1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp 7 hoàn thành tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh

27 727 5

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 213,5 KB

Nội dung

NỘI DUNG 1 Cơ sở lí luận:  Xã hội nào cũng cần phải có những người chủ đủ tư cách, năng lực và phẩmchất đạo đức để quản lí và lãnh đạo, xây dựng và bảo vệ; vì vậy nếu như công tác giáod

Trang 1

A MỞ ĐẦU

1) Lí do chọn đề tài

Sinh thời, Bác Hồ dạy chúng ta:

“Hiền dữ phải đâu là tính sẵnPhần nhiều do giáo dục mà nên”

Giáo dục một con người toàn diện là phải giáo dục cả đức lẫn tài Bác chỉ rõ

“Người có tài mà không có đức thì chẳng làm được gì cả” Điều đó chứng tỏ việc giáo

dục đạo đức cho một con người từ lúc nhỏ là rất quan trọng và cần thiết; thế nhưngviệc giáo dục đạo đức cho học sinh trong nhà trường hiện nay đang gặp rất nhiều khókhăn do sự phát triển của xã hội làm học sinh bị ảnh hưởng từ nhiều tác động khácnhau như phim ảnh, âm nhạc, game online, truy cập Internet, các tệ nạn xã hội, Trong khi đó thì phần lớn các bậc phụ huynh phải lo làm ăn vất vã suốt ngày, ít có

thời gian lo lắng dạy dỗ và giáo dục con em mình nên họ thường “bù đắp” lại bằng

cách tỏ ra chìu chuộng con em mình, một số phụ huynh con đòi hỏi gì là đáp ứng điều

đó và phó mặc việc giáo dục con em mình cho nhà trường, cho thầy cô Vì lẽ đó nênhọc sinh hiện nay có biểu hiện sa sút về mặc đạo đức ngày càng nhiều, một số em nam

để tóc dài rồi đến tiệm cắt, nhuộm những kiểu tóc khó có thể chấp nhận được, một số

em ngoài giờ học thì ngồi suốt ở tiệm Internet để Chat, chơi game, nghe nhạc nênviệc không chuẩn bị bài trước khi đến lớp chẳng còn gì là điều bất ngờ và mới lạ, một

số khác thì do được gia đình quá nuông chìu nên đôi khi có những hành động vô lễvới giáo viên khi bị điểm thấp hoặc bị thầy cô nhắc nhỡ la rầy, tình trạng học sinhchưởi thề, nói tục, gây gổ, đánh nhau vẫn còn xảy ra thường xuyên trong nhà trường Trước tình hình đó trách nhiệm giáo dục đạo đức cho học sinh của nhà trường màtrước tiên là của giáo viên chủ nhiệm đã khó khăn nay lại càng khó khăn hơn Với thờigian tối đa từ 4 đến 5 giờ được gặp học sinh mỗi ngày ở trường, ngoài việc truyền thụcác kiến thức thì giáo viên còn rất ít thời gian tiếp xúc để giáo dục đạo đức cho họcsinh mà việc giáo dục chủ yếu được thực hiện vào giờ sinh hoạt cờ đầu tuần, giờ hoạtđộng ngoài giờ, giờ sinh hoạt chủ nhiệm Như vậy với những điều kiện cho phép, làmthế nào để công tác giáo dục đạo đức trong nhà trường mang lại hiệu quả cao nhất?

Sau 2 năm được giao nhiệm vụ làm công tác chủ nhiệm lớp, tôi mạnh dạn trìnhbày ra đây những kinh nghiệm mà bản thân đúc kết được trong quá trình giáo dục đạo

đức cho học sinh lớp mình làm chủ nhiệm Đó là “Giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp 7 hoàn thành tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh”

Đề tài “Giải pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp 7 hoàn

thành tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh”

Trang 2

Với giải pháp này, tôi mong muốn rằng tất cả những học sinh mà mình chủ nhiệm đạt được những chuẩn mực đạo đức cần thiết theo quy định của Điều lệ trường trung học, thể hiện qua việc không có em nào bị xếp loại hạnh kiểm cuối học kì và

cuối năm từ mức trung bình trở xuống nhằm thực hiện tốt cuộc vận động “Hai

không” và chủ trương “Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực”.

2) Đối tượng nghiên cứu

- Các con đường, các cách giúp tôi tìm hiểu nguyên nhân làm học sinh có nhữngbiểu hiện chưa tốt về mặc đạo đức và các biện pháp tác động tích cực đến học sinhnhằm điều chỉnh đúng hướng các biểu hiện sai lệch của học sinh về đạo đức

- Học sinh lớp 7/5 năm học 2008-2009 và học sinh lớp 7/1 năm học 2009-2010

- Phương pháp chủ nhiệm có hiệu quả của các thầy cô đi trước giàu kinh nghiệm

4) Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành đề tài này, tôi đã sử dụng chủ yếu các phương pháp sau:

 Phương pháp quan sát

 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

 Phương pháp thực nghiệm giáo dục

 Phương pháp trò chuyện, trưng cầu ý kiến

 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục

B NỘI DUNG

1) Cơ sở lí luận:

 Xã hội nào cũng cần phải có những người chủ đủ tư cách, năng lực và phẩmchất đạo đức để quản lí và lãnh đạo, xây dựng và bảo vệ; vì vậy nếu như công tác giáodục đạo đức học sinh ở nhà trường được chú trọng và quan tâm đúng mức thì sảnphẩm mà ngành giáo dục tạo ra hoàn toàn có khả năng đáp ứng những nhu cầu đó.Ngược lại, nếu như công tác này bị bỏ lơ hoặc ít quan tâm thì bộ phận lớn học sinh sẽngày càng xuống cấp và sa sút hơn về mặc đạo đức để rồi đến một lúc nào đó các emkhông tự ý thức được tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện ở trường, các em

tự ý bỏ trường bỏ lớp hoặc bị buột rời khỏi trường do mắc phải một số lỗi nào đó vượt

Trang 3

quá quyền hạn xử lí của nhà trường Tiếp sau đó các em trở thành một phần gánhnặng cho xã hội.

