1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3.

108 544 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 108
Dung lượng 0,95 MB

Nội dung

Và từ đó chúng ta có thể khái quát “Cạnh tranh là một quá trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế quốc gia, ngành hoặc Doanh nghiệp ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấ

Trang 1

Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÁC ĐỀ

TÀI CÓ LIÊN QUAN 5

1.1 Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có liên quan 5

Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP 11

2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 11

2.1.1 Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh 11

2.1.2 Phân loại về năng lực cạnh tranh 14

2.2 Năng lực cạnh tranh sản phẩm 16

2.2.1 Năng lực cạnh tranh sản phẩm: 16

2.2.2 Đặc điểm về cạnh tranh sản phẩm xây lấp 24

2.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm xây lắp: 24

2.2.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp 24

2.2.2.3 Các phương thức cạnh tranh sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp xây dựng hiện nay 28

Chương 3: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 - VINACONEX 3 34

3.1 Tổng quan về công ty cổ phần VINACONEX 3 34

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty 34

3.1.2 Quá trình hình thành phát triển và một số thành tựu 37

3.1.3 Các loại hình sản phẩm xây lắp của Công ty: 40

3.1.4 Đặc điểm và các nhân tố tác động đến sản phẩm xây lắp của Công ty .42

3.1.4.1 Đặc điểm sản phẩm xây lắp của Công ty hiện nay 42

3.1.4.2 Đặc điểm nguồn nhân lực của Công ty VINACONEX3 44

3.1.4.3 Đặc điểm máy móc thiết bị của Công ty (biểu 3.2 phần phục lục) .45

Trang 2

3.1.4.6 Đặc điểm tài chính công ty 483.1.4.7 Đặc điểm marketing, tiếp thị tìm kiếm việc làm 503.2 Các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm củaVINACONEX 3 503.2.1 Các nhà cung cấp đầu vào 503.2.2 Khách hàng – Các doanh nghiệp chủ đầu tư 533.2.3 Sự cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp xây lắp trong và ngoàingành 553.3 Đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3 trên thịtrường xây dựng 583.4 Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguyến nhân, cơ hội và thách thức đốivới sản phẩm xây lắp của Công ty cổ phần xây dựng số 3 673.4.1 Phân tích các điểm mạnh, điểm yếu sản phẩm và nguyên nhân: 673.4.2 Phân tích các cơ hội và nguy cơ sản phẩm của VINACONEX3 70

Chương 4: GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 72

4.1 Định hướng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp của Công ty

cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3 724.1.1 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 3 giai đoạn

2012 -2016 724.1.2 Mục tiêu phát triển của Công ty cổ phần xây dựng số 3 giai đoạn 2012-2016 734.2 Giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp của Công

ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3 744.2.1 Xây dựng chiến lược nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắpcủa công ty cổ phần xây dựng số 3 744.2.1.1 Xây dựng ma trận S.W.O.T 74

Trang 3

4.2.2 Nâng cao chất lượng công trình 77

4.2.3 Tăng cường hoạt động marketing, tiếp thị, mở rộng thị trường 78

4.2.4 Giải pháp nâng cao năng lực kinh nghiệm: 80

4.2.5 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực 80

4.2.6 Nâng cao năng lực tài chính 82

4.2.6.1 Tăng cường năng lực tài chính: 82

4.2.6.2 Tăng nguồn vốn huy động: 84

4.2.7 Xây dựng chính sách giá linh hoạt: 84

4.2.8 Nâng cao năng lực kỹ thuật, cải tiến công nghệ: 87

4.2.9 Giải pháp tổng hợp khác 87

4.2.9.1 Tăng cường công tác thu thập thông tin các gói thầu: 87

4.2.9.2 Nâng cao uy tín của Công ty đối với các khách hàng, tạo mối quan hệ tốt với nhà cung cấp 89

4.3 Kiến nghị 90

4.3.1 Đối với các bộ ngành quản lý 90

4.3.2 Đối với các chủ đầu tư 91

4.3.3 Đối với các tổ chức tư vấn 91

4.3.4 Đối với các nhà thầu thi công xây dựng 92

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

Trang 4

Bảng 3.1 : Năng lực cán bộ quản lý, chuyên môn và kỹ thuật 96

Bảng 3.2: Máy móc thiết bị (Xem Phụ lục) 96

Bảng 3.3: Một số chỉ tiêu tài chính 101

Bảng 3.4 : Một số đối thủ cạnh tranh chính 59

Bảng 3.5 : So sánh năng lực kinh nghiệm một số loại hình sản phẩm 60

Bảng 3.6: Lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp có chất lượng tốt nhất 61

Bảng 3.7: % số lượng công trình đạt tiến độ 62

Bảng 3.8: Xếp hạng giá công trình 63

Bảng 3.9: Ứng vốn thi công công trình 64

Bảng 3.10: Lựa chọn sản phẩm theo thương hiệu mạnh 65

Bảng 3.11: Tỷ trọng doanh thu của các doanh nghiệp cạnh tranh chủ yếu 66

Bảng 4.1: Ma trận S.W.O.T của VINACONEX3 75

Trang 5

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập sâu sắc với thế giới,nhất là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO, các doanhnghiệp Việt Nam đứng trước rất nhiều cơ hội kinh doanh nhưng cũng phải đối mặtvới muôn vàn thách thức Thị trường Việt Nam trở thành một thị trường tiềm năngcho các doanh nghiệp nước ngoài với nguồn vốn lớn, kinh nghiệm dồi dào và trình

độ quản lý cao đầu tư Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp xây dựng và bất độngsản Việt Nam không chỉ phải cạnh tranh với nhau mà còn phải cạnh tranh với cácdoanh nghiệp bất động sản nước ngoài vốn rất mạnh về tiềm lực tài chính, côngnghệ hiện đại ngay trên sân nhà Đây thực sự là thách thức rất lớn đối với các doanhnghiệp xây dựng và bất động sản Việt Nam, đặt ra yêu cầu cấp bách phải tìm kiếmcác biện pháp mới nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường

Cạnh tranh là tất yếu trong nền kinh tế thị trường, do đó nâng cao năng lựccạnh tranh là vấn đề sống còn trong hoạt động kinh doanh và phát triển của doanhnghiệp Môi trường kinh doanh càng có nhiều cơ hội hoặc xuất hiện các nguy cơ thìcạnh tranh để tồn tại và phát triển ngày càng trở nên gay gắt giữa các doanh nghiệp.Cạnh tranh không phải sự huỷ diệt mà là sự thay đổi, thay thế những doanh nghiệpkhông biết đón nhận cơ hội kinh doanh bằng những doanh nghiệp biết nắm bắt thời

cơ và phát huy tối đa sức mạnh của mình Chính vì vậy, cạnh tranh là động lực pháttriển không những của mỗi doanh nghiệp mà suy rộng ra còn cho cả mỗi quốc gia

Nâng cao năng lực cạnh tranh là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện sức mạnh củadoanh nghiệp về nhiều mặt Các doanh nghiệp ngày càng phải duy trì được lợi thếcạnh tranh của mình, có như vậy thị trường mới có thể cung cấp những dịch vụ haysản xuất có hiệu quả cao hơn Hơn nữa vấn đề cạnh tranh của các doanh nghiệp xâylắp trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam vẫn là bài toán khó đối với các nhà quản lýkhi phải dần hoà nhập vào sân chơi chung của thế giới và là thành viên chính thứccủa tổ chức thương mại thế giới

Trang 6

Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX 3 là thành viên thuộc Tổngcông ty cổ phần xuất nhập khẩu và xây dựng Việt Nam với ngành nghề truyềnthống là xây dựng Trong những năm gần đây Công ty đã và đang chuyển mìnhsang nhiều lĩnh vực nhằm đa dạng hóa ngành nghề, nhằm tạo sức mạnh tổng hợpcạnh tranh trên thị trường Hiện nay, Công ty có 4 ngành nghề kinh doanh chính làXây lắp, Đầu tư kinh doanh bất động sản, sản xuất vật liệu xây dựng và đầu tư khaithác chợ B.O.T Trong 10 năm gần đây, bất động sản là hoạt động trung tâm Công

ty và coi xây lắp như hoạt động phụ trợ cho đầu tư Năm 2010, Thị trường bất độngsản Việt Nam đã bắt đầu đi vào suy giảm, trầm lắng, điều đó đã ảnh hưởng rất nhiềuđến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Hoạt động đầu tư kinh doanh bấtđộng sản của Công ty hầu như bị tê liệt, hoạt động cầm chừng Việc quay lại lĩnhvực hoạt động truyền thống xây lắp là điều tất yếu đối với Công ty cũng như cácdoanh nghiệp xây lắp làm bất động sản khác Việc xa rời thị trường xây lắp một sốnăm, đòi hỏi Công ty phải có những chiến lược cụ thể nhằm nâng cao năng lực cạnhtranh sản phẩm xây lắp, mở rộng thị trường tìm kiếm cơ hội kinh doanh

Từ năm 2011, Công ty đã và đang thực hiện một số chính sách nhằm tăngcường khả năng cạnh tranh sản phẩm của mình Các chính sách này đã đem lại một

số hiệu quả nhất định được thể hiện qua kết quả kinh doanh đạt được của công ty.Tuy nhiên, trong một thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các chính sách đóvẫn còn những hạn chế và Công ty cần có chiến lược mới để nâng cao năng lựccạnh tranh sản phẩm của mình Xác định được tầm quan trọng của vấn đề, tác giả đã

lựa chọn đề tài nghiên cứu luận văn tốt nghiệp cao học của mình là “Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3” Trong đề tài của mình, tác giả tập trung đi sâu vào việc nghiên

cứu và tìm biện pháp cho việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp, loại

sản phẩm chủ yếu của VINACONEX 3 trong những năm tới Thông qua hoạt động

nghiên cứu cả về mặt lý thuyết cạnh tranh, năng lực cạnh tranh sản phẩm và thực tếhoạt động cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh của Công ty, tác giả mong muốn sẽđưa ra một số giải pháp hợp lý và khả thi nhằm áp dụng để nâng cao năng lực cạnh

Trang 7

tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3, đáp ứng nhu cầu phát triển lâudài và bền vững của Công ty.

