Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 46 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
46
Dung lượng
501,5 KB
Nội dung
Chuyên đề tốt nghiệp LỜI NÓI ĐẦU Xu thế marketing hiện nay là chuyển mình tập trung cho các hoạt động quan hệ công chúng – PR. Bởi trong các hoạt động marketing thì đây là một hoạt động mang lại niềm tin cho khách hàng một cách khách quan và đáng tin cậy nhất. Trong cuộc sống mỗi người, ai cũng phải có các mối quan hệ như: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm…… Và các doanh nghiệp cũng vậy, họ không thể tồn tại như một ốc đảo biệt lập, họ cũng cần phải có các mối quan hệ. Để có thể bắt đầu tiến hành sản xuất, kinh doanh họ phải quan hệ với chính quyền. Để có nguyên liệu để sản xuất họ phải quan hệ với các nhà cung ứng, các đối tác. Để phân phối sản phẩm ra ngoài thị trường họ phải có mối quan hệ với các nhà phân phối, các trung gian phân phối. Để có khách hàng, họ phải có mối quan hệ với các khách hàng mục tiêu của mình. Tất cả các mối quan hệ này được gọi là “Quan hệ công chúng”. Hơn nữa, khi có khủng hoảng làm PR doanh nghiệp sẽ có sự ủng hộ, tin tưởng và hỗ trợ từ phía cộng đồng, giúp doanh nghiệp vượt qua bão táp, khó khăn, giữ gìn hình ảnh và uy tín thương hiệu Trung Thành. Với hiệu quả mà PR mang lại, nó đang được ứng dụng ở rất nhiều lĩnh vực từ chính trị, tài chính đến các lĩnh vực giải trí, văn hóa hay lĩnh vực kinh doanh, công nghệ. Ở tất cả các tổ chức, doanh nghiệp có quy mô từ nhỏ đến lớn. PR đang phát triển rất mạnh mẽ và chứng minh được vai trò của nó trong các tổ chức. PR nhận được sự chú ý, quan tâm của nhiều doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng có cái nhìn đúng đắn và chiến lược về hoạt động PR. Và vì nguồn lực có hạn, doanh nghiệp cần cân nhắc, lựa chọn tập trung vào các mối quan hệ nào mang tính cấp thiết hơn cả và cải thiện nó. Chính vì vậy, tôi chọn nghiên cứu về hoạt động quan hệ công chúng của công ty với đề tài báo cáo là: “ Hoàn thiện chiến lược PR cho công ty TNHH Trung Thành” SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 1 Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu về công ty Trung Thành Chương II: Thực trạng họat động PR của công ty TNHH Trung Thành Chương III: Giải pháp PR cho công ty TNHH Trung Thành. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty và thực trạng hoạt động PR, nghiên cứu nhận thức của các nhóm công chúng, từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược PR cho công ty Đối tượng và pham vi nghiên cứu: Đối tượng công chúng nghiên cứu của đề tài là khách hàng mục tiêu, các cán bộ công nhân viên trong công ty, các nhà phân phối, đối tác có mối quan hệ với công ty. Phạm vi nghiên cứu của đề tài gắn với thương hiêu trung thành trong lĩnh vực gia vị thực phẩm. Tác giả xin chân thành cám ơn Thạc sĩ Nguyễn Thanh Thủy và tập thể cán bộ công nhân viên của công ty Trách nhiệm hữu hạn Trung Thành đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp trong suốt thời gian qua. SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 2 Chuyên đề tốt nghiệp Chương I. GIỚI THIỆU VỀ CƠNG TY TRUNG THÀNH 1.1 Tổng quan về công ty. 1.