luận văn về Logic và tiếng việt - Một số kiểu lập luận về tài ứng đối qua một số chuyện trạng truyền tụng trong dân gian Việt Nam (theo “Kho tàng truyện trạng Việt Nam”)
Trang 1Logic và tiếng việt - Một số kiểu lập luận về tài ứng đối qua một số chuyệntrạng truyền tụng trong dân gian Việt Nam (theo “Kho tàng truyện trạngViệt Nam”)
I Đại cương
Trong cuộc sống, con người luôn luôn cần dùng đến lập luận Dùng lậpluận để chứng minh một điều gì đó Dùng lập luận để thanh minh, để giải thíchmột sự kiện nào đó, để thuyết phục người khác tin vào một sự kiện và cũng cóthể lập luận để bác bỏ một ý kiến khác Vì vậy, sự lập luận có tầm quan trọngđặc biệt [191,1] Từ xa xưa cũng như hiện nay chúng ta gặp rất nhiều lập luậnkhông phải là những logic hình thức nhưng lại hoàn toàn chấp nhận được vìchúng là những logic đời thường, lí lẽ đời thường Đó là những lí lẽ dựa trênnhững nền tảng đạo lí, tập tục, văn hoá xã hội của mỗi dân tộc, mỗi cộng đồng.Những loại lý lẽ này không thể tìm thấy trong logic học hình thức Chính vì vậy,nó là cơ sở để ra đời logic học phi hình thức Hay nói chính xác hơn đó làphương thức lập luận.
Như ta đã biết, lập luận muốn có sức thuyết phục cần dựa trên những lí lẽđáng tin cậy Ta có thể thấy rõ vai trò quan trọng của những lí lẽ trong lập luận.Nó được xem là “xương sống” của lập luận.
Sử dụng tốt phương pháp lập luận có nghĩa là chúng ta đã nắm giữ đượcnghệ thuật quý báu của ngôn từ và một tư duy mạch lạc Phương pháp lập luậncùng những tư duy logic gắn liền với ngôn ngữ Kỹ năng truyền đạt càng có hiệuquả thì phương pháp lập luận càng thành công Do đó, những người có côngviệc gắn liền với việc sử dụng ngôn từ đều rất chú trọng tới phương thức lậpluận Đó là những chính khách, những nhà ngoại giao, những luật sư, thẩmphán , ngay cả trong cuộc sống thường nhật hàng ngày nó cũng rất cần thiết.
Trang 2vùng đất ấy là của nước ta, đã bị bọn tù trường ở biên giới, nhân lúc lộn xộn,đem nộp cho nhà Tống để mong tránh nạn binh hoả nay xin nhà Tống trả lại.Phái đoàn Thanh Trạc không chịu lập luận rằng:
- Những đất mà quân Tống đánh chiếm vừa qua, bây giờ đem trả lại thìđúng Còn những đất mà người địa phương coi giữ đã xin quy phụ về thiêntriều, thì không có lí gì phải trả lại.
Lê Văn Thịnh đã trả lời:
- Đất thì có chủ Bọn được giao cho coi giữ mang nộp và trốn đi thì đó làđất ăn trộm Chủ giao cho mà lại trộm của chủ, là phạm tội không tha thứ được.kẻ ăn trộm và kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, huống chi, bọn chúng lại mangđất trộm đến dâng là làm bẩn sổ sách của thiên triều”.
Lời nói khéo léo mà nghiêm khắc của Lê Văn Thịnh đã làm cho bọn sứthần nhà Tống phải hổ thẹn Sự lập luận của ông đã “đập gẫy” lập luận của bọn
sứ giả nhà Tống Lập luận đầu tiên và rất chắc chắn của ông là: Đất thì có chủ.
Đó cũng là một lí lẽ hiển nhiên, khẳng định rõ chủ quyền của đất nước ta Lập
luận tiếp theo là: Bọn được giao coi giữ mang nộp và trốn đi thì đó là đất ăntrộm, với lí lẽ bọn được giao không xin phép chủ mà mang cho người khác Vàhơn nữa là ông đã vạch rõ: Kẻ ăn trộm và kẻ tàng trữ vật trộm cắp đều sai, để từđó đưa ra một lời nhận xét đầy thâm ý: Đất trộm cắp đến dâng là làm bẩn sổsách của thiên triều Với cách lập luận sâu chuỗi của ông, điều sai trái của thiên
triều nhà Tống đã bị vạch rõ Bọn chúng thực chẳng khác gì bọn trộm cắp tự làmbẩn danh tiếng của mình.
