1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam

58 9,5K 58
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 58
Dung lượng 327 KB

Nội dung

Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quá trình lao động sản xuất và đời sống nhân dân

Trang 1

Mở đầu1.Mục đích, ý nghĩa chọn đề tài

Truyện cười dân gian Việt Nam ra đời và phát triển cùng với quátrình lao động sản xuất và đời sống nhân dân Khi tư duy con người tươngđối phát triển, họ ý thức được tầm quan trọng của truyện cười Nó khôngchỉ đem lại tiếng cười mua vui cho thiên hạ để cho họ giải tỏa những mệtnhọc, vất vả sau một ngày lao động tích cực mà truyện cười còn có tácdụng phê phán, châm biếm, mỉa mai các thói hư tật xấu của con người Cókhi nó được xem như là một thứ vũ khí sắc bén để đấu tranh chống lạinhững bất công của tầng lớp trên Mà tiếng cười ấy, nó phản ánh sự thôngminh, tư duy sâu sắc của người Việt nói chung và nhưng con người có trítuệ, khả năng giao tiếp nhanh nhạy nói riêng Ở đó đã có sự kết tinh củamột quá trình chọn lọc, khái quát và nó xứng đáng được xem là một tácphẩm hoàn chỉnh, một chỉnh thể thống nhất và toàn vẹn

Đề tài “nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam” còn khá mới

mẻ, hấp dẫn Cho nên tôi chọn đề tài này với mong muốn đi sâu khai thácmột số biện pháp gây cười cũng như nó sẽ giúp tôi hiểu thêm về truyệncười dân gian Việt Nam - nó là một yếu tố quan trọng trong thi pháp truyệncười Đề tài này với hi vọng sẽ góp phần khơi gợi sự chú ý của độc giả,nhằm tăng số lượng cũng như chất lượng cho người đọc về thể loại truyệncười

Trang 2

Vũ NGọc Khánh ( 1 ), Bình giảng thơ ca - truyện dân gian, NxbGiáo dục

Nguyễn Xuân Kính( ), Tổng tập văn học dân gian người Việt,Hoàng Bắc( ), Truyện cười người xưa,

Thu Trinh( ), Truyện cười xưa và nay

Nguyễn Đức Hiền(1995), 40 truyện Trạng Quỳnh, Nxb Thanh Hóa

Lữ Huy Nguyên( ), Truyện cười dân gian Việt Nam- truyện tiếulâm và các Trạng

Chí Vĩnh(2006), Truyện Tiếu lâm Việt Nam, Nxb Văn hóa thông tin Triều Nguyên(2004), Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương ngườiViệt, Nxb Giáo dục

Còn nhiều bài phân tích, nghiên cứu của nhiều tác giả khác mà tôichưa thể thống kê ra hết Nó giúp cho bạn đọc hiểu biết sâu sắc và hứng thúhơn về truyện cười

Mặc dầu đã có nhiều công trình nghiên cứu về truyện cười, nghệthuật truyện cười, họ đã đưa những đánh giá, nhận xét và nhiều dẫn chứngchứng minh cho bài viết của mình nhưng nhìn một cách tổng thể thì sốlượng các công trình nghiên cứu vẫn còn ít và chưa thực sự đáp ứng đượchết những nhu cầu ngày càng cao của thể loại này

3.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.Phương pháp nghiên cứu

Vận dụng các phương pháp như:

Trang 3

Phương pháp thống kê: thống kê các truyện dân gian Việt Nam ,cáccông trình nghiên cứu đi trước và nhiêu đánh giá, nhận xét Trên cơ sở đó

để ta có một cái nhìn khách quan, tổng thể hơn về vấn đề

Phương pháp phân tích, tổng hợp: cùng với việc thống kê cần phải

có một óc phân tích, tổng hợp một cách logic, hợp lý Vừa tổng hợp vừađưa ra những dẫn chứng để phân tích, mổ xẻ vấn đề

Phương pháp thi pháp học: vận dụng các khái niệm,các phương pháp

và các tri thức trong thi pháp học để làm rõ nghệ thuật truyện cười

Phương pháp logic học: bất kì một vấn đề gì cũng cần phải sử dụngphương pháp này, dù ít dù nhiều Bởi phương pháp logic giúp ta có mộtcách phân tích đúng đắn cả về trình tự sắp xếp, cách nghiên cứu khoa học

và tiết kiệm được thời gian

Phương pháp đối chiếu - so sánh: sử dụng phương pháp này để đốichiếu, so sánh sự giống và khác nhau giữa các truyện ở các vùng miền, cácgiai đoạn lịch sử hay là giữa truyện cười dân gian Việt Nam truyền thống

và truyện cười hiện đại

5.Bố cục của đề tài

Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài chúng tôi kêt cấu gồm có

ba chương sau:

Chương 1.Giới thiệu chung về truyện cười dân gian Việt Nam

Chương 2.Khảo sát một số biện pháp gây cười trong truyện cười dângian Việt Nam

Chương 3.Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân gian Việt Nam

6.Đóng góp của đề tài

Kế thừa và tiếp tục phát huy nhưng thành tựu của những công trìnhnghiên cứu nghệ thuật truyện cười đi trước, chúng tôi mong muốn sẽ gópthêm công sức vào việc khảo sát một số biện pháp nghệ thuật gây cườitrong truyện cười dân gian Việt Nam- một trong những yếu tố quan trọngtrong nghệ thật truyên cười dân gian

Bằng các phương pháp hệ thống, phân tích- tổng hợp, so sánh- đốichiếu,phương pháp thi pháp học và phương pháp logic học, để hệ thốnghóa vấn đề nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam một cách khái quát,

Trang 4

đầy đủ nhất Nhằm mục đích giúp bạn đọc tìm hiểu, khám phá và phân tíchnhững phần tiếp theo

Trang 5

NỘI DUNG Chương 1 Giới thiệu chung về truyện cười dân gian Việt

Nam1.1 Khái niệm truyện cười

Truyện cười là những truyện kể về những hiện tượng đáng cườitrong cuộc sống, trong hành vi của người đời, nhằm gây ra tiếng cười Cóthể là tiếng cười mỉm,nhưng thường là cười giòn giã Có thể là cười mộtcách vui vẻ, nhẹ nhàng nhưng thường là cười mà phẫn nộ, mà khinh ghét

Truyện cười chia thành hai loại chính:

Truyện cười kết chuỗi: là những mẫu giai thoại hài hước xoay quanhmột nhân vật có thực hiawcj được coi là có thực (Trạng ) Nói về TrạngQuỳnh- một con người nổi tiếng trong nhân dân, không ai là không nghenhắc đến, có viết” Từ ngày cụ Quỳnh mất đến nay, người ta vẫn nghenhắc đến con người ấy,đến Trạng Quỳnh và kể truyện Trạng Quỳnh, đâuphải là điều ngẫu nhiên Nhưng đó là truyện Còn con người, phải có mộtcon người có thật, phải từ một con người có thật và ta đã tim được conngười đó Đọc sách, đọc những bài phú và gia phả, tôi đủ tin, rất tin ”-(Phạm Văn Đồng)

Tại xã Hoằng Lộc( Thanh Hóa) hiện lên vẫn còn di tích lịch sử quốcgia về dòng họ Trạng Quỳnh, trên bàn thờ còn đề đôi câu đối bằng chữHán:

Lê đại kỳ tài, giai tác thế truyền, Danh phú đặc tuyển

Thang Châu ngạo cốt, cống sinh dân mộ, Trạng Nguyên vinh xưng

Trang 6

- (Nhà nghiên cứu văn học lão thành Tảo Trang Vũ Tuấn Sán đềtặng)

- Vào giữa thế kỉ XVIII đến cuối thế kỉ XIX, khi chế độ phong kiếnđang trên bước đường suy tàn và bắt đầu bộc lộ bản chất xấu xa, tàn nhẫn,đúng lúc đó Trạng Quỳnh xuất hiện đánh cho tơi bời từ trên xuống dưới, từVua- Chúa, quan lại cho đến những tên lính tham lam, cậy thế vơ vét tiềnbạc của nhân dân và đánh vào tận những tường thành của chế độ phongkiến lỗi thời, vào thần thánh, không một chút nể nang

Truyện cười không kết chuỗi :là truyện cười có kết cấu hoàn chỉnhtồn tại độc lập mang tính phiếm chỉ( chỉ chung, không có tính xác định cụthể về thời gian, không gian, địa điểm, nhân vật )

Truyện cười không kết chuỗi chia thành nhiều tiểu loại khác nhau:+ Truyện khôi hài( hài hước) là truyện có tiếng cười nhằm mục đíchmua vui là chủ yếu, không hoặc it có tính chất phê phán đả kích Chẳng hạn

như: truyện Tay ải tay ai, Ba anh mê ngủ,

Truyện Ba anh mê ngủ kể rằng ba anh uống rượu say cung ngủ một

giường Giáp ngứa đùi nhưng lại cứ nhè đùi Ất mà gãi Gãi mãi không thấykhỏi ngứa, lại càng gãi mạnh đến nỗi đùi Ất bị chảy máu lênh láng Ất thứcdậy thấy ướt đùi lại ngỡ Bính đái dầm, đánh thức Bính dậy Bính dậy điđái, nghe thấy tiếng lọc rượu ở hàng xóm, tưởng mình đái chưa hết, cứđứng mãi Bỗng có lính đi tuần thấy Bính đứng đầu nhà, ngò đâu là thằng

kẻ trộm, kêu lên: “Có trộm! ” Bính giật mình, chui qua giậu vào nhà hàngxóm, bi lính vụt vào lưng mấy gậy Người hàng xom thấy động, chạy ra.Bính vội xua tay bảo:”Suỵt! Im , ngoài ấy có người vừa phải đòn!” Ba anhchàng này đã mất hết cảm giác đúng đắn về hiện thực, mà họ cứ tưởngmình tỉnh táo lắm Mâu thuẫn này là cơ sở của sư hài hước Tiêng cười bật

ra, để “tố cáo” mâu thuẫn ấy; Ngoài ra, nó không tố cáo một cái gì lạc hậu,xấu xa, phản động Truyện cười này đặt ra để mua vui, giải trí gọi là truyệnkhôi hài