 Xây dựng trường học thân thiện-học sinh tích cực là chủ trương rất đúng đắncủa ngành giáo dục và đào tạo, là chủ trương rất phù hợp với yêu cầu của một xã hộihiện đại và không ngừng biến đổi như hiện nay Trường học thân thiện thu hút sựthích thú và niềm đam mê học tập của học sinh; ở đó học sinh được tạo điều kiện tốtnhất để học tập, lao động và rèn luyện tích cực, độc lập và sáng tạo nhằm mục đíchcuối cùng là đào tạo ra một thế hệ trẻ có đầy đủ năng lực và phẩm chất tiếp bước chaanh xây dựng thành công và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,tiến đến đưa đất nước Việt Nam ta sánh vai cùng với các quốc gia khác trong khu vực

và trên thế giới đúng theo như lời căn dặn của Bác trước lúc đi xa

Xã hội ngày càng phát triển mạnh, mức sống của người dân ngày được nângcao nên việc học sinh được phụ huynh chu cấp tiền cũng khá nhiều nhưng rất ít các

em dùng nó vào những việc hữu ích như ăn uống bồi bổ cơ thể hoặc mua các đồ dùng,dụng cụ học tập mà chủ yếu là các em mua các thứ đồ chơi hoặc dùng để trả tiền giờcho các tiệm internet,

 Học sinh, chủ yếu là nam ở lứa tuổi THCS do rất háo thắng nên rất dễ bị xúigiục, lôi kéo vào các tệ nạn xã hội hoặc các em kéo bè phái, lập băng nhóm gây gỗđánh nhau, Phần lớn các em trong nhà trường ít khi cúi đầu chào một cách lịch sự

và lễ phép (không chỉ với những người từ ngoài vào trường mà ngay cả đối với giáoviên), có thể nói hình ảnh một học trò ngoan hiền, kêu dạ bảo vâng ngày xưa đã bịphai nhạt đến nỗi rất khó nhìn thấy và nhận ra

Giáo viên thực hiện nghiêm túc cuộc vận động “Hai không” của ngành là

không vi phạm đạo đức nhà giáo (không la mắng, phạt đòn học sinh, ) Bên cạnh đóvẫn còn phụ huynh đến trường gây khó dễ cho giáo viên khi con mình bị phạt mộthình thức mà nào đó mà họ chưa hài lòng cho nên giáo viên bộ môn nói chung và giáoviên chủ nhiệm nói riêng không còn cách nào khác để xử lí và giáo dục học sinh ngoài

Trang 4

biện pháp giáo dục thuyết phục Nhưng đôi lúc các giáo viên này cũng phải “xuôi tay,

bỏ mặc” với một vài học sinh nào đó khi giáo dục thuyết phục các em không thànhcông Do đó khi nhận phân công chuyên môn, giáo viên có tâm lí thích được phâncông làm giáo viên dạy lớp thay cho công tác chủ nhiệm lớp

Theo tôi, có thể nói tất cả những cơ sở được xác định ở đây là những nguyênnhân chính góp phần làm suy giảm phẩm đạo đức học sinh ở lứa tuổi THCS Vì thếnếu có hệ thống những biện pháp, giải pháp phù hợp điều chỉnh và khắc phục kịp thời

có hiệu quả những nguyên nhân này thì việc giáo dục đạo đức cho học sinh ở nhàtrường THCS có thể sẽ mang lại hiệu quả mang tính tích cực và thiết thực nhất Xuấtphát từ nhận thức đó, tôi đã thành công trong việc giáo dục đạo đức của học sinh mìnhchủ nhiệm trong năm học 2008-2009 và hơn nữa năm học 2009-2010 với “Giải

pháp giúp giáo viên chủ nhiệm lớp 7 hoàn thành tốt công tác giáo dục đạo đức học sinh”

3) Nội dung vấn đề

Theo tôi, việc giáo dục đạo đức học sinh THCS là một nhiệm vụ hết sức nặng

nề và quan trọng nhưng nó lại hết sức vẻ vang vì bản thân giáo viên–người được xã

hội phong tặng danh hiệu là “những nhà kỹ sư tâm hồn” đã góp được phần nào công

sức và kinh nghiệm của mình trong việc hình thành cho những con người mới-nhữngngười chủ tương lai của đất nước những nhân cách sống cơ bản ban đầu trong cuộcđời của các em Vấn đề đặt ra là phải làm thế nào để hoàn thành được nhiệm vụ đó vớimột kết quả tối ưu nhất?

Sau hai năm với vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 7, tôi đã đầu tư để tìm ra chomình những giải pháp cụ thể và đã áp dụng thành công như sau:

Giải pháp thứ nhất: Chuẩn bị

a) Tìm hiểu sơ bộ tình hình lớp:

Xem qua lý lịch để có được nhận xét sơ bộ hoàn cảnh gia đình của từng em

và nhất là nghề nghiệp của phụ huynh các em để phần nào thuận lợi khi tiếp xúc vớicác em sau này

Xem qua sổ điểm và học bạ của năm học trước để biết được kết quả học tập

và rèn luyện của từng em trong năm học vừa qua Ở đây tôi quan tâm nhiều hơn tới

các em học sinh cá biệt (nếu có) và ghi riêng ra một quyển tập mà tôi gọi đó là “sổ tay

của giáo viên chủ nhiệm”; trong sổ này tôi dành riêng cho mỗi em một trang để tôi ghi

nhận về đặc điểm tâm lý, tính tình, năng lực cá nhân, hoàn cảnh gia đình của em đó

để làm cơ sở điều chỉnh hành vi và phương pháp làm việc với em này trong thời giantới Trong một số trường hợp cần thiết mà chưa hiểu rõ được về cá nhân em học sinh

Trang 5

nào đó thì tôi tìm gặp và trao đổi trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm năm trước của emnày để thu thập được nhiều thông tin chính xác hơn.

