Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 41)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

2.2.2.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh bộ phận

- Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Mỹ

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Mỹ của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.11 dưới đây. Từ Bảng 2.11 ta thấy:

 Lợi nhuận sau thuế hoạt động nhập khẩu từ thị trường Mỹ của Công ty tăng rất nhanh trong giai đoạn 2008 – 2011, từ mức 368,55 triệu VNĐ năm 2008 lên đến hơn 22 tỷ VNĐ vào năm 2011, tăng gấp gần 60 lần cho thấy quy mô kinh doanh nhập khẩu của Công ty đã tăng lên rất nhiều. Năm 2012, sau nửa năm hoạt động lợi nhuận sau thuế của Công ty tại thị trường Mỹ đạt 7,3 tỷ đồng, chỉa bằng khoảng 63% so với cùng kỳ năm trước do giá sản phẩm tăng mạnh làm giảm khả năng tiêu thụ của sản phẩm, doanh thu giảm, do vậy lợi nhuận cũng giảm.

 Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty cũng tăng mạnh trong giai đoạn 2008 – 2011 sau đó giảm nhẹ vào năm 2012. Năm 2008, với mỗi đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường này, Công ty chỉ thu về 0,0406 đồng lợi nhuận thì đến năm 2011 con số này đã là 0,2634; tức là cứ với mỗi đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường Mỹ, Công ty đã thu được 0,2634 đồng lợi nhuận. Năm 2012, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của Công ty tại thị trường Mỹ giảm xuống còn 0,1754 cũng vì tác động của yếu tố giá cả như phân tích ở trên.

Bảng 2.11 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Mỹ của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (triệu VNĐ) 9.076,93 14.787,6 8 27.589,38 83.624,79 41649,36 Chi phí (triệu VNĐ) 8.585,65 12.446,07 18.623,2 8 54.258,8 1 31.954,13

Lợi nhuận sau thuế

(triệu VNĐ) 368,55 1.756,65 6.726,26 22.030,0 1 7.307,54 TSLN theo DT 0,0406 0,1188 0,2438 0,2634 0,1754 TSLN theo CP 0,0429 0,1411 0,3612 0,4060 0,2287 Hệ số sinh lợi VLĐ 0,1276 0,4576 0,9143 1,2634 0,5623 Vòng quay VLĐ (vòng) 3,5 5 4,5 6,5 5 Kỳ chu chuyển VLĐ bình quân (ngày) 103 72 80 56 72 NSLĐ theo DT (triệu VNĐ) 1.134,62 1.056,26 1.199,54 2.986,59 1.601,89 NSLĐ theo LN (triệu VNĐ) 46,07 125,48 292,45 786,79 281,06 Tỷ suất ngoại tệ NK 21.795 24.356 34.312 39.432 28.102

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

 Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí cũng có sự biến động tương tự như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu. Năm 2008, với mỗi đồng chi phí bỏ ra Công ty có thể thu về được 0,0429 đồng lợi nhuận thì đến năm 2011 con số này đã tăng lên thành 0,4060. Điều đó cho thấy hoạt động nhập khẩu của Công ty ngày một có hiệu quả hơn khi mà số đồng lợi nhuận thu được từ 1 đồng chi phí bỏ ra ngày

một tăng. Năm 2012, giá cả hàng hóa nói chung tăng làm tăng các loại chi phí kinh doanh, do vậy để thu được 1 đồng lợi nhuận thì Công ty phải bỏ ra nhiều chi phí hơn nên tỷ suất lợi thuận theo chí phí giảm so với năm 2011.

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại thị trường Mỹ cũng tăng trong suốt giai đoạn 2008 – 2011. Năm 2008, với mỗi đồng vốn lưu động được đưa vào kỳ kinh doanh, Công ty có thể thu được 0,1276 đồng lợi nhuận thì đến năm 2011 Công ty có thể thu được 1,2634 đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn lưu động này.

 Vòng quay vốn lưu động trung bình giai đoạn 2008 – 2012 tại thị trường Mỹ là 5 vòng, tức là mỗi năm vốn lưu động được đưa vào kỳ kinh doanh quay được trung bình 5 vòng, mỗi vòng quay khoảng 72 ngày cho thấy vốn lưu động tại thị trường Mỹ được sử dụng hiệu quả hơn so với mức chung của Công ty. Năm 2011 là năm vốn lưu động được sử dụng hiệu quả nhất vì trong năm này vốn lưu động chỉ mất khoảng 56 ngày để quay được 1 vòng, năm 2008 thì vốn lưu động được sử dụng kém hiệu quả hơn vì phải mất 103 ngày vốn lưu động mới quay được 1 vòng.

