Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 25 - 32)

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.3.2 Chơi chữ bằng phương tiện ngữ nghĩa

2.3.2.1 Chơi chữ theo cách trái nghĩa

+ Đặt cặp trái nghĩa (hay đối lập nhau về ý nghĩa)

Trong truyện Thủ Thiệm: “Thủ Thiệm bị quan huyện sai lính lệ bắt giam. Quan thét:

Thủ Thiệm đến cửa buồng giam, chỉ đưa đầu vào, nhất định không bước thêm. Lính giục vào, ông nói:

- Quan chỉ bảo giam đầu chứ không bảo giam đít. Cuối cùng, quan buộc lòng phải thả ông ra”.

Thủ Thiệm dựa vào lời quan: “Giam đầu chứ không bảo giam đít”. “Giam đầu” là một ngữ cố định kết hợp với “giam đít” ngữ tự do để tạo nên chơi chữ theo cách trái nghĩa, tạo tiếng cười cho người đọc.

Truyện Trạng Quỳnh: Trường thọ [ ], lập luận của Trạng Quỳnh: (Đây là quả) đoản thọ chứ không phải (quả) trường thọ, bằng chứng là tôi mới ăn vào đã chết ngay; mà kẻ dám đem quả đoản thọ dâng vua là mang tội khi quân, phải trừng trị (Trạng biết, vua rất quý kẻ thân tín đã dâng đào kia, tất sẽ không kết tội, như vậy mình được an toàn)

+ Dùng nhiều cặp trái nghĩa, đối lập về nghĩa trong cùng một văn bản

. Đối phản nghĩa ở câu đối: “Miệng kẻ sang có gang có thép Đồ nhà khó vừa nhọ vừa thâm”

“Miệng kẻ sang” trái nghĩa với “đồ nhà khó”. Hay: “Roi thất phân đánh đít mẹ học trò; Lộng bát bông che đầu cha quan lớn”.

“Đầu cha quan lớn” (của Xiển Bột nói) trái nghĩa với “đít mẹ học trò” (của quan huyện Hoằng Hóa nói).

2.3.2.2 Chơi chữ theo cách nhiều nghĩa

“Ngày xưa, có hai vợ chồng nhà kia mới cưới nhau. Mấy hôm sau, chồng ra đồng làm việc. Đến bữa, vợ ra gọi chồng về. Vì còn e thẹn, người vợ không biết gọi chồng là gì, nên kêu trổng:

- Ai ơi, về ăn cơm!

Chồng nghe thấy, hỏi đùa: - Cơm ai nấu? Vợ nguýt yêu, đáp: - Nấu chứ ai!”

Từ “ai” xuất hiện ba lần trong truyện. “Ai” ở lời gọi chồng của người vợ, như “anh” (ngôi thứ hai); “ai”ở hai lần xuất hiện sau chỉ ngôi thứ ba.

2.3.2.3 Chơi chữ theo cách lệch nghĩa

“Ê, sao mày viết là “ta có”? - Cái gì cơ?

- Phần giải toán này, thì “ta có” mà tây chúng cũng có đấy chứ”. [HHT,30-12-1999]

Từ ngữ lệch: “tây...có” thay vì “ta có”. “Ta”trong ngữ “ta có”, là chúng ta , hiểu như sự suy ra tất yếu, không phải bàn cãi, để dùng trong toán (khoa học chính xác nói chung). Do vậy, “ta” không có quan hệ gì với “tây”, để đặt ra vấn đề “tây có” như nhân vật truyện cười nêu.

+Tạo sự hiểu lệch từ ngữ . Mở rộng và thu hẹp nghĩa

Truyện Xiển Bột: “Thời Pháp xâm lược nước ta ,có nhiều tổ chức nổi lên, bí mật chống lại, nên phủ, huyện lệnh cho các làng hành đêm phải cử người ra đình canh phòng. Lần ấy, toán tuần canh gặp đông rét buốt, họ chia nhau lần lượt góp “gốc” mỗi tối.

Xiển Bột có cảm tình với những người “nổi dậy”, chán trò canh gác này, ông đào ít gốc chuối gánh ra, rồi đổ ào vào đống lửa, khiến lửa đang cháy tắt phụt. Bị quở trách, Xiển nói: - Các anh bảo tôi góp gốc, thì gốc chuối chẳng phải là gốc đó sao?”

