bậc cao đẳng, đại học còn hạn chế. Đào tạo nghề còn phân tán, nặng lý thuyết, chưa cập nhật được với tiến bộ công nghệ. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và người sử dụng lao động thiếu gắn bó. Cơ sở vật chất trong đào tạo nghề còn hạn chế;

- Nhiều sinh viên, công nhân kỹ thuật ra trường khó tìm được việc làm và thu nhập phù hợp với chuyên môn đã học tại tỉnh là nguyên nhân hạn chế thu hút nguồn nhân lực và sinh viên của Quảng Ninh sau khi ra trường trở về địa phương công tác;- Giảng viên và cán bộ quản lý của các cơ sở đào tạo vẫn còn hạn chế về chất lượng và năng lực để cung cấp dịch vụ đào tạo phù hợp cho học viên;

- Chương trình giảng dạy tại các cơ sở giáo dục và đào tạo vẫn còn hạn chế chưa phù hợp với thực tế tại các doanh nghiệp, chưa căn cứ nhu cầu tuyển dụng lao động vào doanh nghiệp để xây dựngchương trình đào tạo trong nhà trường;

- Các doanh nghiệp vẫn chưa đẩy mạnh công tác đào tạo tại chỗ hoặc xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp cho người lao động;

- Ngân sách chi cho lĩnh vực đào tạo còn thấp, chưa đáp ứng với yêu cầu.

Một phần của tài liệu ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG, PHÁTTRIỂN TOÀN DIỆN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰCTỈNH QUẢNGNINH (Trang 22 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w