0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Nói tục là một cách gây cười để thỏa mãn sự nghịch ngợm của

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.4.2 Nói tục là một cách gây cười để thỏa mãn sự nghịch ngợm của

ngợm của con người.

Theo lý thuyết của Freud – nhà khoa học người Đức, giải thích rằng: “nói tục là lợi khí của một bản tính, của dục tình; lúc nào cũng đem lại một sự khoái lạc. Con người luôn luôn muốn hành động theo bản năng, nhưng thường bị xã hội (đạo đức và lương tâm) cấm đoán. Freud bảo đó là sự “bị kiểm duyệt”. Vì sợ bị kiểm duyệt nên nó bị kìm nén để chờ có cơ hội bật ra. Nén xuống bằng cách cắn răng chịu đựng, hoặc bằng cách thổ lộ nhờ những phương tiện nghệ thuật như thơ nhạc, hoặc có khi phải chọn con đường thoát ly sự sống. Nhưng bấy nhiêu cách ấy đều không phù hợp với tất cả mọi người. Chỉ có một cách là cười! cười sẽ làm cho người ta thích thú, thỏa mãn được cái dâm bằng cách nghe (thính dâm). Hành động thì dễ gây tội lỗi, nghe thì không có việc gì xẩy ra. Chuyện tục có thể thỏa mãn cho con người thoát khỏi sự kiểm duyệt. Nhưng tât nhiên người ta cũng sẽ cấm việc nói tục. Càng ngăn cấm, nó lại càng bật ra để con người cười thoải mái. Lý thuyết này của Freud được nhiều người chấp nhận vì nó lý giải một cách phù hợp với tâm lý con người.

Yếu tố tục trong truyện tiếu lâm không những dùng để châm biếm, đả kích, phê phán các hành vi xấu xa hay phản ứng lại chế độ áp bức phong kiến mà nó còn được sử dụng vào mục đích mua vui, chỉ là để thỏa mãn sự nghịch ngợm. Sau một ngày lao động vất vả và chịu nhiều áp lực tâm sinh lý, con người cảm tìm đến với nhau để tâm sự, trò chuyện, kể cho nhau nghe những câu chuyện vui, đặc biệt là những yếu tố tục trong truyện tiếu lâm giúp người ta cười sảng khoái, giòn tan và tan biến mọi lo âu, mệt nhọc.

Họ không chỉ sử dụng truyện cười để phản ứng lại những điều bất bình trong xã hội mà truyện cười được xem như la một thú vui tích cực, một trò tiêu khiển rất thú vị như: trong Có chi lạ mà xem? [1, 317] Ba Giai với sự thông minh của mình đã chơi cho cô bán mắm tôm một vố rất đau, khiến cho cô ả - vốn không thua chửi một ai (đã phải đỏ mặt, tía tai, xấu hổ, không nói) từ đanh đá, chua ngoa, văng tục một bồ: “- chả hơi đâu mà gói cho ông! Không có cái đựng thì về chấm mắm tôm của bà ấy mà ăn!” đến khi Ba Giai tìm cách chơi lại, tạo tình huống hợp lý (hai tay đều bận hứng mắm tôm, để mượn cô thò tay lấy tiền ở cạp váy, thừa dịp tóp bụng lại… váy tụt xuống ngay trước mặt cô ả. Ba Giai giả vờ như người mắc cỡ, kêu: - “Ối! cô hàng ơi! ai lại làm thế, cô tụt của tôi làm gì chứ. Hay là… mà của tôi cũng giống như của mọi người, có chi lạ mà cô phải xem; thiên hạ cười chết”. Rõ ràng câu chuyện đã đưa yếu tố tục “mắm tôm của bà ấy” (trong trường hợp này để chỉ “phần kín” của người phụ nữ - tức của vợ ông) và “của (tôi)” để chỉ phần sinh dục khí của người đàn ông (đặt trong văn cảnh, câu lửng giúp ta hiểu ngầm điều này). Hay truyện Có giỏi thì cứ lột thử xem! [1, 322], sử dụng yếu tố tục “tồng ngồng”, “cởi truồng”. Qua hai chuyện này, Ba Giai đã tạo cho mọi người một tiếng cười vui sảng khoái, và cũng dạy cho cô bán hàng một bài học quý. Còn truyện Của cô mày tròn hay méo [1, 418], chỉ qua nhan đề, đã cho ta biết sự nghịch ngợm của Tú Xuất đến mức nào rồi, không cần bình ta vẫn hiểu. Điều đó cũng giải thích câu hỏi: tại sao mỗi khi sử dụng đến biện pháp nói tục, người ta hay viện dẫn những bộ phận sinh dục – nhất là của người đàn bà.

