3.2. Phân tích nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ninh
3.2.1. Nhu cầu nhân lực để đáp ứng Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030
Động lực phát triển của nền kinh tế Quảng Ninh là 3 lĩnh vực chia thành 11 ngành kinh tế trọng điểm: lĩnh vực Nông nghiệp gồm nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;lĩnh vực Công nghiệp - Xây dựng bao gồm các ngành sản xuất, phân phối điện, nước nóng và khí đốt, hơi nước và điều hòa không khí, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo và ngành khai khoáng; lĩnh vực Dịch vụ bao gồm ngành Vận tải - Kho bãi, ngành Thông tin và Truyền thông, ngành Bán buôn - bán lẻ, sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác, ngành Dịch vụ lưu trú và ăn uống, ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm và ngành Giáo dục Đào tạo. 11 ngành này sẽ đóng góp 95% GDP của Quảng Ninh đến năm 2020.
Kì vọng tăng trưởng GDP trong các ngành kinh tế và mức tăng năng suất lao động đòi hỏi đến năm 2020, nhân lực của Quảng Ninh phải tăng cả về số lượng lao động cũng như nâng cao tay nghề, kỹ năng của người lao động. Con số tăng về lao động sẽ chủ yếu từ lĩnh vực Công nghiệp và Xây dựng, trong đó lực lượng lao động sẽ tăng lên khoảng 300.000 người năm 2020 so với mức 198.000 người năm 2013 và lĩnh vực Dịch vụ sẽ đòi hỏi 385.000 lao động năm 2020 so với mức 218.000 lao động năm 2013. Ngược lại, lực lượng lao động trong lĩnh vực Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy
sản sẽ giảm đi, còn khoảng 186.000 lao động năm 2020 so với mức 234.000 lao động năm 2013.
Theo Quy hoạch nhân lực Quảng Ninh, nhu cầu các nhóm công việc dự báo đến năm 2020 của tỉnh Quảng Ninh gồm:
- Đội ngũ doanh nhân: sẽ cần khoảng 15.000 người.
- Đội ngũ cán bộ khoa học, công nghệ: sẽ cần khoảng 5.600 người.
- Nhân lực để phát triển các ngành kinh tế biển: sẽ cần khoảng 32.700 người.
- Cán bộ lãnh đạo của cơ quan Đảng, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Sở, Ban, Ngành và tương đương, tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh: sẽ cần khoảng 1.300 người.
- Đội ngũ công chức làm việc trong bộ máy hành chính, của tỉnh: sẽ cần khoảng 7.200 người.
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên thuộc ngành giáo dục đào tạo:sẽ cần khoảng 13.200 người.
- Đội ngũ giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý dạy nghề: sẽ cần khoảng 3.000 người.
- Đội ngũ cán bộ y tế: sẽ cần khoảng 7.700 người.
- Đội ngũ cán bộ văn hóa, thể thao: sẽ cần khoảng 2.100 người.
Đến năm 2020, quy mô nhân lực dự kiến gồm khoảng 32.400 là cán bộ quản lý, khoảng 42.300 chuyên viên, khoảng 119.900 kỹ thuật viên và trợ lý chuyên viên, khoảng 81.500 lao động nhân viên hỗ trợ văn phòng, khoảng 81.500 nhân viên dịch vụ và bán hàng, khoảng 61.500 lao động nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản có tay nghề, khoảng 99.700 lao động nghề thủ công hoặc các nghề tương tự, khoảng 113.300 công nhân vận hành máy, nhà máy và thợ lắp ráp và khoảng 137.100 lao động nghề sơ cấp.
Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản: giảm khoảng 3%/năm từ 234.000 lao động năm 2013 xuống còn 186.000 lao động năm 2020. Với sự gia tăng cơ giới hóa trong ngành Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản đòi hỏi một bộ phận lớn hơn lao động nông nghiệp có tay nghề (tăng hàng năm 1,1% đến năm 2020), nhu cầu lao động thủ công cho các nghề sơ cấp, giảm 6%/năm đến năm 2020.
Công nghiệp Khai khoáng: dự báo chỉ tăng 1%/năm từ 100.000 lao động năm 2013 lên 107.000 lao động năm 2020. Tăng năng suất dựa chính vào đầu tư vốn vào công nghệ để đảm bảo nhu cầu ngày càng tăng cho các sản phẩm than phục vụ sản xuất điện trong nước và cho xuất khẩu. Nhóm công việc trong ngành này được dự báo là tương đối ổn định do ngành này tương đối lâu đời.
Xây dựng: tổng nhân lực cho ngành Xây dựng được dự báo tăng từ 28.000 lao động năm 2013 lên 52.000 lao động năm 2020 (tốc độ 4%/năm). Do sự tăng cơ giới
hóa trong ngành, nên nhu cầu lao động sơ cấp giảm, tăng số lượng quản lý, kỹ thuật viên, chuyên viên.
