1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam

70 422 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 666,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN THƯƠNG MẠI VÀ KINH TẾ QUỐC TẾ BỘ MÔN : KINH DOANH QUỐC TẾ    CHUYÊN ĐỀ THỰC TẬP Tên đề tài NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM ( BẢN THẢO LẦN 1 ) Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Anh Minh Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Nhàn Mã sinh viên Số điện thoại : : CQ514721 01653357833 Chuyên ngành : Quản trị kinh doanh quốc tế Lớp : Quản trị kinh doanh quốc tế D Hệ Thời gian thực tập : : Chính quy 03/09/2012 => 16/12/2012 (đợt 2) Hà Nội, tháng 12/ 2012 DANH MỤC BẢNG STT Tên Trang 1 Bảng 2.1 Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 2 Bảng 2.2 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 3 Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Mỹ giai đoạn 2008 – 2012 4 Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2008 – 2012 5 Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 6 Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2012 7 Bảng 2.7 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 8 Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 9 Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 10 Bảng 2.10 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 11 Bảng 2.11 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Mỹ của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 12 Bảng 2.12 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 13 Bảng 2.13 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 14 Bảng 2.14 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Nhật Bản của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty 2 Hình 2.1 Kim ngạch nhập khẩu từ các thị trường của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT I. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT STT Từ tiếng Việt Viết tắt 1 Hội đồng quản trị HĐQT 2 Việt Nam đồng VNĐ 3 Trách nhiệm hữu hạn TNHH 4 Doanh thu DT 5 Chi phí CP 6 Tỷ suất lợi nhuận TSLN 7 Vốn lưu động VLĐ 8 Năng suất lao động NSLĐ 9 Hàn Quốc HQ 10 Trung Quốc TQ 11 Nhật Bản NB II. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH STT Từ tiếng Anh Viết tắt 1 Letter of Credit L/C 2 European Union EU 3 Association of South East Asian Nations ASEAN 4 World Trade Organization WTO 5 Cost Insurance Freight CIF 6 Free on Board FOB 7 Politic Economic Risk Consultant PERC LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Thương mại quốc tế đã và đang ngày càng phát triển. Hoạt động nhập khẩu song song với xuất khẩu là hai thành tố cấu thành nên lĩnh vực thương mại quốc tế. Hoạt động nhập khẩu đã và đang tạo điều kiện cho người tiêu dùng trong nước có thể tiếp cận với nhiều chủng loại sản phẩm từ nước ngoài, đem lại cho khách hàng nhiều sự lựa chọn về sản phẩm hàng hóa. Sau khi trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương mại thế giới WTO, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của nước ta đang diễn ra ngày một sâu rộng, nền kinh tế đất nước đã có những chuyển biến rõ rệt. Quá trình này đem đến cho các doanh nghiệp đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu rất nhiều cơ hội bên cạnh đó là những khó khăn, sự cạnh tranh quyết liệt với các doanh nghiệp nước ngoài. Một doanh nghiệp nhập khẩu muốn tồn tại và phát triển thì hoạt động kinh doanh nhập khẩu cần phải đem lại hiệu quả cao cho công ty. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu là chỉ tiêu đánh giá cuối cùng và tổng hợp nhất sau tất cả các chỉ tiêu doanh thu, chi phí của doanh nghiệp. Vỡ vậy việc làm sao để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu luôn là mục tiêu tối cao của bất cứ doanh nghiệp nào. Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam là một công ty chuyên nhập khẩu và phân phối các thiết bị vật tư phục vụ cho xây dựng và khai thác khoáng sản. Các thị trường mà Công ty chủ yếu nhập khẩu gồm: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhât Bản. Trong thời gian qua, Công ty đã có những bước tiến nhất định: quy mô doanh nghiệp tăng, thị trường nhập khẩu được mở rộng, vị thế doanh nghiệp trên thị trường được nâng lên… Tuy nhiên, hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty chưa thực sự cao và chưa phù hợp với những nguồn lực mà Công ty sử dụng cho hoạt động nhập khẩu. Công ty đã có những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu, song do năng lực còn hạn chế nên các biện pháp này chưa thực sự phát huy tác dụng. Vỡ vậy tôi chọn đề tài: “ Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam” để nghiên cứu trong chuyên đề thực tập cuối khóa của mình. 2. Mục đích nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu - Mục đích của chuyên đề là nghiên cứu đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015. - Nhiệm vụ nghiên cứu  Tìm hiểu các nhân tố tác động đến nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam  Phân tích và đánh giá việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012  Đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu hàng hóa của một doanh nghiệp. - Phạm vi nghiên cứu  Không gian: Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam  Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2008 – 2012 và đề xuất giải pháp đến năm 2015 4. Kết cấu của chuyên đề Ngoài Lời mở đầu và Kết luận, Mục lục, Danh mục các Bảng, Hình, nội dung chính của chuyên đề thực tập gồm 3 chương sau: - Chương 1: Các nhân tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam - Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2013 – 2015 CHƯƠNG 1. CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam - Giới thiệu công ty Tân công ty: Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam Tên giao dịch quốc tế: Services Commercial Technical Viet Nam joint-stock company Tên ngắn gọn: SCTV.,JSC Giấy phép đăng ký kinh doanh số: 0103029811 (thay đổi lần 2 ngày 17 tháng 11 năm 2011) Địa chỉ đăng ký kinh doanh: Số 11, Nhà B11, Tập thể Vinaconex 1, Phường Thanh xuân Bắc, Quận Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam. Văn phòng giao dịch: Số 495 Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. Kho hàng: Số 495 Kim Ngưu, Phường Vĩnh Tuy, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, Việt Nam. Số điện thoại: (04) 66728955 Fax: (04) 36369066 Email: info@sctvco.com.vn Website: www.sctvco.com.vn Ngành nghề kinh doanh: Đá – Thiết bị khai thác, Thiết bị xây dựng. Hoạt động kinh doanh: Nhập khẩu và phân phối thiết bị phục vụ cho công nghiệp khai thác khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Thị trường nhập khẩu: Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc. - Quá trình hình thành và phát triển  Năm 2008, Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam được thành lập, đăng kí kinh doanh lần đầu (vào ngày 26 tháng 11 năm 2008). Thành viên sáng lập công ty gồm: Ông Nguyễn Hoàn Thiện, Bà Trần Thị Thu Hường, Bà Nguyễn Thị Lan Anh. Ông Nguyễn Hoàn Thiện là người đại diện theo pháp luật đồng thời là giám đốc điều hành của công ty. Vốn điều lệ : 6 tỷ VNĐ. Ngành nghề kinh doanh : Đá – Thiết bị khai thác, Thiết bị xây dựng.  Năm 2009, Công ty đầu tư nhà kho tại Hà Nội và tăng vốn điều lệ lên 8 tỷ VNĐ.  Năm 2010, Công ty đầu tư đội xe vận chuyển để trực tiếp thực hiện hoạt động vận chuyển hàng từ ga, cảng về nhà kho của Công ty và từ nhà kho đến cho khách hàng.  Năm 2011, Công ty tăng vốn điều lệ lên 14 tỷ VNĐ và đăng ký kinh doanh lại ( vào ngày 17 tháng 11 năm 2011) 1.1.2. Cơ cấu tổ chức và chức năng, nhiệm vụ các phòng ban - Cơ cấu tổ chức Hình 1.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty Nguồn: Phòng hành chính tổng hợp Từ hình 1.1 có thể thấy, cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam là cơ cấu theo kiểu chức năng. Đây là mô hình cơ cấu tổ chức gọn nhẹ và mang tính chất tập trung nên rất phù hợp với một công ty quy mô nhỏ và chỉ tập trung vào một vài vài lĩnh vực kinh doanh then chốt. Hội đồng quản trị Giám đốc Phó giám đốc Phòng Tài chính- Kế toán Phòng Hành chính -Tổng hợp Phòng Kỹ thuật Phòng Giao nhận và vận tải Phòng Kinh doanh Đứng đầu trong cơ cấu tổ chức này là Hội đồng quản trị gồm các cổ đông có quyền biểu quyết trước các quyết định quan trọng của công ty. Người chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động thường xuyên của công ty là Giám Đốc điều hành. Bên cạnh Giám Đốc điều hành có sự hỗ trợ của phó Giám Đốc. Dưới Giám Đốc và phó giám đốc là các phòng ban chức năng đảm nhiệm những công việc chuyên môn của từng phòng ban. - Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban  Phòng tài chính kế toán Chức năng: - Tham mưu cho Giám Đốc đồng thời thực hiện quản lý tài sản, vốn và các hoạt động kế toán – tài chính. - Triển khai thực hiện kế hoạch tài chính của Công ty đúng với Pháp lệnh Kế toán thống kê của Nhà nước và Nghị quyết của HĐQT. Nhiệm vụ: - Tiếp nhận các văn bản chính sách của Nhà nước trong công tác kế toán – tài chính. Tham mưu cho HĐQT, Giám Đốc Công ty về khâu tài chính của Công ty. - Xây dựng kế hoạch kế toán - tài chính hàng năm theo Nghị quyết cựa HĐQT, cân đối với kế hoạch lưu chuyển hàng hóa. - Quản lý vốn và sử dụng đúng mục đích mà HĐQT- Giám Đốc đã đề ra. - Quan hệ giao dịch với các ngân hàng trong việc vay vốn để đầu tư cho kinh doanh. - Thực hiện cập nhật đầy đủ, chính xác mọi chi phí phát sinh, quyết toán sổ sách kịp thời. - Tổ chức chỉ đạo kiểm tra thực hiện công tác hạch toán, thống kê kế toán, thu thập xử lý thông tin kế toán nội bộ. - Giám sát tình hình thực hiện kế hoạch lưu chuyển hàng hóa, giá cả, quản lý sử dụng tài sản. - Quản lý ngân quỹ thu chi của toàn Công ty. - Theo dõi, quản lý, đôn đốc thu hồi công nợ. - Thường xuyên kiểm tra các đơn vị trực thuộc, phát hiện và kiến nghị kịp thời những vi phạm phát sinh với HĐQT và Giám Đốc. - Làm các nhiệm vụ khác khi Giám Đốc yêu cầu hoặc ủy quyền.  