Nói gì thì nói, hiện tượng sử dụng yếu tố tục trong truyện tiếu lâm vẫn lộ ra cái khuynh hướng khiêu dâm không thể chối cãi được. Tuy nhiên, do đặc điểm của xã hội lúc bấy giờ - xã hội phong kiến, thực dân nữa phong kiến thối nát, đầy rẫy nhưngcx bất công, con người sử dụng nó như một sự phản kháng lại xã hội, một thái độ bất bình của nhân dân đối với tầng lớp trên và kẻ thù của họ. Yêu tố tục trong truyện cười thường làm cho tính chất trào phúng được nâng lên đến độ chót của nó. Yếu tố tục làm cho tiếng cười giòn giả hơn, sự chế giễu cay độc hơn. Và nó là đặc điểm của truyện tiếu lâm.

Nhiều khi yếu tố tục đã bị lạm dụng. Những truyện như Úm ba la, ba ta cùng khỏi, Thuốc mọc râu, Thả cả ra, … sử dụng cái tục để nói về cái tục một cách thô lỗ, trắng trợn. Những truyện ấy không có ý nghĩa tế nhị của truyện khôi hài chân chính mà cũng không có ý nghĩa sâu sắc của truyện trào phúng chân chính. Tác giả dân gian đã có thể sáng tạo ra những truyện cười tế nhị và sâu sắc, tại sao lại còn đặt chuyện thô lỗ như vậy? Điều này được giải thích như sau: kho tàng văn học dân gian nói chung bao giờ cũn chứa đựng những phần mới chỉ có tính chất nguyên liệu bên cạnh những phần đã được gia công.

Những yếu tố tục này gắn liền với đời sống bản năng của con người, không có tính chất lý trí roc rệt mà cũng không có ý nghĩa xã hội chân chính, không thể đóng góp được vào việc giáo dục thẩm mĩ cũng như vào việc đấu tranh giai cấp của nhân dân. Dần dần rồi bộ phận truyện này sẽ giảm và trở nên không cần thiết để trợ lực cho tiếng cười nữa.

Chương 3. Giá trị của tiếng cười trong truyện cười dân

gian Việt Nam

3.1 Mục đích của truyện cười dân gian Việt Nam 3.1.1 Truyện cười nhằm mục đích “mua vui”

Trong cuộc sống, nhiều khi người ta cần phải cười – đó như là một liều thuốc tinh thần, một cách giải trí không tốn tiền mà đem lại hiệu quả rất cao cho con người. Tiếng cười thoát ra giải tỏa mọi “street”, tâm trạng u uất, bực bội hay những phiền muộn trong lòng. Thay vào đó là tinh thần sảng khoái , thoải mái, tự tin vào chính mình, tin tưởng vào cuộc sống và sẵn sàng đón nhận những nhiệm vụ mới, những khó khăn thách thức tiếp theo. Khi ấy con người có thể dễ dàng tha thứ cho nhau những sai sót, nhất là các mối quan hệ xã hội được mở rộng, con người xích lại gần nhau thêm. Kết quả mang lại là sự nhanh nhạy, sáng tạo, linh hoạt là con người sau khi được giải tỏa tâm lý.

Trong truyện cười dân gian Việt Nam, hệ thống những câu chuyện kể với mục đích mua vui chiếm một tỷ lệ nhỏ so với truyện cười đả kích, châm biếm. Những câu chuyện cười chỉ để mà cười, không có ý nghĩa xã hội sâu sắc hay còn gọi là truyện khôi hài đơn giản. Nó bdduowcj tạo ra chỉ để giải trí đơn thuần mà thôi, cũng có những chuyện cười vào những thói hư tật xấu của con người như: tính sợ vợ, tính lười biếng, tính tham ăn,… Trong những điều kiện nhất định thì những sự vụng về, những thiếu sót về hình dáng bên ngoài, những sự ngẫu nhiên vô lý … dều có thể là một sự gợi ý, lời nhắc nhở nhẹ nhàng giúp người ta sửa chửa dần những thói quen, những tật xấu để sống tốt hơn trong xã hội. Ví dụ như trong truyện Ba anh mê ngủ, nói về ba anh chàng này đã mất cảm giác đúng đắn về hiện thực, mà họ cứ tưởng như mình tỉnh táo lắm. Mâu thuẫn là cơ sỡ của sự hài hước. Tiếng cười bật ra để tố cáo mâu thuẫn ấy; ngoài ra, nó không tố cáo một cái gì lạc hậu, xấu xa, phản động. Truyện cười này đặt ra để mua vui, giải trí.