+ Truyện trào phúng( hay châm biếm) chứa đựng tiếng cười có nội

dung phê phán, đả kích mạnh mẽ như: Lạy cụ đề ạ, truyện Phú hộ ngã

sông, truyện Nam mô boong,

Trang 7

Chẳng hạn như truyện Thà bị rang khô, tên keo kiệt trong truyện chỉ

vì tham lam đồng tiền của một đứa bé đánh rơi, vì muốn lddoatj được, nhấtđịnh lấy cho được đồng tiền ấy Hắn “vội vàng nhét đồng tiền vào mồm”rồi “hắn vội nuốt đồng tiền” khi đứa bé đòi nhưng lại mắc ngay ở cuốnghọn Thật là tội nghiệp cho hắn, chỉ vì một đồng tiền mà phải bán rẻ lòng tựtrọng, danh dự, nhân phẩm của mình Để phải trả giá cho lòng tham ấybằng cả tính mạng của mình và ngàn đời sau còn kể mãi về cái chết của tênkeo kiệt này Tiếng xấu còn dơ ngan năm sau, con cháu của lão biết giấumặt đi đâu Mà không chỉ dừng lại ở đó, gần chết hắn gọi các con lại hỏi:cha chết thì chôn thế nào Ta cứ tưởng hắn quan tâm đến mồ yên mả đẹp làchuyện thường tình của người sắp đi xa, hợp với lẽ tự nhiên Không ngờhắn lại lắc đầu ngầy ngậy khi đứa con lớn nói sẽ mua cho cõ quan tài lớn,mời hòa thượng và đạo sĩ cầu kinh Còn đứa con út hiểu lòng cha, hắn nói:

“Sau khi cha chết chúng con phải học theo cha, con sẽ bỏ cha vào chảoluộc, rồi xẻo thịt giả làm thịt la đem bán”, hắn nghe xong vui mừng khônxiết Vẫn chưa xong, vừa nhắm mắt hắn nói:” Lúc xẻo thịt nhất định phảichú ý lấy một đồng tiền mắc trong cuống họng của cha nhé”, hắn mới chịunhắm mắt chết hẳn Đến lúc sắp hồn lìa khỏi xác, lúc con người thoát mọitính toán, mọi mưu toan của cuộc sống để về với cõi yên tĩnh, vĩnh hằng,người ta muốn trăng trối những lời tốt đẹp cho con cháu,quý trọng giâyphút thiêng liêng ấy thì hắn lại chỉ chăm chăm một việc nhớ nhắc đến mộtđồng tiền trong cổ họng Đặc biệt là sau khi chết, nghe Diêm Vương quyếtđịnh trừng phạt tội tham lam quá đáng của hắn bằng cách bỏ vào vạc dầuthì hắn vội quỳ xuống nói: “ Thưa Diêm Vương, xin ngài hãy giữ lại chỗdầu, gửi về cho nhà tôi, tôi nguyện được rang khô trong chảo!” Tiêng cườichua chát, cay đắng tận cổ họng bởi một thói tham lam, keo kiệt tới tộtcùng của lão Thật hết chỗ nói Qua đó, truyện châm biếm, đả kích mạnh

mẽ vào nhưng thói hư tật xấu của con người

+ Truyện tiếu lâm(theo nghĩa hẹp) là những truyện cười dân gian

mang yếu tố tục, có tác dụng gây cười mạnh mẽ Ví dụ như truyện Đỡ đẻ

giỏi nhất đời, Đầy tớ, Trời sinh ra thế, Thơm rồi lại thối,

Trang 8

Truyện cười là truyện kể để cười, tức là để gây ra cái cười Vì thế,muốn hiểu được cặn kẽ nó phải làm rõ hai khái niệm: cái đáng cười và cáicười.

+ Cái đáng cười là cái gây ra cái cười Đó là những hiện tượng mangmột loại mâu thuẫn đặc biệt: hình thức bên ngoài có vẻ hợp lẽ tự nhiênnhưng thực chất bên trong lại trái tự nhiên; hình thức bên ngoài có vẻ phùhợp với nội dung bên trong, nhưng lại để lộ ra sự không phù hợp Tom lại ở

đó có một cái gì đó ngược đời

+ Cái cười là hành động cười, do cái đáng cươidf và do trí óc ta pháthiện cái đáng cười Như vậy tất nhiên, phải có cái đáng cười thì mới có cáicười Nhưng có cái đáng cười mà trí óc ta không phát hiện ra nó, tức cáingược đời không phát hiện ra ở hiện tượng thì cũng không có cái cười

1.2 Một số đặc điểm về truyện cười dân gian Việt Nam

Truyện cười là thể loại truyện kể ngắn gọn bậc nhất Dài cũng chỉđến 15 - 20 câu Ngắn thì 5 - 7 câu Trung bình khoang trên dưới 10 câu.Tuy ngắn thế, nhưng cũng là “ cả một câu chuyện” có mở đầu, có diễnbiến, có kết thúc Và cũng có nhân vật, lại phần lớn là nhân vật”có nét”,khó quên Toàn bộ các yếu tố của thi pháp truyện cười, như kết cấu, nhânvật, ngôn ngữ kể chuyện đều phục vụ mục đích gây cười

Truyện cười có những tiếp điểm với những thể loại sử dụng cái cườinhư truyện cổ tích (nhiều khi truyện cổ tích cũng đã có yếu tố gây ra tiếng

cười Trong truyện Cây tre trăm đốt, truyện Dì phải thằng chết trôi, Tôi

phải đôi sấu sành, tác giả dân gian lam ta cười vì những hành động, cử

chỉ, những hoàn cảnh của nhân vật) hay truyện ngụ ngôn (Thầy bói xem

voi, Mèo lại hoàn mèo, ) tuy có gây ra tiếng cười nhưng mục đích của nó

chỉ giữ vai trò điểm xuyết làm cho truyện thêm duyên dáng, đậm đà màthôi chứ không chiếm vị trí trung tâm trong sự phát triển của câu truyện.Còn truyện cười trái lại bao giờ cũng nhằm mục đích gây cười Đằng saumục đích gây ra tiêng cười, còn có thể còn mục đích khác sâu xa hơn (ởtruyện cười trào phúng) nhưng trước hết phải đạt mục đích gây cười đã

Kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam lấy từ nhiều nguồn tư liệukhác nhau, từ truyện Trạng Quỳnh với trí tuệ và sức tưởng tượng phong

Trang 9

phú của nhân dân, nhân vật Trạng Quỳnh được xây dựng nên với sự thôngminh, nghịch ngợm đến cao độ, đả kích vào bọn quan lại Vua - Chúa phongkiến thối nát; Cho đến truyện Trạng Bói (Trạng Lợn) Trạng Lợn tên làChung Nhi, đã được hư cấu từ nguyên mẫu Dương Đình Chung- cậu bé văndốt vũ dát, nhờ số đỏ và gan liều nên được danh tiếng, được vợ đẹp và trởthành “ Chân Trạng Nguyên” rồi “Lương Quốc Trạng Nguyên” Qua hìnhảnh Chung Nhi, tác giả đã cất tiếng cười chế giễu xã hội thời Lê - Trịnh, tất

cả những giá trị lớn lao nhất, những gì trang nghiêm nhất chỉ còn là lớp vỏche đậy bên ngoài, một tấn hài kịch- một xã hội được xây dưng trên sự giảdối, mọi thứ đều giả, kể cả trí tuệ cũng là trí tuệ giả; Truyện Xiển Bột,truyện Thủ Thiệm ra đời lúc ác giả ác bá- tay sai giặc Pháp xâm lược, bọnhãnh tiến vì đồng tiền, quên đạo lý dân tộc,nhân dân ta chịu cảnh”một cổhai troong” chịu bao khó khăn, đói khổ Truyện cười giai đoạn này khôngchỉ mang tính chất châm biếm đả kích bọn Vua chúa, quan lại, địa chủ mà

cả bọn thực dân Pháp và cả cười vào những thói hư tật xấu của người đời.Tiêng cười mang đậm màu sắc từng vùng miền, tùy hoàn cảnh và ngôn ngữđịa phương mà có những nét đặc trưng riêng, nét độc đáo riêng Tiếng cườicủa Thủ Thiệm “tếu hơn”, tiếng cười của Xiển Bột “cay” hơn; Truyện BaGiai – Tú Xuất in đậm của văn minh đô thị đang bước phát triển cùng mộtthứ đạo lý bình dân phường phố Đó là quan niệm ứng xử của một sốkhông ít người dân thành thị và còn nhiều truyện cười dân gian khác nữa

mà chung ta chưa sưu tầm hết Tất cả những truyện cười đó nhiều khi có sựtrùng lặp về mô típ giống nhau nhưng đó là điều không tránh khỏi trongđiều kiện truyện cười chủ yếu truyền miệng và được nhân dân sáng tác đểmua vui hoặc chế giễu, đả kích đối tượng tầng lớp trên lúc bấy giờ