Qua ví dụ trên, ta có thể thấy rõ tầm quan trọng của phương pháp lập luậntrong ngoại giao Nó cũng là một hình thức “khẩu chiến” hay gọi là “nghệ thuậthùng biện”.
1 Định nghĩa khái quát về lập luận
Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công cụ ngôn ngữ, người nóiđưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rútra một ( / một số) kết luận hay chấp nhận một ( / một số) kết luận nào đó.
Trang 3* Sơ đồ khái quát của một lập luận
D C
(Tiền đề, sự kiện) (Kết đề)
L
(Lí lẽ, luật suy diễn)Trong một lập luận, có 3 thành tố logic là:
Tiền đề: là một hoặc nhiều dữ kiện xuất phát làm căn cứ cho lập luận, từ
đó suy ra kết đề.
Kết đề: là một khẳng định đích hay là một khẳng định mục tiêu.
Lí lẽ: (gọi là luật suy diễn hay là luận chứng) là những yếu tố mà nhờ đó
từ tiền đề chúng ta suy ra kết đề Những yếu tố này có thể là những nguyên lý,quy luật tự nhiên, những định lý, định luật, quy tắc trong các ngành khoa học tựnhiên, kĩ thuật, và cũng có thể là những lí lẽ trong logic đời thường.
Tác tử lập luận: là những yếu tố tác động vào một phát ngôn sẽ tạo ra một
định hướng nghĩa tạo nên tiềm năng cho một lập luận xác định.
Kết tử lập luận: là yếu tố liên kết tiền đề với kết đề trong một lập luận.Theo ví dụ trên, trong cách lập luận của Lê Văn Thịnh có câu: “Bọn đượcgiao cho coi giữ mang nộp và trốn đi thì đó là đất ăn trộm” ta có:
Tiền đề là: Bọn được giao cho coi giữ đất lại đem cống nộp rồi trốn điKết đề là: Đất đem cống đó là đất ăn trộm.
Lí lẽ: Bọn được giao cho đất, đã không xin phép chủ lại đem cống chongười khác rồi trốn đi thì rõ ràng đó là đất ăn trộm.
Kết tử lập luận: là liên từ “(nếu) thì ” hoặc có thể là “(hễ) thì ”đều chấp nhận được ở trong lập luận kết từ liên từ trên được rút gọn chỉ còn mộttừ “thì”.
Trang 4“ Giữa anh em mình với nhau, có thể đánh giá cao thấp lẫn nhau nhưngvới thầy thì không được thế ”
Tiền đề: Giữa học trò với nhau có thể đánh giá cao thấp.Kết đề: Không thể so sánh trò với thầy.
Lí lẽ: Vì người thầy thường là người có kiến thức cao hơn hẳn trò, huốnghồ đây lại là Khổng Tử.
Tác tử lập luận: là từ “nhưng” Nó đã đảo hướng lập luận, vì thông thườngviệc so sánh giữa thầy và trò có thể chấp nhận được, nhưng ở đây ta phải xemxét người thầy đó là ai Thế nên trong ví dụ trên tuy ngược với việc so sánhthông thường mà vẫn hợp lí.
3.Khái quát về chuyện trạng Việt Nam
Cái tên gọi trạng có lẽ ra đời từ khi nước ta có khoa thi trạng nguyên ViệtNam có trạng nguyên khá sớm Sử sách đã chép việc Khương Công Phụ đỗ vàođời nhà Đường Đã có sử thi truyền tụng rằng trạng nguyên Tống Trân sống vàothời Tiền Lý Nhân dân ta hiếu học quý trọng tài năng Người có học vị cao tấtnhiên được kính phục, ca ngợi Chuyện trạng khởi đầu phải là chuyện về cácông trạng nguyên, những người có tài năng uyên bác, siêu việt Đó là nhữngchuyện “người thật, việc thật”: chuyện tiểu sử đặc sắc, chuyện học hành côngphu, chuyện ứng xử tài tình linh hoạt trong ngoại giao, trong chính sự.