Vận tải, kho bãi: Tổng lao động ngành vận tải kho bãi sẽ tăng khoảng 9%/năm từ 35.000 lao động năm 2013 lên 107.000 lao động năm 2020. Vận tải kho bãi được kỳ vọng sẽ tăng năng suất dựa vào đầu tư vốn vào công nghệ và phát triển mở rộng hệ thống cảng ở Quảng Ninh, dẫn tới sự chuyển đổi của các công nhân vận hành máy trình độ thấp sang số lượng các cán bộ kỹ thuật, chịu trách nhiệm giám sát và có chuyên ngành kỹ thuật, tương ứng mức tăng tỷ lệ cán bộ kỹ thuật hàng năm là 10,6%
đến năm 2020. Ngoài ra, sẽ có sự tăng nhu cầu với nhân viên hỗ trợ văn phòng để làm các công việc xử lý và đẩy nhanh các tác vụ thương mại quốc tế. Ngược lại, số lượng lao động thủ công thuộc các nghề sơ cấp sẽ tăng trưởng chậm lại, với mức tăng 7,5%
hàng năm đến năm 2020.
Ngành dịch vụ Lưu trú và ăn uống: Tổng nhân lực ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống được dự báo sẽ tăng từ 28.000 lao động năm 2013 lên 52.000 laođộng năm 2020.
Trong ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống sẽ có sự tăng nhanh về lao động trong bộ phận dịch vụ và bán hàng, với tỷ lệ 18,7%/năm đến năm 2020 để hỗ trợ tăng trưởng của ngành, ví dụ các nhân viên dịch vụ tiếp đón của khách sạn, nhà hàng và các điểm du lịch.
Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm: Tổng lao động ngành Tài chính, ngân hàng và bảo hiểm được kỳ vọng tăng ở mức 19%/năm từ 4.000 lao động năm 2013 lên 12.000 lao động năm 2020. Trong ngành tài chính, ngân hàng và bảo hiểm do tăng về mức độ giàu có của các hộ gia đình và độ phức tạp của các nhu cầu tài chính. Điều này sẽ đòi hỏi sự tăng nhanh số lượng các chuyên viên tài chính (ví dụ như, các tư vấn tài chính hay môi giới chứng khoán) những người có thể cung cấp những lời khuyên tư vấn cho các sản phẩm tài chính. Ngược lại nhu cầu cho lao động ở những tác vụ tiêu chuẩn (như giao dịch viên, nhân viên cho vay, được phân loại là kỹ thuật viên) được dự báo sẽ tăng trưởng chậm lại với tỷ lệ 18,2%/năm đến năm 2020.
Giáo dục và Đào tạo: Tổng nhân lực cho giáo dục và đào tạo được dự báo tăng ở mức 9%/năm từ 23.000 người năm 2013 lên 44.000 người năm 2020. Trong ngành giáo dục đào tạo, nhu cầu cho các nhà đào tạo chuyên nghiệp có năng lực như giảng viên hệ đào tạo chuyên nghiệp và hệ đào tạo nghề được dự báo sẽ tăng nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển nhân lực ở các ngành khác, với tỷ lệ tăng trưởng trong ngành này là 21,3%.
Ngành Y tế: Tổng nhân lực cho ngành y tế được dự báo sẽ tăng lên mức khoảng 7.700 lao động năm 2020. Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống y tế tỉnh Quảng Ninh đặt mục tiêu phấn đấu đạt 50 cán bộ y tế trên 1 vạn dân đến năm 2015 và 60 cán
bộ y tế trên 1 vạn dân đến năm 2020. Tỷ lệ theo nhóm công việc vào khoảng 10% là cán bộ quản lý (trưởng phòng khám, bệnh viện), 50% chuyên viên (bác sĩ, y tá), 30%
kỹ thuật viên và trợ lý chuyên viên (trợ lý y tá và nữ hộ sinh) và 10% là nhân viên hỗ trợ văn phòng.
Đội ngũ công chức: Đây là đội ngũ những cán bộ thuộc các Sở, Ban, Ngành thực hiện nhiệm vụ quản lý Nhà nước, bao gồm cả công tác quy hoạch và quản lý của các chính sách Nhà nước. Trong số dự báo khoảng 7.200 công chức đến năm 2020, khoảng 10% đóng vai trò quản lý (lãnh đạo Sở, lãnh đạo Phòng, Ban và những nhà hoạch định chính sách), 40% là đội ngũ chuyên viên (quản lý, kế toán, chuyên gia pháp luật và thống kê), 30% là đội ngũ kỹ thuật viên và trợ lý chuyên viên (hành chính, đội ngũ pháp chế) và 20% là các nhân viên hỗ trợ văn phòng.