“Gốc” chỉ gốc cây. Cách lập luận của Xiển Bột: nộp gốc (cây), gốc chuối cũng là gốc (cây) cho nên anh ta nộp gốc chuối. Chỗ ngụy biện, là biến gốc cây có khả năng đốt cháy để sưởi, thành gốc cây chuối, thứ không đốt được. Ở đây, Xiển đã mở rộng nghĩa của “gốc” (ra khỏi bối cảnh sử dụng của từ này).

+ Biến nghĩa

. Biến từ ngữ chuyên môn thành từ ngữ thông thường

“ Hai anh rủ nhau đi ăn trộm, bị bắt đưa ra tòa. Tòa kết án thủ phạm sáu tháng tù ngồi, tòng phạm sáu tháng tù treo. Khi tòa cho phép phát biểu lần cuối cùng, anh tòng phạm liền nói: - Thưa tòa, tòa xử con nặng quá.

Chánh án bảo: - Tòa chỉ xử anh án treo, nặng gì?

- Dạ thưa tòa, anh này rủ con đi ăn trộm và lấy những hai phần, mà được ngồi. Con dại dột đi theo, chỉ được một phần, thì phải treo. Xin tòa xét lại cho con nhờ!”[11,328]

“Án treo” là án tù không phải thi hành ngay (sẽ thi hành nếu trong thời gian quy định, người bị kết án này lại phạm tội và bị xử án lần nữa); Còn án tù ngồi thì phải vào nhà lao. Anh nọ hiểu theo nghĩa thông thường của “treo”(là móc lên cao, để cho thõng xuống), “ngồi” (khác với “đi”, “đứng”, “treo”,...), nên mới khẩn khoản tguwa quan tòa như vậy.

. Biến ngữ cố định, thành ngữ, tục ngữ theo một hướng nghĩa riêng Ví dụ truyện Ông nọ bà kia[ ], “ông nọ bà kia” tức việc làm nên danh vọng ,có địa vị xã hội, bị Trung Quốc biến thành ông này với bà kia (không phải vợ mình), nhằm mục đích chế giễu đám người hám danh.

2.3.2.4 Chơi chữ theo cách tạo nước đôi về nghĩa

+ Tạo nước đôi về nghĩa chủ yếu bằng loạt cùng âm

“ Một anh học trò nghèo yêu cô con gái nhà khá giả và được cô yêu lại. Thấy anh học trò chưa làm nên danh phận gì, người bố cô gái muốn anh ta từ bỏ ý định lấy con mình, nên thách cưới thật cao. Ông ta thách:

- Một trăm quan.

Chàng rể tương lai đáp: - Con xin chín chục.

Chẳng lẽ đòi đủ một trăm quan, đâm ra quá gay gắt, nên ông ta bằng lòng.

Đến giờ nạp lễ, trước đông đủ bà con họ hàng hai bên, chàng rể đặt lên cái mâm mười quan tiền. Ông bố vợ hỏi: - Sao lại thế này?

Chàng rể lễ phép thưa: - Hôm trước bố nói một trăm, con xin chín chục, bố đã bằng lòng rồi. Vậy không còn mười quan là gì!”[11,113]

“Con xin chín chục”có hai cách cắt nghĩa khác nhau: 1. Chàng rể xin nộp lễ cưới chín chục quan, thay vì một trăm quan (cách hiểu của bố vợ); theo đó: “xin” biểu thị thái độ khiêm tốn, lịch sự (“xin” đứng trước một đông từ khác, bổ nghĩa cho động từ này; Ví dụ: Con xin về nhà trước); “Chín chục” (khoản tiền sính lễ phải nộp) là nội dang thông tin, kết hợp với “nộp”, “đi”, ... liền trước; 2. Chàng rể xin ông bố vợ cho mình chín chục quan (và ông bố vợ đã đồng ý, nên tuy đòi một trăm quan nhưng trừ chín chục quan đã cho, thành thử, chỉ còn lại mười quan) (cách bẻ của chàng rể); theo đó: “xin” là ngỏ ý với người nào đó, để người này cho mình cái gì,

hoặc đồng ý cho mình làm điều gì (“xin” chàng trai đã lợi dụng hoàn cảnh giao tiếp đặc biệt (bố vợ với chàng rể tương lai, chuyện cưới hỏi trang trọng), để dùng từ “xin” lập lờ, nhằm đánh bẫy bố vợ. Chơi chữ tạo nước đôi (do loạt cùng âm kết hợp với yếu tố ngầm) như trên thật là thú vị, cách khai thác ưu điểm của ngôn ngữ Việt.

