NAM GIAI ĐOẠN 2012 –
3.1. ĐỊNH HƯỚNG NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH DOANH NHẬP KHẨU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN THƯƠNG MẠI HỢP TÁC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN 2012 – 2015
Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam đã có những định hướng khá rõ ràng trong hoạt động nâng cao hiệu quả kinh doanh nhập khẩu của mình giai đoạn 2013 – 2015 về doanh thu, chi phí, hiệu quả sử dụng lao động và hiệu quả sử dụng vốn.
3.1.1. Doanh thu
Phương hướng:
Tiếp tục đẩy mạnh tăng doanh thu bằng việc mở rộng thị trường nhập khẩu, đa dạng hóa sản phẩm nhập khẩu, tăng quy mô nhập khẩu hàng hóa trên các thị trường và quy mô nhập khẩu từng mặt hàng, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu.
Mục tiêu:
Tăng tổng doanh thu hàng năm lên khoảng 20 – 25%
Tăng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường Mỹ và Hàn Quốc lên khoảng 10 – 15%/năm
Tăng doanh thu nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lên khoảng 20 – 25 %/năm
Tăng doanh thu từ hoạt động nhập khẩu tại thị trường Nhật Bản lên khoảng 35 – 45 %/năm.
Định hướng tăng doanh thu của Công ty bao gồm những định hướng cụ thể về thị trường nhập khẩu, cơ cấu sản phẩm nhập khẩu và tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu như sau:
Về thị trường nhập khẩu
Công ty Cổ phần Thương mại Hợp tác Kỹ thuật và Dịch vụ Việt Nam xác định rõ lĩnh vực nhập khẩu và phân phối các vật tư thiết bị phục vụ ngành công nghiệp xây dựng và khai thác khoáng sản là lĩnh vực hoạt động kinh doanh chính yếu của công ty. Công ty cũng đã xác định rõ bốn thị trường chiến lược mà công ty đã và vẫn sẽ tiếp tục hoạt động nhập khẩu từ nay đến năm 2015 là các thị trường: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Đây là những thị trường có thể cung cấp cho công ty những sản phẩm hàng hóa đúng yêu cầu về mẫu mã, công dụng, chất lượng để công ty phân phối tới khách hàng. Hơn nữa Công ty cũng đã
có kinh nghiệm nhập khẩu cùng với những mối quan hệ làm ăn lâu dài trên các thị trường này.
Phương hướng
Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động nhập khẩu và phân phối các máy móc thiết bị từ các thị trường chính yếu kể trên, xem xét mở rộng hoạt động nhập khẩu sang 1 vài thị trường khác thuộc khối EU.
Chú trọng việc tăng quy mô nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc và Nhật Bản. Bởi lẽ thị trường Trung Quốc là nơi hội tụ đầy đủ các yếu tố về một thị trường tiềm năng đem lại hiệu quả kinh doanh cao cho công ty trong tương lai như: khoảng cách địa lý giữa nước ta với Trung Quốc là rất gần nên chi phí vận chuyển hàng hóa sẽ thấp, hàng hóa của Trung Quốc phong phú chủng loại, giá cả cạnh tranh và ngày càng tốt hơn về chất lượng... nên Công ty có thể giảm được đơn giá hàng nhập. Thị trường Nhật Bản là một thị trường có công nghệ cao nên sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả cũng khá cạnh tranh, hơn nữa thị trường Nhật Bản có mức độ chuyên môn hóa cao nên quy trình nhập khẩu hàng hóa từ thị trường này cũng rất đơn giản và thuận tiện, tạo điều kiện cho Công ty giảm chi phí.
Mục tiêu
Gia tăng số lượng thị trường nhập khẩu. Cụ thể phấn đấu đến năm 2015 mở rộng hoạt động nhập khẩu sang ít nhất 2 thị trường là Đức và Ý. Tương tụ như Mỹ, đây là 2 thị trường có công nghệ cao, sản phẩm đa dạng và chất lượng tốt.
Gia tăng kim ngạch nhập khẩu tại từng thị trường, trong đó phấn đấu tăng kim ngạch nhập khẩu hàng năm tại thị trường Mỹ và Hàn Quốc lên 5 – 10%, tăng kim ngạch nhập khẩu từ thị trường Trung Quốc lên 15 – 20% và từ thị trường Nhật Bản lên khoảng 40 – 50%.