Vì truyện cười trước hết bao giờ cũng nhằm mục đích gây cười nênmọi chi tiết, sự kiện từ lời nói nhân vật, hành động, cử chỉ đều đáng cười vàđược đặt trong tình huống hoàn cảnh đáng cười, đầy kịch tính để cho nhânvật bộc lộ cái cười một cách tự nhiên, bất ngờ Việc một số biện pháp nghệthuật như phóng đại, ngoa dụ, nghệ thuật chơi chữ, truyện cười đạt đếnhiệu quả cao cho mục đích gây cười

Trang 10

Chương 2 Khảo sát một số biện pháp gây cười trong

truyện cười dân gian Việt Nam2.1.Nhân vật

Khác với nhân vật truyện cổ tích có cả một số phận, cuộc đời, nhânvật truyện cười đơn giản chỉ là hành vi ứng xử của nhân vật trong một hoàncảnh nhất định và hành vi ứng xử ấy luôn luôn biểu hiện ở lời nói, cử chỉđáng cười Đó chỉ là những “lát cắt” trong cuộc đời, số phận nhân vật màthôi Tuy nhiên, ở đó nó hội tụ được tất cả những nét đặc sắc, những đặcđiểm cơ bản tiêu biểu đáng cười mà tác giả dân gian muốn gửi gắm

Nhân vật trong truyện cười xuất hiện mọi tầng lớp trong xã hội, từVua chúa, thần thánh, quan lại, địa chủ, sư sãi, ông đồ, cho tới nhữngcon người bình dân Họ đã tạo ra một bức tranh xã hội sinh động, phongphú và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong hoàn cảnh lúc bấy giờ Nhânvật trong truyện cười “có nét” độc đáo, khó quên, dễ hình dung và ta có thểbắt gặp một “kiểu” người trong xã hội

Các nhân vật trong truyện Trạng (như Trạng Quỳnh, Trạng Lợn,Xiển Bột, Thủ Thiệm,Thằng Cuội, Ông Ó, Ba Phi, ) thuộc hệ thốngnhững truyện kể về kiểu nhân vật trí xảo, “đối xứng” với hệ thống nhữngtruyện về nhân vật khờ khạo Nhân vật chính trong truyện cười là nhân vật

bị cười và nhân vật “sinh sự” (như chú tiểu trong truyện Đậu phụ, anh đầy

tớ trong truyện Chốc nữa tao sang, ) lại có kẻ khờ khạo, không cố ý, còn

nhân vật chính trong truyện Trạng, nhìn chung là nhân vật tài trí, trí xảochuyện đi đánh động những mâu thuẫn đáng cười trong “tấn trò đời”

Nhân vật trong truyện cười là kiểu nhân vật gây cười, nó được bộc lộqua cách đặt tên nhân vật, lời nói đáng cười, cử chỉ đáng cười,

2.1.1 Cách đặt tên nhân vật

Hệ thống nhân vật trong truyện cười rất phong phú, đa dạng, tuy chỉ

là một “lát cắt” trong cuộc đời, số phận nhân vậtnhuwng mỗi nhân vật đều

có “ nét” rất độc đáo, rất riêng Hầu hết các nhân vật truyện cười mang tínhchất phiếm chỉ, có nghĩa là mỗi nhân vật xuất hiện với những cái tên chungchung chứ không phải là một con người cụ thể nhất định nào đó Cách đặt

Trang 11

tên nhân vật có khi dựa vào chức sắc, vai trò, vị trí và công việc họ đanglàm để đặt tên cho nhân vật( chẳng hạn: ông Vua, Chúa, tên quan huyện,nhà sư, thầy đồ, thầy địa lý, thầy bói, ) hay đặt tên cho nhân vật dựa theotính cách, hoàn cảnh của nhân vật( anh chàng sợ vợ, anh chàng mồ côi,chàng lười, tên keo kiệt, tên nhà giàu, ) Mỗi cái tên của nhân vật là đạidiện một hạng người, một giai cấp nào đó trong xã hội Còn có cả nhữngcái tên nhân vật là sự kêt hợp của tầng lớp, chức sắc trong xã hội cùng vớitính cách của nhân vật Chẳng hạn như nhân vật quan huyện Tiền trong

truyện Chửi huyện Tiền, mới nghe tên đã thấy bản chất tham nhũng, đục

khoét của cải, tiền bạc của nhân dân không từ một thủ đoạn nào Quatruyện này, tên huyện Tiền- tri huyện Thiệu Hóa đã bị Xiển-một con ngườirất thông minh, chuyện “sinh sự” với những kẻ quấy phá nhân dân chơi chomột vố đáng đời “Một hôm, Xiển ăn vận quần áo nông dân, tay cầm mộtnắm tiền, ngồi trước cổng huyện, dằn từng đồng xuống đất, miệng lẩmbẩm: “Đồng này tốt, đồng này xấu,đồng này xấu,đồng này tốt “Tên línhgác cổng thấy lạ chạy ra xem, động lòng tham nên hắn vơ vội lấy mấy đồngđút vào túi Xiển túm ngay lấy, hắn kêu cướp ầm lên” Đến đây, Xiển đã có

cớ, kế hoạch đang thuận lợi, được xét hỏi, Xiển “giả bộ ấp úng chỉ tay vàoquan rồi lại chỉ vào lính, nói:-Bẩm quan quân ăn cướp tôi đang thử xem

“tiền tốt” hay “tiền xấu”, dạ bẩm quan thấy tiền là ăn cướp Hừ, tiền,tiền, mả cha tên cướp tiền” Khi ấy, quan huyện Tiền tái mặt, biết là gặpphải Xiển, chỉ biết lẫn vào trong Được thể nên Xiển vừa đi vừa chửi đổng:

“- Tiền, tiền, mả cha tên cướp tiền! Mả cha thằng cướp tiền” Tiếng cườicất lên hả hê, giòn giã, đánh một đòn mạnh vào bọn tầng lớp phong kiếntham lam bất chính, cướp mồ hôi xương máu của nhân dân mà đại diện làtên quan huyện Tiền

Đã là truyện cười dân gian thì phải làm thế nào gây được tiếng cườigiòn giã nhất Nghệ thuật truyện cười dân gian trước hết là nghệ thuật gâycười Muốn gây cười không thể không có lời nói đáng cười, cử chỉ đángcười, hoàn cảnh đáng cười,

2.1.2 Lời nói đáng cười

Trang 12

Một số truyện cười đã lấy một lời nói ngộ nghĩnh (nghĩa là trái tựnhiên, không hợp với lẽ thường hoặc máy móc) để gây cười Thí dụ như

truyện Giấu đầu hở đuôi! Luật rằng kẻ nào nhìn thẳng vào mặt Vua khi

ngài ngự ra ngoài thì bị chém đầu Chúa đắc thế, muốn sánh ngang vớithiên tử, cũng ra lệnh “ thần dân không được nhìn mặt Chúa!” Cho nên việcQuỳnh tồng ngồng, chui đầu vào bụi, chổng đít ra ngoài, trả lời một cách tựnhiên khi Chúa hỏi: “Thần đang tắm dưới sông Khôn nổi thần chỉ biết bơingửa mà không biết lặn, sợ nhìn mặt Chúa thì phạm thượng cho nên khôngkịp che thân cứ thế rúc đầu vào bụi Nào ngờ giấu đầu lại hở đuôi!” Lời nói

có đầu có đuôi, trình bày mọi nguyên cớ, lý lẽ rất đầy đủ và chặt chẽ.Quỳnh cũng thực hiện đúng lệnh của Chúa, không dám sai một lời, khôngdám nhìn mặt Chúa vì sợ bị phạm thượng, cho nên Quỳnh rúc đầu vào bụi

Đó là một lẽ tự nhiên, một lời nói rất lôgic “Giấu đầu” là việc cần làm, nênlàm rất phù hợp với hoàn cảnh của Quỳnh lúc bấy giờ, còn việc “thòi đuôi”

là việc ngoài ý muốn Nhưng xét kĩ lại thì lời nói ấy không tự nhiên chútnào, thiếu gì cách để che mặt và “thòi đuôi” cũng chẳng bình thường chútnào (sao lại chổng đít) Cả về giọng điệu lẫn ý nghĩa ẩn sau lời nói đầy vẻchâm chọc, nhạo báng đối với Chúa Chúa đành tức bầm gan tím ruột mà

bỏ đi, vì lời nói của Quỳnh có vẻ rất lôgic, hợp lẽ, không bắt bẻ vào đâu

được Hay Nước mắt vu quy,

Những truyện như Sao văn tế, Sang cả mình con, Đánh chết nửa

người, Một với một là ba, Thợ may, là những truyện chủ yếu dùng lời nói

đáng cười Nếu không có những lời nói đáng cười đó thì những hành động,

cử chỉ kia của nhân vật sẽ không phát huy được hết tác dụng, hiệu quảtrong thủ thuật gây cười Và như thế, việc có mặt của lời nói đáng cười làmột trong những yếu tố không thể thiếu trong truyện cười

2.1.3 Cử chỉ đáng cười

Có những truyện lấy một cử chỉ, một tư thế hoặc một hành động ngộnghĩnh để gây cười Truyện cười là một thể loại văn học dân gian, mangtính truyền miệng, nó có một phương thức diễn xướng đặc biệt trên sânkhấu, nhất là có những anh vai hề Với dáng bộ có chút “ khác người”,cùng với những cử chỉ, hành động rất “ ngố” đã tạo nên một tràng cười “vỡ

Trang 13

bụng” Lời nói đáng cười và cử chỉ đáng cười là hai nhân tố cơ bản tạo nên

một hình tượng nhân vật Thí dụ như truyện Con ruồi và quan huyện, chính

lời nói của quan huyện ban ra thì chính nó lại làm hại ông Con ruồi đậutrên miệng ông quan huyện, việc anh chàng kia đánh vào con ruồi (tứcđánh vào miệng quan) là hợp lý, hợp lôgic vì quan cho phép anh ta đánhchết con ruồi vào bất kỳ trường hợp nào Thế là “gậy ông lại đập lưngông”, quan bị đánh vào miệng mà chẳng dám làm gì cả, chỉ ngậm đắngnuốt cay trong lòng Cử chỉ vả miệng quan thật buồn cười và hành động đólàm cho mục đích của truyện cười này đạt hiệu quả

Hay truyện Kén rể lười,một ông già tính vốn lười, muốn kén rể lười.