Dần dần những mẩu chuyện ấy được truyền đi và phát huy tác dụng riêngcủa nó Phải có người mới có chuyện Nhưng khi đã có chuyện thì người ta nhớđến chuyện chứ không nhất thiết nhớ đến người, hoặc cũng có thể lầm người nọsang người kia mà không cần thiết phải cải chính Chuyện trạng là truyện lưutruyền chứ không phải là truyện nghiên cứu là như vậy Trong quá trình lưutruyền, nó sẽ mang đậm chất dân dã để trở thành giai thoại Folklore.
Trang 5của nó lại thêm một lần biến hoá “Chuyện trạng” trở nên một cách rộng nghĩakhông ngờ Có kể “chuyện trạng”, có “nói trạng” và có các nhân vật được mang“danh hiệu trạng” (trạng theo học vị hay trạng dân phong) Đúng vậy, trong khotàng cổ tích, tiếu lâm Việt Nam, có khá nhiều nhân vật được mang danh hiệutrạng Họ không có học vị đã đành, nhưng tên tuổi họ đi vào dân gian lại khôngphải chủ yếu vì tài năng học tập mà do “hành trạng” của họ có những nét gì đómang phong cách trạng và đậm màu cổ tích (cổ tích thế sự, không phải cổ tíchthần kỳ).
Cái để chuyện trạng tồn tại đến bây giờ chính là giá trị giáo dục mang tínhtrí tuệ lại khá dí dỏm được cha ông ta đúc kết lưu truyền lại Trong đó tài ứngđối thông minh khéo léo được đề cập nhiều hơn cả chính vì vậy mà tôi đã lựachọn nó để viết tiểu luận này Tài ứng đối thông minh luôn gắn liền với việc sửdụng nghệ thuật ngôn từ cũng như việc sử dụng các phương pháp lập luận đầysức thuyết phục Ta có thể thấy rõ, ông cha ta trước đây luôn có ý thức sử dụngtừ ngữ trong mọi tình huống Họ biết làm thế nào để gò gẫm tiếng nói thôngthường theo những kiểu lý luận thông tục và nhất là theo cách nói lái rất tài tình,độc đáo của ngôn ngữ Việt.
Trong tiểu luận này, tôi lựa chọn ngẫu nhiên một vài ví dụ về tài ứng đối
được giới hạn trong “Kho tàng truyện trạng Việt Nam” nhằm chỉ ra những
phương pháp lập luận phi hình thức Để từ đó chúng ta càng hiểu cái hay, cáiđẹp, cái tài, cái thú vị trong ứng đối của người xưa Điều đó đáng được gìn giữvà trân trọng Mục đích nhằm chỉ ra các phương pháp lập luận nên tôi đã khônglựa chọn những ví dụ với tài ứng đối qua thơ, qua chơi chữ mà chủ yếu là quatài hùng biện, qua đối đáp câu từ.
II Một số kiểu lập luận về tài ứng đối trong giai thoại trạng Việt Nam1 Lập luận chứng minh và bác bỏ
1.1 Chứng minh
Là một thao tác logic để xác định tính chân thực của một luận đề nào đó.Muốn chứng minh một phán đoán B cần dựa trên những luận cứ, những phán
Trang 6lập luận sắp xếp theo một trật tự xác định.
Luận cứ: những yếu tố xuất phát A
Luận đề: là một phát ngôn nêu điều cần chứng minh, thường là nêu quanhệ logic cần chứng minh giữa hai sự kiện.
Luận chứng : chuỗi các lập luận để suy từ A ra B
Sơ đồ logic của một luận đề : A B : “Từ A suy ra B”(“Vì A nên B”, “Nếu A thì B ”)
Ví dụ: “ Mạc Đĩnh Chi cùng sứ bộ đến Bắc Kinh, gặp đám triều thần nhàNguyên, chúng thấy ông nhỏ bé, xấu xí nên tỏ vẻ khinh thị Viên tề tướng nướcấy mời ông vào phủ nói chuyện Trên bức tường phía cửa sổ có thêu một conchim sẻ sắc vàng trông rất giống như con chim thực đậu trên cành trúc MạcĐĩnh Chi bèn tiến lại gần đưa tay định bắt chơi, khiến các quan nhà Nguyễn cảcười chê là ngớ ngẩn Mạc Đĩnh Chi biết mình lầm nhưng không thèm nói nửalời, kéo luôn tấm trướng xé toạc ra Tất cả mọi người đều kinh ngạc nhìn ông,bấy giờ Mạc Đĩnh Chi mới ung dung nói:
- Trúc là bản sắc của người quân tử mà tước (chim sẻ) là hình dáng củakẻ tiểu nhân Thế mà xem bức tranh này lại thấy tiểu nhân đè lên đầu quân tử!Tôi e rằng ở quý quốc đạo của tiểu nhân lớn làm tiêu mất đạo quân tử đi, nêntôi phải vì thánh đế mà huỷ bức tranh này.”