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển Công ty TNHH Trung Thành được thành lập ngày 01/08/1995 theo giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh số 049861, do UBND thành phố Hà Nội cấp, có trụ sở chính tại số 2 Lĩnh Nam, phường Mai Động, quận Hoàng Mai, Hà Nội, dưới sự lãnh đạo tổng giám đốc Phí Ngọc Chung và phó tổng giám đốc Phí Văn Thành. Lơc bấy giờ, công ty có chức năng sản xuất và kinh doanh các sản phẩm nước mắm đóng chai. Ba năm tiếp theo 1996, 1997, 1998, sản lượng bán của các loại sản phẩm nước mắm truyền thống tăng trưởng mạnh mẽ như: nước mắm “TrungThành – Ba tôm đỏ”, nước mắm “TrungThành – Năm con sò”, nước mắm “ TrungThành hiệu cá cơm”, nước mắm “TrungThành hiệu cá chim trắng”, nước mắm “TrungThành hiệu cá thu”,… Công ty đề ra chủ trương mới trong giai đoạn này là từng bước nghiên cứu, xây dựng các loại sản phẩm mới, mở rộng danh mục sản phẩm của công ty. Năm 1999, công ty tham gia và đạt huy chương vàng hội chợ quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam lần 1. Đến năm 2000, công ty tiếp tục đăng kí và đã giành huy chương vàng hội chợ quốc tế Hàng công nghiệp Việt Nam lần 2. Thực hiện “cam kết về chất lượng và đem lại sự tiện dụng cho người tiêu dùng”, công ty từng bước không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm của mình để đáp ứng ngày càng tốt hơn các yêu cầu của khách hàng. Năm 2001, công ty đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn lần 1. Sang năm 2002, công ty tiếp tục giữ vững, cải thiện chất lượng sản phẩm và lần thứ hai giành danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn. Năm 2003 là năm đánh dấu sự phát triển, trưởng thành của công ty. Công ty tăng vốn đầu tư, xây dựng nhà máy chế biến thực phẩm Đồng Văn – Chi nhánh Hà Nam tại Lô D, khu công nghiệp Đồng Văn, Duy Tiên, Hà Nam. Nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh, công ty đã quyết định áp dụng hệ thống quản lý chất SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 3 Chuyên đề tốt nghiệp lượng ISO 9001 – 2000. Đến tháng 6/ 2003, công ty xây dựng thành công chỉ tiêu chất lượng ISO 9001 – 2000. Sau khi đã chiếm lĩnh thị trường Hà Nội, nhận thấy tiềm năng của thị trường miền Nam, công ty đã thành lập một chi nhánh tại địa chỉ 34/5C ấp Đông Lân, Bà Điểm, Hóc Môn, TP Hồ Chí Minh, giúp các sản phẩm của Trung Thành có thể nhanh chóng xâm nhập và tạo được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Cùng thời gian này, để có thể chủ động trong việc cung cấp các nguyên liệu đầu vào để sản xuất, công ty đã mạnh dạn đầu tư vào một số vùng nguyên liệu phục vụ sản xuất. Tiếp tục khẳng định chất lượng sản phẩm và uy tín của mình, cũng trong năm 2003, lần thứ 3 công ty đạt danh hiệu “Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn. Đồng thời, công ty cũng giành được 2 danh hiệu danh giá khác là: danh hiệu “Doanh nghiệp trẻ tiêu biểu” do hiệp hội thanh niên Việt Nam – thành phố Hà Nội trao tặng, và giải thưởng “Doanh nghiệp và doanh nghiệp tiêu biểu” lần 1. Đến năm 2004, nhà máy Đồng Văn chính thức đi vào hoạt động, công ty có thể tự sản xuất các sản phẩm để phục vụ người tiêu dùng. Chào mừng Lễ kỉ niệm 9 năm Ngày thành lập công ty 01/08/2004, Trung Thành đã đạt được chứng nhận HACCP về vệ sinh an toàn thực phẩm. Đồng thời cũng thời gian đó, Trung Thành đã giành 2 giải thưởng là giải thưởng Sao Vàng Đất Việt dành cho thương hiệu và sản phẩm đạt năng lực cạnh tranh quốc tế và danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn lần 4, tiếp tục đưa thương hiệu Trung Thành lên một tầm cao mới. Trong 2 năm liền 2005, 2006 doanh nghiệp đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn lần 5, lần 6. Ngoài ra, trong năm 2006 công ty cũng đạt chứng nhận “Thương hiệu mạnh” do người tiêu dùng bình chọn lần thứ nhất Năm 2007, công ty giữ vững danh hiệu “Thương hiệu mạnh” do người tiêu dùng bình chọn, và đạt thêm danh hiệu “Doanh nghiệp và doanh nhân tiêu biểu” lần 2. Năm 2008, lần thứ 7, công ty đạt danh hiệu “ Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dùng bình chọn, lần thứ 3 đạt chứng nhận “ Thương hiệu SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 4 Chuyên đề tốt nghiệp mạnh” do người tiêu dùng bình chọn, chứng nhận “Thương hiệu nổi tiếng Việt Nam”. Năm 2009, công ty xây dựng thành công tiêu chuẩn ISO 22000 : 2005 Đến thời điểm này công ty có tất cả 130 loại sản phẩm khác nhau được chia thành 5 dòng sản phẩm chính là: Nước mắm, dấm, tương ớt, nước tương, rau quả đúng lọ và các sản phẩm truyền thống, số lượng cán bộ công nhân viên trong công ty lên tới gần 500 người. Sản phẩm gia vị thực phẩm Trung Thành đã chinh phục được nhiều thị trường khó tính trên quốc tế như: Hàn quốc, Thụy Điển…… 1.