Nhiều chàng trai đến xin làm rể Nhưng qua sự thử thách của ông già thìmãi chẳng có ai lười “đủ mức” để xứng đáng là con rể ông Một hôm, cómột người đến xin làm rể Ông già lấy làm lạ vì thấy anh ta quay lưng vàonhà đi thụt lùi, bèn hỏi tại sao lại đi như thế Anh ta nói: “Tôi đi như vậy đểnếu như cụ không chọn tôi làm rể thi lúc ra về đỡ phải quay lưng lại, mệtsức lắm!” Tư thế của anh ta trái với tự nhiên và thật tức cười, lập luận củaanh ta chứa mâu thuẫn: anh ta đã cất công đi nổi từ nhà mình đến nhà ônggià Thế mà khi vào nhà đến cổng lại đi giật lùi, để khỏi phải quay lưng trởlại khi đi ra! Tác giả dân gian “bịa” ra một tình tiết như vậy để gây cười và

phê phán thói lười biếng Những truyện như Con ruồi và quan huyện, Đẻ

ra sư, Thầy đồ liếm đĩa , đều thuộc loại truyện trong đó cái đáng cười chủ

yếu là ở cử chỉ máy móc trái với tự nhiên, vô lý

2.1.4 Tính cách đáng cười

Hiện tượng có khi phản ánh tính cách - những gì sâu kín bên trong

do con người bộc lộ ra đúng bản chất của đối tượng Nhưng cũng có lúchiện tượng không phản ánh đúng bản chất đối tượng hay nói cách khác đôikhi những lời nói, cử chỉ bộc lộ ra bên ngoài trong giao tiếp chỉ là cái vỏbọc còn bên trong lại chứa một điều gì đối lập với nó Cho nên, lời nói, cửchỉ có trường hợp phải phân tách ra với tính cách Tính cách là một hiệntượng có tính chất cố hữu, bền vững, khó mà thay đổi Vì vậy, để bộc lộ cáiđáng cười, bóc trần bản chất của một con người, một giai cấp nào đó thìviệc vận dụng tính cách đáng cười (nhất là truyện cười châm biếm) trong

Trang 14

các truyện cười như Đến chêt vẫn hà tiện, Viên quan huyện hồ đồ, Anh sợ

vợ, Đãng trí, Truyện Lấy vợ chữ sẵn, anh chàng lười tuổi đã lớn, bằng

tuổi anh người ta đã có con cái và một gia đình đàng hoàng, còn anh suốtngày chỉ biết ngủ thôi Đến khi bạn anh hối thúc anh lấy vợ thì anh trả lời:

“Vâng, anh nói thật đúng Tôi rất muốn lấy vợ Nhưng anh có thể tìm chitôi một người đàn bà chữa sẵn rồi, được không” Thật là người không còn

ai lười hơn, đến nỗi không làm việc, chỉ biết hưởng, “ăn” trên mồ hôi nướcmắt của người khác, lười tới mức lấy vợ chỉ muốn vợ chữa sẵn Chàng lười

này chẳng khác gì anh chàng trong truyện Nằm chờ sung rụng Hay trong truyện Đãng trí, vị giáo sư - vốn là một tầng lớp trí thức, trí tuệ uyên bác,

chuyên làm công việc nghiên cứu các công trình khoa học, lại mắc bệnhđãng trí “ Vậy mà lần này anh ta nhớ cầm ô của chúng ta về đây này” -

vị giáo sư nói với vợ Ta cứ tưởng đó là một sự tiến bộ, một sự cố gắng lớncủa ông ta Hóa ra, đây lại là một sự bất ngờ thú vị rất đáng cười “ Ồ! Anhthật đáng yêu Nhưng hôm nay lúc đi chúng ta đâu có cầm ô” - cô vợ trảlời Kết thúc câu chuyện, một tràng cười giòn giã vang lên

Nói chung, các truyện trên, tức cười ở chỗ một người bị một tính xấunào đó chi phối (có thể là ít ảnh hưởng đến người xung quanh như tính sợ

vợ, tính đần độn, tính hay nói khoác, ; và cũng có những tính xấu ảnhhưởng tới lợi ích của người khác như thói tham lam, hồ đồ,…) đến nỗihành động máy móc trái tự nhiên, mất cả tính cách sinh động của conngười

2.1.5 Hoàn cảnh đáng cười

Những truyện như: Cháy, Nam mô boong, Quan huyện thanh liêm,

Đổ mồ hôi mực, đã xây dựng những hoàn cảnh đáng cười Hoàn cảnh

đáng cười là những hoàn cảnh, tình huống để nhân vật bộc lộ cái đáng cười

ra bên ngoài (có thể là lời nói, cử chỉ hay tính cách đáng cười do vô lý,ngẫu nhiên, chỉ đợi điều kiện thì nó sẽ bộc lộ) Hoàn cảnh cũng đóng mộtvai trò rất quan trọng trong việc gây cười vì thiếu hoàn cảnh đáng cười, cókhi chúng ta sẽ không bao giờ thấy được bản chất của sự vật, hiện tượng

hay nhân vật trong truyện cười Chẳng hạn như trong truyện Cháy, một

người sắp đi chơi xa dặn con rằng ở nhà có ai đến chơi thì nói rằng bố đi

Trang 15

vắng lâu mới về Nhưng anh ta sợ con mãi chơi thì quên lời dặn, lại cẩnthận lấy bút viết câu trả lời vào một mảnh giấy rồi đưa cho con bảo rằng hể

ai có hỏi thì đưa giấy ra Chú bé bỏ giấy vào túi, đợi suốt cả ngày chẳng có

ai hỏi Tối đến, bé ta mới tò mò giơ mảnh giấy ra nghịch trước đèn, chẳngmay làm cháy mất Hôm sau có người tới chơi, hỏi rắng: “Bố cháu có nhàkhông?” Bé ngơ ngác hồi lâu, sờ vào túi không thấy mảnh giấy, liền đáp:

“Mất rồi” Khách giật mình, vội hỏi: “Mất bao giờ” Bé ta khi đó sực nhớ

ra, trả lời: “Tối hôm qua!” “Khách hỏi dồn: “Tại sao mất?” – Bé ta lại đáp:

“Cháy!” Sự hoảng hốt của ông khách đã làm cho chúng ta cười Các câu trảlời của chú bé lại làm chúng ta cười to hơn Ở đây chẳng có ai có lỗi cả.Cha em bé là người cẩn thận, chu đáo Em bé thì thực thà Ông khách thì có

lý do để hoảng hốt như vậy Truyện đã đặt ra một hoàn cảnh đáng cười,trong đó mỗi người đều suy nghĩ và hành động hợp với lôgic Nhưng màlời nói của hai người ghép lại với nhau, thì tưởng rằng ăn khớp với nhau

mà thực chất lại không ăn khớp chút nào Có lỗi chăng là những từ “mất”

và “cháy” gọn thỏn lỏn đã có thể hiểu theo nhiều cách Có lỗi chăng làluồng tư tưởng của ông khách đang nghĩ về người bạn vắng mặt và luồng

tư tưởng của em bé đang nghĩ về mảnh giấy, tuy chạy theo hai ngả khácnhau nhưng lại ngẫu nhiên ngoắc vào nhau ở hai từ ấy Sở dĩ có tình trạng

ấy là vì em bé ngây thơ tuy không trả lời đúng vào câu hỏi của người khách

mà lại cứ như trả lời đúng câu hỏi đó Xét đến cùng, thì sự ngây thơ của em

bé là “thủ phạm” gây ra sự hiểu lầm Chúng ta cười và phát hiện ra “thủphạm” nhưng lại chỉ càng thấy thích thú với sự ngây thơ mà thực thà của

em bé

Truyện Na mô boong, xét về phương diện cấu tạo thì có cả lời nói

đáng cười (thầy đồ kêu “chí chí” như chuột, lý trưởng kêu “gâu gâu” nhưchó, nhà sư hổ mang kêu “boong boong” như chuông), cử chỉ đáng cười(thầy đồ đội váy trong hòm quần áo, thầy lý chui gầm giường và nhà sưtreo giữa nhà) và hoàn cảnh đáng cười (ba anh dại gái gặp nhau, ba vị đạidiện cho chính quyền, lễ giáo, đạo đức, “đã anh hùng tương ngộ” tronghoàn cảnh chẳng anh hùng chút nào)

Trang 16

Lời nói, cử chỉ, hoàn cảnh, tính cách càng trái tự nhiên, máy móc baonhiêu, càng ngộ nghĩnh, khác thường bao nhiêu thì tiếng cười gây đượccàng mạnh mẽ bấy nhiêu Thường thì các yếu tố đó ít khi được sử dụng đơnđộc Ở các truyện ngắn, đôi khi có thể chỉ tìm thấy một trong những yếu tố