Lần gặp gỡ chính thức đầu tiên với lớp chủ nhiệm, tôi cố gắng “mở ý” để tạo

được một không gian thoải mái cho cuộc tiếp xúc trao đổi giữa thầy và trò Học sinhthường hay để ý và rất ấn tượng (cả tốt lẫn chưa tốt) với thầy cô chủ nhiệm của mìnhtrong lần gặp gỡ đầu tiên để các em rút kinh nghiệm cho những lần tiếp xúc sau này;

một phần do đặc điểm tâm sinh lí, một số em không thích sự khó tính của thầy cô đối

với mình Vì vậy, tôi “mở ý” trên cơ sở kết hợp hài hòa các nhận xét đó để làm sao

học sinh thấy được rằng thầy mình “tuy dễ mà khó-tuy khó mà dễ” và trao đổi, nói

chuyện với thầy cũng như là nói chuyện với một người thân nào đó trong gia đình màmình quý mến, kính trọng Theo tôi đây là điều kiện thuận lợi cho việc tôi sẽ tuyêndương, khen động viên hay trách phạt các lỗi của các em sau này

Trong lần gặp gỡ đầu tiên, tôi cố gắng làm cho học sinh thấy được sự quan

tâm của tôi đối với lớp, và mong muốn các em thấy được tôi sẽ là người tin cậy nhấttrong việc hướng dẫn, giúp đỡ và dìu dắt các em trong tất cả các hoạt động ở trường

và khó tìm được một người như thầy của mình biết lắng nghe ý kiến của mình, biếthiểu mình, thông cảm cho mình,

b) Xây dựng đội ngũ cán bộ lớp:

Tôi luôn luôn quan niệm rằng cán bộ lớp là những em “đứng mũi, chịu sào”

cùng tôi lèo lái dẫn dắt lớp trong hầu hết tất cả các hoạt động Xây dựng được đội ngũcán bộ lớp có năng lực và được sự đồng tình ủng hộ của các học sinh còn lại trong lớp

là một thành công quan trọng trong công tác chủ nhiệm của tôi bởi trong những lúckhông có tôi ở lớp thì cán bộ lớp là những người thay tôi điều hành và quản lí lớp

Trong một số trường hợp khi gặp khó khăn, trước tiên học sinh thường hay tâm

sự và chia sẻ với bạn bè trước nhất, đội ngũ cán bộ lớp mà tôi xây dựng sẽ giúp tôilàm điều đó và báo cáo lại cho tôi những trường hợp mà bản thân các em chưa thể tựmình giải quyết được để các em cùng tôi giúp đỡ các bạn của mình vượt qua nhữngkhó khăn trước mắt

Tôi nhận thấy ở lứa tuổi THCS thì các em thường hay tâm sự với bạn bè thânthiết của mình những tâm tư riêng, thầm kín và những khó khăn của mình để mongnhận được sự chia sẻ từ các bạn đó nên tôi lấy nhận xét này làm một căn cứ cơ bảncho việc hướng dẫn các em bình chọn cán bộ lớp Cụ thể là trong năm học 2008-2009lớp 7/5 tôi chủ nhiệm có một em học sinh nam tên Tiền thường xuyên chưởi thề vàchọc phá, gây gỗ với bạn bè trong lớp nhưng lại chơi rất thân với em Đô (Đô cũng làmột em học sinh cá biệt của lớp); tôi tiến hành làm việc tư tưởng riêng với em Đô rồisau đó với em Tiền nhưng tôi lại không để cho mỗi em này biết được rằng tôi là ngườiđứng sau mỗi em, cung cấp cho các em các lời lẽ, con đường, phương pháp và cáchnói chuyện với bạn mình để hai em giải thích, khuyên răn lẫn nhau về những hành vicủa bạn mình như thế là chưa đúng, chưa phù hợp với những điều quy định, những nộiquy mà các em đúng ra là không được làm Như vậy thì mỗi em cứ tưởng rằng một

Trang 6

người bạn thân của mình thấy được mình làm như thế là sai và bạn mình là người giúpmình thấy ra được cái sai đó để cả hai em cùng nhau khắc phục sửa chữa Thế là saumột thời gian hai em Đô và Tiền có sự chuyển biến tích cực và rõ rệt theo sự mongmỏi của tôi Lúc này tôi mạnh dạn công khai với lớp là hai bạn từ chỗ chưa thực hiệnđúng nội quy trường lớp nay đã có chuyển biến rõ nét mà điều này có sự xác nhận củahọc sinh lớp Qua đó tôi tuyên dương hai em này trước lớp và đề nghị các em còn lạicủa lớp lớp cố gắng thực hiện tốt theo 2 tấm gương đó để không chỉ được bạn bè mến

mộ mà còn nhận được những lời khen từ tất cả các thầy cô khác Kể từ đó, tôi ngầmgiao nhiệm vụ cho hai em này theo dõi và báo cáo ngay cho tôi những biểu hiện lệchlạc của bạn mình trong lớp để tôi cung cấp cho các em những biện pháp giúp bạnmình tiến bộ Tôi thấy Đô và Tiền ngày càng tự tin hơn vì thấy được sự quan tâm củatôi đối với hai em và sự đồng tình ủng hộ của bạn bè với các hoạt động của mình tronglớp, khi phát hiện những hành vi chưa đúng Tôi thấy hai em này rất tự tin trước bạn

bè trong lớp khi hai em chỉ trích, phê bình những thiếu sót của bạn mình Tôi khẳngđịnh những mặt tốt của hai em và công khai trước lớp đây là hai thành viên tích cựcnhất trong lớp, ngoài việc giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ mà còn giúp được những bạn

bè của mình sớm trở thành những người tốt Khi nói xong, tôi quan sát thấy hai emnày đưa mắt nhìn tôi một cách bẽn lẽn, vừa vui mừng, vừa kính phục

Rõ ràng là nếu lời nói của bạn mình mà có lí thì các em khác sẽ nghe theo nêntôi lấy đó làm căn cứ để hướng dẫn lớp tự bình chọn cán bộ lớp theo ý chủ quan củatôi theo các tiêu chí sau:

 Tôi trưng dụng và giới thiệu lại những cán bộ lớp cũ theo sự gợi ý của GVCNnăm trước, nếu các em chưa đồng ý bạn nào thì cho ý kiến, để trên cơ sở đó tiến hànhchọn bầu chọn bạn khác mà các em cho rằng thích hợp hơn để thay thế vào vị trí đó

 Trong quá trình bình chọn, sự bao quát lớp để thấy được sự đồng tình của lớpvới em được bình chọn là quyết định cuối cùng của tôi

 Giao công khai trước lớp một số quyền cho cán bộ lớp (quan sát, nhắc nhỡ và

có quyền yêu bạn bè phải thay đổi, điều chỉnh những hành vi chưa đúng), để các emcòn lại nghe thấy để giúp tôi thực hiện hiện việc xây dựng tập thể lớp tốt Đồng thời

đề nghị toàn lớp phải thực hiện nghiêm túc sự chọn lựa của mình bằng cách phải tôntrọng và làm theo sự chỉ đạo của cán bộ lớp dưới sự giám sát của tôi

c) Sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh:

Theo tôi, sắp xếp chỗ ngồi cho mỗi học sinh trong lớp có vai trò rất quan trọngtrong việc giáo dục đạo đức cho các em bởi vì do đặc điểm tâm sinh lí của lứa tuổinày là các em thích được ngồi chung với những bạn thân của mình Đầu năm học, khitiến hành sắp xếp chỗ ngồi cho học sinh thì tôi luôn luôn gặp trường hợp em này xinngồi chỗ này, ngồi gần bạn này, em kia xin ngồi chỗ kia, gần em kia, nhưng nếuđiều này không được tôi thu xếp hợp lí để các em tự do lựa chọn chỗ ngồi cho mìnhthì chắc chắn sẽ có sự ồn ào, mất trật tự trong giờ học và một số biểu hiện tiêu cực

Trang 7

khác lúc đầu đơn giản sau đó phức tạp dần lên Vì thế khi làm công việc này thì tôilàm theo quy trình sau:

 Trước tiên tôi giải thích cho các em hiểu và chấp nhận việc ngồi chỗ nào cũngnhằm mục đích học tập và rèn luyện tốt mà trước hết là giờ học tốt, thầy sắp xếp mìnhngồi chỗ này vừa là quyền lợi của mình, vừa là nghĩa vụ mà mình phải thực hiện vớithầy cô và bạn bè

 Sắp xếp cho em thấp ngồi trước, em cao hơn thì ngồi phía sau để đảm bảo mỗi

em đều có điều kiện nhìn thấy bài thầy cô viết trên bảng Em có bệnh về mắt (cận thị,viễn thị, loạn thị hoặc mắt yếu) thì tùy theo bệnh mà tôi sắp xếp ngồi gần hay xa bảng

 Sắp em có biểu hiện thường xuyên vi phạm ngồi chung bàn với em có cá tínhnghiêm túc để em này được em kia nhắc nhở thường xuyên, không nhất thiết là hai emcùng giới tính được ngồi chung một bàn Các em cá biệt không sắp cho ngồi cuối lớp

xa sự quan sát của thầy cô và bạn bè mà ngồi ở những vị trí dễ thấy, gần với cán bộlớp

 Sắp cho em có học lực yếu được ngồi chung với em khá giỏi để các em nàytheo phân công của tôi giúp đỡ cho bạn cùng tiến bộ với mình

 Lấy ý kiến của toàn lớp về sự phù hợp của việc sắp xếp, nếu các em có đềnghị khác mà tôi thấy phù hợp thì tôi điều chỉnh theo đề nghị đó của các em nhằmgiúp cho các em thấy được những đề nghị tích cực của mình được thầy chấp nhận đểsau này các em mạnh dạn đề xuất các ý kiến của mình

 Sau khi sắp xếp xong, tôi đề nghị tất cả học sinh lớp phải ngồi đúng vị trí đãđược quy định, học sinh lớp nói chung và cán bộ lớp nói riêng có nhiệm vụ theo dõigiám sát để báo lại cho tôi những trường hợp cố tình không thực hiện Thời gian tới,nếu còn chỗ nào chưa phù hợp thì tôi nhờ cán bộ lớp tham mưu để tôi điều chỉnh lạinhững chỗ chưa phù hợp cũng theo quy trình này

d) Công khai và thống nhất với lớp một số quy định chung bắt buộc mọi thành viên trong lớp phải thực hiện:

 Đề nghị tất cả các thành viên trong lớp từ cán bộ lớp đến lớp viên đều phảithuộc và cam kết thực hiện đúng theo nội quy và những điều cấm học sinh khôngđược làm do nhà trường đề ra, mỗi em phải tự viết một bản cam kết thực hiện tốtnhững nội quy đó kèm theo các hình thức chịu phạt tương ứng khi vi phạm, yêu cầucác em trình bản cam kết này với phụ huynh để phụ huynh cho ý kiến và ký tên xácnhận vào đó

 Đề nghị học sinh lớp và nhất là cán bộ lớp phải báo cáo ngay cho tôi hoặcthầy cô khác trong trường các biểu hiện chưa tốt hoặc nghi ngờ là chưa tốt mà có tínhnghiêm trọng để thầy cô mình xử lí kịp thời

 Báo cáo kịp thời cho tôi khi bạn bè mình đang gặp khó khăn để cùng tôi tìm rahướng giúp đỡ hiệu quả nhất

 Lập hộp thư “Điều em muốn nói” làm từ các hộp giấy carton nhỏ đặt ở gócbàn giáo viên dành cho những em chưa thật sự mạnh dạng trình bày những ý kiến,

Trang 8

những đề xuất của mình với tôi; hộp thư được giám sát bởi cán bộ lớp và được tôi mở