(Dẫn “Lưỡng quốc trạng nguyên”)
Cách lập luận tài tình của Mạc Đĩnh Chi đã giải thích hợp lí hành độnglầm lẫn của ơng Ơng đã dùng tài hùng biện hơn người của mình để chuyển “bạithành thắng”, chuyển “nguy thành an” khiến không ít người khâm phục.
Luận cứ: Trúc là bản sắc của người quân tử, chim sẻ là hình dáng kẻ tiểunhân (trong bức tranh có thêu hình con chim sẻ đậu trên cành trúc)
Luận đề: là vì thánh đế mà huỷ bức tranh.
Luận chứng: Theo như bức tranh thì tiểu nhân đè lên đầu quân tử, đạo tiểunhân lớn làm tiêu mất đạo quân tử.
Sơ đồ logic: biểu hiện một quan hệ ngầm ẩn và mọi người đều chấp nhận
Trang 7nên đáng huỷ bức tranh”1.2 Bác bỏ
Cũng là chứng minh Đó là chứng minh một luận đề nào đó là sai lầmhoặc không có căn cứ để bác bỏ luận đề đó.
* Bác bỏ luận đề: Bác bỏ dữ kiện của luận đề Một luận đề sẽ bị bác bỏnếu dữ kiện của nó bị bác bỏ.
Bác bỏ hệ quả của luận đề Một luận đề sẽ bị bác bỏ nếu hệ quả của nó bịbác bỏ Một luận đề a có hệ quả b có nghĩa là a là điều kiện đủ của b Nếu b bịbác bỏ, tức là có b, có nghĩa là a không còn là điều kiện đủ nữa Như vậy, a đãbị bác bỏ Đây chính là suy luận theo luật MT: ((a b) & (b)) a
Chứng minh một luận đề khác để bác bỏ một luận đề đối lập với nó
Ví dụ: “Muốn thử tài Thơ Mênh Chây, vua bày trò chơi vịt đẻ trứng Đểlàm cho Thơ Mênh Chây bị bất ngờ, vua ngầm bày mẹo trước cho các đìnhthần Mỗi người được giấu một quả trứng trong áo, sau khi xuống nước tắm lúclên bờ thì kêu: “cạp cạp” và đẻ một quả trứng dâng vua.
Đâu đấy, vua gọi các đình thần và cho cả Thơ Mênh Châu cùng chơi Khivua ban lệnh trò chơi “vịt đẻ” bắt đầu thì mỗi người sau khi xuống nước vùngvẫy ngụp lặn theo kiểu vịt lúc lên đều kêu: “cạp cạp” và đẻ một quả trứngdâng lên vua Ai cũng làm việc đó rất dễ dàng, chẳng là họ đã được chuẩn bịtrước Đến lượt Thơ Mênh Chây cũng bắt chước vịt tắm, lúc lên bờ kêu: “kẹp kẹp” Tiếng vịt có vẻ nhỏ và khàn, cũng chạy qua trước mặt vua nhưng chẳngdâng trứng Vua hỏi:
- Trứng vịt của Chây đâu?
- Dạ thưa, tôi là vịt trống Giống đực không đẻ được ạ!”(Dựa “Thơ Mênh Chây”(Khơ me Nam Bộ))
Trang 8“kẹp kẹp”” Điều đó khiến Thơ Mênh Chây vẫn thắng trong cuộc chơi và phảnlại đối phương Lập luận đó khiến nhà vua không thể trối cãi được
* Bác bỏ về cương vị của người phát luận đề Mặc dù vậy người nói vẫn
có quyền khẳng định, bảo vệ lại tư cách của mình, ví dụ như:
“Chúa Dương Vương là Trịnh Tạc, muốn thử xem lòng người có phụckhông, đã sai quân lính đắp một cái đài ở Thăng Long Chúa đến tận nơi xemxét, đem cả Nguyễn Quốc Trịnh đi theo Nhìn quan cảnh đầy triển vọng nguynga, chúa hỏi:
- Thế nào, ý ông ra sao?