2 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu đề tài nhằm đạt được các mục tiêu cơ bản sau:

- Luận văn trình bày những lý luận về năng lực cạnh tranh sản phẩm để từ đólàm cơ sở cho việc nghiên cứu cho năng lực cạnh tranh sản phẩm tại VINACONEX 3

- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm; phân tích cácnhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3

- Đưa ra một số giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm củaVINACONEX 3 dựa trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng của công ty

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3thông qua phân tích thực trạng, xác định các tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranhsản phẩm , phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩm và

có sự so sánh với một số sản phẩm của doanh nghiệp trong ngành

Phạm vi nghiên cứu: Sản phẩm xây lắp của VINACONEX 3, có so sánh vớimột số đối thủ cạnh tranh cùng ngành

Thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2008 – 2012, định hướng đến 2016

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng kết hợp hai phương pháp nghiên cứu là phân tích địnhlượng và phân tích định tính để trả lời các câu hỏi nghiên cứu

Phân tích định lượng: thông qua việc xử lý các số liệu thu thập được từ cáchnguồn thứ cấp, bằng các phương pháp tổng hợp, so sánh theo thời gian để rút ra kếtluận về mối quan hệ và các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh của công ty

Phân tích định tính: thông qua phương pháp phỏng vấn đối với các thànhviên khác nhau trong công ty và một số khách hàng để tìm hiểu về thực trạng nănglực cạnh tranh của công ty, từ đó tìm ra các giải pháp phù hợp

Các nguồn dữ liệu: các số liệu, thông tin sẽ được thu thập thông qua các tàiliệu thống kê, các sách, báo, tạp chí, các trang web trên internet, các báo cáo và tàiliệu của VINACONEX 3, cùng một số tài liệu khác

Trang 8

5 Ý nghĩa thực tiễn của luận văn

Luận văn sẽ tổng hợp, khái quát hóa các vấn đề lý luận liên quan tới cạnhtranh và năng lực cạnh tranh sản phẩm của các doanh nghiệp nói chung, doanhnghiệp ngành xây lắp nói riêng

Vận dụng lý thuyết, luận văn đưa ra những nhận xét, đánh giá cụ thể về nănglực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3 và đề ra những giải pháp mang tínhkhoa học và khả thi nhằm áp dụng nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm và hiệuquả hoạt động của VINACONEX 3

6 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, các bảng biểu, phụ lục, danh mục tài liệutham khảo, luận văn được trình bày gồm 4 phần chính thể hiện trong 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu các đề tài có lên quan Chương 2: Cơ sở lý luận về nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm Chương 3: Thực trạng năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3

Chương 4: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của Công

ty cổ phần xây dựng số 3 - VINACONEX 3

Trang 9

Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU

CÁC ĐỀ TÀI CÓ LIÊN QUAN

Năng lực cạnh tranh chính là sức mạnh của doanh nghiệp được thể hiện trênthương trường Sự tồn tại và sức sống của một doanh nghiệp thể hiện trước hết ởnăng lực cạnh tranh để từng bước vươn lên giành thế chủ động trong quá trình sảnxuất kinh doanh của mính Nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm là cơ sở để nângcao năng lực cạnh tranh của doanh nghiêp Vì vậy, năng lực cạnh tranh sản phẩm làmột vấn đề có tính chất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp, của một ngành kinh tế cũng như một Quốc gia Cạnh tranh luôn tồn tại trongmôi trường kinh doanh của tất cả các doanh nghiệp Cạnh tranh được nghiên cứu từrất lâu, số lượng công trình nghiên cứu, số tác giả nghiên cứu về năng lực cạnh tranh

và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp là rất lớn Dưới đây làtổng hợp một vài nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến đề tài năng lực cạnhtranh và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong các doanh nghiệp xây dựng

1.1 Các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh có liên quan

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã gặp rất nhiều các luận văn thạc sỹnghiên cứu về vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh ở nhiều cấp độ và lĩnh vực khácnhau từ doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp cổ phần đến các doanh nghiệp tưnhân Đặc biệt là các doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất dệt may, ngân hàng, tàichính, xuất nhập khẩu Tuy nhiên do giới hạn phạm vi đề tài nghiên cứu là doanhnghiệp hoạt động trong lĩnh vực Xây lắp và kinh doanh bất động sản, nên tác giả đisâu vào tìm hiểu một số luận văn thạc sỹ trong lĩnh vực xây lắp và đầu tư kinhdoanh bất động sản Có thể kể tới một số công trình nghiên cứu sau:

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Trần Thu Thủy, Đại học kinh tế quốc dân thựchiện năm 2008, với đề tài: “ Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xâydựng và chuyển giao kỹ thuật” Tác giả chia luận văn của mình làm 4 chương.Chương 1 – Mở đầu, tác giả giới thiệu về lý do chọn đề tài, đối tượng nghiên cứu,

Trang 10

mục đích, đóng góp của luận văn Đối tượng được nghiên cứu của luận văn này làmột Công ty thuần về sản xuất sản phẩm xây lắp với quy mô vừa Chương 2 tác giảđưa ra những khái niệm, quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các hìnhthức cạnh tranh và phương thức cạnh tranh Tiếp theo tác giả đề cập đến các yếu tốảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh và các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp xây dựng hiện nay Đặc biệt ở đây tác giả đã chỉ ra phương thức cạnhtranh của doanh nghiệp xây dựng đó chính là sản phẩm xây lắp thông qua các chỉtiêu trong đấu thầu xây dựng Tác giả nhấn mạnh đến 3 chỉ tiêu chính đó là năng lựckinh nghiệm của nhà thầu; các cam kết về chất lượng và giải pháp thực hiện; giá dựthầu Chương 3 tác giả giới thiệu thực trạng năng lực canh tranh của Công ty cổphần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật Tác giả giới thiệu những nét chủ yếu vềdoang nghiệp, mô hình tổ chức hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Từ đó đi sâu vào phân tích điểm mạnh, điểm yếu, nguy cơ và cơ hội củadoanh nghiệp Kết hợp với việc so sánh với một số đơn vị xây lắp cạnh tranh chủyếu từ đó có cái nhìn tổng thể về Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹthuật Chương 4 tác giả đưa ra những lý do cấp thiết phải nâng cao năng lực cạnhtranh của Công ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật Sau khi sử dụng matrận SWOT để phân tích doang nghiệp, tác giả đã đưa ra giải pháp để nâng cao nănglực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Sắp xếp, củng cố tổ chức và hoàn thiệnquy chế quản lý, điều hành sản xuất kinh doanh; giải pháp về vốn kinh doanh; xâydựng chiến lược thị trường, đa dạng hóa sản phẩm, phát triển nguồn nhân lực

Mặc dù luận văn đã có những ưu điểm nhất định như: phân tích thực trạngCông ty cổ phần xây dựng và chuyển giao kỹ thuật, đưa ra một số giải pháp cụ thể

có tính ứng dụng cao Tuy nhiên, trong phần cơ sở lý luận, tác giả chưa nêu bậtđược những đặc điểm khác biệt của sản phẩm xây dựng, chưa đưa ra những luậnđiểm rõ ràng khi sử dụng các chỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp xây dựng

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Công Cao Cường, Đại học kinh tế quốc dân, thựchiện năm 2011, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây lắp

Trang 11

Bưu Điện Hà Nội” Luận văn chia làm 4 chương Chương 1, tác giả đưa ra tổngquan các công trình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xây lắp,bưu chính viễn thông Tác giả đã đưa ra những nhận xét chung về các công trìnhnghiên cứu, từ đó tìm khoảng trống nghiên cứu cho đề tài luận văn của mình tạicông ty cổ phần xây lắp bưu điện Hà Nội Chương 2 tác giả đưa ra những lý luận vềnâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Trong chương này tác giả đưa ra lýthuyết về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh, các nhân tố khách quan và chủ quanảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Tác giả đưa ra một loạt cácchỉ tiêu để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như thị phần, năng suấtlao động Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, uy tín và kinh nghiệm của doanh nghiệp.Chương 3, tác giả đi sâu vào đánh giá thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh củaCông ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội Tác giả đưa ra các đặc điểm kinh tế kỹthuật ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện HàNội Từ đó tác giả đi phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp Chương 4, tác giả sử dụng ma trận SWOT phân tích về năng lựccạnh tranh của Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội Kết hợp với định hướngphát triển của Công ty cổ phần xây lắp Bưu Điện Hà Nội, tác giả đã đưa ra các giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp như: Nâng cao khả năngđấu thầu; nâng cao năng lực tài chính; nâng cao năng lực nguồn nhân lực; nâng cao

kỹ thuật, cải tiến công nghệ; xây dựng văn hóa doanh nghiệp,

Trong luận văn này, tác giả đã đưa ra những luận điểm về cạnh tranh doanhnghiệp khá cụ thể Tác giả cũng đưa ra những giải pháp nâng cao năng lực cạnhtranh của doanh nghiệp khá phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp Tuy nhiêntrong phần đưa ra chỉ tiêu thị phần để đánh giá năng lực cạnh tranh của doanhnghiệp, chỉ tiêu này còn quá chung chung, chưa phản ánh được đặc thù sản phẩmxây dựng và chưa cụ thể hóa thị phần của doanh nghiệp về số lượng hợp đồng được

ký cũng như giá trị của hợp đồng

- Luận văn thạc sỹ của tác giả Hoàng Văn Tuyến, Đại học kinh tế quốc dân,thực hiện năm 2011, với đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tổng công ty

Trang 12

đầu tư và phát triển nhà Hà Nội” Trong chương 1, tác giả đã đi sâu vào tìm hiểu vàtrình bày các vấn đề liên quan đến cạnh tranh và năng lực cạnh tranh Tác giả đưa rakhái niệm về cạnh tranh và phân loại cạnh tranh, nêu lên vai trò của cạnh tranh,những cách thức cạnh tranh của doanh nghiệp Từ đó tác giả đưa những luận điểm

về sự cần thiết phải nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và các tiêu chíđánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp ở đây tác giả cũng đưa ra một sốkinh nghiệm nâng cao năng lực cạnh tranh của một số doanh nghiệp xây dựng vàkinh doanh bất động sản

Trong chương 2 tác giả đi sâu vào tìm hiểu quá trình hình thành và phát triểncủa Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Xem xét và đánh giá hiện trạnghoạt động của doanh nghiệp, từ đó phân tích những cơ hội và thách thức của Tổngcông ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội và đưa ra những đánh giá chung về thựctrạng năng lực cạnh tranh của Tổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội, kết quảđạt được, hạn chế và nguyên nhân

Chương 3 tác giả nêu lên các quan điểm phát triển và mục tiêu phát triển củaTổng công ty đầu tư và phát triển nhà Hà Nội Từ đó tác giả đưa ra các giải phápnhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bao gồm: Giải pháp hoànthiện mô hình và cơ cấu tổ chức; Giải pháp tài chính và huy động vốn; Giải phápđầu tư thiết bị và phát triển công nghệ; Giải pháp phát triển nguồn nhân lực; Giảipháp phát triển thị trường và đa dạng hóa lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh; Giảipháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp; Giải pháp phát triển thương hiệu HANDICO

Luận văn đã có những ưu điểm như nhận định xu thế phát triển và quan điểmphát triển đúng đắn Luận văn đã đưa ra được những giải pháp nâng cao năng lựccạnh tranh Nhưng luận văn chưa tận dụng được lợi thế cạnh tranh của doanhnghiệp xây lắp làm bất động sản, chưa đưa ra được giải pháp tận dụng ưu thế kếthợp giữa xây lắp và đầu tư kinh doanh bất động sản

- Luận văn của tác giả Hoàng Diệu Linh, Đại học kinh tế quốc dân, chuyênngành tài chính, lưu thông tiền tệ và tín dụng, thực hiện năm 2008, đề tài: “ Thẩmđịnh dự án đầu tư tại Công ty cổ phần xây dựng số 3 – VINACONEX3” Đề tài đưa

Trang 13

ra những nhận định và đánh giá về thực trạng công tác thẩm định dự án đầu tư tạicông ty VINACONEX3, từ đó đưa ra giải pháp thẩm định dự án đầu tư tại công tyVINACONEX3 Đề tài chỉ đi sâu vào công tác thẩm định dự án đầu tư mà chưaquan tâm đến sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp.