+ Tạo nước đôi về nghĩa theo cách dùng hình ảnh hai mặt

Thực chất là sự kết hợp nhiều phương tiện chơi chữ, đặc biệt là đa nghĩa, gần nghĩa, ...và một số biện pháp tu từ (như ẩn dụ, hoán dụ, ...).

Ví dụ: “Trường học của thầy đồ nọ ở cạnh một người đàn bà góa. Bà này nổi tiếng hiền lành, chưa nói nặng lời với ai một lời. Mấy anh học trò lớn tuổi thách nhau làm sao chọc cho chị ta nổi tam bành một phen. Cậu lém lỉnh nhất đám nhận làm việc khó khăn này.

Hôm ấy, trời tối lại mưa rét, anh học trò đến nhà người đàn bà, nói: - Thưa chị, em vừa về thăm nhà lên, chẳng may đến muộn, cả xóm đều đi ngủ. Thấy nhà ta còn đỏ lửa, em xin chị làm phúc cho chung hơi một lúc, kẻo ướt át, lạnh lẽo quá:

Người đàn bà chất thêm củi , bảo anh ta vào sưởi. Lát sau, anh ta van đói, mở bị gạo mang theo ra, rồi hỏi mượn cái sấp cái ngửa. Chị chủ hiểu ý, đem vung nồi ra. Cơm sôi, lại xin mượn cái ngó ngoáy, ...

Cơm nước xong, anh học trò xin phép sang bên trường, kẻo trễ hẹn thầy mắng.Chờ chị chủ nhà đóng cửa, anh ta liền ngồi “bĩnh” ra một bãi lù lù, người đàn bà góa điên tiết, chạy sang phía nhà thầy đồ, chửi toáng lên:

- Tổ cha thằng họcn trò! Đêm hôm rét mướt đến đây, muốn “chung hơi” tao cho chung hơi, muốn “sấp ngửa”, tao cho cho sấp ngửa, muốn “ngó ngoáy” tao cho ngó ngoáy, ...thế mà còn ỉa ra cửa nhà tao. Thầy mi không biết dạy mi, thì sang đây hốt sạch”[11,137].

Lời người đàn bà trong truyện ngoài việc trình bày trung thực sự việc xảy ra đêm hôm trước, còn tạo ra một cách hiểu khác, là anh học trò đã chung đụng, ăn nằm với chị ta. Có lẽ do giận quá mà chị ta không nhận ra ý nghĩa này lúc nói.

Sở chỉ (hoặc “cái sở chỉ”) là một sự vật cụ thể hay một tập hợp xác định gồm những đối tượngcuj thể, được từ (có nghĩa ổn định) hay một tổ hợp lâm thời biểu thị.

+ Tạo nhiều tổ hợp cùng sở chỉ

Bên cạnh từ ngữ thường dùng, có các tổ hợp lâm thời được tạo ra để cùng chỉ một con người, một sự vật, hiện tượng. Do sự mâu thuẫn giữa chúng (các từ, các tổ hợp lâm thời này), mà ý nghĩa thẩm mĩ hình thành. Truyện cười sử dụng hình thức chơi chữ này để tạo ra tiếng cười.

Truyện Đậu phụ, “Nhà sư nọ ăn vụng thịt chó. Chú tiểu bắt gặp, bèn hỏi:

- Bạch sư cụ, cụ ăn gì đấy ạ ? Ông sư nói dối:

- Ăn đậu phụ.

Một lát sau, có tiêng chó cắn nhau ầm ĩ ở sau chùa. Sư bảo tiểu ra xem chuyện gì. Chú tiểu ra xem, trở vào thưa:

- Bạch sư cụ, đó là đậu phụ làng cắn đậu phụ chùa đấy ạ!”

“Đậu phụ” và “chó” cùng chỉ loài khuyển cầy đang cắn nhau. Ông sư gọi thịt chó là đậu phụ, tức là đã thực hiện một sự đồng nhất (giữa hai loại thức ăn trong soong nồi), để che đậy; Chú tiểu gọi chó (đang cắn nhau) là đậu phụ, cũng là chuyện đánh đồng, nhưng thay vì cho khuất lấp đi, lại mở bung ra, sống động và “ầm ĩ” nữa.

