0
Tải bản đầy đủ (.doc) (58 trang)

Chơi chữ dựa vào phương ngữ

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 36 -38 )

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

2.3.4 Chơi chữ dựa vào phương ngữ

Phương ngữ ở đây được hiểu là những biến thể tiếng Việt ở các địa phương (vùng, miền, tỉnh…). Thường chia thành ba vùng phương ngữ lớn: vùng phương ngữ Bắc (gồm các tỉnh Bắc Bộ), vùng phương ngữ Trung (gồm các tỉnh từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên - Huế) và vùng phương ngữ Nam (từ Đà Nẵng trở vào). Mỗi vùng phương ngữ có những đặc điểm riêng về cách phát âm, các lớp từ vựng (có hay không tương ứng với ngôn ngữ phổ thông).

Dựa vào phương ngữ để chơi chữ, tức chủ động tạo ra sự “lệch lạc” của việc phát âm hay của lớp từ vựng thuộc một phương ngữ, trong tương ứng với ngôn ngữ phổ thông, cũng mang lại hiệu quả thú vị. Phương thức chơi chữ chủ yếu ở đây là cùng âm phương ngữ.

Phương ngữ Bắc: ví dụ trong truyện Trạng Lợn, “Trạng Lợn đi cùng hai người bạn, ngang qua một cổng làng lạ.Bạn thấy cổng ghi “thủ chư dự” (“lấy trong quẻ dự”, chữ ở Kinh Dịch), mới đọc lên. Chung Nhi nghe thế, hiểu lầm ra “thủ chư” là thủ lợn, nên bảo bạn:

-Tối nay, anh em ta được chén thủ lợn!

Hai anh bạn nghe nói cả cười. Không ngờ là sau đó ở trọ nhà ông Tiên Chỉ, gặp ngày tế xuân, làng đem biếu ông ta một cái thủ lợn, và ông sai pha thủ lợn thiết khách”. [14, 208]

“Chư” – “Trư” được tráo lẫn nhau, do sự tương ứng [Ch-] phương ngữ - [Tr-] ngôn ngữ phổ thông. Trạng hiểu tiếng Hán như tiếng Việt mới

cho “thủ trư” là “thủ lợn”; thực ra để nói thủ lợn, tiếng Hán phải nói là “ trư thủ”. Phương ngữ Bắc thường lẫn lộn giữa: ch/tr, l/n, s/x.

Phương ngữ Trung thường có các từ: “mô, tê, răng, rứa” tương ứng với từ ngữ phổ thông là “đâu, kia, sao, vậy” (các đại từ) hay “O” trong “O đi mô rứa?” được hiểu là “Cô đi đâu vậy?”…

Trạng Quỳnh có lần đến Nghi Lộc, nghĩ chân ở một hàng nước, và viết bài thơ trêu cô bán hàng:

Trêu cô hàng nước

“Băn hạng nay cô đã mấy tuồi? Nước cô còn nõng hay đã nguồi? Lụng lặng trên treo dăm nắm nẹm Lơ thơ dưới móc một buồng chuồi Bán rạn bán dày đều xoa mợ

Khoai ngựa khoai lang cụng chấm muồi Ăn uộng xong rồi, tiền chựa đụ

Biệt nhau cho chịu một vài buồi”.

Nếu chuyển sang ngôn ngữ phổ thông, sẽ là: Bán hàng nay cô đã mấy tuổi?

Nước cô còn nóng hay đã nguội? Lủng lẳng trên treo dăm nắm nem Lơ thơ dưới móc một buồng chuối Bánh rán bánh dày đều xoa mỡ

Khoai ngứa khoai lang cũng chấm muối Ăn uống xong rồi, tiền chưa đủ

Biết nhau cho chịu một vài buổi”

Ngoài sự biến đổi rất lớn về phát âm (21/56 âm tiết), khiến thay đổi vần điệu niên luật, bài thơ còn tạo nên các cùng âm giữa (phương ngữ và ngôn ngữ phổ thông), dụng ý trêu chọc cô hàng nước.

Phương ngữ Nam, chứa nhiều từ như “hổm gài” - từ hôm ấy đến giờ; “nhưn” – nhân; “thắc” – thắt; “chên” – trên… (tương ứng ch/tr; g/r; d/v; … nguyên âm “ơ” mất trong nguyên âm đôi “ươ”, vần “a”/ “ai” thành “ay” …)

Ví dụ “ một anh du kích miền Tây Nam Bộ đang ngủ trong mùng, giữa đồng, cạnh con sông. Nửa đêm, bất ngờ anh la lên:

- Ôi, con gái chun vô mùng! Con gái chun vô mùng!

Đồng đội vội vã xúm lại xem. Thì ra không phải “con gái” mà là “con rái”!

Một phần của tài liệu NGHỆ THUẬT TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VIỆT NAM (Trang 36 -38 )

×