- Luận văn của tác giả Vũ Văn Thành, Đại học kinh tế quốc dân, thực hiệnnăm 2010, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần phát triển xâydựng Cửu Long – Chi nhánh Bắc Ninh” Đối tượng nghiên cứu ở đây là một Công

ty nhỏ, được thành lập năm 2006 với thị trường chủ yếu là tại tỉnh Bắc Ninh Sảnphẩm duy nhất của doanh nghiệp là sản phẩm xây lắp Tác giả đã đưa ra những giảipháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp, những giải pháp nàychỉ phù hợp với doanh nghiệp nhỏ, địa bàn hoạt động nhỏ

- Tham luận của Tiến sỹ Phạm Sỹ Liêm, Phó chủ tịch Tổng hội xây dựngViệt Nam tại hội thảo: “Nhà thầu Việt Nam tại sao thua trên sân nhà” năm 2011, đãnghiên cứu và tập trung làm rõ chủ đề: “Nâng cao năng lực của nhà thầu xây dựngViệt Nam”

TS Liêm đã cho thấy năng lực cạnh tranh của nhà thầu xây dựng Việt Nam

về cơ bản là thấp so với các đối thủ nước ngoài như: thiếu kinh nghiệm, thiếu vốn,thiếu khả năng quản lý Vì vậy nhiệm vụ quan trọng của các doanh nghiệp xây dựngViệt Nam đó là nâng cao năng lực cạnh tranh Ông đề xuất một vài kiến nghị cụ thểnhư tiếp tục hoàn thiện thị trường xây dựng, đạt trọng tâm vào phát triển thị trườngcác yếu tố sản xuất, kiểm tra và sử lý nghiêm các vi phạm Ủy nhiệm cho các tổchức xã hội nghề nghiệp xây dựng thể chế kiến trúc sư và kỹ sư chuyên nghiệp, bốidưỡng và cấp chứng chỉ kỹ sư giám sát, kỹ sư định giá, kỹ sư kết cấu, Lập dữ liệu

về giao nhận thầu xây dựng; tổ chức tổng kết và công bố rộng rãi kinh nghiệm xâydựng các công trình mới, công trình lớn có vốn đầu tư nước ngoài Tiếp tục hoànthiện các luật đầu tư công, đấu thầu, nhằm tạo hành lang pháp lý tốt nhất cho cácnhà thầu xây dựng

1.2 Khoảng trống cho nghiên cứu

Các luận văn thạc sỹ và các công trình nghiên cứu trên đều thực hiện phântích và áp dụng triệt để lý thuyết, lý luận về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh

Trang 14

tranh Trên cơ sở đó, tác giả có thể đúc rút những kinh nghiệm và kiến thức trongtìm hiểu về năng lực cạnh tranh của các tác giả, từ đó áp dụng vào nghiên cứu thực

tế tại VINACONEX 3 Tuy nhiên phạm vi áp dụng của các luận văn và các côngtrình nghiên cứu trên hoặc là đối với toàn bộ ngành kinh tế, hoặc một doanh nghiệpxây dựng Chưa có luận văn nào đi sâu vào phân tích năng lực cạnh tranh của sảnphẩm của các doanh nghiệp xây lắp mà chỉ đi vào phân tích năng lực cạnh tranh củadoanh nghiệp xây lắp Từ những công trình nghiên cứu trên, tác giả đạt ra câu hỏilà: Đối với sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng thì năng lực cạnh tranh của sảnphẩm là gì, yếu tố nào có tính chất ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh sản phẩmcủa doanh nghiệp xây dựng và doanh nghiệp xây dựng làm gì để phát huy thế mạnhnhằm củng cố và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình trong thời kỳ bấtđộng sản trầm lắng, đầu tư trong nước và nước ngoài suy giảm

VINACONEX 3 là một doanh nghiệp truyền thống xây lắp được thành lập từnăm 1992 Đến năm 2002, VINACONEX 3 bắt đầu tham gia đầu tư kinh doanh bấtđộng sản và đưa bất động sản thành hoạt dộng chính của doanh nghiệp Năm 2010,thị trường bất động sản trầm lắng, Hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty giảmsút nghiêm trọng, công ăn việc làm thiếu, nhân lực dư thừa Chính vì vậy, HĐQTcông ty đã xác định lại định hướng, coi xây lắp là mũi nhọn, là hoạt động chủ đạocủa doanh nghiệp trong giai đoạn 2012-2016 nhằm tồn tại và tạo đà cho hoạt độngnhững năm tiếp theo của Công ty Quy trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpcũng thay đổi lại Trước kia chủ yếu từ tập trung nghiên cứu nhu cầu khách hàng –sản xuất - bán hàng – giao hàng, nay quay lại quy trình sản xuất kinh doanh theohướng có đơn đặt hàng – sản xuất – giao hàng Doanh nghiệp phải thay đổi như thếnào để hòa nhập với hướng sản xuất kinh doanh này Nhất là trong giai đoạn đầu tưxây dựng cơ bản sút giảm mạnh như hiện nay, Doanh nghiệp xây lắp phải làm gì đểtồn tại và phát triển trong tình hình thị trường cạnh tranh khốc liệt, người bán thìnhiều, người mua thì ít Vì vậy nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp làđiều kiện sống còn của doanh nghiệp VINACONEX 3 hiện nay Chính vì vậy tácgiả đã chọn nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của VINACONEX 3 cho luậnvăn của mình

Trang 15

Chương 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH

SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP2.1 Cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

2.1.1 Quan niệm về cạnh tranh và năng lực cạnh tranh

Cạnh tranh là một thuật ngữ đã được xã hội loài người nhắc đến từ rất lâu,song trong những năm gần đây chúng ta thấy thuật nghữ này đuợc nhắc đến nhiềuhơn, đặc biệt là ở Việt Nam Bởi trong nền kinh tế mở như hiện nay, khi xu hướng

tự do hóa thương mại ngày càng phổ biến, các rào cản được phá bỏ thì cạnh tranh làphương thức để đứng vững và phát triển của Doanh nghiệp Thuật ngữ “cạnh tranh”được sử dụng ngày càng phổ biến trong hầu hết các lĩnh vực từ thương mại, tàichính, chính trị đến thể thao, thậm chí trong cả các tài liệu liên quan đến pháp luậtvăn hóa Nhưng trong thực tế “cạnh tranh là gì?” thì vẫn đang là một khái niệmchưa được thống nhất, các nhà nghiên cứu kinh tế đã đưa ra các khái niệm về cạnhtranh khác nhau dưới nhiều góc độ khác nhau

Theo diễn đàn cấp cao về cạnh tranh công nghiệp của tổ chức Hợp tác và Phát

triển Kinh tế OECD, thì cạnh tranh là “Cạnh tranh là khả năng các Doanh nghiệp,

ngành, quốc gia và vùng tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế” Định nghĩa trên đã cố gắng kết hợp cả hoạt động cạnh tranh của

Doanh nghiệp, của ngành của quốc gia và vùng lãnh thổ

Trong khi đó Ủy ban cạnh tranh Công nghiệp của Tổng thống Mỹ đưa ra khái

niệm cạnh tranh đối với một quốc gia là: “Cạnh tranh đối với một quốc gia thể hiện

trình độ sản xuất hàng hóa dịch vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường quốc tế, đồng thời duy trì và mở rộng được thu nhập thực tế của nhân dân nước đó trong những điều kiện thị trường tự do và công bang xã hội” trong khái niệm cạnh tranh

này người ta nhấn mạnh đến vai trò của các điều kiện cạnh tranh là “ Tự do và côngbằng xã hội.”

Như vậy, xét trên góc độ vĩ mô các khái niệm về cạnh tranh đều cho thấy mục

Trang 16

tiêu chung của hoạt động cạnh tranh là thỏa mãn tối đa nhu cầu của thị trường trongnước và quốc tế , tạo thêm việc làm và và thu nhập cao hơn cho nền kinh tế.

Trong khi đó các nhà kinh tế của trường phái cổ điển cho rằng “ Cạnh tranh là

một quá trình bao gồm các hành vi phản ứng Quá trình này tạo ra cho mỗi thành viên thị trường một dư địa hoạt động nhất định và mang lại cho mỗi thành viên một phần xứng đáng so với khả năng của mình” Theo quan niệm này cạnh tranh chủ yếu là cạnh

tranh về giá cả, chính vì vậy lý thuyết giá cả gắn chặt với lý thuyết cạnh tranh

Khi Các - Mác nghiên cứu về cạnh tranh Tư bản chủ nghĩa, Mác đã đưa khái

niệm về cạnh tranh như sau “Cạnh tranh tư bản là sự ganh đua, sự đấu tranh gay

gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất

và tiêu thụ hàng hóa nhằm thu lợi siêu ngạch” Như vậy cạnh trạnh là hoạt động của

các Doanh nghiệp trong nền sản xuất hàng hóa với mục đích ganh đua với nhau đểchiếm lĩnh thị trường nhằm mục đích thu lợi nhuận cao

Nhằm kế thừa những nghiên cứu mang tính khoa học của các tư tưởng, kháiniệm về cạnh tranh trước đây, bài viết luận văn cho rằng để đưa ra một khái niệmđầy đủ cần chỉ ra được chủ thể cạnh tranh, tính chất, phương thức và mục đích của

quá trình cạnh tranh Và từ đó chúng ta có thể khái quát “Cạnh tranh là một quá

trình kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế (quốc gia, ngành hoặc Doanh nghiệp) ganh đua với nhau để chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng cùng các điều kiện sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có lợi nhất nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận”

Như vậy chúng ta có thể nói về bản chất, cạnh tranh là mối quan hệ giữa các chủthể với nhau trong việc giải quyết các lợi ích Bản chất kinh tế của cạnh tranh thể hiện ởmục đích lợi nhuận và quyền chi phối thị trường Trong khi đó bản chất xã hội của cạnhtranh được thể hiện đạo đức kinh doanh, uy tín kinh doanh của mỗi chủ thể cạnh tranhtrong quan hệ với những người lao động trực tiếp tạo ra sức cạnh tranh cho doanh nghiệp

và được thể hiện trong mối quan hệ của người tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh khác.Cạnh tranh là một trong những quy luật của nền kinh tế thị trường, nó chịu nhiềuchi phối của quan hệ sản xuất và nó giữ vị trí thống trị trong xã hội, quy luật lưu thôngtiền tệ, quy luật cung cầu, đây là một đặc trưng gắn với bản chất của cạnh tranh Quy

Trang 17

luật cạnh tranh chỉ ra cách thức làm cho giá trị cá biệt thấp hơn giá trị xã hội, do đó nólàm giảm giá cả thị trường, nó tạo ra sức ép làm gia tăng hiệu quả sử dụng các yếu tốxuất, và từ đó nó chỉ ra ai là người sản xuất kinh doanh thành công nhất.

