Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 35)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG

2.2.1.Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tổng hợp

- Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận

Dưới đây là Bảng 2.7 thể hiện các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008 – 2012.

Bảng 2.7 Hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 Chỉ tiêu Năm Doanh thu (triệu VNĐ) Chi phí (triệu VNĐ) Lợi nhuận sau thuế (triệu VNĐ) Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu Tỷ suất lợi nhuận theo chi phí 2008 23.102,50 21.903,50 899,25 0,0389 0,0411 2009 37.442,31 31.513,80 4.446,38 0,1189 0,1411 2010 74.125,92 49.782,31 18.257,71 0,2463 0,3668 2011 186.953,32 128.205,63 44.060,77 0,2357 0,3437 2012 (6Tháng) 89.502,42 68.391,51 15.833,18 0,1769 0,2315

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán

Qua Bảng 2.7 ta thấy trong giai đoạn 2008 – 2012 các chỉ tiêu doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trong hoạt động nhập khẩu của Công ty đều có sự tăng trưởng rõ rệt.

 Trong suốt giai đoạn từ 2008 – 2011, cùng với sự tăng lên của doanh thu thì lợi nhuận sau thuế của Công ty cũng tăng lên nhanh chóng. Năm 2008, lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ là 899,25 triệu VNĐ đã tăng lên thành hơn 4,4 tỷ VNĐ vào năm 2009 với mức tăng 394,5%. Mức tăng của các năm tiếp theo cũng rất cao, đạt 310,6% vào năm 2010 và 141,3% vào năm 2011. Sau 4 năm hoạt động thì lợi nhuận sau thuế của Công ty đã đạt mức trên 44 tỷ VNĐ/năm, đây là con số cho thấy quy mô hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty đã gia tăng nhanh chóng. Hơn nữa, mức tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế cao hơn rất nhiều so với mức tăng trưởng doanh thu cho thấy Công ty không chỉ tăng được doanh thu mà còn giảm được chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình. Năm 2012, sau 6 tháng kinh doanh, lợi nhuận sau thuế của Công ty chỉ đạt gần 16 tỷ VNĐ, giảm khoảng 27% so với cùng kỳ năm 2011, sở dĩ như vậy là do tình hình kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đều trở nên khó khăn hơn nên khả năng tiêu thụ sản phẩm giảm.

 Năm 2008, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu của Công ty là 0,0389 có nghĩa là cứ với mỗi đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận của Công ty là 0,0389 đồng. Sang năm 2009, cứ mỗi đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận của Công

ty đã là 0,1189 đồng, và con số này năm 2010 là 0,2463 đồng. Sự gia tăng mạnh mẽ của tỷ suất lợi nhuận trong giai đoạn 2008 – 2010 cho thấy hoạt động mở rộng kinh doanh của Công ty có hiệu quả khi mà cứ với mỗi đồng doanh thu thu được thì lợi nhuận của Công ty lại lớn hơn. Năm 2011và 6 tháng đầu năm 2012, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu có giảm nhẹ nhưng vẫn ở mức cao so với các doanh nghiệp trong ngành.

 Tương tự như tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty cũng gia tăng nhanh chóng vào giai đoạn 2008 – 2010. Năm 2008, với mỗi đồng chi phí bỏ ra, Công ty thu được 0,0411 đồng lợi nhuận, năm 2009 con số này đã tăng lên thành 0,1411 và đến năm 2010 thì với mỗi đồng chi phí bỏ ra, Công ty đã có thể thu được 0,3668 đồng lợi nhuận. Đây là con số mà không phải doanh nghiệp nào trong ngành cũng có thể có được. Đến năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012, tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty cũng giảm nhẹ do giá cả chung của hàng hóa trên thị trường tăng làm tăng các loại chi phí kinh doanh nên để có được 1 đồng lợi nhuận thì Công ty phải bỏ ra chi phí lớn hơn.