ấy Nhưng ở đại đa số các truyện, nhất là truyện dài, các yếu tố ấy được kếthợp với nhau để gây cười

2.2 Kết cấu kịch tính, bất ngờ

Mỗi truyện cười như một vở hài kịch nhỏ Và yếu tố bất ngờ thườnggắn với việc đột nhiên bộc lộ mâu thuẫn ở trong hiện tượng Dầu bố cụctheo cách nào thì truyện cười dân gian cũng thường nhằm đạt được kịchtính cao nhất Để gây ra tiếng cười giòn giã, truyện cười dân gian phải tậptrung vào những yếu tố gây cười, vào những nét phóng đại, vào những yếu

tố bất ngờ, kịch tính Vì vậy, truyện cười dân gian rất kỵ việc miêu tả dàidòng, kể lể lôi thôi Chỉ những chi tiết thật là cần thiết mới đưa vào trongtruyện Người kể chuyện nói quá nhiều thì chỉ làm loãng nội dung củatruyện.Người kể chuyện cười mà lại xen vào giải thích thì chỉ làm mấthứng thú thính giả Ngược lại kể chuyện cười mà không rõ ràng, khônggiúp người nghe thấy được mâu thuẫn trong hiện tượng, không đặt vấn đềmột cách cụ thể và nói chung nếu không kích thích được sự chú ý, óc phánđoán của người nghe thì dầu vấn đề truyện nêu ra có ý nghĩa sâu sắc nhưthế nào đi nữa thì cũng không có tác dụng gì Muốn gây cười được thì phải

có sự chuẩn bị, vì tiếng cười hài hước là tiếng cười thông minh, tiếng cườicủa con người biết một cách sâu sắc và tế nhị các hiện tượng của cuộcsống

Cho nên, khi nghiên cứu truyện cười ta phải nghiên cứu trên hai loạikết cấu cơ bản sau: Kết cấu tiệm tiến và kết cấu “gói kín, mở nhanh”

2.2.1 Kết cấu “tiệm tiến”

Kết cấu tiệm tiến là loại kết cấu trong đó tác giả dân gian kích thíchtiếng cười của ta nhiều lần, làm cho tiếng cười nâng lên dần từng mức và

đã kết thúc khi nó đạt tới tuyệt đỉnh

Chẳng hạn trong truyện Cháy, tác giả dân gian ba lần làm cho ta bất

ngờ mà cũng ba lần tạo cho ta dịp tốt để chiến thắng và do đó đã ba lần cho

Trang 17

ta được cười Khi ông khách hỏi “Bố cháu có nhà không”, và em bé trả lời:

“Mất rồi”, thì câu trả lời thực bất ngờ Sự bất ngờ chỉ đem lại cho ôngkhách sự hốt hoảng Chúng ta cũng thấy bất ngờ, nhưng lại hiểu ngay là em

bé nói về tờ giấy và do đó bật cười Khi ông khách giật mình hỏi: “Mất baogiờ?”, và em bé trả lời: “Mất tối qua”, thì đó là sự bất ngờ thứ hai Ôngkhách càng hốt hoảng mà chúng ta lại càng cười Đến khi ông khách hỏidồn: “Tại sao mất?”, và em bé trả lời: “Cháy!”, thì sự bất ngờ đối với ông

ta gây sự hoảng hốt và sự ngạc nhiên cao độ Còn về phần chúng ta đượcdịp cùng phá ra cười Sự bất ngờ càng lớn, chiến thắng càng to, tiếng cườicàng giòn giã

2.2.2 Kết cấu “gói kín, mở nhanh”

Kiểu kết cấu này tác giả dân gian chỉ làm cho chúng ta cười vào lúckết thúc truyện Mọi kịch tính, bất ngờ đều được giấu kín, được dồn nénđến tận cùng của truyện Khi tiếng cười sảng khoái, cười giòn giã cất lênthì cũng là lúc câu truyện kết thúc

Trong truyện Tao thèm quá, khi oan hồn con lợn xuống âm phủ gặp

Diêm Vương để tố cáo bọn dồ tể và Diêm Vương bảo nó khai rõ đầu đuôi

sự việc, khi Diêm Vương hỏi vặn để biết sau khi lợn bị dội nước sôi và cạolông rồi thì bọn đồ tể còn làm gì nữa, chúng ta thấy rằng ông Vua ở cõi âmnày quả là quan tâm đến số phận đáng thương của con lợn kia Ông hỏi cặn

kẽ đến như thế chắc là để biết cho hết tội ác mà quyết định một sự trừngphạt nghiêm khắc Diêm Vương thật xứng đáng nói lên điều phán quyếtcuối cùng đối với mọi hành vi tội ác ở thế gian này! Tác giả dân gian đã tạo

ra tình huống rất bất ngờ, đang trên đà phát triển của truyện, người nghenhư hiểu theo một chiều hướng phát triển khác của sự kiện, của nhân vật,

Mà ở đây, chính nhân vật lợn đã tin như thế, kể tiếp, hết sức tin tưởng rằnglời khai của mình giúp cho Diêm Vương cầm cân nẩy mực chính xác hơn,rằng vị thần công lý này sẽ giải cho mình mối hận thù to lớn Lợn kể kĩlưỡng, miêu tả tỉ mỉ công việc nấu nướng của bọn người độc ác: cũng vìmục đích ấy Kể đến đoạn “bắc chảo lên phi hành mỡ cho thơm, chomắm muối vào xào ” thì Diêm Vương ngăn lại: “Thôi thôi! Đừng nóinữa” Có lẽ ngài không đủ can đảm để nghe những điều quá thương tâm ấy

Trang 18

Nhưng không! Thật bất ngờ “ tao thèm quá!” Tác giả đã tạo một tìnhhuống rất kịch tính Đến đây lợn bị chưng hửng còn chúng ta thì chợt nhận

ra bản chất của Diêm Vương để phá lên cười Cười trong đau xót, cười mỉamai châm biếm, cười ra nước mắt Đó chính là bố cục “gói kín, mở nhanh”

2.3 Nghệ thuật chơi chữ trong truyện cười dân gian Viêt Nam 2.3.1 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ âm và chữ viết

2.3.1.1.Chơi chữ theo cách cùng âm

Từ ngữ cùng âm với cụm từ tự do vốn có theo ngữ cảnh thuận, đượcnhận ra bởi hình thứ cố định của chúng

Ví dụ: Ông khách nọ hỏi đứa bé, khi thấy vắng chủ nhà:

là từ địa phương nghĩa là "chỗ" hay là "vùng kín" của người phụ nữ (ôngkhách hiểu theo cách này) Cho nên đã tạo ra tiếng cười rất vui vẻ và

Trang 19

nghịch ngợm Việc sử dụng hình thức chơi chữ theo lối đồng âm này tạo rahiệu quả cao cho truyện cười dân gian.

+ Cùng âm Hán Việt - Hán Việt

Hiện tượng vận dụng từ cùng âm Hán Việt trong truyện cười dângian Việt Nam rất phổ biến Đặc biệt là nước ta thời bấy giờ chịu ảnhhưởng nặng nề của chế độ thống trị phương Bắc, chữ Hán đã từng thốnglĩnh hệ thống giáo dục nước ta một thời Cho nên yếu tố Hán Việt đi sâuvào đời sống của nhân dân ta, vào truyện cười là điều không thể tránhkhỏi Chơi chữ bằng cách sử dụng các từ cùng âm Hán Việt đã làm cho hệthống truyện cười dân gian Việt Nam thêm phong phú

Ví dụ như trong truyện sau: "Ông nọ khoe ngôi nhà mới với khách.Nhìn ra cửa sau, ông nói:

- Ông xem, hậu môn này của tôi có được không?

Người khách hóm hỉnh, đáp:

Thật là đại tiện!"

"Hậu môn" (cửa sau) cùng âm với "hậu môn" (lỗ đít) Ở đây hai từnày có chung chữ viết nhưng nghĩa thì hoàn toàn khác nhau, không có liênquan gì với nhau cả Thông thường, người Việt chỉ nói cửa sau hay cửa hậuchứ ít ai nói như ông nọ Vì vậy mà người khách đã dựa vào đó để trả lời

"đại tiện" (rất tiện lợi) ; Do sự có mặt của "hậu môn", nên đại tiện cũngmang nghĩa tống phân ra ngoài

+ Cùng âm có yếu tố riêng

Có thể cùng âm chứa yếu tố riêng như: tên riêng, tên địa danh, địađiểm, Trong truyện cười sử dung nghệ thuật chơi chữ có yếu tố riêng đểnhằm mục đích chủ yếu là đả kích, châm biếm, cười cợt nhũng hiện tượng,

sự vật hay con người có bản chất xấu xa Thông qua sự cùng âm đó mà tácgiả dân gian bộc lộ thái độ chê trách, không đồng tình với chúng Chẳng

hạn, trong truyện Tiên sư thằng bảo thái, vận dụng yếu tố cùng âm có chứa

yếu tố tên riêng: Trạng Quỳnh đã tạo ra một tình huống, hoàn cảnh rất hợplôgic về việc sai người ra chợ bảo các hàng thịt, mai mỗi hàng thái sẵn vàicân "Sáng hôm sau, các hàng thịt lo thái sẵn thịt chờ Đợi mãi chẳng thấy

Trang 20

ai tới lấy, họ kéo nhau đến nhà quan Trạng thì thấy vắng tanh Quan Trạngvừa đi việc quan về,dừng lại bảo:

- Chắc có đứa nào chọc phá bà con đấy Cứ gọi thằng nào bảo thái ra

mà chửi!