Về khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Từ trước tới nay, khái niệmnăng lực cạnh tranh được nhắc đến rất nhiều nhưng đến nay khái niệm này vẫn chưađược hiểu một cách thống nhất Bởi lẽ năng lực cạnh tranh cần phải đặt vào điều kiện,bối cảnh phát triển của đất nước trong từng thời kỳ Khái niệm năng lực cạnh tranhthường dùng để nói đến các đặc tính cho phép một hãng cạnh tranh một cách cóhiệu quả với các hãng khác nhờ có chi phí thấp hoặc sự vượt trội về công nghệtrong so sánh quốc tế (theo nhà kinh tế Alan V Deardorff)

Năng lực cạnh tranh là khả năng tạo cho doanh nghiệp một lợi thế cạnh tranhtuyệt đối và tương đối so với các đối thủ khác với mục tiêu chiếm được thị phần vàtối đa hóa lợi nhuận, đưa doanh nghiệp phát triển về quy mô và ảnh hưởng của mìnhtrong thị trường

Năng lực cạnh tranh là “năng lực duy trì được lợi thế cạnh tranh là lợi nhuận

và thị phần trên các thị trường trong và ngoài nước”

Tuy nhiên, có thể nói khái niệm nổi tiếng nhất thế giới về năng lực cạnhtranh là của Michael Porter Ông đã đưa ra rất nhiều khái niệm nhưng “ suy chocùng năng lực cạnh tranh chính là năng suất – productivity”

Năng lực cạnh tranh được đánh giá dựa trên năng suất, giá trị của hàng hoá

và dịch vụ làm ra tính trên một đơn vị nhân lực, vốn, tài nguyên của một quốc gia.Năng suất cao tạo ra mức lương cao (cho người làm công), đồng tiền mạnh (chomột quốc gia), lợi nhuận hấp dẫn trên nguồn vốn và cuối cùng là mức sống cao chongười dân

Khái niệm “Năng lực cạnh tranh” vì thế được coi là một khái niệm động, chịu tácđộng trực tiếp bởi nhiều yếu tố vĩ mô và vi mô

Vậy năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp có thể cho là khả năng duy trì và nângcao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút

và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và bền vững

Trang 18

2.1.2 Phân loại về năng lực cạnh tranh

Năng lực cạnh tranh về cơ bản được phân chia theo 4 cấp độ chính đó là:Năng lực cạnh tranh cấp độ quốc gia, năng lực cạnh tranh cấp độ ngành, năng lựccạnh tranh của doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ

Năng lực cạnh tranh Quốc gia

Cạnh tranh quốc gia là các hoạt động nhằm duy trì cải thiện vị trí của nền kinh

tế của mỗi quốc gia trên thị trường thế giới một cách lâu dài để thu được lợi ích ngàycàng cao cho nền kinh tế của quốc gia đó Tuy nhiên chủ thể trực tiếp tham gia cạnhtranh là những Doanh nghiệp của quốc gia đó Do vậy quốc gia nào có nhiều Doanhnghiệp có năng lực cạnh tranh cao thì quốc gia đó có năng lực cạnh tranh tốt hơnnhững quốc gia khác Môi trường cạnh tranh kinh tế của Quốc gia đóng vai trò rất lớnđối với việc thúc đẩy quá trình đầu tư, thu hút đầu tư, tự điều chỉnh, tự lựa chọn củacác nhà kinh doanh, các doanh nghiệp theo các tín hiệu thị trường được thông tin đầy

đủ Mặt khác, môi trường cạnh tranh tốt sẽ tạo điều kiện cho Chính phủ hoạch địnhchính sách phát triển, cải thiện tình hình đầu tư, tăng cường hợp tác quốc tế và hộinhập ngày càng hiệu quả, bền vững Nhưng vấn đề này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tớinăng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp nói riêng và của quốc gia nói chung

Năng lực cạnh tranh ngành

Đối với một ngành, năng lực cạnh tranh là khả năng đạt được những thànhtích bền vững của các doanh nghiệp (của quốc gia) trong ngành so với các đối thủnước ngoài, mà không nhờ sự bảo hộ hoặc trợ cấp

Theo Liên Hiệp Quốc, năng lực cạnh tranh của một ngành có thể được đánhgiá thông qua khả năng sinh lời của các doanh nghiệp trong ngành, cán cân ngoàithương của ngành, cán cân đầu tư nước ngoài (đầu tư ra nước ngoài và đầu tư từnước ngoài vào), và những thước đo trực tiếp về chi phí và chất lượng ở cấp ngành.Các Doanh nghiệp sản xuất ở các ngành có tỷ xuất lợi nhuận thấp có xuhướng chuyển dịch các nguồn lực sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao Kết quả làtrong những ngành sản xuất có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ có thêm nhiều Doanh nghiệp

Trang 19

tham gia sản xuất, dẫn đến lượng cung hàng hóa tăng cao vượt quá lượng cầu, cạnhtranh về giá, giá giảm dẫn đến tỷ suất lợi nhuận của ngành giảm ngược lại, với nhữngngành có nhiều Doanh nghiệp rút lui, sản xuất toàn ngành giảm, lúc đó trên thị trường

sẽ xuất hiện lượng cung hàng hóa nhỏ hơn lượng cầu, hàng hóa khan hiếm, giá tăng

và tỷ suất lợi nhuận của ngành tăng

Việc di chuyển nguồn lực giữa các ngành kéo theo sự biến động của tỷ suấtlợi nhuận diễn ra cho đến khi với một số vốn nhất định dù đầu tư vào ngành nàocũng sẽ thu được tỷ suất lợi nhuận như nhau (Đó là tỷ suất lợi nhuận bình quân).Như vậy có thể nói cạnh tranh giữa các ngành sẽ tạo ra sự cân bằng cung cầusản phẩm trong mỗi ngành và bình quân hóa tỷ suất lợi nhuận, đảm bảo sự bìnhđẳng cho việc đầu tư nguồn vốn giữa các ngành, tạo nhân tố tích cực cho sự pháttriển kinh tế

Năng lực cạnh tranh cấp ngành thường được xem là dấu hiệu phù hợp về

“sức khỏe” của nền kinh tế đối với ngành liên quan hơn là năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp

Năng lực cạnh tranh công ty

Một công ty là có năng lực cạnh tranh nếu nó có thể sản xuất các sản phẩmdịch vụ chất lượng cao và chi phí thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh trong vàngoài nước Năng lực cạnh tranh đồn nghĩa với kết quả lợi nhuận dài hạn và khảnăng của nó để bồi hoàn cho người lao động và tạo ra thu nhập cao cho các chủ sởhữu Năng lực cạnh tranh thể hiện ở việc làm tốt hơn các công ty đối thủ về doanhthu, thị phần, khả năng sinh lời và đạt được thông qua các hành vi chiến lược.Điều này, các công ty đạt được thông qua việc nâng cao chất lượng sản phẩm và sựsáng tạo sản phẩm

Như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng cạnh giữa các Doanh nghiệp trongnội bộ ngành sẽ làm giảm chi phí sản xuất và giá cả hàng hóa, là động lực thúc đẩyphát triển lực lượng sản xuất và tiến bộ khoa hoc kỹ thuật Nếu không có cạnh tranhnội bộ ngành thì ngành đó, lĩnh vực sản xuất đó không thể phát triển và kinh tế sẽ bịtrì trệ lạc hậu

Trang 20

Năng lực cạnh tranh sản phẩm

Cấp độ thấp nhất của năng lực cạnh tranh là năng lực cạnh tranh sản phẩm.Năng lực cạnh tranh sản phẩm là một trong những yếu tố câu thành khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện quakhả năng cạnh tranh của sản phẩm mà doanh nghiệp kinh doanh

Năng lực cạnh tranh của một loại sản phẩm của một doanh nghiệp thể hiện ởrất nhiều mặt: Có thể sản phẩm đó được sản xuất với chi phí thấp hơn và từ đó giáthành, giá bán sản phẩm thấp hơn so với các sản phẩm cùng loại; hoặc các sản phẩmnày được sản xuất trong điều kiện áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ sảnxuất hiện đại hơn để nâng cao chất lượng sản phẩm và đáp ứng tốt hơn những tiêuchuẩn của thị trường; hoặc sản phẩm này được tổ chức tiêu thụ với mạng lưới bánhàng tốt và sản phẩm được tung ra thị trường đúng thời điểm Như vậy, năng lựccạnh tranh của từng mặt hàng và từng loại hình dịch vụ được cấu thành bởi cácnhân tố: chất lượng cao, được tổ chức sản xuất tốt nhằm đem lại giá trị gia tăng cao,giá thành hạ, đáp ứng tốt các tiêu chuẩn của thị trường, thị hiếu và nhu cầu củakhách hàng

2.2 Năng lực cạnh tranh sản phẩm

2.2.1 Năng lực cạnh tranh sản phẩm:

Có thể thấy rằng năng lực cạnh tranh của sản phẩm: Là khả năng sử dụng

toàn bộ nguồn lực tạo nên các lợi thế của sản phẩm đó như chất lượng, giá cả, dịch

vụ kèm theo và các chính sách kinh doanh của doanh nghiệp đối với hàng hóa của doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể duy trì vị trí của hàng hóa trên thị trường cạnh tranh Các công cụ cạnh tranh sản phẩm thường được các doanh nghiệp sử

dụng đó là Chất lượng sản phẩm, giá cả, hệ thống phân phối và quảng bá thươnghiệu

* Chất lượng sản phẩm

Để có thể sử dụng công cụ chất lượng sản phẩm nhằm cạnh tranh có hiệu quảcần làm rõ thế nào là chất lượng sản phẩm Cách hiểu và nhận biết về chất lượngsản phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến quản lý chất lượng sản phẩm, bởi chất lượng sản

Trang 21

phẩm là một phạm trù khá rộng lớn và phức tạp phản ánh tổng hợp các nội dungkinh tế, kỹ thuật và xã hội.

Đối với khách hàng hoặc người tiêu dùng chất lượng sản phẩm được xem là

sự phù hợp và thỏa mãn nhu cầu hoặc mục đính sử dụng mang lại họ

Về phía Doanh nghiệp hoặc nhà sản xuất thì chất lượng sản phẩm là sự hoànhảo, tiện ích và sự phù hợp của sản phẩm với một tập hợp các yêu cầu hoặc tiêuchuẩn, quy phạm, quy cách đã được quy định trước

Nếu chúng ta chỉ xét từng loại sản phẩm một cách riêng biệt, thì chất lượngsản phẩm được phản ánh bởi các thuộc tính đặc trưng của sản phẩm đó Chất lượngsản phẩm phụ thuộc vào số lượng và chất lượng các thuộc tính được các nhà nghiêncứu thiết kế đưa vào sản phẩm đó tước khi sản xuất Những thuộc tính đó phản ánhcông năng hoặc giá trị sư dụng của sản phẩm và được biểu hiện ở những chỉ tiêuchất lượng cụ thể

Nếu xét trên góc độ giá trị, chất lượng sản phẩm được hiểu là đại lượng đolường giữa tỷ số lợi ích thu được từ tiêu dùng của sản phẩm với chi phí phải bỏ ra

để người sử dụng có được lợi ích đó

Qua nghiên cứu và dựa trên các định nghĩa về chất lượng, tổ chức quốc tế vềtiêu chuẩn hóa gọi tắt là ISO đã đưa ra định nghĩa cụ thể về chất lượng sản phẩmtrong bộ tiêu chuẩn ISO - 9000 như sau: “ Chất lượng sản phẩm là một tập hợp cácthuộc tính của sản phẩm, tạo cho sản phẩm đó khả năng thỏa mãn yêu cầu đã nêu rahoăcc tiềm ẩn.” Định nghĩa trên cho thấy sự thống nhất giữa các thuộc tính của sảnphẩm, các nhu cầu của khách hàng, giữa các yêu cầu của người sản xuất và ngườitiêu dùng, giữa nhu cầu hiện tại và những kỳ vọng tương lai của khách hàng về sảnphẩm Cũng chính vì sự khái quát của định nghĩa này, mà nó được chấp nhận và sửdụng rộng rãi trong các hoạt động kinh tế hiện nay trên phạm vi toàn cầu