ít nhất hai lần/tuần để thu thập thông tin kịp thời Thông báo cho tất cả các thành viêntrong lớp em nào cũng được quyền trình bày ý kiến của mình vào hộp thư này

 Kẻ “Bảng danh dự” trên ¼ tờ giấy rô-ki có trình bày riêng các khung tương

ứng là Hoa điểm 10, Người tốt việc tốt, Được thầy cô khen nhiều nhất; cuối

tuần vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm tôi cho lớp bình chọn các mục tương ứng tốt đa từ 1

đến 3 em để ghi tên lên “Bảng danh dự” đó Bên dưới bảng danh dự cũng là ¼ tờ

giấy rô-ki có tiêu đề là “Bảng đề nghị” dùng để ghi nhận những em chưa hoàn thànhtốt nhiệm vụ hoặc còn vi phạm một số nội quy nào đó mà tập thể lớp đề nghị phảichấn chỉnh trong tuần tới Mỗi phần trong từng bảng được chừa một khoảng trống đểcuối mỗi tuần dán tên các em được bầu chọn tương ứng, cuối học kì và cuối năm học,Chi đội lớp tổng kết, báo cáo và đề nghị Liên đội trường tuyên dương, phê bình thíchđáng

e) Tìm hiểu hoàn cảnh gia đình, những đặc điểm nhân cách, tâm sinh lí của học sinh để làm cơ sở cho các quyết định khi có tình huống sư phạm xảy ra:

Tôi cho rằng nếu giáo viên chủ nhiệm mà không hiểu và quan tâm tới hoàncảnh gia đình học sinh thì sẽ thiếu thiện chí và trong một vài quyết định nào đó củamình có thể sẽ gây nên sự căng thẳng giữa thầy và trò Điều này sẽ gây khó khăn chotôi trong việc thiết lập mối quan hệ tốt với học sinh Vì vậy, ngay từ đầu năm học, tôiđặt chỉ tiêu là chậm nhất đến hết học kì 1 của năm học thì tôi phải đến thăm hỏi đượctất cả các gia đình học sinh trong lớp mình chủ nhiệm; mỗi tuần thu xếp đi một hoặchai buổi cùng với cán bộ lớp để đến thăm hỏi, tìm hiểu ít nhất từ 2 đến 3 gia đình họcsinh (tùy theo điều kiện địa lí của các gia đình)

Ngoài việc quan sát các hoạt động của các em, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm

cũ, tôi còn trao đổi với phụ huynh học sinh khi đến nhà thăm gia đình để nắm chắchơn đặc điểm tâm sinh lí của từng em, cùng phụ huynh bàn bạc một số cách giáo dụcriêng cho con em họ Qua thực tế trong năm học vừa qua, việc làm này của tôi manglại hiệu quả cao, cụ thể là lớp 7/5 năm học 2008-2009 tôi chủ nhiệm một em học sinh

có họ và tên giống hệt như tôi (Nguyễn Duy Tân), có ngày tháng sinh giống hệt nhưtôi, chỉ có điều là em ra đời sau tôi 16 năm và là con của một người trước đây từng làgiáo viên Em Tân này rất hiếu động mỗi buổi học đều có lỗi mất trật tự hoặc chọcghẹo bạn bè, trao đổi với gia đình thì phụ huynh của em cho biết mỗi khi em bị tôi rầy

ở trường thì về nhà em đều kể lại cho ba mẹ nghe và em có nói là “Con vào lớp khônghiểu sao con lại cứ phải làm như thế, bị thầy cô rầy thì ngồi im được một chút rồi cũngvậy nữa”, phụ huynh còn cho biết thêm là về nhà em Tân hoàn toàn trái ngược trở lại,

ít khi nói chuyện và gây gỗ với những đứa trẻ khác cùng xóm Từ đây, tôi làm việc tưtưởng riêng với em Tân, khuyên em dù vào trường hay ở nhà thì em cũng vẫn là emthôi, hãy cố gắng thực hiện tốt nội quy học sinh, đừng trêu chọc bạn bè trong lớp cũngnhư ở nhà để được thầy cô khen, cha mẹ vui lòng còn bạn bè thì nể phục vì bản thân

Trang 9

em tự vượt qua và sửa chữa những khuyết điểm của mình, góp phần xứng đáng vàoviệc thi đua của lớp Tôi nói với em trước cả lớp là nếu thật sự em nghe lời thầy trongkhi em chưa tự tin thì em có quyền đề xuất một ý kiến để nhờ thầy hay bạn bè nhắc

nhỡ khi em có biểu hiện vi phạm, em đồng ý và nhờ bạn ngồi kế bên “khều” hay

“véo” một cái để em nhớ và dừng ngay hành vi đó; khi đó tôi nói nếu vậy lỡ khi bạn

nhắc nhỡ thì em có giận hay có một phản ứng nào đó với bạn không?, em trả lời là

“không” và ngoài ra em còn phải chịu ơn của bạn nữa chứ! Thế là dần dần nhữnghành vi nghịch ngợm của em Tân được khắc phục Vào buổi tổng kết và liên hoan lớpcuối năm, khi tôi cho từng thành viên trong lớp phát biểu cảm nghĩ của mình về quátrình học tập và rèn luyện của mình dưới sự lãnh đão của tôi, đến lượt Tân thì em cónói “Thưa thầy, ba mẹ em rất vui mừng khi nhìn thấy năm nay em đạt hạnh kiểm tốt,học lực khá, ba mẹ em nhờ em chuyển lời là ba mẹ em rất cảm ơn thầy, em thì cũngvậy nhưng còn một việc nữa là em cũng xin hứa với thầy là năm sau em sẽ cố gắnghọc để đạt luôn học lực loại giỏi, khi đó chắc ba mẹ em vui lắm thầy há?” Tôi độngviên em là “hãy cố gắng hơn nữa và hứa sang năm nếu thầy không được phân cônglàm giáo viên chủ nhiệm của em nữa thì trong quá trình học em có gặp khó khăn gì thìhãy đến gặp thầy, thầy hứa sẽ giúp em trong điều kiện cho phép!” Năm học này, tôi

có hỏi thăm những thầy cô trực tiếp giảng dạy cho Tân thì các thầy cô đều cho biết lànăm nay em có nhiều tiến bộ hơn rồi