 Tóm lại, trong giai đoạn 2008 – 2012, lợi nhuận sau thuế, tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu và tỷ suất lợi nhuận theo chi phí của Công ty đều cao và có sự tăng trưởng đáng kể, điều đó phản ánh phần nào hiệu quả hoạt động nhập khẩu của Công ty đã có những bước tiến rõ rệt. Tỷ suất lợi nhuận năm 2011 và 6 tháng đầu năm 2012 có sự sụt giảm nhẹ nhưng cũng phản ánh được thực trạng gia tăng giá cả dẫn đến gia tăng các loại chi phí kinh doanh, đây là nhân tố mà Công ty cần quan tâm trong việc nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng vốn

Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty được thể hiện trong Bảng 2.8 dưới đây. Từ Bảng 2.8 có thể thấy:

 Hệ số sinh lợi vốn lưu động của Công ty tăng rất nhanh trong giai đoạn 2008 – 2011 và bắt đầu ổn định từ đó đến năm 2012. Năm 2008 hệ số sinh lợi vốn lưu động là 0,1168; tức là cứ 1 đồng vốn lưu động được đưa vào kinh doanh trong kỳ thì sẽ tạo ra 0,1168 đồng lợi nhuận. Tương tự như vậy, đến năm 2009 con số này đã là 0,4156; và năm 2010 là 0,8004. Đặc biệt, năm 2011 và 2012, hệ số sinh lợi vốn lưu động của Công ty đã lớn hơn 1, tức là cứ mỗi đồng vốn lưu động được đưa vào kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra hơn 1 đồng lợi nhuận, điều này cho thấy vốn lưu động của Công ty đang được sử dụng khá hiệu quả.

 Trong giai đoạn 2008 – 2012, vòng quay vốn lưu động bình quân của Công ty là 3,85 vòng/năm có nghĩa là trung bình mỗi năm, mỗi đồng vốn lưu động Công ty đưa vào kinh doanh sẽ được quay vòng 3,85 lần. Năm 2011 là năm có vòng quay vốn lưu động lớn nhất khi trong năm này, vốn lưu động của Công ty quay được 5 vòng trong kỳ kinh doanh, đó là năm mà hoạt động nhập khẩu của Công ty đạt doanh thu cũng như lợi nhuận lớn nhất. Năm 2008 là năm có tốc

độ quay vòng vốn lưu động chậm nhất, vốn lưu động trong kỳ kinh doanh này chỉ quay được 3 vòng, sở dĩ như vậy là do đây là năm đầu tiên Công ty đi vào hoạt động nên chưa thể đẩy mạnh kinh doanh để quay vòng vốn.

 Với vòng quay vốn lưu động như vậy thì kỳ chu chuyển vốn lưu động bình quân của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 là từ 72 ngày/vòng đến 120 ngày/vòng. Có thể thấy rằng năm 2008 là năm vốn lưu động được sử dụng kém hiệu quả nhất khi mà mất tới 120 ngày để vốn lưu động quay được 1 vòng, năm 2011 vốn lưu động chỉ mất 72 ngày để quay được một vòng nên có thể coi là năm vốn lưu động được sử dụng hiệu quả nhất.

Bảng 2.8 Hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

Năm Chỉ tiêu

2008 2009 2010 2011 2012

(6 tháng)

Doanh thu (triệu VNĐ)

23.102,50 37.442,31 74.125,92 186.953,32 89.502,42

Lợi nhuận sau thuế

(triệu VNĐ) 899,25 4.446,38 18.257,71 44.060,77 15.833,18 Vốn lưu động (triệu VNĐ) 7.700,83 10.697,80 22.807,98 37.390,66 19.889,43 Hệ số sinh lợi vốn lưu động 0,1168 0,4156 0,8004 1,1783 1,1961 Vòng quay vốn lưu động (vòng) 3 3,5 3,25 5 4,5 Kỳ chu chuyển Vốn lưu động bình quân (ngày) 120 103 111 72 80

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

 Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty giai đoạn 2008 – 2012 là khá cao. Hệ số sinh lợi vốn lưu động tăng cho thấy cứ với mỗi đồng vốn lưu động được đưa vào kỳ kinh doanh có khả năng tạo ra số đồng lợi nhuận ngày một lớn

hơn. Tuy nhiên tốc độ quay vòng vốn lưu động vẫn còn chậm, thời gian để những đồng vốn lưu động được đưa vào kỳ kinh doanh quay được 1 vòng vẫn còn lớn. Đây là vấn đề mà Công ty cần quan tâm nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu.

- Các chỉ tiêu về hiệu quả sử dụng lao động

Bảng 2.9 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 (6 tháng) Doanh thu (triệu VNĐ) 23.102,50 37.442,31 74.125,92 186.953,32 89.502,42

Lợi nhuận sau thuế (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(triệu VNĐ)

899,25 4.446,38 18.257,71 44.060,77 15.833,18

Số lao động

(người)