Chất lượng sản phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng trong cạnh tranh của mỗiDoanh nghiệp, một trong những căn cứ quan trọng khi người tiêu dùng quyết địnhlựa chọn và sử dụng sản phẩm của Doanh nghiệp là chất lượng của sản phẩm Theonhà nghiên cứu kinh tế M.Porter thì năng lực cạnh tranh của mỗi Doanh nghiệp

Trang 22

được thể hiện thông qua hai chiến lược cơ bản đó là phân biệt hóa sản phẩm (chấtlượng) và chi phí thấp Chính vì vậy chất lượng sản phẩm trở thành một trongnhững công cụ quan trọng nhất làm gia tăng năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp.Chất lượng sản phẩm thể hiện khả năng đáp ứng và thỏa mãn nhu cầu kháchhàng của Doanh nghiệp, tốc độ tiêu thụ sản phẩm sẽ gia tăng cùng với sự gia tăngmức độ sản phẩm đó thỏa mãn nhu cầu của khách hàng Đặc biệt là hiện nay khitrình độ xã hội ngày càng cao, xã hội ngày càng văn minh, thì thị hiếu của ngườitiêu dùng đòi hỏi những sản phẩm có chất lượng cao về mọi mặt chứ không chỉ đơnthuần là Tốt - Bền - Đẹp như trước kia nữa Như vậy có thể nói chất lượng và cạnhtranh là hai phạm trù luôn đi cùng và gắn bó chặt chẽ với nhau, chất lượng sẽ làmgia tăng năng lực cạnh tranh cho Doanh nghiệp và ngược lại năng lực cạnh tranhcao sẽ bán được nhiều sản phẩm, tạo lợi nhuận siêu ngạch cho Doanh nghiệp, nângcao cơ sở tài chính và vật chất cần thiết để đầu tư nghiên cứu khoa học, đổi mớicông nghệ nhằm ngày càng tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao phục vụ nhucầu thị trường.

Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khi tham gia các tổ chức thương mạiquốc tế như (AFTA, WTO…) cùng với những cơ hội kinh doanh trên thị trưòng lớn

là việc các nước thành viên đều phải dỡ bỏ rất nhiều những hàng rào thuế quan đểcho hàng của các nước tràn vào cạnh tranh tự do ngay trên sân nhà Tuy vậy, khôngmột quốc gia nào lại không tìm cách để bảo hộ nền sản xuất trong nước, để hạn chếhàng ngoại tràn vào và khi đó một số hàng rào mới lại được dựng lên, đó là nhữngtiêu chuẩn khắt khe về chất lượng sản phẩm, như giấy chứng nhận về mức độ phóng

xạ cho phép đói với hàng thực phẩm, chất lượng đóng gói bao bì, nhãn mác, giấychứng nhận xuất sứ hàng hóa …Việc các Doanh nghiệp đầu tư nâng cao chất lượngsản phẩm không những đảm bảo cạnh tranh giành thắng lợi trên sân nhà mà còn xâydựng chiến lược đem sản phẩm của mình ra nước ngoài để cạnh tranh với thị trườngquốc tế

Năng lực cạnh tranh sản phẩm dựa trên chất lượng sản phẩm xét trên đặc tính củasản phẩm có thể có được theo 2 cách:

Trang 23

Thứ nhất đa dạng hóa sản phẩm: Mức độ đa dạng hóa sản phẩm thể hiện ở danhmục sản phẩm của doanh nghiệp Để có thể theo kịp nhu cầu của thị trường, bên cạnhviệc duy trì và cải tiến các sản phẩm đang là thế mạnh, doanh nghiệp cũng cần nghiêncứu các sản phẩm mới nhằm phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa Đadạng hóa sản phẩm không chỉ để dáp ứng nhu cầu thị trường, thu nhiều lợi nhuận màcòn là biện pháp phân tán sự rủi ro trong kinh doanh khi mà cuộc cạnh tranh ngày càngtrở lên gay gắt và quyết liệt.

Thứ hai là đi đôi vợi việc thực hiện đa dạng hóa sản phẩm, để đảm bảo đứngvững trong cuộc cạnh tranh, doanh nghiệp có thể thực hiện chiến lược khác biệt hóasản phẩm bằng cách tạo ra sản phẩm và dịch vị mà khách hàng cho là có những điểmđộc đáo và từ đó hấp dẫn khách hàng vì sự độc đáo đó Ưu điểm của chiến lược này làdoanh nghiệp không bị cạnh tranh từ các đối thủ long trung thành của khách hàng vềnhãn hiệu doanh nghiệp xây dựng được Tuy nhiên doanh nghiệp rất khó giữ được thịphần của mình vì khó có thể duy trì sự khác biệt trong thời gian dài do bị đối thủ bắttrước rất nhanh và khó duy trì được giá cao

Nói chung, để sử dụng có hiệu quả công cụ chất lượng sản phẩm trong cạnhtranh, các Doanh nghiệp cần làm tốt công tác quản lý chất lượng sản phẩm Quản lýchất lượng là các hoạt động có tổ chức phối hợp nhằm định hướng và kiểm soát mộtquy trình chặt chẽ về chất lượng sản phẩm Nói theo cách khác quản lý chất lượngsản phẩm bao gồm toàn bộ các hoạt động từ việc xây dựng các quy trình đảm bảochất lượng, thiết lập các văn bản xác định trình tự và tương tác các quy trình, đảmbảo nguồn lực và thông tin cần thiết, theo dõi kiểm tra và phân tích các quá trình,nhằm đảm bảo mục tiêu chất lượng đề ra, và hệ thống quản lý chất lượng là một hệthống để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng đã đề ra, và hệ thốngquản lý chất lượng này là một hệ thống để định hướng và kiểm soát một tổ chức vềchất lượng, đây là một hệ thống không thể thiếu đối với mỗi doanh nghiệp để pháthuy được tối đa lợi ích cạnh tranh đích thực từ sản phẩm

Trên cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về vai trò của chất lượng sản phẩm và quản

lý chất lượng, các Doanh nghiệp cần xây dựng và tổ chức triển khai các hoạt động

Trang 24

đẩy nhanh quá trình cải tiến và nâng cao chất lượng sản phẩm, tận dụng tốt nhấtcông cụ này cho nâng cao năng lực cạnh tranh.

* Giá cả sản phẩm.

Giá cả của hàng hóa là một phạm trù kinh tế khách quan phát sinh, phát triểncùng với lịch sử ra đời và phát triển của nền kinh tế sản xuất hàng hóa Ngày nay,giá cả hiện diện trong tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành,các khu vực của nền kinh tế, các lĩnh vực của đời sống xã hội Giá cả không chỉ là

sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa, nó còn biểu hiện tổng hợp các quan hệkinh tế như cung cầu hàmg hóa, tích luỹ tiêu dùng…Vì vậy giá cả hình thành thôngqua quan hệ cung cầu hàng hóa, thông qua sự thỏa thuận giữa người mua và ngườibán, khi giá được chấp thuận là giá mà cả người mua và người bán đều thấy có lợi Trong nền kinh tế thị trường hiện nay thì giá bán sản phẩm là một trongnhững công cụ quan trọng thường được sử dụng Bởi giá bán sản phẩm có ảnhhưởng trực tiếp đến sự hấp dẫn của sản phẩm và sản lượng tiêu thụ trên thị trường

Ví dụ: hai hàng hóa có cùng công dụng và có chất lượng tương đương nhau, kháchhàng sẽ lựa chọn hàng hóa nào có giá bán thấp hơn Trong thực tế có nhiều chínhsách giá khác nhau được Doanh nghiệp sử dụng nhằm đáp ứng và phù hợp với sảnphẩm, mục tiêu, tình hình thị trường và khả năng thanh toán của khách hàng Trongquá trình hình thành và xây dựng giá bán sản phẩm, Doanh nghiệp có thể tham khảomột số chính sách xây dựng giá như sau:

+ Chính sách xây dựng giá thấp, là chính sách mà Doanh nghiệp xây dựng giábán sản phẩm thấp hơn giá cả thị trường, có hai cách áp dụng chính sách này

- Doanh nghiệp xây dựng giá thấp hơn giá thị trường đối với sản phẩm cùngloại, nhưng vẫn cao hơn giá thành sản xuất Đây là trường hợp Doanh nghiệp ápdụng khi sản phẩm mới thâm nhập thị trường, Doanh nghiệp cần thu hút kháchhàng, cạnh tranh với sản phẩm cùng loại để chiếm lĩnh thị phần, trong trường hợpnày Doanh nghiệp sẽ nhanh chóng chiếm được thị phần mà lợi nhuận vẫn đạt đượcmặc dù không lớn

Trang 25

- Doanh nghiệp chấp nhận xây dựng giá sản phẩm thấp hơn giá thị trường vàthấp hơn giá thành sản xuất, đây là trường hợp mà doanh nghiệp chấp nhận thua lỗtạm thời để phát triển thị trường, chiếm lĩnh thị phần, đẩy nhanh tốc độ tiêu thụhàng hóa, tăng nhanh vòng quay của đồng vốn, Tạo tiền đề cho chiến lược xây dựnggiá bán cao cho sản phẩm sau này

+ Chính sách xây dựng giá bán cao

Đây là chính sách mà Doanh nghiệp định giá bán sản phẩm của mình caohơn giá thị trường và cao hơn giá thành sản phẩm Trong trường hợp này áp dụngcho những sản phẩm mới lần đầu được tung ra thị trường, chưa có sản phẩm cạnhtranh, người tiêu dùng chưa biết rõ về sản phẩm và chưa có điều kiện để so sánh vềgiá cả và chất lượng Giai đoạn này Doanh nghiệp tranh thủ chiếm lĩnh thị trườngsau đó sẽ dần giảm giá để tương đương với giá thị trường, nhưng vẫn đảm bảo caohơn giá thành sản phẩm Doanh nghiệp vẫn thu được lợi nhuận như mong muốn

- Chính sách ổn định giá, theo đó Doanh nghiệp sẽ xây dựng và đưa ra mộtmức giá phù hợp và sẽ được áp dụng trong một thời gian dài để tạo uy tín và củng

cố niềm tin của khách hàng về sự ổn định của thị trường đối với sản phẩm Nó giúpsản phẩm có những nét độc đáo, khác biệt, nhằm phân biệt với những sản phẩmcùng loại của đối thủ cạnh tranh, từ đó có điều kiện mở rộng thị trường và chiếmlĩnh thị phần của sản phẩm

- Chính sách bán phá giá, là chính sách mà doanh nghiệp dùng biện pháp hạgiá bán ở mức rất thấp, Doanh nghiệp chấp nhận thua lỗ trong một thời gian nhấtđịnh, nhằm làm cho đối thủ cạnh tranh không thể bán sản phẩm cùng loại trong mộtthời gian, từ chỗ thua lỗ do không cạnh tranh được về giá đối thủ cạnh tranh buộcphải rút khỏi thị trường Khi đó Doanh nghiệp độc chiếm thị trường, độc quyền vớisản phẩm và lúc đó Doanh nghiệp sẽ chủ động nâng giá lên cao và thu lại lợi nhuận.Chính sách bán phá giá được coi là rất mạo hiểm, nó là con dao hai lưỡi do vậy ítDoanh nghiệp sử dụng chính sách này để bán hàng, và hiện nay chính sách bán phágiá được coi là phương thức cạnh tranh không lành mạnh, và bị cấm ở một số quốcgia trên thế giới

Trang 26

Chính sách phân biệt giá, đó là chính sách xây dựng và đưa ra những mứcgiá khác nhau đối với cùng một loại sản phẩm khi bán cho các đối tượng kháchhàng khác nhau, cho các khu vực thị trường khác nhau, khách hàng mua với sốlượng hàng hóa khác nhau hoặc trong những thời điểm khác nhau Với chính sáchnày Doanh nghiệp sẽ làm thỏa mãn được nhiều đối tượng khách hàng có nhu cầukhác nhau, có điều kiện tài chính khác nhau, tạo nên sự linh hoạt về giá nhằm hấpdẫn khách hàng đồng thời vẫn đảm bảo được lợi ích cho Doanh nghiệp khi sản xuấtnhững sản phẩm có chất lượng cao hơn, hoặc phải vận chuyển sản phẩm đến nhiềuđịa điểm khác nhau.