Giải pháp thứ hai: Tuân thủ những vấn đề có tính chất quan trọng trong quá trình giáo dục đạo đức học sinh:

1/ Khi quyết định áp dụng một hình phạt đồng nghĩa với việc cả giáo viên vàhọc sinh đều bất lực trong việc giải quyết một tình huống bằng phương pháp giáo dụcthuyết phục; cần cân nhắc trong việc lựa chọn một hình phạt phù hợp với hậu quả đãgây ra và có tính khả thi Nếu hình phạt không phù hợp thì học sinh không thể làmđược tức là học sinh chưa thực hiện được hình phạt Khi quyết định hình phạt, cần đặtmình vào vị trí học sinh để xét chọn các hình thức phạt thích hợp nhất đồng thời đểgóp ý vào đúng những khuyết điểm cụ thể của các em để hướng dẫn các em hướngkhắc phục

2/ Biết kiềm chế tâm trạng khi cần thiết và không vội vàng phê phán các em khichưa tìm hiểu rõ nguyên nhân Không nên rầy la, quá tháo, kết án ngay mà phải biếtkhẳng định cái đúng và cái sai của từng em Khen thưởng có tính giáo dục cao hơn khithực hiện một hình phạt Đôi khi phạt không giải quyết được nguyên nhân mà chỉ giảiquyết được hiện tượng, vì vậy chỉ cần phạt ở mức độ ít để đảm bảo việc phạt nhằmthúc đẩy những hành vi tốt chứ không phải xử phạt những hành vi không tốt

3/ Đưa ra những hình thức phê bình mang tính xây dựng nhằm ngăn chặn tất cảnhững hành động không chấp nhận được Phạt nhằm mục đích răn đe hoặc phục hồi

nhưng không nên làm cho trẻ mất mặt, tránh “dồn học sinh vào chân tường” khiến các

Trang 10

em cảm thấy quá xấu hổ về những gì mình đã làm dẫn đến một vài hậu quả thiếu suynghĩ trong việc làm của các em.

4/ Không nên để xảy ra trường hợp tranh cải tay đôi với học sinh, điều này làmmất uy tín của giáo viên với những em còn lại trong lớp

5/ Không phạt theo hình thức “vơ đủa cả nắm”, phạt phải yêu cầu kết quả của

hình phạt đạt được ở mức độ tối thiểu là bao nhiêu, trước khi phạt thì học sinh cần

phải được “tâm phục khẩu phục” chịu phạt về những lỗi lầm của mình Không phạt

những trường hợp đang có những chuyển biến tích cực

6/ Không phạt học sinh bằng hình thức đuổi ra khỏi lớp, quỳ gối trong lớp vìchắc chắn khi áp dụng hình thức này sẽ làm cho các em còn lại trong lớp bị phân tâm,giờ học không đạt hiệu quả cao; nếu đuổi học sinh ra khỏi lớp sẽ rất nguy hiểm vì cóthể em này sẽ làm ảnh hưởng đến các lớp khác, hoặc các em gặp phải một tai nạn hay

sự cố nào đó ngoài lớp

7/ Bên cạnh việc theo dõi thực hiện nội quy, tham gia các hoạt động ngoài giờthì việc giáo dục học sinh qua lao động ngoại khóa cũng góp phần quan trọng trongviệc hình thành phẩm chất đạo đức cho các em Vì vậy khi hướng dẫn học sinh laođộng thì tôi tạo điều kiện cho tất cả các em đều phải tham gia vào công việc đượcgiao, không thiên vị để em thì làm nhiều, em thì làm ít, Qua lao động tôi nhắc nhỡcác em việc phải thường xuyên rèn luyện thân thể để có sức khỏe tốt, có sức khỏe tốtthì việc học tập và rèn luyện mới tốt

8/ Những hình thức phạt có thể chặn đứng ngay một số vi phạm nhỏ:

- Đề nghị học sinh khi hết giờ phải ở lại để nói chuyện riêng với mình

- Trong một số trường hợp có thể cho học sinh bị cách li ra một số hoạt độngcủa lớp như vui chơi, tham gia đóng góp ý kiến để các em thấy được sự thiệt thòi củamình trong lớp mà cố gắng sửa chữa

- Phạt viết bài phát biểu cảm nghĩ về những hành động sai trái của mình đã làm

và phương hướng khắc phục hậu quả đó

- Dùng những cử chỉ điệu bộ như: đưa mắt nhìn thẳng vào học sinh vi phạm,những cái gõ nhẹ bàn, đưa cánh tay chỉ thẳng về phía học sinh,

Giải pháp thứ ba: Theo dõi và quản lí tình hình lớp

Trong việc quản lí, theo dõi diễn biến tình hình lớp và các hoạt động của lớp để

xử lí có hiệu quả những tình huống xảy ra trong lớp, tôi chọn các hình thức cơ bảnsau:

Đến thăm lớp thường xuyên: Tôi cho rằng có đến lớp thường xuyên thì giáoviên mới có thể nắm bắt kịp thời và cặn kẻ tình hình lớp nhằm nâng cao chất lượngquản lí lớp và giáo dục đạo đức học sinh Tôi tranh thủ đến lớp trước khi có tiếngtrống báo 15 phút truy bài đầu giờ, báo hết giờ ra chơi để vào lớp Việc làm này vôcùng hiệu quả vì khi các em bước vào lớp thấy tôi đã có mặt ở lớp rồi thì các hoạtđộng đang nói cười vui vẻ với bạn bè bị đột ngột dừng lại ngay, không khí trong lớp