- Khải chúa thượng, xây đắp thế nào chẳng được, nhưng lòng thiên hạkhông vui đâu
Chúa tái mặt hỏi:
- Thiên hạ trăm nghìn người, một mình ông làm sao biết được trăm nghìnbụng?
Nguyễn Quốc Trịnh ung dung đáp:
- Thiên hạ là tôi đây: Lòng tôi không vui thì biết lòng thiên hạ”(Dựa “Trạng Nguyệt áng”)
Trên đây là một kiểu đối đáp khá khẳng khái của một người vì dân vìnước Trước sự lập luận của chúa bác bỏ về cương vị “một người không thể làtrăm ngươi” Nguyễn Quốc Trịnh đã khẳng định lại “Thiên hạ là tôi” để thaymặt, đại diện cho người dân nói lên suy nghĩ của họ: “Lòng thiên hạ không vui”.
2 Lập luận ngộ biện và ngụy biện
Có những lập luận có vẻ như theo đúng logic hình thức nhưng thực ra đãphạm sai lầm ở một điểm nào đó, nghĩa là chúng là những lập luận không theođúng những quy tắc đảm bảo cho sự suy diễn được đúng đắn.
Nói cách khác: Có những lập luận không đúng đắn mặc dù chúng có hìnhthức của những lập luận đúng đắn Chúng ta gọi đó là những ngộ biện Trong
Trang 9luận ngược đời nào đó, rõ ràng là trái ngược với những cảm nhận thông thường,những kết luận ai cũng cảm thấy là “sai lè lè” nhưng lại rất khó bác bẻ Đó lànhững ngụy biện Ví dụ:
“Một lần Chung Nhi theo bố sang làng bên, đến nhà một ông quan tri sởmua lợn Nghe có người ồn ào, ông quan tỉnh giấc, mắt nhắm mắt mở quay rahỏi Biết là có người đến mua lợn, nhưng vì vừa ngủ dậy nên quan cũng chẳngmặn mà gì Ông ta đứng dậy ngáp dài, đưa tay dụi mắt rồi vuốt từ mặt xuốngcằm, rẽ chòm râu ra làm đôi, lại búi mớ tóc xổ tung cho gọn, chẳng nói chẳngrằng lững thững vào nhà trong.
Trông thấy thế, Chung Nhi liền bảo bố rằng quan lớn đồng ý bán lợn rồivà có ra hiệu là lợn giá 18 quan, mua được thì vào chuồng mà bắt Bà quan ởđâu về thấy chuyện như vậy thì la lối gọi bố con Chung Nhi vào mắng ChungNhi lễ phép thưa:
- Bẩm, chúng con thấy rõ ràng là quan lớn lấy tay vuốt ngang mặt lạivuốt xuống dưới, lại rẽ râu ra làm đôi, rành rành là chữ thập bát (18) Quancòn búi tóc rồi trở vào thì đúng là quan bảo chúng con thuận thì cứ vào chuồngmà trói lợn, nên mới dám bắt đấy ạ!”
(Dẫn “Trạng Lợn”)
Rõ ràng, đây là một lối ngụy biện rất thông minh Chung Nhi đã lập luậndựa theo sự miêu tả điệu bộ, hình dáng của lão quan để ‘không những mua đượclợn mà còn mua với giá rẻ’ Sự nguỵ biện của Chung Nhi là ở chỗ ‘điệu bộ củaông quan ấy chỉ là điệu bộ của người mới ngủ dậy’ chứ đâu có phải là ‘cử chỉ rahiệu mua bán gì’ Mặc dù biết là sai nhưng mọi người đều chấp nhận nó mộtcách vui vẻ Cái hay của ngụy biện trong tài ứng đối là ở chỗ đó.
