Những mặt tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ Thuật và Dịch vụ Việt

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 54)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

2.4.2. Những mặt tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ Thuật và Dịch vụ Việt

VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2008 – 2012

2.4.1. Ưu điểm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu củaCông ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ Thuật và Dịch vụ Việt Nam giai Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ Thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Trong giai đoạn 2008 – 2012, hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam có những ưu điểm sau :

- Công ty đã gia tăng đáng kể quy mô nhập khẩu trên tất cả các thị trường. Trong suốt giai đoạn 2008 – 2012, kim ngạch nhập khẩu từ tất cả các thị trường của Công ty đều tăng khá nhanh, trung bình tốc độ tăng kim ngạch là 74,5%/năm.

- Quy mô tiêu thụ sản phẩm của Công ty cũng tăng rất nhanh, tốc độ tăng doanh thu nhập khẩu trung bình giai đoạn 2008 – 2012 của Công ty là 77%/năm. Doanh thu nhập khẩu tăng tại tất cả các thị trường của Công ty.

- Công ty đã giảm được đơn giá hàng nhập một số mặt hàng như hộp giảm tốc, mỏ nghiền, con lăn băng tải … do các mặt hàng này nhập tại Trung Quốc có giá thấp hơn khoảng 10% so với giá nhập tại các thị trường khác.

- Chi phí vận chuyển hàng hóa giảm khoảng 5% và chi phí bảo quản hàng hóa giảm khoảng 10% so với thuê ngoài.

- Công ty duy trì được mối quan hệ làm ăn lâu dài với nhiều đối tác nên chi phí để đàm phán và ký kết hợp đồng thường rất nhỏ do quá trình này diễn ra đơn giản vì các bên đã có quan hệ làm ăn từ trước.

2.4.2. Những mặt tồn tại trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhậpkhẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ Thuật và Dịch vụ Việt khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ Thuật và Dịch vụ Việt Nam giai đoạn 2008 – 2012

Song song với những ưu điểm trên thì hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam vẫn còn những điểm hạn chế sau :

- Tốc độ tăng kim ngạch và doanh thu nhập khẩu rất cao nhưng tốc độ tăng chi phí cũng rất cao, trung bình 66%/năm, vì thế mà hiệu quả kinh doanh tăng rất chậm.

- Công ty mới chỉ giảm được đơn giá hàng nhập một vài mặt hàng phụ tùng thiết bị có giá trị nhỏ, tỷ trọng ít trong tổng kim ngạch nên tác động rất ít đến đơn giá hàng hóa nói chung của Công ty.

- Công ty chưa tăng được hiệu quả sử dụng lao động, hiệu quả sử dụng vốn nói chung, các chỉ tiêu này vẫn còn thấp và đang có xu hướng giảm vào năm 2012.

- Hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu mới chỉ mang lại hiệu quả thấp ở thị trường Mỹ và Hàn Quốc, ở thị trường Trung Quốc và Nhật Bản thì chưa mang lại hiệu quả.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w