* Hệ thống phân phối

Chúng ta có thể hiểu kênh phân phối là một tập hợp các cá nhân hoặc tổ chứctham gia vào quá trình làm cho sản phẩm bán ra tới được tay khách hàng, do vậynếu Doanh nghiệp lựa chọn kênh phân phối không hợp lý có thể sẽ làm giảm sảnlượng tiêu thụ sản phẩm, dẫn đến hàng hóa ế ẩm, không tiêu thụ được và Doanhnghiệp sẽ thất bại trong cạnh tranh Đặc biệt là hiện nay các kênh phân phối càng thểhiện được vai trò quan trọng của mình trên thị trường bởi vì

+ Chi phí vận chuyển thường tăng lên sau mỗi lần biến động giá nhiên liệu,điều đó đặt ra cho mỗi Doanh nghiệp phải tìm ra cho mình những phương thức vậnchuyển hợp lý nhất, tiết kiệm nhất trong lưu thông cho sản phẩm của mình

+ Với tốc độ phát triển khoa học kỹ thuật nhanh như hiện nay những Doanhnghiệp chỉ dựa vào lợi thế về công nghệ để cạnh tranh thì khó tồn tại lâu, bởi đốithủ rất dễ bắt trước hoặc họ đầu tư những công nghệ thế hệ sau sẽ hiện đại hơn Hơnnữa hiệu quả sản xuất không thể tăng vô hạn, khi đó nó gần như đã đạt điểm tối đanên các Doanh nghiệp khó có thể hy vọng vượt trội ở mặt này, do vậy các Doanhnghiệp cạnh tranh phần lớn đặt nhiều hy vọng vào kênh phân phối của minh

+ Hiện nay các sản phẩm ngày càng đa dạng và phong phú về mẫu mã, chấtlượng, kích cỡ, chính vì vậy các Doanh nghiệp sẽ rất dễ gặp khó khăn trong thờihạn giao sản phẩm có chất lượng của mình cho khách hàng đúng hẹn, và nhiệm vụquan trọng này Doanh nghiệp lại tin tưởng đặt lên vai của những nhà phân phối

Trang 27

+ Trong thời buổi công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, các Doanhnghiệp sản xuất đã có nhiều thay đổi lớn trong phương pháp quản lý hàng tồn kho.Nếu để số lượng hàng hóa tồn kho lớn sẽ làm tăng chi phí bảo quản, lưu kho và làmgiảm chất lượng của sản phẩm Khi đó các Doanh nghiệp có xu hướng giảm hàngtồn kho xuống mức cần thiết thấp nhất để giảm chi phí giá thành Điển hình nhấttrong phương pháp quản lý này là phương pháp quản lý “ vừa kịp lúc” của Nhật bảnchính phương pháp quản lý này đã giúp cho các Doanh nghiệp Nhật bản có được lợithế cạnh tranh rất lớn trên thương trường và đã thắng được các Doanh nghiệp Mỹ.

Để thực hiện hiệu quả phương pháp quản lý này không gì tốt hơn là các Doanhnghiệp phải lựa chọn được kênh phân phối hợp lý nhất và tốt nhất cho mình

+ Trên thực tế để xây dựng hoặc thay đổi được một kênh phân phối cần rấtnhiều thời gian và công sức bởi nó phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khách quan khácchứ không đơn thuần là mong muốn chủ quan của Doanh nghiệp sản xuất Để lựachọn và tiến hành xây dựng một kênh phân phối vận hành một cách trơn tru có khiDoanh nghiệp phải mất nhiều năm, chính vì vậy nếu Doanh nghiệp chọn được kênhphân phối có chất lượng tốt sẽ đảm bảo khả năng tiêu thụ sản phẩm, duy trì và nângcao năng lực cạnh tranh của Doanh nghiệp

Thương hiệu là dấu hiệu của nhà sản xuất gắn lên mặt hàng hóa, bao bì nhằmkhẳng đinh chất lượng và xuất xứ sản phẩm Thương hiệu thường gắn liền với quyền

sở hữu của nhà sản xuất và thường được ủy quyền cho người đại diện thương mạichính thức

Trang 28

2.2.2 Đặc điểm về cạnh tranh sản phẩm xây lấp

2.2.2.1 Đặc điểm về sản phẩm xây lắp:

Một số đặc điểm cơ bản của sản phẩm xây lắp đó là:

- Sản phẩm xây lắp mang tính cá biệt, đơn chiếc, có thiết kế duy nhất, không

di chuyển được và là duy nhất Sản phẩm xây lắp phụ thuộc hoàn toàn vào đơn đặthàng, điều kiện địa lý, địa chất công trình

- Sản phảm xây lắp thường có kích thước lớn, có giá trị lớn và thời gian sửdụng lâu dài

- Số lượng chủng loại vật tư, thiết bị lớn và khác nhau đối với mỗi côngtrình Giá cả vật tư, thiết bị cũng thay đổi theo tiến độ thi công, bởi vậy việc địnhgiá sản phẩm rất phức tạp và luôn thay đổi

- Chất lượng sản phẩm rất quan trọng, do tính khó sửa chữa Nếu có sai sót,

hư hỏng sẽ ảnh hưởng rất lớn đến người sử dụng hoặc cũng như lợi nhuận và uy tíndoanh nghiệp

- Sản phẩm xây lắp được chào bán dựa theo đơn đặt hàng của khách hàng.Doanh nghiệp xây lắp phải đề xuất kinh nghiệm, năng lực, cách thức sản xuất và giá

cả sản phẩm đến khách hàng trước khi sản xuất sản phẩm và bàn giao cho kháchhàng

2.2.2.2 Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm xây lắp

Ở đây tác giả chỉ xem xét sản phẩm xây lắp trong hoạt động xây lắp thuầntúy của doanh nghiệp nhằm đáp ứng đơn đặt hàng của khác hàng mà không xét đếnxây lắp trong hoạt động đầu tư kinh doanh bất động sản Với đặc thù của quá trìnhsản xuất và chào bán sản phẩm trên cơ sở các yêu cầu có sẵn, chặt chẽ về mặt chấtlượng, tiến độ của Khách hàng thì các sản phẩm xây lắp cạnh tranh chủ yếu dựa trênmột số tiêu chí như Năng lực kinh nghiệm, giải pháp chất lượng, tiến độ, giá cả,phương thức thanh toán, thị phần…

Năng lực kinh nghiệm:

Là kinh nghiệm, là con người đã thực hiện sản xuất những sản phẩm tương

tự Với yêu cầu cao về mặt kỹ thuật, chất lượng, độ phức tạp mỗi loại sản phẩm xây

Trang 29

lắp khác nhau như nhà cao tầng, nhà chung cư, công trình văn hóa, công trình giaothông,… thì năng lực, kinh nghiệm sản xuất lại có những yêu cầu khác nhau Đây làyếu tố cấu thành trong hồ sơ chào bán sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp, là yếu tốrất quan trọng để khách hàng xem xét lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp Cáccông trình xây dựng đều có giá trị lớn, yêu cầu rất cao và khắt khe về chất lượng,tiến độ thi công, vì vậy nó đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những năng lực kinhnghiệm nhất định, đáp ứng đủ yêu cầu mà khách hàng đưa ra Một doanh nghiệp cókinh nghiệm đã thi công một sản phẩm tương tự như với sản phẩm mà khách hàngyêu cầu sẽ là một đảm bảo để doanh nghiệp đó sản xuất ra sản phẩm đáp ứng yêucầu của khách hàng Ví dụ như một doanh nghiệp chưa có một sản phẩm nhà 2 tầnghầm thì khách hàng sẽ không tin tưởng giao đơn hàng thi công sản phẩm nhà có 3tầng hầm vì yêu cầu về tổ chức thi công, giải pháp kỹ thuật đảm bảo chất lượng và

độ phức tạp giữa sản phẩm nhà 1 tầng hầm và 3 tầng hầm là rất khác biệt Vì vậymột doanh nghiệp xây lắp chưa có sản phẩm tương tự với yêu cầu của khách hàngthì cũng rất khó để khách hàng tin tưởng giao cho đơn hàng

Chất lượng:

Chất lượng sản phẩm là một phạm trù khá rộng lớn và phức tạp phản ánhtổng hợp các nội dung kinh tế, kỹ thuật của sản phẩm Do tính đặc thù của sản phẩmxây lắp đó là giá trị lớn, khó khắc phục sửa chữa khi sảy ra sai sót, thời gian sửdụng lâu và ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của người sử dụng, vì vậy chất lượngsản phẩm là một tiêu chí hàng đầu để đánh giá sản phẩm xây lắp Trong xây lắp thìtiêu chí đánh giá chất lượng sản phẩm của khách hàng thường dựa trên giải pháp,quy trình kỹ thuật về chất lượng sản phẩm, các cam kết về chất lượng khi chào bánsản phẩm (vì sản phẩm xây lắp phải trình bày quy trình sản xuất, đảm bảo chấtlượng cho khách hàng trước khi nhận đơn hàng và sản xuất) tốt hơn so với các sảnphẩm được chào bán của các doanh nghiệp khác hay số lượng các sản phẩm củadoanh nghiệp được khách hàng đánh giá chất lượng tốt so với sản phẩm của doanhnghiệp khác Ngoài ra có thể xem xét đến các sản phẩm của doanh nghiệp được các

tổ chức như Bộ xây dựng, Hiệp hội nhà thầu xây dựng, tổ chức chức chứng nhận hệ

Trang 30

thống quản lý chất lượng sản xuất công nhận sản phẩm đạt chất lượng tốt, huychương vàng về chất lượng hay hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO,

Tiến độ:

Sản phẩm xây dựng với đặc thù là thời gian từ lúc nhận đơn hàng đến lúcgiao hàng dài, khách hàng thường phải ứng trước một lượng vốn lớn cho các nhàthầu Vì vậy việc nhận được công trình bàn giao sớm, đúng tiến độ giúp cho kháchhàng thu hồi được vốn nhanh, đưa công trình vào sử dụng đúng theo kế hoạch, tránhgây lãng phí các chi phí và cơ hội kinh doanh Chính vì vậy tiến độ thi công sảnphẩm là một trong những tiêu chí để khách hàng xem xét lựa chọn sản phẩm Tiêuchí đánh giá tiến độ thi công ở đây không đơn thuần là thời gian sản xuất và bàngiao sản phẩm mà phải có tiến độ cụ thể về nhân lực, máy móc thiết bị, vật tư, vậtliệu đáp ứng tiến độ thi công sản phẩm cùng với đó là thứ tự, thời gian thi công cáccông việc, giai đoạn phải lô gic, đúng quy trình, quy phạm xây dựng Chính vì vậy

mà sản phẩm của doanh nghiệp nào có được tiến độ ngắn nhất, chi tiết, cụ thể, đảmbảo chất lượng và các yêu cầu khác của khách hàng sẽ được khách hàng lựa chọn.Tuy nhiên, có những sản phẩm có tiến độ tốt nhất nhưng không đảm bảo thời giannghỉ giữa các công việc, giai đoạn thi công cũng như kế hoạch vốn, giải phóng mặtbằng của khách hàng sẽ không được khách hàng lựa chọn Ngoài ra còn có thể sửdụng tiêu chí về tiến độ đã sản xuất và giao hàng các sản phẩm xây lắp đúng tiến độthông qua xác nhận và đánh giá của các khách hàng

về an ninh quốc phòng

Trang 31

Ứng vốn thi công:

Là những điều khoản ứng vốn thi công công trình mà doanh nghiệp xây dựngchào bán đến khách hàng Với tình hình kinh tế bất ổn như hiện nay, việc thu xếpđược nguồn vốn để xây dựng công trình theo kế hoạch là rất khó khăn, vì vậy camkết ứng vốn là một tiêu chí tương đối quan trọng để khách hàng lựa chọn sản phẩm

Có rất nhiều công trình mà khách hàng chưa thu sếp được vốn, hoặc chưa thu sếp

đủ vốn mà vẫn muốn có sản phẩm xây lắp để sử dụng và kinh doanh trong thời giantới, thì các điều khoản thanh toán của sản phẩm cũng rất quan trọng Các mốc yêucầu của khách hàng về ứng vốn thi công đối với sản phẩm xây lắp hiện nay thường

là ứng vốn thi công sản phẩm là 30%, 50%, hay 100% Và đây là cơ sở để kháchhàng xem xét lựa chọn sản phẩm trên cơ sở khả năng thu sếp vốn vốn trả cho doanhnghiệp

Thương hiệu và uy tín:

Đặc thù là sản phẩm xây lắp thường có giá trị cao, thời gian sử dụng lâu dài,việc sửa chữa sai sót là rất khó Vì vậy thương hiệu và uy tín của doanh nghiệp xâylắp là rất quan trọng nó quyết định rất lớn đến việc mua sản phẩm xây lắp của cácChủ đầu tư Thương hiệu đơn giản không phải chỉ là cái tên mà khi lựa chọn mua

nó khách hàng sẽ luôn hiểu là cái tên đó gắn liền với chất lượng, giá cả, tiến độcũng như quá trình bảo hành, bảo trì sản phẩm của doanh nghiệp đó Đây là nhân tốảnh hưởng tích cực đến sự cạnh tranh sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp, là sứcmạnh vô hình trong cạnh tranh Khi khách hàng tin tưởng thương hiệu và uy tín củadoanh nghiệp bạn thì họ sẽ có những sự quan tâm đầu tiên về sản phẩm của doanhnghiệp bạn sau đó mới xem xét đến sản phẩm của doanh nghiệp khắc Thậm chí,khách hàng sẽ có những động thái khi đưa ra những yêu cầu trong hồ sơ mời thầuphù hợp và tạo lợi thế cho sản phẩm của doanh nghiệp bạn

Ngoài ra chế độ bảo hành, bảo trì của sản phẩm xây lắp là một yếu tố quantrọng tạo lòng tin và uy tín lâu dài đối với khách hàng Một sản phẩm có chế độ bảotrì tốt tạo cho khách hàng luôn yên tâm khi sử dụng sản phẩm của doanh nghiệp.Khách hàng không phải lo lắng về vấn đề sửa chữa khắc phục hư hỏng trong quá

Trang 32

trình sử dụng vì đặc thù của việc sửa chữa khắc phục hư hỏng sản phẩm xây lắp làphải do doanh nghiệp chuyên ngành xây dựng mới đáp ứng tốt nhất yêu cầu về chấtlượng.

Thị phần của sản phẩm:

Thị phần của sản phẩm là một tiêu chí thường được sử dụng để đánh giánăng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Thị phần được hiểu như là phần thị trườngcủa sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm giữ trong tổng dung lượng thị trường Thịphần sản phẩm của doanh nghiệp được xác định bằng công thức:

Thị phần của doanh nghiệp Doanh thu sản phẩm của doanh nghiệp

Tổng doanh thu toàn ngành

Đối với các sản phẩm xây lắp thì thị trường rất lớn, số lượng doanh nghiệprất nhiều, nên việc xem xét thị phần của doanh nghiệp trong toàn ngành không đánhgiá được một cách rõ ràng về sức cạnh tranh sản phẩm Thường thì người ta sử dụngtiêu chí thị phần tương đối Thị phần thương đối là tỷ lệ so sánh về doanh thu sảnphẩm xây lắp của Doanh nghiệp so với tổng doanh thu của các đối thủ cạnh tranhmạnh nhất để từ đó có những cái nhìn cụ thể và rõ hơn về năng lực cạnh tranh sảnphẩm của mình Thông qua sự biến động của chỉ tiêu này, ta thấy nếu chỉ số trên đạtmức cao thì sức cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp tốt so với sản phẩm của cácđối thủ cạnh tranh trên cùng địa bàn kinh doanh và ngược lại

2.2.2.3 Các phương thức cạnh tranh sản phẩm xây lắp của doanh nghiệp xây dựng hiện nay

Các doanh nghiệp xây dựng cạnh tranh sản phẩm xây lắp với nhau qua nhiềuphương thức khác nhau Các phương thức này phụ thuộc rất nhiều vào cách thức lựachọn sản phẩm xây lắp (nhà thầu) mà khách hàng – Chủ đầu tư yêu cầu như chàogiá, chỉ định thầu hay đấu thầu Đối với các công trình chỉ định thầu, chào giá cạnhtranh thì yếu tố năng lực kinh nghiệm và thương hiệu của nhà thầu là yếu tố đầu tiên

để các chủ đầu tư lựa chọn nhà thầu Sau đó, Chủ đầu tư mới quan tâm đến giá sảnphẩm xây lắp của nhà thầu Đối với các công trình đấu thầu nói chung thì Chủ đầu

tư xem xét để lựa chọn nhà thầu theo 3 bước chính đó là: Năng lực kinh nghiệm;

Trang 33

Giải pháp kỹ thuật chất lượng, tiến độ thi công; Giá dự thầu.

Vì vậy có thể nói, các sản phẩm xây lắp cạnh tranh với nhau theo 4 phươngthức chính: Năng lực kinh nghiệm sản xuất sản phẩm của nhà thầu; thương hiệu củanhà thầu; Giải pháp kỹ thuật – chất lượng; Giá dự thầu

* Phương thức cạnh tranh bằng năng lực, kinh nghiệm sản xuất sản phẩm của nhà thầu

Năng lực, kinh nghiệm của nhà thầu hầu hết là tiêu chí bắt buộc mà cáckhách hàng - Chủ đầu tư yêu cầu nhà thầu chào bán sản phẩm của mình Các Chủđầu tư rất coi trọng vấn đề này Vì khi xem xét lựa chọn một sản phẩm của nhàthầu, Chủ đầu tư phải xem xét doanh nghiệp xây lắp – nhà thầu thực hiện các côngviệc của gói thầu hoặc dự án trên có đủ trình độ, kinh nghiệm để thực hiện các côngviệc trên không? Đã có kinh nghiệm tổ chức thực hiện và thi công công trình tương

tự hay chưa? Năng lực, chuyên môn con người, thiết bị máy móc như thế nào, cóđáp ứng yêu cầu của đơn hàng hay không? Rồi hệ thống Quản lý chất lượng của nhàthầu như thế nào? Một doanh nghiệp có kinh nghiệm và uy tín, có hệ thống quản trịchất lượng tốt sẽ tạo ra một sản phẩm có chất lượng tốt Một doanh nghiệp chưa cókinh nghiệm thì sẽ không thể tạo ra sự tin tưởng của khách hàng, khách hàng khôngthể yên tâm khi giao đơn hàng cho doanh nghiệp đó Không Chủ đầu tư nào muốnthuê một nhà thầu kém năng lực chuyên môn, khách hàng luôn mong muốn ngườigiỏi nhất có thể có được Một doanh nghiệp không có đầy đủ máy móc – thiết bị thicông thì không thể thi công công trình đòi hỏi công nghệ thi công cao, khó tạo ranhững sản phẩm có chất lượng tốt và thời gian giao hàng đúng hạn Một doanhnghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, khả năng huy động vốn lưu động tốt sẽ dễdàng đảm bảo nguồn vốn cho cung ứng vật tư, thiết bị cũng như trả lương nhâncông cho công trình theo tiến độ thi công, đáp ứng thời gian giao hàng cho kháchhàng Ngược lại, Chủ đầu tư không thể giao đơn hàng cho nhà thầu có năng lực tàichính kém, điều này rất dễ dẫn đến rủi ro cho chủ đầu tư về tiến độ giao hàng cũngnhư khả năng thu hồi tạm ứng khi có tranh chấp Thực tế khách hàng không chỉ đòihỏi thuần tuý sản phẩm đảm bảo tiêu chuẩn, quy phạm, mà nhiều khi khách hàng

Trang 34

còn mong muốn cao hơn nữa Họ luôn muốn được sản phẩm tốt nhất, tối ưu cả vềmặt kinh tế, kỹ thuật, thẩm mỹ lẫn tiến độ, hoặc là họ cần thoát ra khỏi những khókhăn nhiều khi không chỉ bằng chuẩn mực mà có thể giải quyết được Như vậydoanh nghiệp xây lắp không thể chỉ có năng lực, mà phải có kinh nghiệm, bản lĩnh.Doanh nghiệp xây dựng có nhiều kinh nghiệm, năng lực chắc chắn sẽ chiếm được

sự tin cậy của nhiều khách hàng hơn

* Các giải pháp về kỹ thuật – chất lượng

Khi nhà thầu đưa ra các giải pháp kỹ thuật - chất lượng để thực hiện đơnhàng tốt nhất sẽ được các Chủ đầu tư ưu tiên lựa chọn trong quá trình đấu thầu, nhất

là khi các nhà thầu có giá chào thầu sản phẩm xây lắp như nhau Kỹ thuật và chấtlượng luôn đi đôi với nhau trong quá trình thực hiện đơn đặt hàng của nhà thầu.Giải pháp kỹ thuật tốt thì sẽ tạo ra những sản phẩm có chất lượng tốt, có hàm lượngcông nghệ cao và đáp ứng được tiến độ giao hàng nhanh nhất Nhà thầu có giảipháp kỹ thuật - chất lượng thực hiện đơn hàng kém sẽ không được chủ đầu tư lựachọn vì không đảm bảo được chất lượng sản phẩm cũng như các yêu cầu khác củachủ đầu tư Các chủ đầu tư thường yêu cầu các nhà thầu phải đáp ứng tổi thiểu 70điểm kỹ thuật theo thang điểm mà hồ sơ mời thầu quy định Có rất nhiều yêu cầu

mà một giải pháp phải đảm bảo như:

+Vật tư, vật liệu và thiết bị đưa vào công trình phải đảm bảo có nguồn gốcxuất xứ rõ ràng, phù hợp với các tiêu chuẩn, hồ sơ thiết kế

+ Phương án điều hành tổ chức thi công phải đảm bảo nhanh gọn, thuận tiện.Mặt bằng thi công phải đảm bảo thuận thiện, an toàn trong quá trình thi công

+ Dự án phải được thực hiện phù hợp với các tiêu chuẩn, quy phạm xâydựng, các điều kiện tự nhiên và xã hội và các quy định, phong tục tập quán, thóiquen và đúng thiết kế dự toán công trình đã được phê duyệt

+ Phù hợp với thiết kế công nghệ trong trường hợp dự án đầu tư xây dựngcông trình có thiết kế công nghệ

+ Phải đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh môi trường, có biện pháp an toàn

Trang 35

cho các công trình lân cận.