2.1 Ngộ biện từ tính mơ hồ của từ ngữ
Ngôn ngữ tự nhiên mơ hồ trên mọi cấp độ Từ ngữ lại đa nghĩa và nhiềutừ đồng âm Đặc biệt là từ ngữ Việt Nam thì vô cùng phong phú và đa dạng Thếnên có không ít những ngộ biện do hiện tượng mơ hồ ngôn ngữ gây ra:
Trang 10nguyên, Nguyễn Giản Thanh đỗ bảng nhãn và thám hoa là Nguyễn HữuNghiêm cả ba vị đỗ cao được đưa vào yết kiến nhà vua Buổi ấy, vua thấyGiản Thanh là người phủ Từ Sơn cùng phủ với quê ngoại mình (làng PhùChẩn), bèn hỏi:
- Làng Ông Mặc cách làng Phù Chẩn bao xa?
Nguyễn Giản Thanh biết là hai làng xa nhau nhưng khôn khéo bảo:- Tâu bệ hạ hai làng liền một cánh đồng ạ!
Vua nghe thấy lấy làm vui mừng, truyền lấy Giản Thanh đỗ trạng cònTam Tỉnh chỉ đỗ bảng nhãn thôi ".
Trong phép tỉnh điền, mỗi đồng là những 500 dặm, Nguyễn Giản Thanhdùng chữ đồng âm: đồng cũng có nghĩa là cánh đồng để tỏ ra là gần Giản
Thanh đã khôn khéo dùng từ ngữ mơ hồ để lấy lòng vua Sự mơ hồ ở đây chínhlà việc chuyển từ đơn vị thực (500 dặm) sang đơn vị ảo (một cánh đồng) Do đó,người nghe dễ bị lầm tưởng Tuy nhiên, với những kiểu nói, kiểu sử dụng từ ngữmơ hồ như trên thì hiểu theo nghĩa thực cũng đúng mà hiểu theo nghĩa ảo cũngđúng Chính vì vậy, người ngụy biện có thể đảo lộn phải trái gây nhiều bất bìnhtrong xã hội.
2.2 Lập luận làm lẫn lộn
Phương pháp làm lẫn lộn chính là việc lấy lí lẽ của mình gài bẫy đốiphương, khiến đối phương bị lẫn lộn lúc nào mà không hay biết Hình thức củaphương pháp này thường là những kiểu lập luận qua đối thoại liên tục giữa haiđối tượng : người làm lẫn lộn và người bị lẫn lộn Ví dụ :
“- Thơ Mênh Chây ! Biết ngươi có tài nói dối Vậy, cho phép ngươi hãynói dối ta nghe.
- Dạ thưa, đức vua đã biết trước, làm sao tôi còn nói dối được nữa ạ Vảlại nói có sách mách có chứng, mà sách của tôi bỏ ở nhà ạ!
- Ta cho phép ngươi về lấy lên đây.
- Dạ thưa ! Hay là đức vua cho người phi ngựa về nhà tôi lấy lên chonhanh vậy.
Trang 11nơi được bà mẹ Thơ Mênh Chây cho hay:
- Xưa nay, tôi có thấy thằng Chây có sách vở nào đâu.
Viên quan quay lại triều đình và y lời tâu lại Vua cả giận mắng :
- Thằng này gan to, dám nói dối cả trẫm hả? Đem mà chém đầu cho ta.Thơ Mênh Chây vẫn ung dung :
- Dạ thưa! Đấy là tôi đã nói dối theo lệnh của đức vua mà.”
Thơ Mênh Chây đã dùng phép ngụy biện tình huống để đánh lừa vua “đứcvua đã biết trước, làm sao có thể nói dối được” do đó “phải về nhà lấy sách”.Chính điều này đã làm cho vua lẫn lộn Lẫn lộn giữa ‘việc nói dối’ của ThơMênh Chây với thực tế đời thường khi giao tiếp, để đến lúc tự rơi vào tình thếlẫn lộn lúc nào không hay Đây cũng được xem như một kiểu ‘gài bẫy ngôn từ’mà người ứng đối phải có cách đưa ra tình huống hết sức thông minh và tài trí.