Bạn hàng thịt tức giận, chửi toáng lên:

- Tiên sư thằng bảo thái! Tiên sư thằng bảo thái

Vua Bảo Thái bị chửi một bữa inh cả phố"

"Bảo thái" (tiếng Việt: bảo xắt ra) cùng âm với niên hiệu Bảo Tháicủa Vua Lê Dụ Tông (1720 - 1726) đương thời Tác giả dân gian đã chơichữ cách này nhằm tạo ra tiếng cười hả hê, đánh thẳng vào tên Vua khôngmấy tốt đẹp này

Hay truyện Quỳnh đối ông Tú Cát, ông ta ra vẻ hợm hĩnh, kiêu căng

ra câu đối: "Trời sinh ông Tú Cát" Quỳnh thấy vẻ chướng tai gai mắt củaông Tú nên đối lại: "Đất nứt con bọ hung" "Cát" là tên của ông khách, do

sự xuất hiện của "hung", biến thành "cát" (lành, tốt lành) ; Và từ "hung", từ

tố trong tên gọi "bọ hung", cũng theo đó mà khoác nghĩa "hung" (dữ, dữtợn) (từ Hán Việt tương ứng)

2.3.1.2 Chơi chữ theo cách nhại, cách gần âm

+ Nhại từ ngữ, lời nói, giọng nói

Trong truyện cười, chơi chữ bằng phương thức nhại từ ngữ, lời nói,giọng nói cũng được vận dụng để tạo ra tiếng cười Có thể nhại bằng cáchđọc lệch, theo cách gần âm, sử dụng lại những từ ngữ, lời nói, giọng nóicủa nhân vật để nhằm mục đích chế giễu nhân vật hay đơn thuần chỉ đểcười vui

Ví dụ, "Có anh nọ không được bao lăm chữ trong bụng, nhưng hễnói là hay xổ ra khoe Lần ấy, anh ta nói với người ăn kẻ ở rằng: "Sự bấtđắc dĩ tao mới đánh mày, chứ tao cũng biết giáo đa thành oán" Biết anh tachẳng tốt lành gì, lại nữa vừa rồi vợ đẻ, anh ta tra một cái gáo thật dài cán

để đưa cơm nước cho vợ (sợ đưa trực tiếp sẽ làm bẩn chữ thánh hiền trongóc) , người hàng xóm mới giả vờ mắng con rằng:

- Sự mất bát đĩa tao mới đánh mày, chứ tao cũng biết gáo tra dàicán!" Ở lời nói của người hàng cười xóm, "sự bất đắc dĩ" biến thành "sự

Trang 21

mất bát dĩa" (đĩa) ", "giáo đa thành oán" (răn dạy thái quá, có thể gây oánthù) hoá ra "gáo tra dài cán"; Đây là cách nhại theo cách gần âm.

+ Cách mô phỏng âm thanh

Có khi người ta mô phỏng những âm thanh của thiên nhiên hay cáchoạt động của con người để tạo tiếng cười nhằm vào mục đích nào đó Ví

dụ trong truyện Quan thanh tra [1,277], sử dụng "Ô hô! ô hô! ô hô thiên!"

đã mô phỏng âm thanh tiếng khóc của con người nhằm chỉ trích, phê phántên quan tham lam, ngông cuồng

+ Cách gần âm

Chơi chữ theo phương thức gần âm tức là tạo một tên gọi, một lời(câu), một văn bản ngắn (có nghĩa theo ngữ cảnh thuận), gần âm với mộttên gọi, một lời, văn bản ngắn (cũng theo ngữ cảnh thuận) khác So vớicách cùng âm, thường thể hiện ở cấp độ cao hơn; và ý nghĩa được tạo ra,lắm lúc cũng bất ngờ, thú vị hơn Nhưng vận dụng trên thực tế, thì gần âmkhông phong phú bằng

Ở truyện Trạng Lợn, lúc mới đi học, thầy dạy câu "Thiên tích thôngminh, thánh phù công dụng" Thầy vừa đọc xong, Chung Nhi (Trạng Lợn)lập tức đọc trẹo là "Thiên tích thong manh, thánh nằm chỏng gọng" Câuthầy dạy có nghĩa là "Trời thông minh, thánh giú làm nên sự nghiệp",Chung Nhi đọc theo cách gần âm, tạo ý bỡn cợt; Hay nhiều truyện khác

như Chánh sứ sang Tàu, Trên đường đến Biện Kinh, thấy cảnh một người

phụ nữ vạch quần đái, Trạng chỉ tay nói đùa: "Nong tay dí bẹn, đỏ hămhăm" Phó sứ phiên chữ Hán, mà ghi thành: "Đông tây chí Biện, đổ hânhân" (người miền đông, người miền tây đi đến Biện, thấy quang cảnh rấtvui vẻ) Chẳng phải là hiện tượng chơi chữ cách gần âm (câu tiếng Việt gần

âm với câu Hán Việt) đó sao

2.3.1.3 Chơi chữ theo cách phiên âm tiếng nước ngoài

Phiên âm tiếng nước ngoài trong truyện cười dân gian Việt Nam rấtnhiều nhưng chủ yếu là phiên âm tiếng Pháp và tiếng Trung, So vớitruyện cười Việt Nam hiện đại thì dung lượng chủ yếu của các truyệncười sử dụng cách phiên âm tiếng nước ngoài chủ yếu là tiếng Anh - mộtngôn ngữ đươc xem là tiếng phổ thông của thế giới

Trang 22

Thời kỳ Pháp mới chiếm đóng Hà Nội, có me Tây được bà con gọi là

mụ đội chóp Mụ vốn làm nghề buôn bán ở chợ, nhờ được chồng và cácquan Tâu chiều chuộng mà bà bỗng chốc trở nên có nhiều tiền của, thế lực.Nhiều người muốn được chức tước, lợi lộc phải nhờ đến tay mụ, nghe đâu,trong số đó, có cả bậc đại thần

Ba Giai đặc tả mụ đội chóp trong bài thơ:

Cô quả tiên, chẳng phải thường

Không làm quan tắt thế mà sang

Tam khoanh trùm lõ bồng bồng tú

Nhất phẩm khâm già dạ dạ ran

2.3.1.4 Chơi chữ theo cách lái âm (nói lái)

+ Dạng tổ hợp lái được nêu trực tiếp

Lái để vui đùa, để đánh đố

“Có một thái giám đến xin chữ Quỳnh để treo đại tự trên nhà TrạngQuỳnh cho hai chữ “Thiên đức” “Thiên đức” nghĩa là đức tốt Viên tháigiam thích lắm, đóng khung thật đẹp để treo Nhưng rồi có người giải nghĩa

“thiên đức” không phải là đức tốt mà là đực thiến Thật đau hơn cả thiến!”

gì sai đâu?”

Lái để châm biếm, đả kích

Truyện kể về mụ Tư Hồng, là một người đàn bà lẳng lơ, làm giàu bấtchính mà được phong là “Ngũ phẩm Nghi nhân”, bố mụ là “Hàn Lâm thiđộc” “Mụ sử sang làm tiệc mừng,xin cụ Tam Nguyên Yên Đỗ mấy chữ đại

tự, khắc cổng Cụ Tam cho “chi chi dã”, và giảng giải là ba chữ này rút ra

từ một câu trong sách cổ “Đại tiểu do chi xuất nhập khả dã”, nghĩa là lớn

Trang 23

nhỏ đều có thể ra vào cửa này Mụ Tư Hồng thích lắm, cho khắc ngay.Nhiều người đi ngang cổng nhà mụ Tư đọc chữ đề, đều nén nụ cười khinh

bỉ Mụ ta tìm người gạn hỏi, mới hay rằng cụ Tam đã chửi mình; Bởi chichi dã là cha cha đĩ! Thật điếng người!”[ ,73]

Lái để văng tục

Lái để văng tục tức tránh việc phải nói, phải viết thẳng từ ngữ tục

Chẳng hạn trong Đá bèo chơi[, ], Trạng đã chửi bà lớn bằng cách nói lái

“đá bèo” tức là “đéo bà” mà bà không biết chính mình đang trở thành tròcười cho thiên hạ Việc nói lái để văng tục có tác dụng chửi những tầng lớptrên bằng cách hạ nhục vị thế của chúng xuống tận hàng thấp nhất để so vớicái tục tĩu mà không hề bị chịu sự trừng phạt Bởi cái bề mặt của từ ngữ lái

đã ngụy trang cho cái tục ấy nhưng người ta vẫn phát hiện ra để cười

+ Dạng tổ hợp từ lái được nêu gián tiếp, thông qua một tổ hợp khác Lái để đùa vui, văng tục

Trạng Quỳnh có lần dâng Chúa Trịnh một hũ mắn “đại phong”.Chúa ăn rất ngon miệng, nhưng không biết tên “đại phong” nghĩa lý ra sao,nên gọi Quỳnh vào giải thích: Trạng cắt nghĩa “đại phong” là gió lớn, giólớn thì đổ chùa, đổ chùa thì tượng lo, tượng lo là lọ tương Đây là quá trình

tư duy kết hợp với suy luận theo quan hệ nhân quả, và cách đồng nghĩaHán Việt – thuần Việt

Ngọa sơn, “ngọa” là nằm, “sơn” là núi, núi thì có đèo, cho nên ‘ngọa

sơn” bằng “ngáy đèo” tức “đéo ngày”

Trạng Quỳnh chơi thái giám và vua Tự Đức: “vi sương tứ địch”nghĩa là “làm sao cho sáo” lái lại là “làm sao cho sướng” “Dĩ phát tưphùng” nghĩa là “lấy tóc mà may”, lái lại là “lấy tay mà móc”!