So với truyện cười dân gian Việt Nam thì truyện cười hiện đại chủ yếu là nhằm mục đích mua vui giải trí hơn là mục đích đả kích, phê phán

thì cũng bằng những giọng điệu nhẹ nhàng, gián tiếp và có phần né tránh hơn so với truyện cười dân gian. Điều đó là môt sự phát triển tất yếu của truyện cười Việt Nam, bởi trong xã hội cũ ( xã hội phong kiến, thực dân nửa phong kiến) chứa chất bao mâu thuẫn gay gắt giữa tầng lớp nhân dân lao động với bọn địa chủ, giai cấp phong kiến (mâu thuẫn giai cấp) và mâu thuẫn dân tộc giữa nhân dân Việt Nam với các nước Đế quốc, thực dân (Pháp, Mĩ, kể cả Trung Hoa). Khi đất nước độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ và đi lên chủ nghĩa xã hội thì vấn đề giai cấp cũng như các mâu thuẫn dân tộc cũng còn là vấn đề thứ yếu. Các mâu thuẫn ấy còn chăng chỉ là vấn đề đấu tranh trong chính mỗi con người, để trong mỗi người phát triển phần tốt, tiêu diệt dần phần xấu, phần ác. Dần dần xây dựng con người tiến bộ, con người của xã hội xã hội chủ nghĩa – đầy đủ cả tài lẫn đức. Và đó chính là những hạt nhân, những nguồn lực quan trọng trong việc phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của đất nước Việt Nam, tạo điều kiện thuận lợi cho công cuộc xây dựng Nhà nước xã hội xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày càng văn minh, phồn vinh và vững mạnh. Truyện Chống sâu răng!,

“Vợ hỏi chồng: - Ăn nhiều rau quả, trái cây tươi, có tốt cho răng không anh?

Chồng: - Đương nhiên là tốt rồi, nó còn chống sâu răng nữa đó! Vợ: - Thật thế à?

Chồng: - Thật, vì dư lượng thuốc trừ sâu tồn trên rau quả, trái cây tươi, đủ để giết sạch mấy con sâu răng mà!!!”

Tiếng cười bật ra giòn tan, vui vẻ.

3.1.2 Truyện cười nhằm mục đích đả kích, châm biếm

“Châm biếm, mỉa mai là một dạng thức của cái hài” (Từ điển văn học) xây dựng hiện tượng mang tính ước lệ cao: nó “ bóp méo có chủ đích “ những đường viền thực của hiện tượng bằng những biện pháp như cường điệu, ngoa dụ, phóng đại, nghịch dị,… để màu sắc tiêu cực được tô đậm. Người sáng tạo ra tiếng cười phủ định càng mạnh lý tưởng phổ quát, toàn dân, thì châm biếm càng khỏe khoắn, năng lực phục sinh càng mạnh.

Truyện cười là tiếng cười của nhân dân, của những người dân lao động nghèo khổ, của giai cấp tầng lớp thế yếu nhằm mục đích phản ánh thái độ bất bình, và sự đấu tranh chống lại giai cấp thống trị - tầng lớp trên… Ví dụ truyện Sang cả mình con, tác giả dân gian đã cho ta biết được cảnh sống khổ sở của chú bé đi ở nói riêng và toàn dân tộc nói chung. Đó là một xã hội đầy bất công,một chế độ người bóc lột người, trong đó sự sung sướng của kẻ này xây dựng trên đau khổ của người khác.Đó cũng là một cách thể hiện ý thức về kẻ thù của giai cấp, ý thức về con người và về xã hôi của nhân dân.

Trước hết, truyện cười nhằm mục đích đả kích, châm biếm chế độ vương quyền, bao gồm cả một hệ thống nhân vật phong phú, đa dạng: từ tên sai nha, lính lệ cho đến bọn cường hào, địa chủ, quan huyện, quan phủ, không trừ một ai kể cả Vua - người đứng đầu bộ máy cai trị thời phong kiến. Trong truyện Trạng Quỳnh, với sự thông minh, tài giỏi của mình, Quỳnh đã vạch trần sự ngu ngốc, tham lam của chúa Trịnh với các truyện như: Ngọc người, Tương,Muối cũng ngon, Cây nhà lá vườn,…Hay đó là những tiếng chửi rủa sâu sắc, chua xót với các truyện như Ăn trộm mèo, Tiên sư thằng bảo thái, Chúa ngủ ngày,…Đó là những tiếng chửi hả hê công khai của người dân đối với một bậc chí tôn xưa nay không ai dám xúc phạm. Vua chúa một phen tức bầm gan tím ruột mà chẳng làm được gì. Truyện trạng Lợn đã đem vua chúa để làm trò đùa. Tuy nhiên hệ thống truyện này chưa có sự bất mãn bùng nổ như trong truyện Trạng Quỳnh. Giai cấp phong kiến từ lâu đã là một trở ngại trên con đường tiến hóa của dân tộc. Cuộc đấu tranh chống giai cấp phong kiến đã có cội rễ từ lâu đời và trong giai đoạn ngắc ngoải của nó, nó đã có một sức bám dai dẳng. Đến thời kỳ suy vong của chế độ phong kiến (cuối thế kỷ XVII – đầu thế kỷ XVIII), cùng với sự phát triển phong trào khởi nghĩa khắp mọi nơi trong cả nước diễn ra mạnh mẽ thì truyện trạng Quỳnh cũng góp phần chiến đấu cao nhất thúc đẩy sự tiêu vong của chế độ phong kiến. Các hệ thống truyện Ba Giai, Tú Xuất, Truyện Xiển Bột, truyện ông Ó xuất hiện trong thế kỷ XIX và đầu thế kỷ XX mang màu sắc của buổi giao thời, khi thực dân Pháp lồng ách thống trị của nó lên trên cái ách của Nhà nước phong kiến. Nếu như