Trang 11

bắt đầu lắng dịu xuống Khi đến lớp tôi hỏi thăm nhất và cán bộ lớp về tình hình lớp

có những chuyển biến gì, có gì tồn tại chưa làm được, chưa khắc phục được để cả thầy

và trò tìm ra những biện pháp phù hợp, nếu chưa đủ thời gian giải quyết thì mỗi cánhân có trách nhiệm tiếp tục suy nghĩ tìm ra hướng giải quyết và sẽ tiến hành vàonhững lần gặp khác hoặc vào giờ sinh hoạt chủ nhiệm

Thường xuyên họp cán bộ lớp: Tôi họp cán bộ lớp để cung cấp cập nhật chocán bộ lớp những nhiệm vụ mới có tính cấp bách và cung cấp phương pháp, cách thứclàm việc mới phù hợp với đặc điểm tình hình lớp hiện tại, họp riêng với cán bộ lớp đểnhận những thông tin mới từ cán bộ lớp mà trước tập thể các em chưa mạnh dạn trìnhbày

Thường xuyên tổ chức lấy ý kiến đóng góp của tập thể học sinh lớp về sự lãnh đạo lớp của cán bộ lớp: việc làm này để tập thể lớp cùng tôi điều chỉnh kịp thờinhững vấn đề chưa phù hợp trong cách quản lí của của cán bộ lớp, nếu cán bộ lớp nàochưa đủ năng lực thì tôi sẽ định hướng cho lớp bầu lại em khác thay thế Vì theo tôi,nếu tất cả các thành viên trong lớp không đồng ý với cách làm việc của một cán bộlớp hiện tại mà tôi không thay đổi em mới thì sự tín nhiệm của lớp đối với tôi khôngcòn như trước nữa và cũng có thể tình hình lớp sẽ dần dần chuyển biến theo hướngtiêu cực

Chọn ra một “cờ đỏ ngầm” : tôi quan sát, theo dõi và chọn ra từ trong lớp

một em có tính khí nghiêm túc nhất trong lớp, biết giấu kín những bí mật riêng tư vàđáng tin tưởng nhất, nữ hay nam đều được để làm cờ đỏ ngầm trong lớp Em này cónhiệm vụ thông tin lại cho tôi những tình hình đặc biệt xảy ra trong lớp mà tất cảnhững thành viên trong lớp không can đảm báo cho tôi hoặc không dám báo cho tôibiết vì một nguyên nhân nào đó hoặc báo lại cho tôi biết những sự việc mà cán bộ lớp

có hành vi bao che hoặc không công bằng trong việc thay tôi điều hành lớp Để chothuận lợi trong liên lạc, tôi chọn cờ đỏ ngầm này là em mà gia đình có điện thoại đểthông tin được trao đổi nhanh nhất Mối liên hệ để trao đổi thông tin giữa tôi và emnày được chủ động giấu kín trước lớp, không một học sinh nào trong lớp được biết;

mà giả sử lớp biết được tôi có cờ đỏ ngầm thì em được chọn cũng không thể để chohọc sinh lớp biết, trường hợp nếu biết thì tôi sẽ chọn một em khác thay thế

Với phương pháp này, trong năm học vừa qua tôi phát hiện được tình trạng họcsinh lập băng nhóm tống tiền trong trường và đã cùng với giáo viên chủ các lớp cònlại, Liên đội, Ban giám hiệu kết hợp với công an xã An Hòa điều tra làm việc Kết quả

là trong trường có một nhóm học sinh cá biệt tập trung từ nhiều lớp, được sự hậuthuẩn của một số thanh thiếu niên thường xuyên tụ tập trước cổng trường để thu tiền

các em nam ở một số lớp, mỗi em bị buột phải đưa 500 đồng gọi là tiền “bảo kê” gì

đó, nếu em nào không nộp thì có thể sẽ bị nhóm này kiếm chuyện đánh đòn Điềuđáng quan tâm ở đây là ngay cả con của đồng chí Trưởng Công An xã An Hòa nămrồi cũng bị buộc phải tham gia nộp tiền

Trang 12

Giải pháp thứ tư: Giáo dục đạo đức học sinh qua các buổi sinh hoạt đầu tuần, sinh hoạt chủ nhiệm và hoạt động ngoài giờ lên lớp

Giờ sinh hoạt đầu tuần: đây là buổi sinh hoạt quan trọng mà bắt buộc tất cả

học sinh của trường phải dự để qua đó các lớp nghe được những nhận xét và kết quảthi đua của mình từ Liên đội và Ban giám hiệu, đồng thời nghe một số yêu cầu và quyđịnh chung mà tất cả các lớp đều phải thực hiện trong tuần mới Để lớp có được buổisinh hoạt cờ nghiêm túc thì tôi tiến hành các giải pháp sau;

 Tôi ngồi gần vị trí mà nhà trường phân công cho lớp tôi để cùng dự sinh hoạtđầu tuần với các em, qua đó quan sát quá trình các em ngồi dự sinh hoạt đầu tuần, nếu

em nào có hiểu hiện lơ là không nghe sinh hoạt hoặc đùa giỡn thì nhắc nhở ngồi nghenghiêm túc Ở đây tôi dùng phương pháp thực nghiệm: tôi nhận thấy khi dự sinh hoạt

cờ tôi ngồi dự ở sân trường tại vị trí mà em nào cũng thấy thì các em ngồi dự rấtnghiêm túc còn khi tôi cố tình đứng quan sát các em từ trên lầu mà các em không haybiết thì đôi lúc vẫn còn một số em nói chuyện riêng nhưng không đáng kể

 Sau giờ sinh hoạt đầu tuần, tôi đến lớp vào những lúc truy bài 15 phút, lúcvừa ra chơi vào nhưng chưa bắt đầu tiết học để nhắc lại cho học sinh những lời nhậnxét và căn dặn của quan trọng mà Ban giám Hiệu và Tổng phụ trách yêu cầu chungcho toàn trường qua đó rút ra nhiệm vụ cho riêng lớp