.Lái để châm biếm, đả kích

Làng Mỹ Lộc có một người đàn bà thường hay lăng nhăng, tằng tịuvới nhiều hạng người nhưng lại làm bộ đoan chính Khi chồng chết, bà talàm vẻ thương tiếc, khóc lóc thảm thiết và xin chữ để thờ Một nho sĩ đãcho một chữ “dĩ” nghĩa là rất lớn; và giải thích là rút từ “dĩ chi sự lễ” (lấy

lễ mà thờ) Bà ta không biết rằng nhà nho nọ đã mắng mình Bởi “dĩ” viết

to là dĩ lớn là “đại dĩ”, “đại dĩ” là “đĩ dại”! [ ,134]

Trang 24

2.3.1.5 Chơi chữ theo cách đan xen ngôn ngữ

+ Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Hán

.Tách ghép chữ Hán

Truyện Trạng Quỳnh có mẫu kể về việc Quỳnh trêu ghẹo con gáiquan Bảng nhãn (người Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội), quan bảng ra vếđối khó, nếu đối không được sẽ bị đòn:

“Thằng quỷ ôm cái đấu, đứng cửa khôi nguyên”

Vế ra sử dụng cách ghép chữ: “quỷ” + “đấu” = “khôi”

Quỳnh đối lại:

“Con mốc nấp cây bàng, dàn nhà bảng nhã”

Vế đối cũng sử dụng cách ghép chữ: “mộc” + “bàng” = “bảng” Ýnghĩa cũng tương xứng (“mộc” (con mộc): một loại ma gỗ, ma cây)

Đọc nhầm chữ Hán

Truyện Trạng Lợn có mẩu: “Chung Nhi cùng bạn cùng bạn trẩy kinhứng thi, hôm nọ đi đến một làng thì trời tối, định tìm chỗ xin ở qua đêm.Bất đồ, khi qua đình, Chung Nhi lại giục mọi người rảo chân nhanh: Đimau để trọ nơi khác, làng này bất yên! Thấy các bạn ngạc nhiên, ChungNhi chỉ tay vào tấm bia trước đình Ở đấy có khắc hai chữ “hạ mã” (xuốngngựa) Các bạn suýt bật cười vì sự nhầm lẫn, nhưng Chung Nhi lôi đi, vẻquyết liệt, đành nghe theo Vừa đi ra tới, quả nhiên thấy trong làng pháthỏa mọi người cho có thần linh báo trước, chứ không làm sao mà mộtngười lặn lội lên tận kinh đô để thi, lại đọc “hạ mã” thành “bất yên” (không

Học trò hỏi: - Thưa thầy, cây bất nó như thế nào ạ?

Thầy vội mắng át đi: - Cây bất tận ngoài bể Đông, chúng bay biết thếnào được mà hỏi?

Trang 25

Ở cạnh trường, có một người đàn bà biết chữ, nghe thầy dạy láo, mớihát ru con rằng: “Ai trồng cây bất bể Đông,

Hay là ông Huấn, ông Mông, ông Phàm?”

2.3.1.6 Một số cách chơi chữ về chữ viết: chữ Quốc ngữ

+ Chuyển đổi các yếu tố thuộc một bộ phận của âm tiết chữ Quốcngữ

.Chuyển đổi giữa các yếu tố thuộc bộ phận vần: Dạng này giữnguyên phụ âm đầu và thanh điệu, bộ phận vần chuyển đổi theo hướngthêm vào, bớt ra hoặc thay thế một số âm nào đó

“Thấy mấy chàng trai cứ quấn quýt, quẩn quanh bên các cô tiếp viên

ở quán rượu mà không chịu về, dù đêm đã khuya, chủ quán muốn đóngcửa, bèn nhờ một người đứng tuổi đọc rằng: Cây luồng mà bỏ u rê,

Làm cho mấy chú mải mê không về

Nghe vậy, các chàng đỏ mặt, kéo nhau về”

“Luồng” là một loại tre nứa Chữ “luồng” mà rút bỏ đi “u”, “g” trởthành nhân tố gây sự bất ổn, được nêu cụ thể ở dòng bát Trước đám đông

mà gọi mặt chỉ tên “nó”, dù là gián tiếp đi nữa, cũng xấu hổ, nên các chàngđành rút lui “Bỏ u rê” cũng chỉ việc bón phân u rê (cùng âm)

.Chuyển đổi giữa các yếu tố thuộc bộ phận thanh điệu

+ Đọc nhầm, đọc lệch lời do viết chữ Quốc ngữ

Do viết không có dấu thanh

Ví dụ: Cuối thời Pháp thuộc, có làng nhận được lệnh của quan huyệnphải cử người đi dự mít tinh Tờ chỉ thị có dòng “Khi đi phải co co” Các vịhương chức mới bập bõm chữ Quốc ngữ, người đọc “Khi đi phải co co (cotay); người đọc “khi đi phải cò cò (nhảy lò cò); Sau hỏi người thư lại ởhuyện, mới rõ là “Khi đi phải có cờ”!”

2.3.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa

2.3.2.1 Chơi chữ theo cách trái nghĩa

+ Đặt cặp trái nghĩa (hay đối lập nhau về ý nghĩa)

Trong truyện Thủ Thiệm: “Thủ Thiệm bị quan huyện sai lính lệ bắtgiam Quan thét:

- Lệ đâu! Đưa thằng này xuống buồng giam, giam đầu nó lại!

Trang 26

Thủ Thiệm đến cửa buồng giam, chỉ đưa đầu vào, nhất định khôngbước thêm Lính giục vào, ông nói:

- Quan chỉ bảo giam đầu chứ không bảo giam đít

Cuối cùng, quan buộc lòng phải thả ông ra”

Thủ Thiệm dựa vào lời quan: “Giam đầu chứ không bảo giam đít”

“Giam đầu” là một ngữ cố định kết hợp với “giam đít” ngữ tự do để tạo nênchơi chữ theo cách trái nghĩa, tạo tiếng cười cho người đọc

Truyện Trạng Quỳnh: Trường thọ [ ], lập luận của Trạng Quỳnh:

(Đây là quả) đoản thọ chứ không phải (quả) trường thọ, bằng chứng là tôimới ăn vào đã chết ngay; mà kẻ dám đem quả đoản thọ dâng vua là mangtội khi quân, phải trừng trị (Trạng biết, vua rất quý kẻ thân tín đã dâng đàokia, tất sẽ không kết tội, như vậy mình được an toàn)

+ Dùng nhiều cặp trái nghĩa, đối lập về nghĩa trong cùng một vănbản

Đối phản nghĩa ở câu đối: “Miệng kẻ sang có gang có thép

Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”

“Miệng kẻ sang” trái nghĩa với “đồ nhà khó”

Hay: “Roi thất phân đánh đít mẹ học trò;

Lộng bát bông che đầu cha quan lớn”

“Đầu cha quan lớn” (của Xiển Bột nói) trái nghĩa với “đít mẹ họctrò” (của quan huyện Hoằng Hóa nói)

2.3.2.2 Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa

“Ngày xưa, có hai vợ chồng nhà kia mới cưới nhau Mấy hôm sau,chồng ra đồng làm việc Đến bữa, vợ ra gọi chồng về Vì còn e thẹn, người

vợ không biết gọi chồng là gì, nên kêu trổng:

- Ai ơi, về ăn cơm!

Chồng nghe thấy, hỏi đùa: - Cơm ai nấu?

Vợ nguýt yêu, đáp: - Nấu chứ ai!”

Từ “ai” xuất hiện ba lần trong truyện “Ai” ở lời gọi chồng của người

vợ, như “anh” (ngôi thứ hai); “ai”ở hai lần xuất hiện sau chỉ ngôi thứ ba

2.3.2.3 Chơi chữ theo cách lệch nghĩa

+ Tạo từ ngữ lệch

Trang 27

“Ê, sao mày viết là “ta có”?

“tây”, để đặt ra vấn đề “tây có” như nhân vật truyện cười nêu

“Gốc” chỉ gốc cây Cách lập luận của Xiển Bột: nộp gốc (cây), gốcchuối cũng là gốc (cây) cho nên anh ta nộp gốc chuối Chỗ ngụy biện, làbiến gốc cây có khả năng đốt cháy để sưởi, thành gốc cây chuối, thứ khôngđốt được Ở đây, Xiển đã mở rộng nghĩa của “gốc” (ra khỏi bối cảnh sửdụng của từ này)

+ Biến nghĩa

Biến từ ngữ chuyên môn thành từ ngữ thông thường

“ Hai anh rủ nhau đi ăn trộm, bị bắt đưa ra tòa Tòa kết án thủ phạmsáu tháng tù ngồi, tòng phạm sáu tháng tù treo Khi tòa cho phép phát biểulần cuối cùng, anh tòng phạm liền nói: - Thưa tòa, tòa xử con nặng quá

Chánh án bảo: - Tòa chỉ xử anh án treo, nặng gì?