Phòng kinh doanh Chức năng - Tham mưu giúp Giám đốc Công ty trong công việc triển khai thực hiện các nghị quyết của HĐQT về công tác định hướng kế hoạch kinh doanh cũng như định hướng khách hàng. - Trực tiếp triển khai tổ chức các hoạt động kinh doanh theo kế hoạch và mục tiêu đề ra. Nhiệm vụ - Thường xuyên nắm vững thông tin về thị trường, tìm kiếm nguồn hàng cho Công ty. - Tìm kiếm đơn đặt hàng và lập kế hoạch kinh doanh từ các đơn hàng nhận được - Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch kinh doanh - Theo dõi thống kê, tổng hợp báo cáo chính xác, kịp thời định kỳ và đột xuất. - Tham mưu, đề xuất cho Giám đốc, hỗ trợ cho các bộ phận khác về kinh doanh, tiếp thị, thị trường, lập kế hoạch, tiến hành các hoạt động xuất nhập khẩu. - Làm các công tác khác khi Giám Đốc yêu cầu.  Phòng giao nhận và vận tải Chức năng Tham mưu giúp Giám đốc Công ty quản lý công tác tiếp nhận, quản lý vật tư nhập khẩu toàn Công ty và điều hành đội xe vận tải. Nhiệm vụ - Xây dựng kế hoạch tiếp nhận vật tư nhập khẩu tại các ga, cảng. - Làm các thủ tục hải quan về hàng nhập khẩu. - Vận chuyển hàng hóa từ ga, cảng về kho và bảo quản theo hợp đồng. - Bảo quản hàng hóa tại kho, bãi của Công ty đảm bảo an toàn. - Vận chuyển hàng hóa từ kho đến cho khách hàng. - Thống kê, theo dõi sản lượng hàng nhập khẩu và cùng các đơn vị trong Công ty hạch toán kinh tế về tiếp nhận, bảo quản hàng hóa.  Phòng Kỹ thuật Chức năng - Tham mưu cho Giám Đốc Công ty trong công tác quản lý, đảm bảo chất lượng máy móc thiết bị. - Thực hiện các hoạt động quản lý chất lượng hàng hóa. Nhiệm vụ. - Kiểm tra chất lượng hàng nhập [...]... toàn Công ty - Tổ chức và quản lý công tác phòng chống cháy nổ 1.2 CÁC NHÂN TỐ BÊN NGOÀI CÔNG TY TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM 1.2.1 Nhân tố thuộc môi trường kinh doanh quốc gia tác động đến hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam -... cơ kinh doanh để tối đa hóa lợi nhuận, nâng cao hiệu quả nhập khẩu  Để nâng cao hiệu quả nhập khẩu đòi hỏi Công ty phải nâng cao năng lực tổ chức và quản lý, đây là thách thức lớn đối với Công ty trong thời gian tới CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012 2.1 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH KINH DOANH NHẬP... NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM 2.1.1 Kim ngạch nhập khẩu - Kim ngạch nhập khẩu theo thị trường Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam kinh doanh trong lĩnh vực Đá – Thiết bị khai thác và Thiết bị xây dựng Hoạt động chủ yếu của Công ty là nhập khẩu những thiết bị này từ các thị trường nước ngoài và phân phối tại thị trường Việt Nam. .. rất khó khăn, đây là một thách thức đối với Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu 1.3 CÁC NHÂN TỐ BÊN TRONG CÔNG TY TÁC ĐỘNG ĐẾN VIỆC NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM - Đặc điểm của mặt hàng nhập khẩu Mặt hàng nhập khẩu của Công ty là máy móc, thiết bị trong ngành công nghiệp nặng nên mang nhiều đặc thù: ... nhập khẩu của công ty cổ phần thương mại hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam - Toàn cầu hóa và hợp tác quốc tế Việt Nam đã ra nhập WTO và tham gia vào các diễn đàn hợp tác kinh tế khu vực, các hiệp định hợp tác kinh tế của khu vực ASEAN với Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc…nên đã có những cam kết và lộ trình giảm thuế nhập khẩu, mở cửa thị trường, do đó tác động rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu. .. => thách thức cho việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty  Tóm lại, toàn cầu hóa tạo ra rất nhiều cơ hội cũng như thách thức cho việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu của Công ty - Môi trường kinh doanh, pháp luật của nước xuất khẩu Các thị trường mà công ty CP thương mại hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam thực hiện hoạt động nhập khẩu là Mỹ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc Tại các thị trường này: ... Phòng Kinh doanh 2.1.3 Tình hình tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu - Số lượng và quy mô khách hàng Sau khi nhập khẩu, các thiết bị vật tư được Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam phân phối đến rất nhiều các công ty khai thác khoáng sản và