Thị trường nhập khẩu

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 28)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

2.1.2. Thị trường nhập khẩu

- Thị trường Mỹ

Bảng 2.3 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Mỹ giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: triệu VNĐ Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012(6T) Cần khoan 1706,5 3060 4280,5 14300,3 7682,5 Mĩ tơ thủy lực 1876 2982 3200 8026,7 4568,2 Lưỡi cắt 1175 1980 2730 2987 2052,5 Đầu dẫn động 127,5 140,4 268,1 328,6 199,2 Khớp nối cao su 347,6 295,7 450,6 441,7 282,3 Van thủy lực 1179 1402,9 1745 2003,3 1438 Hộp giảm tốc 334,25 540 945,6 912,1 501,1

Lưỡi dao nghiền 521,7 631,5 711,3 2102,9 1503,2

Máy nghiền cát - - - 25070,6 16054,3

Phụ tùng máy nghiền cát

942,5 990,4 1193,9 6926,9 4004,7

Tổng kim ngạch 8016,5 11261,4 14352,7 55057,9 30890,1

Bảng 2.3 cho thấy:

 Tổng kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Mỹ luôn tăng qua các năm với mức tăng trung bình là trên 30%/năm, đặc biệt năm 2011có mức tăng vượt bậc là 283,61%. Sở dĩ có mức tăng đó là do từ năm 2011 Công ty bắt đầu nhập khẩu máy nghiền cát tại thị trường này. Máy nghiền cát là thiết bị có giá trị lớn nên tác động rất lớn đến kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Mỹ.

 Thị trường Mỹ là thị trường mà Công ty tiến hành nhập khẩu nhiều mặt hàng nhất, trong đó có những mặt hàng chủ lực của Công ty như Cần khoan, máy nghiền cát, mô tơ thủy lực, lưỡi cắt… Những mặt hàng này có giá trị lớn, là thiết bị chủ yếu quyết định quá trình sản xuất nên đòi hỏi cao về tiêu chuẩn kỹ thuật, thiết kế cũng như độ bền, tính chịu lực. Chính vì vậy, việc nhập khẩu những mặt hàng này từ một nước công nghệ tiên tiến như Mỹ là hoàn toàn hợp lý.

 Nếu năm 2008, mô tơ thủy lực là mặt hàng được nhập khẩu nhiều nhất thì giai đoạn 2009 – 2010 cần khoan lại trở thành mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất. Năm 2011, khi công ty bắt đầu kinh doanh máy nghiền cát thì máy nghiền cát lại trở thành thiết bị có kim ngạch nhập khẩu lớn nhất nói chung và tại thị trường Mỹ nói riêng.

 Những mặt hàng như phụ tùng máy khoan, phụ tùng máy nghiền chiếm tỷ trọng nhỏ trong cơ cấu mặt hàng nhập khẩu tại thị trường Mỹ, và có xu hướng không tăng.

 Thị trường Mỹ là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Công ty, kim ngạch nhập khẩu chiếm gần 1 nửa kim ngạch nhập khẩu của toàn Công ty, là thị trường có tốc độ tăng trưởng kim ngạch nhập khẩu lớn nhất và cũng là nơi mà Công ty nhập khẩu những sản phẩm chủ chốt, có giá trị lớn. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty thì nâng cao hiệu quả nhập khẩu tại thị trường Mỹ là hết sức cần thiết.

- Thị trường Hàn Quốc

Hàn Quốc là thị trường nhập khẩu lớn thứ hai của Công ty, sau Mỹ. Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng tại thị trường Hàn quốc được thể hiện ở Bảng 2.4 dưới đây. Từ Bảng 2.4 ta thấy:

 Thị trường Hàn Quốc có tổng kim ngạch nhập khẩu và kim ngạch nhập khẩu theo từng mặt hàng đều tăng trong giai đoạn 2008 – 2012 và cũng có sự tăng vọt vào năm 2011.

 Thị trường Hàn Quốc cũng là nơi mà Công ty nhập khẩu những sản phẩm chủ lực như máy nghiền cát, cần khoan, mô tơ thủy lực, lưỡi giao nghiền… vì Hàn Quốc cũng là 1 trong những quốc gia công nghệ phát triển trên thế giớ và trong khu vực.

 Cơ cấu sản phẩm nhập khẩu tại thị trường Hàn Quốc rất giống với thị trường Mỹ: những sản phẩm có giá trị lớn làm chủ lực và có tốc độ tăng trưởng

kim ngạch cao, những phụ tùng thiết bị được nhập khẩu với kim ngạch thấp và có xu hướng tăng ít.