- Dạ thưa tòa, anh này rủ con đi ăn trộm và lấy những hai phần, màđược ngồi Con dại dột đi theo, chỉ được một phần, thì phải treo Xin tòaxét lại cho con nhờ!”[11,328]

Trang 28

“Án treo” là án tù không phải thi hành ngay (sẽ thi hành nếu trongthời gian quy định, người bị kết án này lại phạm tội và bị xử án lần nữa);Còn án tù ngồi thì phải vào nhà lao Anh nọ hiểu theo nghĩa thông thườngcủa “treo”(là móc lên cao, để cho thõng xuống), “ngồi” (khác với “đi”,

“đứng”, “treo”, ), nên mới khẩn khoản tguwa quan tòa như vậy

Biến ngữ cố định, thành ngữ, tục ngữ theo một hướng nghĩa riêng

Ví dụ truyện Ông nọ bà kia[ ], “ông nọ bà kia” tức việc làm nên

danh vọng ,có địa vị xã hội, bị Trung Quốc biến thành ông này với bà kia(không phải vợ mình), nhằm mục đích chế giễu đám người hám danh

2.3.2.4 Chơi chữ theo cách tạo nước đôi về nghĩa

+ Tạo nước đôi về nghĩa chủ yếu bằng loạt cùng âm

“ Một anh học trò nghèo yêu cô con gái nhà khá giả và được

cô yêu lại Thấy anh học trò chưa làm nên danh phận gì, người bố cô gáimuốn anh ta từ bỏ ý định lấy con mình, nên thách cưới thật cao Ông tathách:

- Một trăm quan

Chàng rể tương lai đáp: - Con xin chín chục

Chẳng lẽ đòi đủ một trăm quan, đâm ra quá gay gắt, nên ông ta bằnglòng

Đến giờ nạp lễ, trước đông đủ bà con họ hàng hai bên, chàng rể đặtlên cái mâm mười quan tiền Ông bố vợ hỏi: - Sao lại thế này?

Chàng rể lễ phép thưa: - Hôm trước bố nói một trăm, con xin chínchục, bố đã bằng lòng rồi Vậy không còn mười quan là gì!”[11,113]

“Con xin chín chục”có hai cách cắt nghĩa khác nhau: 1 Chàng rể xinnộp lễ cưới chín chục quan, thay vì một trăm quan (cách hiểu của bố vợ);theo đó: “xin” biểu thị thái độ khiêm tốn, lịch sự (“xin” đứng trước mộtđông từ khác, bổ nghĩa cho động từ này; Ví dụ: Con xin về nhà trước);

“Chín chục” (khoản tiền sính lễ phải nộp) là nội dang thông tin, kết hợp với

“nộp”, “đi”, liền trước; 2 Chàng rể xin ông bố vợ cho mình chín chụcquan (và ông bố vợ đã đồng ý, nên tuy đòi một trăm quan nhưng trừ chínchục quan đã cho, thành thử, chỉ còn lại mười quan) (cách bẻ của chàng rể);theo đó: “xin” là ngỏ ý với người nào đó, để người này cho mình cái gì,

Trang 29

hoặc đồng ý cho mình làm điều gì (“xin” chàng trai đã lợi dụng hoàn cảnhgiao tiếp đặc biệt (bố vợ với chàng rể tương lai, chuyện cưới hỏi trangtrọng), để dùng từ “xin” lập lờ, nhằm đánh bẫy bố vợ Chơi chữ tạo nướcđôi (do loạt cùng âm kết hợp với yếu tố ngầm) như trên thật là thú vị, cáchkhai thác ưu điểm của ngôn ngữ Việt

+ Tạo nước đôi về nghĩa theo cách dùng hình ảnh hai mặt

Thực chất là sự kết hợp nhiều phương tiện chơi chữ, đặc biệt là đanghĩa, gần nghĩa, và một số biện pháp tu từ (như ẩn dụ, hoán dụ, )

Ví dụ: “Trường học của thầy đồ nọ ở cạnh một người đàn bà góa Bànày nổi tiếng hiền lành, chưa nói nặng lời với ai một lời Mấy anh học tròlớn tuổi thách nhau làm sao chọc cho chị ta nổi tam bành một phen Cậulém lỉnh nhất đám nhận làm việc khó khăn này

Hôm ấy, trời tối lại mưa rét, anh học trò đến nhà người đàn bà, nói:

- Thưa chị, em vừa về thăm nhà lên, chẳng may đến muộn, cả xómđều đi ngủ Thấy nhà ta còn đỏ lửa, em xin chị làm phúc cho chung hơi mộtlúc, kẻo ướt át, lạnh lẽo quá:

Người đàn bà chất thêm củi , bảo anh ta vào sưởi Lát sau, anh ta vanđói, mở bị gạo mang theo ra, rồi hỏi mượn cái sấp cái ngửa Chị chủ hiểu ý,đem vung nồi ra Cơm sôi, lại xin mượn cái ngó ngoáy,

Cơm nước xong, anh học trò xin phép sang bên trường, kẻo trễ hẹnthầy mắng.Chờ chị chủ nhà đóng cửa, anh ta liền ngồi “bĩnh” ra một bãi lù

lù, người đàn bà góa điên tiết, chạy sang phía nhà thầy đồ, chửi toáng lên:

- Tổ cha thằng họcn trò! Đêm hôm rét mướt đến đây, muốn “chunghơi” tao cho chung hơi, muốn “sấp ngửa”, tao cho cho sấp ngửa, muốn

“ngó ngoáy” tao cho ngó ngoáy, thế mà còn ỉa ra cửa nhà tao Thầy mikhông biết dạy mi, thì sang đây hốt sạch”[11,137]

Lời người đàn bà trong truyện ngoài việc trình bày trung thực sự việcxảy ra đêm hôm trước, còn tạo ra một cách hiểu khác, là anh học trò đãchung đụng, ăn nằm với chị ta Có lẽ do giận quá mà chị ta không nhận ra ýnghĩa này lúc nói

2.3.2.5 Chơi chữ dựa vào sở chỉ

Ngày đăng: 08/04/2013, 09:46

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Trí Vĩnh (2006), truyện tiếu lâm Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin 2.Nguyễn Đức Hiền (1995), 40 truyện Trạng Quỳnh, Nxb. Thanh Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), truyện tiếu lâm Việt Nam", Nxb. Văn hóa thông tin2.Nguyễn Đức Hiền (1995), "40 truyện Trạng Quỳnh
Tác giả: Trí Vĩnh (2006), truyện tiếu lâm Việt Nam, Nxb. Văn hóa thông tin 2.Nguyễn Đức Hiền
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin2.Nguyễn Đức Hiền (1995)
Năm: 1995
3. Đinh Gia Khánh (2006), Văn học dân gian Việt Nam, Nxb. giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Tác giả: Đinh Gia Khánh
Nhà XB: Nxb. giáo dục
Năm: 2006
4. Vũ Ngọc Khánh (1997), Hành trình vào xứ sở cười, Nxb. Giáo dục 5. Nguyễn Xuân Kính (1995), Tổng tập văn học dân gian người Việt, Nxb. Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình vào xứ sở cười", Nxb. Giáo dục5. Nguyễn Xuân Kính (1995), "Tổng tập văn học dân gian người Việt
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh (1997), Hành trình vào xứ sở cười, Nxb. Giáo dục 5. Nguyễn Xuân Kính
Nhà XB: Nxb. Giáo dục5. Nguyễn Xuân Kính (1995)
Năm: 1995
6. Triều Nguyên (2004), Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt, Nxb. Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật chơi chữ trong văn chương người Việt
Tác giả: Triều Nguyên
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2004
7. Lê Minh Quốc ( ), Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam, Nxb.Phụ nữ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiếng cười dân gian hiện đại Việt Nam
Nhà XB: Nxb.Phụ nữ
8. Lưỡng Kim Thành ( ), Trạng cười Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa 9. Hoàng Tiến Tựu (1997), Bình Giảng truyện dân gian, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trạng cười Việt Nam", Nxb. Thuận Hóa9. Hoàng Tiến Tựu (1997), "Bình Giảng truyện dân gian
Tác giả: Lưỡng Kim Thành ( ), Trạng cười Việt Nam, Nxb. Thuận Hóa 9. Hoàng Tiến Tựu
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa9. Hoàng Tiến Tựu (1997)
Năm: 1997
10. Trần Hùng (1996), Văn học dân gian Quảng Bình, Nxb. Quảng Bình Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Quảng Bình
Tác giả: Trần Hùng
Nhà XB: Nxb. Quảng Bình
Năm: 1996
11. Ninh Viết Giao (1994), Kho tàng truyện kể dân gian Xứ Nghệ, Nxb. Nghệ An Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kho tàng truyện kể dân gian Xứ Nghệ
Tác giả: Ninh Viết Giao
Nhà XB: Nxb. Nghệ An
Năm: 1994
12. Vũ Ngọc Khánh (2003), Hành trình vào xứ sở cười, Nxb. Giáo dục, Đà Nẵng Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hành trình vào xứ sở cười
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 2003
13. Vũ Ngọc Khánh (1994), Truyện tiếu lâm, Nxb. Văn hóa thông tin 14. Trương Chính (1987), Tiếng cười dân gian Việt Nam, Nxb. Khoa học và công ty phát hành sách Đồng Tháp Sách, tạp chí
Tiêu đề: Truyện tiếu lâm", Nxb. Văn hóa thông tin 14. Trương Chính (1987), "Tiếng cười dân gian Việt Nam
Tác giả: Vũ Ngọc Khánh (1994), Truyện tiếu lâm, Nxb. Văn hóa thông tin 14. Trương Chính
Nhà XB: Nxb. Văn hóa thông tin 14. Trương Chính (1987)
Năm: 1987
15. Tôn Thất Bình (1997), Nụ cười xứ Huế, Nxb. Thuận Hóa Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Nụ cười xứ Huế
Tác giả: Tôn Thất Bình
Nhà XB: Nxb. Thuận Hóa
Năm: 1997

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w