Hay truyện Thuốc độc, “thuốc độc” và “rượu” cùng chỉ chất khiến anh đầy tớ “nằm oặt dưới đất, nồng nặc hơi men”, sau khi uông vào. Ông chủ muốn”dán nhãn” thuốc độc vào chai rượu nhằm răn đe anh đầy tớ, không ngờ anh ta ranh ma quá thể.

+ Tạo một tổ hợp có nhiều sở chỉ

“Một ông quan muốn ăn thịt ếch, sai lính không biết con tên là con thanh lịch, mới gọi là con thanh tịnh. Lính không biết con thanh tịnh là con gì gặp ai cũng hỏi.Hỏi nhằm nhà sư, nhà sư bảo: “Trên đời chỉ có kẻ tu hành là người thanh tịnh mà thôi”, Vậy là lính bắt nhà sư trói lại, mang về giam:

Quan truyền: - Thế thì chặt đầu, lột da cho ta! Sư nghe hoảng hồn, van nài:

- Nhờ các anh bẩm lại với quan, hôm nay tôi có ăn mấy miếng thịt cầy, không còn thanh tinh nữa.

“Thanh tịnh” trong cách hiểu của ông quan,là “ếch”; trong cách hiểu của ông sư, là “kẻ tu hành” ; còn trong cách hiểu của người lính, thì đó chính là ông sư nọ. Truyện nhằm đả kích cả quan lẫn sư.

+ Tạo một tổ hợp không phải gọi tên gọi thường dùng, để gọi tên người, và goi tên sự vật, hiện tượng.

Dùng tên sư vật này để gọi sư vật kia, khi giữa chúng có mối quan hệ này xác định tuy nếu A nhưng thực chất là nói đến B.

. “Có anh nọ đến nhà anh kia. Đến bữa, anh kia thành thực mời:

- Chẳng mấy khi lại chơi, xin mời anh dùng vơi vợ chồng tôi bữa cơm rau.

Liếc nhìn mâm cơm chỉ có rau muống và đĩa mắn, anh nọ xoa tay: - Thôi, thôi!...Anh cứ vẻ , để khi khác.

Anh kia giận dỗi:

- Anh chê cơm nhà tôi nghèo?

-Ấy chết ! Đâu phải. Nói anh tha lỗi, thật tình là tôi ăn rồi.

Đúng lúc đó, vợ anh kia bưng đĩa thịt gà thơm phức lên, kèm mấy quả ớt chín đỏ, đặt vào bàn. Mắt anh nọ sáng lên:

- Ồ, ớt tươi à! Có ớt tươi thì tôi ăn vậy”.[15,101]

“Ớt tươi” mà anh nọ nói ra, hiểu là “đĩa thịt gà”. Ở đây, là cách dùng vật có giá trị cao hơn, khi chúng cùng xuất hiện.

+ Tạo lẫn lộn sở chỉ

Tạo lẫn lộn sở chỉ là cách làm của hàng loạt truyện cười, giai thoại. Đó là sự lẫn lộn giữa người và vật, giữa người này với người kia, giữa các sự vật với nhau và giữa các đối tượng hành động của con người. Cách chơi chữ này chủ yếu dựa trên cơ sỡ cùng âm.

Ví dụ lẫn lộn giữa người với động vật trong truyện sau: “Lão nọ được mời ăn cỗ. Lão uống thật nhiều rượu. Khi tan cuộc, trên đường về

nhà, lão ta lảo đảo rồi nhắm nằm vật xuống vệ đường nôn thốc nôn tháo. Lão rên một hồi rồi thiếp đi.

Một con chó tiến lại gần, ăn hết những thức ăn mà lão nọ nôn ra. Ăn xong, nó liếm lên cằm, lên miệng lão ta. Anh say thấy buồn nôn và ngứa ngáy. Trong cơn mê, lão ú ớ:

- À, phải, phải! Bác cứ mời đi! Bác cứ mời đi!”[11,75]

“Bác” ở lời ú ớ của lão say, chỉ một người cùng mâm trong bữa ăn cỗ; còn trong ngữ cảnh, đối tượng tương ứng là con chó. Hàm ý đánh đồng lão say cùng hàng với con chó để phê phán.

Một phần của tài liệu nghệ thuật truyện cười dân gian Việt Nam (Trang 25 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(58 trang)
w