 Lao động cũng được sử dụng khá hiệu quả vào hoạt động nhập khẩu tại thị trường Mỹ giai đoạn này vì năng suất lao động theo doanh thu và chi phí tại thị trường Mỹ nói chung là cao và tăng trong suốt giai đoạn 2008 – 2011, chỉ giảm nhẹ vào năm 2012.

 Năm 2008, với mỗi đô la chi phí bằng ngoại tệ cho hoạt động nhập khẩu tại thị trường Mỹ Công ty thu về được 21.795 VNĐ thì đến năm 2011 con số này là 39.432, cao hơn rất nhiều so với tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng USD/VNNĐ là 20.828. Năm 2012, tuy tỷ suất ngoại tệ có giảm so với năm 2011 nhưng vẫn lớn hơn tỷ giá bình quân liên ngân hàng.Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu tại thị trường Mỹ luôn cao hơn tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng và có xu hướng tăng cho thấy việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động nhập khẩu tại thị trường Mỹ của Công ty là có hiệu quả.

 Tóm lại, thị trường Mỹ là thị trường mà hiệu quả kinh doanh của Công ty là cao nhất. Tất cả các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh như lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn, năng suất lao động và tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu tại thị trường Mỹ đều lớn hơn mức chung của Công ty và mức riêng tại các thị trường khác.

- Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc

Bảng 2.12 cung cấp các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc. Từ Bảng 2.12 ta thấy:

 Hàn Quốc là thị trường lớn thứ 2 về kim ngạch nhập khẩu hàng hóa của Công ty, sau Mỹ. Tương tự như tại thị trường Mỹ, lợi nhuận sau thuế từ hoạt động nhập khẩu của Công ty tại thị trường Hàn Quốc gia tăng nhanh chóng trong giai đoạn từ năm 2008 đến năm 2011 và giảm nhẹ vào năm 2012. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty tại thị trường Hàn Quốc là 270,16 triệu

Bảng 2.12 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (triệu VNĐ) 7.538,73 13.173,18 24.224,30 64.806,97 35.076,63 Chi phí (triệu VNĐ) 7.178,82 10.057,2 3 16.539,56 45.225,17 26.634,21

Lợi nhuận sau thuế

(triệu VNĐ) 270,16 1.587,86 5.765,36 14.686,67 6.333,21 TSLN theo DT 0,0358 0,1205 0,2380 0,2266 0,1806 TSLN theo CP 0,0376 0,1578 0,3486 0,3247 0,2378 Hệ số sinh lợi VLĐ 0,1102 0,4603 0,9022 0,8654 0,5768 Vòng quay VLĐ (vòng) 3 4 5 4 3 Kỳ chu chuyển VLĐ bình quân (ngày) 120 90 72 90 120 NSLĐ theo DT (triệu VNĐ) 942,34 940,94 1.053,23 2.314,53 1.349,11 NSLĐ theo LN (triệu VNĐ) 33,77 113,42 250,67 524,52 243,59 Tỷ suất ngoại tệ NK 21.002 22.103 29.653 32.231 28.153

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

VNĐ; năm 2009 tăng lên thành 1,578 tỷ VNĐ; năm 2010 là hơn 16 tỷ VNĐ và đến năm 2012 lợi nhuận sau thuế tại thị trường Hàn Quốc đã đạt trên 45 tỷ VNĐ. Sự gia tăng liên tục trong thời gian dài với tốc độ nhanh chóng của lợi nhuận sau thuế cho thấy hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty tại thị trường Hàn Quốc đang tăng trưởng mạnh. Nửa đầu năm 2012, lợi nhuận sau thuế giảm

khoảng 5% so với cùng kỳ năm 2011 do chi phí từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc đã tăng lên.Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc thấp hơn tại thị trường Mỹ, cao hơn thị trường Nhật Bản và tương đương với thị trường Trung Quốc. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và theo chi phí tại thị trường Hàn Quốc đều biến động theo hướng tăng trong giai đoạn 2008 – 2010 và sau đó giảm từ năm 2011 đến năm 2012.

Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và theo chi phí tại thị trường Hàn Quốc lần lượt là 0,0358 và 0,0376 có nghĩa là trong năm 2008, cứ mỗi đồng chi phí bỏ ra để kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Hàn Quốc thì Công ty có thể thu về 0,0376 đồng lợi nhuận và cứ trong 1 đồng doanh thu thu về từ hoạt động nhập khẩu của Công ty tại thị trường này thì có 0,0358 đồng lợi nhuận.