+ Có các cam kết, giải pháp về chất lượng và bảo hành sản phẩm.+ An toàn, tiết kiệm, phù hợp với tiêu chuẩn, quy chuẩn xây dựng được ápdụng; các tiêu chuẩn về phòng, chống cháy nổ, bảo vệ môi trường và những tiêuchuẩn liên quan khác

+ Đồng bộ trong từng công trình, đáp ứng yêu cầu vận hành, sử dụng côngtrình; đồng bộ với các công trình có liên quan

+ Có các giải pháp thi công đảm bảo tiến độ

Mỗi công trình có một đặc điểm khác nhau, yêu cầu khác nhau vì vậy cácgiải pháp đưa ra phải được xem xét và nghiên cứu kỹ lưỡng sao cho đảm bảo cácyêu cầu của hồ sơ mời thầu, các quy định của nhà nước và hiệu quả nhất, hợp lýnhất cho cho chủ đầu tư sẽ dành được sự tin tưởng của chủ đầu tư Cạnh tranh bằngcác giải pháp chất lượng là một trong những công cụ cạnh tranh quan trọng và mangtính chất đặc trưng của ngành xây dựng

* Thương hiệu của doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp ra đời cần có thương hiệu của riêng mình Đối với doanhnghiệp xây dựng, nơi mà khách hàng chỉ lựa chọn khi họ tin cậy, thương hiệu rấtquan trọng Quảng cáo nhiều không phải là cách tốt nhất để nâng cao uy tín củadoanh nghiệp qua thương hiệu Sản phẩm xây lắp thường có giá trị cao, thời gian thicông dài và là nhu cầu sử dụng rất bức thiết của khách hàng Vì vậy, Chất lượng,tiến độ công trình mới là điều quyết định để khách hàng muốn tiếp tục làm việc vớidoanh nghiệp và lựa chọn doanh nghiệp Một doanh nghiệp xây dựng luôn đảm bảochất lượng đúng như đã thoả thuận với khách hàng cho dù khó khăn đến đâu, đãcam kết là thực hiện đến cùng Một doanh nghiệp luôn giao hàng sớm và đúng hạntrong bất kỳ thời điểm nào thì sẽ tạo được lòng tin rất lớn đối với khách hàng Mộtdoanh nghiệp có chế độ bảo hành, bảo trì tốt với sản phẩm của mình, luôn tạo ra sựthoái mái trong sử dụng sản phẩm sau khi giao hàng cũng được các Chủ đầu tư đánhgiá rất cao Doanh nghiệp không thoái thác trách nhiệm thì khách hàng hiểu và tạothuận lợi hơn cho doanh nghiệp và khi đó doanh nghiệp sẽ luôn là nơi mà khách

Trang 36

hàng tin tưởng, lựa chọn và nhớ đến đầu tiên khi có nhu cầu xây dựng

* Cạnh tranh bằng giá dự thầu

Cạnh tranh bằng giá dự thầu trong xây dựng cũng là yếu tố quan trọng.Ngoài có các giải pháp kỹ thuật tối ưu và hợp lý thì doanh nghiệp cũng muốn đưamức giá thấp hấp dẫn người tiêu dùng hơn các đối thủ cạnh tranh

Giá dự thầu là giá cả sản phẩm xây lắp được xây dựng theo quy định của nhànước, được xác định theo giá trị xây lắp, thiết bị trong tổng mức đầu tư của dự án.Doanh nghiệp căn cứ vào các yếu tố năng lực thực sự của doanh nghiệp, mục tiêutham gia đấu thầu, quy mô, đặc điểm của dự án, vị trí thi công của dự án, phong tụctập quán của địa phương để đưa ra giá dự thầu thích hợp để đạt mục tiêu tương ứng

về lợi nhuận, công ăn việc làm hoặc thâm nhập thị trường mới

Cạnh tranh bằng giá dự thầu được thể hiện qua các chính sách (sau khi đãvượt qua phần kỹ thuật) như:

+ Chính sách giá cao: áp dụng khi doanh nghiệp xây lắp có một khả năngcông nghệ hoặc giải pháp đặc biệt độc quyền Khi đó buộc các chủ đầu tư phải chấpnhận giá cao tuy nhiên không vượt quá giá xét thầu (đối với các công trình do Nhànước quản lý)

+ Chính sách giá thấp: doanh nghiệp đưa ra mức giá dự thầu thấp nhằm loạitrừ các đối thủ cạnh tranh hiện có và ngăn ngừa các đối thủ cạnh tranh mới Việcnày đòi hỏi doanh nghiệp phải tận dụng nguồn lực sản xuất và giảm chi phí, đồngthời doanh nghiệp phải biết rõ chi phí thấp nhất của mình có thể đạt được, ở đâydoanh nghiệp có thể lấy mức giá hoà vốn làm cận dưới để xác định giá dự thầu

+ Chính sách giá linh hoạt theo thị trường: các doanh nghiệp phải tuỳ thuộcvào thị trường để đưa ra giá dự thầu thích hợp Chẳng hạn khi nhu cầu đầu tư của xãhội giảm thì doanh nghiệp có thể đưa ra giá dự thầu thấp để đảm bảo thắng thầu và

để tăng khả năng cạnh tranh

+ Chính sách phân hoá sản phẩm: với chính sách này khi xác định giá dựthầu doanh nghiệp phải phân biệt cho từng khu vực địa lý với từng chủ đầu

Tóm lại, tuỳ theo từng công trình cụ thể, tiềm lực lao động, khả năng về vốn,

Trang 37

thiết bị, mục tiêu tham gia đấu thầu để nhà thầu đưa ra mức giá bỏ thầu hợp lý

Trên đây là 4 phương thức chủ yếu được các doanh nghiệp xây dựng sử dụngtrong cạnh tranh đấu thầu sản phẩm xây lắp Những phương thức này có thể sửdụng một cách độc lập hoặc kết hợp tuỳ thuộc và từng tình huống, tầm quan trọngcũng như ý nghĩa kinh tế của từng đơn hàng

Trang 38

Chương 3 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH SẢN PHẨM CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 3 - VINACONEX 3

3.1 Tổng quan về công ty cổ phần VINACONEX 3

3.1.1 Giới thiệu chung về Công ty

Tên giao dịch quốc tế CONSTRUCTION JOINT STOCK COMPANY NO.3

Trụ sở 249 Hoàng Quốc Việt – Cầu Giấy – Hà Nội

Ủy viên HĐQT Ông Đinh Tiến Nhượng

Ông Nguyễn Nam HảiÔng Nguyễn Lưu Thụy

Bà Đái Ngân HàTổng giám đốc: Ông Đinh Tiến Nhượng

Trang 39

Điện thoại: 0280.3457456

* Ngành nghề kinh doanh và hoạt động chính của Công ty

Qua 20 năm hoạt động, Công ty đã từng bước phát triển từ một đơn vị xây lắpđơn thuần trở thành một đơn vị chuyên doanh trong ba lĩnh vực chính là:

1 Lĩnh vực xây lắp:

- Công trình xây dựng dân dụng.

- Công trình công nghiệp.

- Công trình hạ tầng.

- Các công trình chuyên dụng khác.

2 Lĩnh vực quản lý, thực hiện các dự án đầu tư

3 Sản xuất vật liệu xây dựng

SƠ ĐỒ BỘ MÁY TỔ CHỨC

(Nguồn: hồ sơ năng lực VINACONEX3)

Trang 40

Qua sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động hiện nay của Công ty ta thấy cơcấu tổ chức quản lý của công ty được bố trí theo kiểu trực tuyến chức năng Tổnggiám đốc điều hành trực tiếp trong doanh nghiệp thông qua các Phó tổng giám đốc vàcác phòng ban tham mưu Các Phó tổng giám đốc và các phong ban có trách nhiệmthực hiện mệnh lệnh từ Tổng giám đốc và tham mưu cho Tổng giám đốc theo chứcnăng nhiệm vụ được giao Số lượng các phòng ban công ty không lớn, đủ giúp choTổng giám đốc có thể dễ dàng kiểm tra và có những chỉ đạo nhanh chóng kịp thời.

Tổng giám đốc: Chịu trách nhiệm chỉ đạo chung, trực tiếp chỉ đạo và quản lý

5 phòng ban chức năng, nhà máy vật liệu xây dựng, công ty B.O.T

Phó tổng giám đốc phụ trách kỹ thuật: giúp việc cho tổng giám đốc về kỹ

thuật, kế hoạch, đồng thời trực tiếp chỉ đạo thi công và kiểm tra chất lượng các côngtrình Chỉ đạo và theo dõi điều hành các đội, các ban chủ nhiệm công trình về chấtlượng, tiến độ thi công công trình

Phó tổng giám đốc phụ trách tài chính: Phụ trách về công tác nguồn vốn và

công tác kế toán cho công ty Chỉ đạo trực tiếp các đội, ban chủ nhiệm công trìnhtrong công tác thanh quyết toán và thu hồi công nợ

Phó tổng giám đốc phụ trách đầu tư và kinh doanh: Phụ trách về công tác

đầu tư và kinh doanh bất động sản của Công ty Có trách nhiệm chỉ đạo trực tiếpquá trình thực hiện đầu tư và kinh doanh tại các dự án

Phòng kế hoạch kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo công ty về công tác xây

dựng và chỉ đạo kế hoạch, kỹ thuật trong sản xuất Giúp việc cho lãnh đạo công tytrong công tác tiếp thị, đấu thầu ký kết các hợp đồng xây lắp Giám sát quá trình thicông đảm bảo kỹ thuật, chất lượng và tiến độ theo hợp đồng đã ký kết

Phòng tài chính kế toán: Giúp việc cho lãnh đao công ty trong lĩnh vực

hạch toán kế toán và sử dụng nguồn vốn Giám sát việc thực hiện các chính sáchkinh tế, chế độ tài chính trong công ty

Phòng tổ chức hành chính: Tham mưu và giúp việc cho lãnh đạo công ty

trong công tác nhân sự Giúp lãnh đạo công ty nên kế hoạch chương trình làm việc

Tổ chức và giám sát công tác tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực và tiền lương

Ngày đăng: 19/05/2015, 08:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w