chế biến hóa chất lớn nhỏ trong cả nước, có thể kể đến như : Tập đoàn sông Đà (Công ty Cổ phần Sông Đà 6, Công ty Cổ phần sông Đà 7), Công ty TNHH... Đà 7), Công ty TNHH Dịch vụ Kỹ thuật bơm Năm Sao, Công ty Cổ phần Licogi 13-Vật liệu xây dựng, Công ty Cổ phần Than Đèo Nai- Vinacomin, Công ty Cổ phần Cơ điện Long Thành, Công ty Cổ phần Than Tây Nam Đá Mài -ViNaCoMin, Công ty xây dựng Thủy Lợi 4, Công ty Cổ phần Thương mại Dầu khí, Công ty Khống sản Vinaconex… Giai đoạn 2008 – 2010 là khi Công ty mới đi vào hoạt động, quy mô nhỏ và chưa có nhiều mối... bảo quản với những sản phẩm đặc thù, luôn tự chủ trong việc giao – nhận hàng và tiết kiệm được chi phí  Thuận lợi cho việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty - Năng lực tổ chức của Công ty Năng lực tổ chức có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh của mỗi doanh nghiệp Trong giai đoạn 2008 – 2012, năng lực tổ chức của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch. .. sản phẩm nhập khẩu của Công ty, làm tăng doanh thu, tăng hiệu quả kinh doanh  Trong giai đoạn 2008 – 2012, nhân tố này đã tạo thuận lợi cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu Dự báo trong giai đoạn tới 2013 – 2015, nhu cầu máy móc thiết bị phục vụ cho xây dựng và khai khoáng tại Việt Nam sẽ tiếp tục tăng, và đây vẫn là cơ hội cho Công ty trong việc nâng cao hiệu quả nhập khẩu - . tố tác động đến việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam - Chương 2: Thực trạng nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại. tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012 - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp. DỊCH VỤ VIỆT NAM 1.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM 1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch

Ngày đăng: 18/05/2015, 21:00

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1) Doãn Kế Bôn (Chủ biên) (2004), Giáo trình Quản trị tác nghiệp thương mại quốc tế, Nhà Xuất bản Chính trị - Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Doãn Kế Bôn (Chủ biên) (2004), "Giáo trình Quản trị tác nghiệp thươngmại quốc tế
Tác giả: Doãn Kế Bôn (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Chính trị - Hành chính
Năm: 2004
2) Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (Đồng chủ biên) (2011), Tài chính doanh nghiệp, Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (Đồng chủ biên) (2011), "Tài chính doanhnghiệp
Tác giả: Lưu Thị Hương, Vũ Duy Hào (Đồng chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2011
3) Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), Giáo trình Kinh doanh quốc tế (Tập 2), Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2003), "Giáo trình Kinh doanh quốc tế
Tác giả: Nguyễn Thị Hường (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Lao động – Xã hội
Năm: 2003
4) Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2004), Giáo trình Quản trị dự án và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI ( Tập 2), Nhà Xuất bản Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2004), "Giáo trình Quản trị dự án vàdoanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài – FDI
Tác giả: Nguyễn Thị Hường (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bảnThống kê
Năm: 2004
5) Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2007), Giáo trình Nghiệp vụ ngoại thương – lý thuyết và thực hành (Tập 1), Nhà Xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Hường (Chủ biên) (2007), "Giáo trình Nghiệp vụ ngoạithương – lý thuyết và thực hành
Tác giả: Nguyễn Thị Hường (Chủ biên)
Nhà XB: Nhà Xuất bản Đại học Kinh tếquốc dân
Năm: 2007
6) Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam, Báo cáo kinh doanh năm 2008 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam
7) Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam, Báo cáo kinh doanh năm 2009 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam
8) Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam, Báo cáo kinh doanh năm 2010 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam
9) Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam, Báo cáo kinh doanh năm 2011 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam
10) Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam, Báo cáo kinh doanh quý I năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam
11) Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam, Báo cáo kinh doanh quý II năm 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Công ty CP Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam
12) www.sctvco.com.vn, Trang web của Công ty cổ phần thương mại hợp tác kỹ thuật và dịch vụ Việt Nam Khác

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w