Về cơ cấu sản phẩm nhập khẩu
Như đã phân tích ở trên, cơ cấu mặt hàng nhập khẩu của Công ty là rất phong phú về chủng loại. Một số mặt hàng đem lại hiệu quả kinh doanh cao mà Công ty đã nhập khẩu rất nhiều như: cần khoan, máy nghiền cát, van thủy lực, mô tơ thủy lực, lưỡi dao nghiền... vẫn được coi là những mặt hàng chủ chốt cho nhập khẩu vì với những mặt hàng đó Công ty sẽ không phải mất nhiều thời gian, công sức cho việc tìm kiếm khách hàng, marketing, chi phí tiếp thị cho sản phẩm mới, nghiên cứu thị trường cho sản phẩm mới... Công ty cũng sẽ tiếp tục nghiên cứu tìm ra những nhu cầu và những máy móc thiết bị mà công ty chưa từng cung cấp để tiến hành cung cấp cho thị trường trong nước.
Tiếp tục duy trì cơ cấu sản phẩm nhập khẩu của toàn Công ty như giai đoạn 2008 – 2012 với tỷ trọng cao là những mặt hàng có giá trị lớn như cần khoan, máy nghiền cát, van thủy lực ... Những mặt hàng có giá trị thấp có tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng kim ngạch.
Duy trì cơ cấu nhập khẩu từng mặt hàng tại các thị trường theo hướng tăng tỷ trọng nhập khẩu những mặt hàng mang lại lợi nhuận cao
Tăng kim ngạch nhập khẩu từng mặt hàng và mở rộng ra nhập khẩu một số mặt hàng mới mà Công ty có khả năng nhập khẩu.
Đẩy mạnh nhập khẩu những máy móc, thiết bị chính ở các thị trường Mỹ và Hàn Quốc, xem xét để mở rộng nhập khẩu nhãng mặt hàng này ở 2 thị trường Trung Quốc và Nhật Bản.
Mục tiêu:
Duy trì cơ cấu những mặt hàng có giá trị cao như máy khoan, cần khoan, máy nghiền cát... chiếm khoảng 60% - 65% cơ cấu sản phẩm nhập khẩu, những mặt hàng còn lại như phụ tùng máy khoan, phụ tùng máy nghiền cát... chiếm khoảng 35 – 40% cơ cấu sản phẩm nhập khẩu.
Tăng kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng cần khoan, máy khoan, máy nghiền cát ... lên khoảng 20 – 30% , tăng kim ngạch nhập khẩu những mặt hàng phụ tùng máy khoan, phụ tùng máy nhiền cát lên khoảng 15 – 20%.
Duy trì cơ cấu nhập khẩu theo mặt hàng tại 2 thị trường Mỹ và Hàn Quốc với tỷ trọng những máy móc có giá trị cao khoảng 50 – 70%. Thay đổi cơ cấu mặt hàng tại thị trường Trung Quốc và Nhật Bản theo hướng làm tăng tỷ trọng những mặt hàng có gia trị cao lên 35 – 45%.
Về tiêu thụ sản phẩm nhập khẩu
Hiện tại sản phẩm nhập khẩu của Công ty được tiêu thụ tại thị trường Việt Nam, khách hàng của Công ty là những doanh nghiệp trong ngành khai thác khoáng sản và chế biến vật liệu xây dựng. Trong giai đoạn tới 2013 – 2015, nhu cầu những máy móc thiết bị mà Công ty cung cấp tại thị trường Việt Nam vẫn khá cao song số lượng doanh nghiệp tham gia cung cấp sản phẩm lại tăng lên đáng kể, vì vậy Công ty có những định hướng tiêu thụ sản phẩm như sau:
Phương hướng:
Tiếp tục đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm tại thị trường trong nước bằng việc gia tăng cả về số lượng và quy mô các đơn hàng, gia tăng số lượng và quy mô khách hàng.
Mục tiêu:
Cho tới năm 2015, tăng gấp đôi số lượng khách hàng của Công ty, thiết lập mối quan hệ làm ăn lâu dài và thường xuyên với khoảng 15 khách hàng lớn.
Thay đổi quy mô đơn hàng theo hướng tăng số lượng và tỷ trọng các đơn hàng có giá trị lớn (trên 1 tỷ VNĐ), giảm tỷ trọng đơn hàng có giá trị nhỏ.
3.1.2. Chi phí
Phương hướng
Tiếp tục đẩy mạnh hoạt động giảm chi phí, bao gồm giảm đơn giá hàng nhập, giảm chi phí bảo quản và vận chuyển hàng hóa, giảm chi phí vận hành doanh nghiệp.
Mục tiêu:
Giảm đơn giá hàng nhập trung bình khoảng 3- 5%
Giảm chi phí bảo quản và vận chuyển hàng hóa khoảng 5%
Giảm chi phí vận hành doanh nghiệp khoảng 10%