8 14 23 28 26

Năng suất lao động theo doanh thu

2.887,81 2.674,45 3.222,87 6.675,91 3.442,39

Năng suất lao động theo lợi nhuận

112,41 317,59 793,81 1.573,59 608,97

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Bảng 2.9 cho thấy giai đoạn 2008 – 2012, lực lượng lao động của Công ty đã tăng lên đáng kể từ 8 người vào năm 2008 lên 28 người vào năm 2011, sau đó giảm xuống còn 26 người vào năm 2012. Năng suất lao động có sự biến động thất thường qua các năm. Năm 2008, trung bình mỗi lao động của Công ty có khả năng tạo ra 2,887 tỷ VNĐ doanh thu, tương ứng với nó là 112,41 triệu VNĐ lợi nhuận. Đến năm 2009, doanh thu mỗi lao động có thể tạo ra giảm đi (còn 2,674 tỷ VNĐ) nhưng lợi nhuận họ có thể tạo ra lại tăng lên đáng kể - 317,59 triệu VNĐ. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh trong năm này mang lại nhiều lợi nhuận hơn.

Từ giai đoạn 2010 đến 2012, năng suất lao động theo doanh thu và theo lợi nhuận đều tăng lên đáng kể, nó cho thấy hiệu quả làm việc của lao động trong

Công ty đã được cải thiện rõ rệt. Đến năm 2011, mỗi lao động đã có khả năng tạo ra hơn 6 tỷ VNĐ doanh thu và hơn 1,5 tỷ VNĐ lợi nhuận cho Công ty. Năm 2012, tuy mới qua 6 tháng hoạt động nhưng các chỉ tiêu này cũng đều cao hơn so với cùng kỳ năm trước. Điều đó cho thấy lực lượng lao động của Công ty không những tăng lên về số lượng mà còn tăng cả về chất lượng

- Tỷ suất ngoại tệ hàng nhập khẩu

Bảng 2.10 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2008 – 2012

Năm Chỉ tiêu 2008 2009 2010 2011 2012 (6tháng) Doanh thu nhập khẩu (triệu VNĐ) 23.102,50 37.442,31 74.125,92 186.953,32 89.502,42 Chi phí nhập khẩu (USD) 1.116.332,45 1.766.963,84 2.629.532,54 6.155.446,03 3.302.429,41 Tỷ giá USD/VNĐ 16.989 17.835 18.932 20.828 20.860 Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu 20.695 21.190 28.189 30.372 27.102

Nguồn: Phòng Tài chính – Kế toán

Từ Bảng 2.10 có thể thấy: Trong hoạt động nhập khẩu và phân phối thiết bị của mình, Công ty Cổ phần Thương mại hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam Phải chi ngoại tệ (USD) để nhập khẩu hàng hóa và thu về nội tệ (VNĐ) sau khia bán lại hàng cho khách hàng trong nước, vì vậy mà tỷ giá có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty.

Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu cho biết số đồng bản tệ (VNĐ) mà Công ty thu lại được khi bỏ ra một đồng chi phí bằng ngoại tệ. Ví dụ năm 2009, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Công ty là 21.190, tức là cứ với mỗi USD Công ty bỏ ra để nhập khẩu hàng hóa thì sẽ thu về được 21.190 VNĐ; trong khi đó tỷ giá hối đoái giữa đồng USD và đồng VNĐ bình quân liên ngân hàng là USD/VNĐ = 17.835, nếu sau khi thu được doanh thu, Công ty tiến hành đổi lấy đồng ngoại tệ thì sẽ

thu được số ngoại tệ lớn hơn nên có thể coi là việc sử dụng ngoại tệ vào hoạt động nhập khẩu của Công ty có hiệu quả.

Trong giai đoạn 2008 – 2012, tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu của Công ty luôn lớn hơn tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng nhưng lại tăng trưởng không ổn định và có xu hướng giảm vào năm 2012, đó là vấn đề mà Công ty cần lưu ý để có thể nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình.

Tóm lại, dựa vào việc phân tích những chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh tổng hợp nói trên có thể thấy trong giai đoạn 2008 – 2012 hiệu quả kinh doanh nhập khẩu nói chung của Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam đã có những bước tiến nhất định song vẫn chưa thực sự ổn định. Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận cao, tăng trưởng nhanh nhưng lại giảm trong 2 năm gần đây. Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu luôn lớn hơn tỷ giá hối đoái bình quân liên ngân hàng song lại bất ổn định và đang có xu hướng giảm. Hiệu quả sử dụng vốn chưa thực sự cao khi tốc độ quay vòng vốn lưu động còn chậm, vốn lưu động phải mất nhiều thời gian mới chu chuyển được 1 vòng. Vì vậy Công ty cần có những biệp pháp để nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tổng hợp của mình.

Một phần của tài liệu luận văn quản trị kinh doanh Nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu tại Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam (Trang 35)