0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.3.3 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ pháp

2.3.3.1 Chơi chữ theo cách tách, ghép từ ngữ

Tách từ ngữ làm đôi, không cho chúng hợp nhất như vốn có, hoặc ghép hai đơn vị tưởng rằng chẳng có quan hệ gì với nhau, nhưng thật ra là hai yếu tố, thành tố của một từ ngữ, để chơi chữ, là điều thường gặp. Có thể chia hình thức chơi chữ này thành hai phần: cách tách, ghép từ; và cách tách ngữ.

Hình thức tách, ghép từ ngữ này cũng được sử dụng trong truyện cười nhưng số lượng của nó chiếm tỉ lệ nhỏ.

2.3.3.2 Chơi chữ theo cách đảo trật tự, vị trí từ ngữ

Đảo trật tự, vị trí từ ngữ sẽ làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa (của từ, ngữ, câu, đoạn, văn bản được đảo). Có hai loại cơ bản sau: đảo một bộ phận tùy chọn trong cấu trúc văn bản và đảo toàn bộ văn bản.

Truyện Chửi quan huyện thằng, “Viên quan huyện Thằng nọ có tính hống hách. Một hôm, y chặn một cô bé học trò trên đường đi học, về tội gặp y mà không chào, ra vế đối và bắt cô bé phải đối lại ngay, nếu không đối được, sẽ bị đánh đòn: - “Học trò là học trò con, tóc bỏ lon xon là con học trò.”

Cô bé đối lại: - “Quan huyện là quan huyện thằng, xử kiện lằng nhằng là thằng quan huyện.”

Viên quan huyện nọ tức lắm nhưng đành đấu dịu với “con ong non”, bởi vế đối cũng chững chạc, khó có thể coi thường”.[1,]

“Huyện thằng” là chức quan đặt ra thời Lê mạt, cho nhà giàu nộp thóc để lấy, hàng dưới tri huyện, chuyên trách việc tuần phòng. Cái thú vị của câu này là cách vần vè dân dã và lối đảo: “học trò con” (học trò bé nhỏ)đối với “con học trò” (cô bé học trò); “Quan huyện thằng” (quan huyện loại “thằng”) đối với “thằng quan huyện” (thằng cha quan huyện).

Hay truyện “Anh chàng say rượu chân nam đá chân xiêu trở về. Vợ thấy vậy ra đón vào, than thở: - Khổ quá! Đã bảo uống vừa vừa thôi kẻo say…

Anh chồng chống chế: - Ai bảo ta say! Nói cho mà biết nhé, tao uống ba say chưa chai!” [15,17]

“Ba say chưa chai” tức là ba chai chưa say. ở đây từ ngữ đã bị đảo vị trí do anh chàng này say rượu nên nói năng không còn là trật tự lôgic thông thường nữa.

2.3.3.3. Chơi chữ theo cách chuyển từ ra ngữ, câu và rút gọn ngữ, câu

+ Chuyển từ ra ngữ, câu

. Chuyển từ đa tiết ra ngữ tự do

Truyện Chị nỡ lòng nào…, “tương truyền, Trạng Quỳnh (quê ở Hoằng Hóa), đã đùa cô bán bánh giầy, quê ở Tuyên Quang, bằng bài thơ sau:

Tuyên Quang , Hoằng Hóa cũng thì vua Nắng cực cho nên phải mất mùa

Lại đứng bên hàng xin xỏ chị

Nỡ nào mà chị lại không cho!” [2,68]

Từ “xin xỏ” có nghĩa là “xin với thái độ tự hạ mình (nói khái quát)”. Nó được anh chàng đang “nắng cực” (nói lái) thốt ra với chị bán bánh giầy, nên cũng mang ý nghĩa “xin được xỏ (chị)”, “xin phép xỏ (chị)” – “xỏ” chỉ hành động giao hợp – đó là ngữ tự do.

. Chuyển từ đa tiết thành câu

Chuyển từ đa tiết thành câu tức là tạo ra một ngữ cảnh để biến tên gọi sự vật, hiện tượng thành câu (một cấu trúc đề - thuyết, hay chủ - vị). Ngữ cảnh tác động vào từ (tổ hợp từ) là tên gọi sự vật, hiện tượng, theo

cách tách đôi tổ hợp ra, chất vấn về sự bất hợp lý của âm tiết cuối trong tổ hợp tên gọi (dùng hiện tượng cùng âm để đánh đồng).

+ Rút gọn ngữ, câu

“Anh nhà nghèo có việc phải nhờ đến lý trưởng, bèn tìm cách trả ơn. Nhà có nuôi một con chó nhỏ, anh ta hứa nó lớn sẽ thịt để mời ông lý chén.

Hôm ấy, ông lý đến chơi, khen con chó to và mập. Gặp lúc đứa bé, con anh ta, đang bẩn chèm nhèm ra quần. Anh ta hu con chó đến dọn. Nhưng con chó chỉ ngó rồi bỏ đi. Anh ta mắng chó:

- Mi có ăn đi không? Không ăn thì tao cho ông lý ăn liền đó!”.