 Đây cũng là một thị trường mà công ty cần chú trọng khai thác bởi vì bên cạnh việc đảm bảo được những yêu cầu kỹ thuật thì sản phẩm từ Hàn Quốc còn có mẫu mã rất phong phú và độ bền cao.

Bảng 2.4 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Hàn Quốc giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: triệu VNĐ Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012(6T) Cần khoan 1706,5 3060 4280,5 14.300,3 7682 Mũi khoan 605,2 800,6 813,8 5784,6 2998,7 Lưỡi cắt 1175 1980 2730 2987 2052,5 Chuôi búa 219,4 360 419,5 472,5 301,7 Van thủy lực 1179 1402,9 1745 2003,3 1438 Hộp giảm tốc 334,25 540 945,6 912,1 501,1

Lưỡi dao nghiền 521,7 631,5 711,3 2102,9 1503,2

Phụ tùng máy nghiền cát 942,5 990,4 1193,9 6926,9 4004,7

Tổng kim ngạch 6658 10031,9 12602,1 42673,5 26015,3

Nguồn: Phòng Kinh doanh

- Thị trường Trung Quốc

Trung Quốc được coi là “công xưởng của thế giới” với việc sản xuất ra sản lượng hàng hóa cực kỳ lớn hàng năm với chi phí tương đối thấp, do vậy giá cả sản phẩm rất cạnh tranh. Với sự lớn mạnh của nền kinh tế Trung Quốc, sản phẩm của Trung Quốc không những có mẫu mã rất phong phú mà đang ngày càng được cải thiện cả về chất lượng.

Đứng thứ ba về kim ngạch nhập khẩu, thị trường Trung Quốc là nơi Công ty tiến hành nhập khẩu các thiết bị như phụ tùng máy nghiền, phụ tùng máy khoan…Đây là những thiết bị có giá trị nhỏ, chế tạo tương đối đơn giản, không

đòi hỏi công nghệ cao nên việc nhập khẩu những mặt hàng này từ Trung Quốc giúp Công ty có nguồn hàng phong phú, giá cả cạnh tranh.

Bảng 2.5 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Trung Quốc giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: triệu VNĐ Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012(6T) Vòng đệm kim loại 400,3 551,3 580,2 684,3 420,6 Đầu dẫn động 107,5 160,4 248,1 348,6 199,2 Hộp giảm tốc 314,25 560 915,6 932,1 501,1 Mỏ nghiền 895,5 1047,8 1279,1 4762,3 2967 Trục lệch tâm 239,6 410 3109,8 8549,4 4153,8

Con lăn băng tải 965,7 1120,6 2127,9 6234,9 3496,7

Băng tải cao su 652,7 832,3 951,3 1560 980,5

Tổng kim ngạch 4723,7 5025,4 8965 11683,7 7126,2

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Mặc dù kim ngạch nhập khẩu không cao nhưng Trung Quốc lại là một thị trường mà Công ty nên hướng đến trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình vì hàng hóa của Trung Quốc luôn có giá rất cạnh tranh và chi phí vận chuyển hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc cũng tương đối thấp, đó là cơ sở cho việc giảm chi phi để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

- Thị trường Nhật Bản

Nhật Bản là thị trường có kim ngạch nhập khẩu thấp nhất trong số 4 thị trường của Công ty. Mặc dù chỉ là thị trường cung cấp một số phụ tùng và chi tiết máy như chuôi búa, khớp nối cao su, hộp giảm tốc cho Công ty nhưng kim ngạch nhập khẩu năm 2008 là hơn 1 tỷ VNĐ, đến năm 2011 đã đạt gần 4 tỷ VNĐ. Thị trường Nhật Bản có mức tăng trưởng cao và rất ổn định, riêng 6 tháng đầu năm 2012 đã đạt mức tăng trưởng trên 30% so với cùng kỳ năm trước, đây là một tín hiệu đáng mừng cho thấy Nhật Bản là thị trường hết sức tiềm năng của Công ty.

Bảng 2.6 Kim ngạch nhập khẩu theo mặt hàng từ thị trường Nhật Bản giai đoạn 2008 – 2012 Đơn vị: triệu VNĐ Mặt hàng 2008 2009 2010 2011 2012(6T) Chuôi búa 239,4 1340 1439,5 1452,5 301,7 Khớp nối cao su 347,6 295,5 450,7 1441,6 1282,2 Hộp giảm tốc 434,2 660 915,6 932,1 501,1 Tổng kim ngạch 1005,2 2195,1 2642,3 3688,2 2349,6

Nguồn: Phòng Kinh doanh

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w