truyện Ba Giai, Tú Xuất không có mục tiêu đả kích kiên định thì truyện Xiển Bột đã kế thừa được truyện trạng Quỳnh về phương diện nhằm đúng, đánh thẳng vào kẻ thù của nhân dân. Giống như ông tổ bốn đời là trạng Quỳnh, anh chàng Xiển Bột, đả kích vào thẳng vào địa chủ, cường hào, lý dịch Con cò biết nói, Xin đất làm nhà, Rào làng, Làm ma mẹ…, vào quan lại như Quan đây, Mừng học trò, Vả quan huyện, Xin tiền quan tổng đốc, Nghênh tiếp quan tổng đốc,…Vào nhà vua có Tứ chứng nan y, Trả lời vua, Chửi vua,…Vì quá trình lưu hành trong dân gian chưa lâu bằng hệ thống truyện trạng Quỳnh nên ý vị của hệ thống truyện Xiển Bột kém phần tinh tế, nhưng lại thể hiện một sự nhay bén của nhân dân trong việc kịp thời vạch ra ngay những mặt tiêu cực vừa mới xuất hiện trong cuộc sống, tố cáo ngay những tên hề tiêu cực khi chúng vừa mới ló mặt trên sân khấu xã hội. Xiển Bột đả kích vào thói nịnh Tây của quan lại có truyện Câu đối mừng tuổi,bọn đĩ điếm làm tay sai cho giặc có Chữ phúc. Truyện trạng Quỳnh đã vạch trần bộ mặt tham nhũng, dốt nát, nịnh bợ, giả đạo đức,…với truyện

Về quan thị, dưới mắt Trạng thì quan lại là những kẻ vào luồn, ra cúi, đáng khinh bỉ. Bên cạnh bọn quan lại thì bọn hào trưởng, địa chủ, phú ông cũng là những đối tượng quen thuộc của truyện cười dân gian. Những truyện như: Sang cả mình con, Anh cả Lắc, Tại ông không hỏi, Giả nợ tiền kiếp,…

đã châm biếm những thói tham lam, keo kiệt, ngu dốt và hống hách của giai cấp phong kiến ở nông thôn. Lòng căm ghét của nhân dân đối với bọn trực tiếp hút máu mủ mình làm cho tác giải dân gian sáng tác nên những truyện có ý nghĩa đấu tranh mạnh mẽ.

Truyện Giả nợ tiền kiếp là một trong những truyện tiêu biểu nhất. Truyện kể rằng có một người chết , xuống âm phủ , Diêm Vương tra sổ thấy công nợ chưa trả hết, mới bắt hóa xuông làm kiếp trâu kéo cày trả nợ cho bọn địa chủ. Anh ta liền kêu rằng:”làm kiếp trâu không xong, trừ phi làm bố chúng nó mới giả hết nợ chúng nó được”. Diêm Vương hỏi tại sao, anh ta giải thích thế này: “làm kiếp trâu cũng làm có hạn thôi, làm bố chúng nó thời lo lắng cho chúng nó tất cả thì mới trả xong nợ chúng nó được. Lại còn một nỗi khi chúng bóp hầu nặn họng người ta ra quá đáng thì người ta lại gọi bố chúng nó ra người ta chửi”. Rõ ràng đây là một câu chửi

thâm độc mà khéo léo. Tác giả dân gian và độc giả dân gian mát lòng mát dạ về lời nói sâu sắc và thông minh của cái con người đến chết vẫn chưa trả hết nợ cho bọn địa chủ ấy.

Chế độ phong khiến tồn tại được không phải chỉ dựa vao chiếm hữu ruộng đất của , không phải chỉ nhờ vào bạo lực của chính quyền phong kiến, mà còn nhờ vào cả một đội ngũ rộng rãi những kẻ tuyên truyền và hệ chính thống. Tăng lữ và nho sĩ đều là những kẻ phục vụ đắc lực cho chế độ

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 41 -41 )

×