Nhu cầu lao động theo các bậc đào tạo tại tỉnh đến năm 2020 được minh họa theo các biểu đồ dưới đây:
Biểu đồ 3: Nhu cầu lao động được đào tạo nghề tại tỉnh đến năm 2020
Biểu đồ 4: Nhu cầu lao động được đào tạo hệ chuyên nghiệp tại tỉnh đến năm 2020
Biểu đồ 8: Nhu cầu lao động theo các bậc đào tạo tại tỉnh đến năm 2020 Hạn chế lớn nhất còn tồn tại trong đội ngũ công chức là về chất lượng, trình độ, kỹ năng cũng như nhận thức, tinh thần trách nhiệm và tính chủ động trong các hoạt động phục vụ quá trình phát triển. Do đó, quy hoạch đề xuất hai mục tiêu phát triển đội ngũ công chức trong tương lai là phát triển năng lực cũng như xây dựng một cơ chế quản lý hiệu quả làm việc của họ tốt hơn.
Trình độ học vấn hiện tại của công chức tỉnh Quảng Ninh đã đáp ứng được mục tiêu quốc gia đối với nhóm công chức cho đến năm 2015, cụ thể tỉnh hiện nay đã đạt được mức 60% công chức có trình độ đại học và 3% có trình độ cao học trở lên.
Hướng tới mục tiêu phát triển năm 2020, cơ cấu những nhóm công việc trong tỉnh Quảng Ninh được dự báo thay đổi theo hướng giảm dần nhóm công việc đòi hỏi trình độ thấp, sang những nhóm công việc đòi hỏi trình độ cao hơn, ví dụ như những nhóm công việc tay nghề cao như nhóm quản lý, chuyên viên và kỹ thuật viên sẽ tăng từ 26% năm 2013 lên 32% năm 2020; trong khi đó bộ phận lao động làm nhóm công việc sơ cấp, phần lớn là các lao động không được đào tạo sẽ giảm dần từ 26% năm 2013 xuống còn 16% năm 2020. Nhu cầu lao động được đào tạo hệ chuyên nghiệp theo các nhóm công việc tới năm 2020 được minh họa ở biểu đồ dưới đây.
Biểu đồ 9: Nhu cầu lao động được đào tạo hệ chuyên nghiệp theo các nhóm công việc tới năm 2020
Cùng với việc chuyển dịch định hướng phát triển sang các ngành thiên về dịch vụ, nhân lực tỉnh Quảng Ninh cũng được dự báo sẽ chuyển dịch sang nhóm công việc đòi hỏi tay nghề cao hơn. Nhóm công việc tăng nhanh nhất là nhóm nhân viên dịch vụ và bán hàng, nhóm kỹ thuật viên và trợ lý chuyên viên, chuyên viên và nhóm lao động
nghề thủ công và ngành liên quan. Những nhóm lao động này thường đòi hỏi kỹ năng cao hơn và thường phải qua đào tạo. Sự chuyển dịch trong lực lượng lao động ở khắp các ngành theo hướng tập trung những ngành đòi hỏi kỹ năng hơn và những công việc đòi hỏi kỹ năng thấp dần trở nên thừa thãi do việc nâng cao năng lực, tay nghề của người lao động và cơ giới hóa ngày càng tăng.
Căn cứ trên nhu cầu lao động và yêu cầu tối thiểu về trình độ đào tạo đối với từng nhóm công việc, có thể thấy nhu cầu lao động được đào tạo hệ chuyên nghiệp và hệ đào tạo nghề sẽ có tỷ trọng tăng lên trong tổng cầu lao động của tỉnh. Mặt khác nhu cầu đối với lao động không qua đào tạo sẽ giảm bớt tỷ trọng trong tổng nhu cầu lao động. Điều này nhất quán với xu hướng chuyển dịch nền kinh tế Quảng Ninh theo hướng Công nghiệp – Xây dựng và lĩnh vực Dịch vụ và sự chuyển dịch cơ cấu các nhóm công việc theo hướng các nhóm công việc đòi hỏi trình độ cao hơn.Đến năm 2020, nhu cầu lao động cần tuyển sẽ đa phần là lao động qua đào tạo, cụ thể lao động có trình độ đào tạo chuyên nghiệp (71.000) và lao động có trình độ trung cấp/cao đẳng nghề (65.000) và sơ cấp nghề (49.000), đáp ứng được khoảng 80% lượng tăng về nhu cầu lao động đến năm 2020.
Đến năm 2020, nhu cầu lao động cần tuyển sẽ đa phần là lao động qua đào tạo, cụ thể lao động có trình độ đào tạo chuyên nghiệp (71.000) và lao động có trình độ trung cấp/cao đẳng nghề (65.000) và sơ cấp nghề (49.000), đáp ứng được khoảng 80%
lượng tăng về nhu cầu lao động đến năm 2020.