Giờ hoạt động ngoài giờ: Theo tôi, đây là một giờ học mang lại hiệu quảcao nhất trong việc giáo dục và phát triển đạo đức học sinh về nhiều mặt như học sinhđược hiểu biết được thêm về cội nguồn dân tộc, về công ơn của các anh hùng dân tộc,ông bà, cha mẹ, thầy cô, Ngoài ra, các em còn được rèn luyện nhiều về kỹ năngnói và phát biểu trước đám đông, được cùng bạn bè đóng những vở kịch có tính giáodục cao, qua đó hình thành nhân cách cho học sinh theo hướng tích cực, Để cácbuổi hoạt động ngoài giờ của các em mang lại hiệu quả cao, lôi kéo học sinh, nhất làcác em học sinh cá biệt dành nhiều thời gian tham gia tích cực vào các hoạt động củalớp, tôi xây dựng các tiết hoạt động ngoài giờ theo các tiêu chí cơ bản dưới đây:

- Chia học sinh lớp theo từng đội nhỏ để trong các buổi hoạt động các em có sựthi đua lẫn nhau giữa các đội gây ra không khí sôi nổi, hào hứng, kích thích học sinhđoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau Thường thì tôi chia mỗi đội khoảng từ 8-10 học sinh Mỗiđội phải tự bình chọn ra một đội trưởng có đủ năng lực điều khiển, phân chia các bạnthực hiện giải quyết nhiệm vụ của nhóm

- Trong các buổi hoạt động, học sinh thích nhất là được đóng các vở kịch nhỏnên tôi thường cho các đội tự xây dựng các vở kịch theo chủ đề quy định để thi vớicác nhóm khác Trong một vở kịch, nếu một học sinh lơ là hoặc chọc ghẹo bạn bè,không tham gia đóng góp vào hoạt động của nhóm thì đội sẽ không thể hoàn thành tốtnhiêm vụ, kết quả hoạt động thua đội khác nên đây là một nhân tố cơ bản bắt buộc các

Trang 13

thành viên phải khuyên nhũ bạn bè mình đừng hành động tiêu cực làm ảnh hưởng đếnđến đội.

 Những việc nhỏ cần lưu ý trong việc tổ chức các buổi hoạt động ngoài giờ làphải có các phần quà tuyên dương, khen thưởng cho các đội đạt thành tích xuất sắcnhưng đồng thời không nên nặng nề chê trách các đội chưa đạt yêu cầu mà phải độngviên các em cố gắng trong lần sau Qua từng buổi hoạt động tôi tuyên truyền giáo dụchọc sinh để các em thấy được tầm quan trọng của việc phải thường xuyên rèn luyệnđạo đức để trở thành những con người tốt, có ích cho xã hội

 Ngoài ra, tổ chức những chuyến đi thăm và tặng quà cho các gia đình họcsinh nghèo, gặp khó khăn cũng là một trong những việc làm ngoài giờ lên lớp hết sứcquan trọng vì qua đó các em sẽ thấy được tình thương mà giáo viên chủ nhiệm nói

riêng, bạn bè mình nói chung dành cho mình như thế nào “Của ít – lòng nhiều”, qua

đó tôi nhẹ nhàng “đánh khẽ” vào tâm lí các em, cha mẹ các em dù nghèo khó nhưng

vẫn cố gắng làm lụng vất vã để lo cho các em; vậy các em đã làm gì cho cha mẹ mìnhvui lòng? Hay là các em không lo học tập, kéo bè kéo phái gây gỗ đánh nhau bịthương tật lại làm khổ thêm cho cha mẹ? Cha mẹ phải lao động vất vã mới kiếm đượctiền lo cho cuộc sống gia đình và nuôi các em ăn học, những khoảng tiền cha mẹ chocác em hãy dùng đúng mục đích, đừng nên chơi game, mua những đồ chơi vô bổ hay

để phục vụ cho cách ăn mặc không phù hợp với phong tục của người Việt Nam Qua

đó giới thiệu thêm cho học sinh các mẫu chuyện về các tấm gương hiếu thảo, mẫuchuyện về tình bè bạn biết thương yêu giúp đỡ lẫn nhau, có trong tủ sách của thư việntrường; đề nghị các em hãy đến thư viện tìm đọc vào những lúc ra chơi, hay nhữngbuổi chiều không có đi học để có thêm nhiều kiến thức cho bản thân, biết cách làmcho ông bà, cha mẹ, thầy cô vui lòng; sau là giúp đỡ bạn mình như những nhân vậttrong những mẫu chuyện đó Tôi cho các em thi đua lẫn nhau bằng cách xung phong

kể trước lớp những câu chuyện về các tấm gương đạo đức mà các em đã đọc được vàogiờ sinh hoạt chủ nhiệm, vào các buổi hoạt động ngoài giờ; mỗi câu chuyện kể phảirút ra được bài học kinh nghiệm có ý nghĩa, cần phải làm theo thì được thưởng 1 điểmhành vi đạo đức cộng vào cột điểm hoạt động ngoài giờ Với hình thức giáo dục này,

có rất nhiều học sinh đăng ký tham gia kể chuyện vào mỗi buổi và các phẩm chất đạođức ở các em chưa đạt yêu cầu dần dần chuyển biến theo chiều hướng tốt

 Những chuyến tham quan cũng là các buổi hoạt động ngoài giờ mang tínhgiáo dục cao Trong năm học vừa qua, trường tổ chức tham quan vui chơi tại côngviên văn hóa Đầm Sen, Trung là một học trò lớp 7/5 do tôi chủ nhiệm được bạn bèthân thiết mỗi em góp vài ba nghìn đồng để mua vé cho Trung cùng đi tham quan vớimình Khi đi chỉ có ít tiền trong túi nên em không dám chơi bất kì trò chơi nào ngoàichương trình mặc dù em rất thích được chơi, em đi chung nhưng chỉ đứng bên ngoàinhìn các bạn chơi Thấy vậy, tôi mua cho em một vé trò chơi Xe điện đụng để vàocùng chơi với tôi và bạn bè; lúc đầu Trung không đồng ý nhưng rồi em cũng nghe

Ngày đăng: 18/05/2015, 20:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w