Câu “Không ăn thì tao cho ông lý ăn liền đó”, bổ ngữ chỉ đối tượng của “ăn” (cứt) , bổ ngữ này mà câu nói trở nên mơ hồ, lẫn lộn giữa hai từ ăn trên, là hành động của chủ thể duy nhất xuất hiện (ông lý). Cách nói của nhân vật trong truyện, đặt trong hoàn cảnh giao tiếp, nhằm phê phán chuyện ăn bẩn của ông lý.

2.3.3.4. Chơi chữ theo cách ngắt nhịp câu, buông lửtring câu

+ Cách ngắt nhịp câu

Sử dụng hiện tượng ngắt giọng (ngừng lời nói), ngắt nhịp câu (bằng dấu phẩy, khi viết) vào chơi chữ, tức tạo ra khả năng ngắt nhịp không bình thường, để làm thay đổi ý nghĩa của câu, hoặc hình thành nên một lượng thông tin mới. Việc ngắt giọng, ngắt nhịp (gọi chung là ngắt nhịp) không bình thường này, sẽ hình thành các kiểu kết hợp khác nhau giữa các thành phần ngữ pháp của ngữ, của câu, tạo nên sự thay đổi về ngữ nghĩa , trên cơ sở cùng âm.

Có hai cách ngắt nhịp để chơi chữ thường gặp:1. Dùng hình thức ngắt nhịp để ghép hoặc tách hai thành phần ngữ pháp cạnh nhau, tạo ra những cách kết hợp khác biệt, làm thay đổi chức năng ngữ pháp, ngữ nghĩa củae chúng ; và 2.Dùng hình thức ngắt nhịp để tách một từ đa tiết làm hai, mỗi bộ phận thuộc một thành phần ngữ pháp khác nhau.

Ví dụ: “Ở một đám ma nọ, có một cô gái khóc cha rraats thảm thương:

Cha ơi con đẻ cha ra làm gì Bây giờ cha chết ai thì nuôi u!

Nhiều người nghe vậy, ngớ ra. Sau hỏi mới rõ, cô con gái khóc thế này: Cha ơi, con đẻ, cha ra (thăm) làm gì. Do kiểu ngắt giọng nức nở, bất bình thường trong lúc khóc, mới tạo nên sự hiểu nhầm như vậy”.

Hay truyện Đơn xin ly dị, “người đàn bà nọ bị chồng đánh đập tàn nhẫn quá làm đơn xin ly dị. Quan phủ phê “phó hồi cải giá bất đắc phu cựu” (ý nói : không thể đi lấy chồng khác được, phải trở về với chồng cũ). Chị ta tức lắm, tim gặp Xiển Bột, nhờ viết đơn khác để lên quan lần nữa. Xiển xem đơn cũ, bảo: - Còn phải đơn từ nữa làm gì, quan phê thế này là cho chị ly dị rồi.Này nhé “phó hồi cải giá” là chi về đi lấy chồng khác, “bất đắc phu cựu” là không được về vớib chồng cũ nữa.

Chị ta nghe giải thích thế, về đi lấy chồng. Anh chồng cũ phát đơn lên kiện quan tỉnh. Quan tỉnh đòi quan phủ lên hỏi. Quan phủ thưa là không hề cho chị ta lấy chồng. Chị ta bị đòi tới, đưa đơn ra, nói đúng như lời Xiển nói. Quan phủ phải đem nửa cơ nghiệp ra khấn quan tỉnh mới được yên”.[]

Người phê đơn không có ý ngắt giọng giữa câu, nhưng người được phê thì cứ ngắt theo cách phù hợp với mình (mẩu truyện ngắt sau “cải giá”).

Buông lửng câu: là hình thức được sử dụng vào chơi chữ, chủ yếu là buông lửng ở cuối câu, cuối vế câu nhằm thể hiện những nội dung vừa nói. Ở đây, chỗ buông lửng (kkhoong nói ra) lại là điều cần biểu đạt, là thông tin mới.

Từ, ngữ buông lửng được nhận ra nhờ ngữ cảnh, hoàn cảnh nói, và hiểu biết, kinh nghiệm của người tiếp nhận. Có hai dạng buông lửng câu để chơi chữ thường gặp: dùng hình thức buông lửng câu để tạo nghĩa ở một số vị trí thích hợp trong văn bản; và dùng hình thức buông lửng câu để tạo nghĩa ở cuối hai vế câu đối, cuối các dòng của bài thất ngôn bát cú luật Đường.

Buông lửng trong truyện cười có khác với buông lửng tronh thơ, câu đối, ở chỗ chúng luôn có “lời giải”. Lời giải này chính là yếu tố gây cười của truyện cười.

“Ngôn: Tao có thể nói hai câu với mày, câu khen thì mày nổi giận còn câu chê thì mày sẽ vui sướng. Mày tin không?

Ngữ: Thử đi!

Ngôn: Mày là một thằng hâm… Ngữ (nổi xung): Mày nói gì?

Ngôn: Khoan đã, tao bảo mày là một thằng hâm…mộ bóng đá thứ thiệt đó.

Ngữ: Có thế chứ.

Ngôn: Không những thế, mày còn như một ông thần… Ngữ: Thật hả?

Ngôn: Ừ, thần… kinh nặng! (nói xong chuồn vội)”.

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 32 -36 )

×