Đến năm 2010 đã có sự thay đổi đáng kể, với mỗi đồng chi phí bỏ ra, Công ty đã có thể thu về 0,3486 đồng lợi nhuận và trong mỗi đồng doanh thu Công ty thu về từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc thì có tới 0,2266 đồng là lợi nhuận.

Tuy nhiên từ năm 2011 đến 2012, cả 2 chỉ tiêu này tại thị trường Hàn Quốc đều giảm chứng tỏ chi phí kinh doanh tại thị trường này của Công ty đã tăng lên, để có được 1 đồng lợi nhuận thì số đồng chi phí phải bỏ ra lớn hơn.

 Hệ số sinh lợi vốn lưu động tại thị trường Hàn Quốc khá cao và tăng nhanh trong giai đoạn 2008 – 2010. Năm 2008, cứ mỗi đồng vốn lưu động được đưa vào kỳ kinh doanh tại thị trường Hàn Quốc sẽ tạo ra 0,1102 đồng lợi nhuận. Tương tự như vậy, đến năm 2010 con số này đã là 0,9022 tức là mỗi đồng vốn lưu động có thể tạo ra 0,9022 đồng lợi nhuận, đây cũng là năm hoạt động nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc có hiệu suất sinh lợi vốn lưu động lớn nhất. Sau đó, từ năm 2011 đến năm 2012, chỉ tiêu này đã giảm đi cho thấy mỗi đồng vốn lưu động có thể tạo ra ít đồng lợi nhuận hơn, tức là khả năng sinh lợi của vốn lưu động giảm.

 Các chỉ tiêu vòng quay vốn lưu động và kỳ lưu chuyển vốn lưu động bình quân cũng cho thấy hiệu quả sử dụng vốn lưu động tại thị trường Hàn Quốc chưa ổn định, các chỉ tiêu này tăng lên từ năm 2008 – 2010 sau đó lại giảm liên tục trong 2 năm tiếp theo. Năm 2010 là năm mà vốn lưu động được sử dụng hiệu quả nhất vì thời gian để vốn lưu động quay được 1 vòng chỉ là 72 ngày, thấp hơn các năm khác tại cùng thị trường là từ 90 – 120 nhưng so với mức trung bình của toàn Công ty và thị trường Mỹ thì vẫn còn cao.

 Năng suất lao động theo doanh thu tại thị trường Hàn Quốc nhìn chung là tăng trong giai đoạn trên, cá biệt chỉ có sự giảm nhẹ vào năm 2009: năm 2008 mỗi lao động có khả năng tạo ra 942, 34 triệu VNĐ doanh thu thì đến năm 2009 con số này giảm xuống còn 940,94. Sở dĩ có điều này là do năm 2009, doanh thu nhập khẩu của Công ty tăng nhưng số lượng lao động lại tăng mạnh hơn nên năng suất lao động chia theo đầu người sẽ giảm. Ở giai đoạn tiếp theo 2009 – 2012, năng suất lao động theo doanh thu của Công ty tại thị trường Hàn Quốc (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

luôn tăng cho thấy lao động đang được sử dụng hiệu quả hơn trong hoạt động nhập khẩu tại thị trường này.

 Năng suất lao động theo lợi nhuận tăng đều trong toàn bộ giai đoạn 2008 – 2012. Nếu năm 2008 mỗi lao động có khả năng tạo ra 33,77 triệu VNĐ thì đến năm 2011, con số này đã là 524,52 triệu VNĐ, năm 2012 tuy mới qua 6 tháng hoạt động nhưng mỗi lao động cũng tạo ra được trung bình 243,69 triệu VNĐ.

 Tỷ suất ngoại tệ tại thị trường Hàn Quốc trong toàn giai đoạn 2008 – 2012 đều cao hơn tỷ giá USD/VNĐ bình quân liên ngân hàng giai đoạn này cho thấy việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động nhập khẩu của Công ty tại thị trường Hàn Quốc là có hiệu quả. So sánh chỉ tiêu này vởi mức chung của toàn Công ty và mức riêng của các thị trường khác thì việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc là hiệu quả hơn chung của toàn Công ty và 2 thị trường Trung Quốc, Nhật Bản song lại kém hiệu quả so với thị trườn Mỹ.

 Hàn Quốc là 1 trong 2 thị trường có hiệu quả kinh doanh nhập khẩu cao của Công ty. Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc thấp hơn thị trường Mỹ nhưng tương đương mức chung của toàn Công ty và cao hơn 2 thị trường Trung Quốc và Nhật Bản.

- Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc của Công ty được thể hiện ở Bảng 2.13. Qua Bảng 2.13 ta thấy:

 Lợi nhuận sau thuế tại thị trường Trung Quốc tăng trong suốt giai đoạn 2008 – 2011, tăng cao nhất vào năm 2010 với mức tăng 445%. Năm 2008 lợi nhuận sau thuế của Công ty tại thị trường Trung Quốc chỉ đạt 270,16 triệu VNĐ thì sau 4 năm hoạt động đã đạt hơn 5,5 tỷ VNĐ vào năm 2011, đây là 1 con số ấn tượng cho thấy quy mô nhập khẩu tại thị trường này của Công ty đã tăng lên nhanh chóng. Năm 2012, lợi nhuận sau thuế sau 6 tháng kinh doanh của Công ty tại thị trường Trung Quốc chỉ đạt hơn 1,7 tỷ VNĐ, bằng khoảng 62% so với 6 tháng đầu năm 2011, đây có thể coi là sự “hạ nhiệt” của hoạt động nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc sau 1 thời gian dài tăng trưởng nhanh chóng.

 Thị trường Trung Quốc có thể coi là thị trường có tỷ suất lợi nhuận không ổn định nhất trong số các thị trường nhập khẩu của Công ty. Trong giai đoạn 2008 – 2012, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và theo chi phí đều tăng vào năm 2009, giảm vào năm 2010, sau đó lại tăng vào năm 2011 và 2012 lại giảm nhưng nhìn chung các chỉ tiêu này vẫn tăng sau cả giai đoạn. Nếu năm 2008, trong mỗi đồng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc có 0,0299 đồng lợi nhuận thì đến năm 2012 con số này là 0,1775. Tương tự như vậy, năm 2008 với mỗi đồng chi phí bỏ ra cho hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại thị trường Trung Quốc Công ty có thể thu về 0,0312 đồng lợi nhuận thì đến năm 2012 Công ty đã có thể thu về 0,2324 đồng lợi nhuận từ mỗi đồng chi phí này.

Điều đó cho thấy về cơ bản hiệu quả kinh doanh của Công ty tại thị trường Trung Quốc cũng tăng lên.

Bảng 2.13 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 Doanh thu (triệu VNĐ) 5.348,56 6.599 17.232,81 17.743,68 9.608,31 Chi phí (triệu VNĐ) 5.134,27 5.540,69 11.468,12 10.402,1 7 7.335,24

Lợi nhuận sau thuế

(triệu VNĐ) 160,34 793,93 4.324,03 5.507,50 1.705,09 TSLN theo DT 0,0299 0,1202 0,2509 0,3104 0,1775 TSLN theo CP 0,0312 0,1431 0,3770 0,5294 0,2324 Hệ số sinh lợi VLĐ 0,1099 0,4101 0,9328 1,3604 1,1982 Vòng quay VLĐ (vòng) 2 3 4 5 3 Kỳ chu chuyển VLĐ bình quân (ngày) 180 120 90 72 120 NSLĐ theo DT (triệu VNĐ) 668,57 471,36 749,25 633,70 369,55 NSLĐ theo LN (triệu VNĐ) 20,04 56,71 188,01 196,70 65,58 Tỷ suất ngoại tệ NK 20.623 21.104 28.201 31.167 28.013

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

 Hệ số sinh lợi của vốn lưu động tại thị trường Trung Quốc có sự tăng lên đáng kể. Nếu năm 2008 mỗi đồng vốn lưu động trong hoạt động nhập khẩu tại

thị trường Trung Quốc có thể tạo ra 0,1099 đồng lợi nhuận thì đến năm 2012 Công ty đã có thể thu được 1,1761 đồng lợi nhuận từ 1 đồng vốn lưu động này. Cũng nhờ sự tăng trưởng đó mà khởi đầu là 1 thị trường có hệ số sinh lợi vốn lưu động thấp nhưng đến năm 2012, Trung Quốc đã trở thành thị trường có hệ số sinh lợi vốn lưu động cao nhất trong cả 4 thị trường của Công ty.

 Khả năng quay vòng vốn lưu động tại thị trường Trung Quốc còn hạn chế. Trong năm 2011 là năm có vòng quay vốn lưu động lớn nhất thì vốn lưu động mới chỉ quay được 5 vòng với thời gian 1 vòng quay là 72 ngày. Trong các năm còn lại đa số vốn lưu độn phải mất tới 120 – 180 ngày để quay được 1 vòng, tức là trong 1 năm kinh doanh vốn lưu động chỉ luân chuyển được từ 2 đến 3 vòng. Các chỉ tiêu này cho thấy vốn lưu động chưa được sử dụng thực sự hiệu quả tại

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 41)