2.3 Lập luận đánh tráo trật tự từ ngữ
Đánh tráo trật tự trong từ ngữ cũng có nghĩa là làm thay đổi nghĩa của từ,đưa người nghe vào một lập luận với ý nghĩa hoàn toàn khác nhằm đạt tới mộtdụng ý nào đó Đánh tráo từ ngữ cũng còn là một cách ‘chơi chữ’ hết sức tàitình Điều này được thể hiện trong ví dụ sau :
‘Sứ Tàu sang bên ta muốn đấu trí để thử tài người Nam Y sai lấy một câygỗ như thế như thế bào nhẵn cho bằng đầu bằng đuôi rồi quét sơn kín lên đềvào đó 3 chữ : ‘Hồ bất thực’ rồi đem hỏi đó là cây gì ? Chưa ai nghĩ ra thìtrạng đã nói :
- Hồ bất thực là cáo chẳng ăn Cáo chẳng ăn thì cáo đói Cáo đói thì cáogầy, cáo gầy là cây gạo! Chăng tin cứ bổ ra xem.
Sứ Tàu chịu tài, vì đó là cây gạo thực.”(Dẫn ‘Trạng Lợn’)
Trang 12thắng cuộc trong tài đấu trí với sứ Tàu.
3 Nhận xét chung
Qua việc phân tích những ví dụ về tài ứng đối trong một số giai thoạichuyện trạng Việt Nam, chúng ta có thể thấy nổi lên hai phương thức lập luậnkhá chủ yếu đó là : lập luận chứng minh và bác bỏ ; lập luận ngụy biện Trongđó, lập luận chứng minh và bác bỏ thường là đối với những nhân vật chínhkhách, có tài ngoại giao, giỏi hùng biện Tài ứng đối của họ không những đượclưu truyền trong sách sử mà còn vang danh với bạn bè năm châu Đó là nhữngngười thực, việc thực hết sức sống động Còn những lập luận ngụy biện thườngxuất hiện với những giai thoại được truyền tụng trong dân gian Những nhân vậttrong truyện thường là những người mang danh hiệu trạng mang đậm tính cổtích - tiếu lâm, hay những nhân vật hài hước thông minh trong dòng truyệntrạng
Trên đây chỉ là những phân tích mang phần nhiều chủ quan của bản thân,bởi việc lấy ví dụ một cách ngẫu nhiên đã đem lại ít nhiều hạn chế Do đó, tôichưa thể đưa ra một cách chính xác số liệu về phương pháp lập luận trongtruyện, cũng như tần suất được lặp lại của những lập luận đó Tuy nhiên, chỉ giớihạn trong tập truyện này thì phương thức lập luận ngộ biện và ngụy biện vẫnchiếm đa số Bởi truyện mang giá trị văn hoá, giá trị thẩm mỹ nhiều hơn giá trịlịch sử nên nó phải là những truyện dễ nhớ và được đúc kết qua cách ứng xửkhôn khéo của ông cha xưa.
III Kết luận
Trang 13tìm hiểu sâu hơn chúng ta có thể phát hiện ra những lập luận khác nữa Nhưngdo hạn chế của việc giới hạn tiểu luận và thời gian nên tôi chưa đưa ra được tầmkhái quát cao hơn Rất mong được sự đóng góp của thầy giáo và bạn đọc.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Nguyễn Đức Dân, Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức,
Nxb Đại học Quốc Gia Hà Nội, 1996.
2 Nguyễn Đức Dân, Ngữ nghĩa của cặp từ, Ngôn ngữ, số 2, 1984.3 Vương Tất Đạt, Logic hình thức, Nxb Giáo dục, 1994.
4 Kho tàng truyện trạng Việt Nam, Nxb Văn học, 1988.
5 Trần Dục Tú, Khổng Tử (Tủ sách danh nhân thế giới), Nxb văn hố
thơng tin, 2004.
MỤC LỤC
I Đại cương 1
1.Định nghĩa khái quát về lập luận 2
2.Một số khái niệm cơ sở 2
3.Khái quát về chuyện trạng Việt Nam 4
II Một số kiểu lập luận về tài ứng đối trong giai thoại trạng Việt Nam 5
1 Lập luận chứng minh và bác bỏ 5
1.1 Chứng minh 5
1.2 Bác bỏ 7
2 Lập luận ngộ biện và ngụy biện 8
2.1 Ngộ biện từ tính mơ hồ của từ ngữ 9
2.2 Lập luận làm lẫn lộn 10
2.3 Lập luận đánh tráo trật tự từ ngữ 11
3 Nhận xét chung 12