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy. Sơ đồ 1: Sơ đồ tổ chức bộ máy Đứng đầu công ty trách nhiệm hữu hạn Trung Thành là Tổng giám đốc Phí Ngọc Chung, người chịu toàn bộ trách nhiệm về mặt pháp lý của công ty trước Nhà Nước; tổng giám đốc có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và quản lý mọi hoạt động chung của công ty. Trong cơng ty có tất cả năm bộ phận là: bộ phận tài chính – kế toán, bộ phận bán hàng, bộ phận điều phối, bộ phận hành chính – nhân sự và bộ phận marketing; mỗi bộ phận giữ một chức năng nhiệm vụ riêng nhằm đảm bảo cho việc sản xuất kinh doanh của công ty diễn ra bình thường và hiệu quả. SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B TGĐ Bộ phận Tài chính, kế toán Bộ phận điều phối Bộ phận bán hàng Bộ phận hành chính nhân sự Bộ phận Mar 5 Chuyên đề tốt nghiệp Nhiệm vụ của bộ phận tài chính – kế toán: xây dựng và thực hiện các kế hoạch tài chính ngắn hạn và dài hạn; lập dự toán, tổ chức công tác kế toán, báo cáo quyết toán các nguồn kinh phí và nguồn quỹ của công ty, thực hiện việc chi trả tiền lương, các khoản phụ cấp và các chế độ khác cho cán bộ công nhân viên, lao động hợp đồng; và tất cả các khoản chi khác phục vụ cho hoạt động của các phòng ban và mua bán các thiết bị cơ sở vật chất. Bảo quản, lưu trữ các chứng từ kế toán theo qui định; tổ chức triển khai và phối hợp với các phòng ban thực hiện các công tác phát sinh trong quá trình xây dựng và phát triển công ty. Bợ phận bán hàng không chỉ có nhiệm vụ bán hàng, tiêu thụ sản phẩm tạo doanh thu lợi nhuận cho công ty mà còn có trách nhiệm quản trị các kênh phân phối của công ty, chịu trách nhiệm thường xuyên hỗ trợ, tư vấn các trung gian phân phối liền kề, người tiêu dùng về tính năng, tác dụng, cách thức bảo quản, sử dụng sản phẩm. Nhiệm vụ của bộ phận điều phối hàng là quản trị việc điều tiết hàng, quản trị việc xuất nhập hàng hóa trong kho, đảm bảo cung cấp đầy đủ hàng cho các trung gian phân phối, cho lực lượng bán hàng. Nhiệm vụ vủa bộ phận hành chính – nhân sự: nghiên cứu và hoạch định các chính sách nhân sự, giải quyết các vấn đề liên quan đến nhân sự của các bộ phận trong công ty, giúp đỡ các bộ phận trong việc thực hiện các nghiệp vụ của mình. Bộ phận marketing có nhiệm vụ: nghiên cứu và phát triển thị trường; nghiên cứu phát triển sản phẩm mới; hỗ trợ lực lượng bán hàng; truyền thông, quảng bá, giới thiệu sản phẩm, xây dựng hình ảnh cho công ty. 1.1.3. Điều kiện nguồn lực của công ty 1.1.3.1. Nguồn tài chính. a. Mức lương bình quân Theo báo cáo năm 2009, thu nhập bình quân mỗi tháng của một công nhân sản xuất trực tiếp là từ: 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng; thu nhập bình quân của nhân viên quản lý từ: 2.500.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức thu nhập bình quân của các cán bộ công nhân viên trong công ty ngang bằng với các công ty khác. SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 6 Chuyên đề tốt nghiệp b. Một số thông số tài chính: Bảng 1: Bảng tài chính của công ty. STT Năm 2009 1 Vốn pháp định Trong đó: . Vốn cố định: Vốn lưu động: 20.000 10.000 10.000 2 Vốn vay: Trong đó: . Vốn cố định Vốn lưu động 6.640 3.006 3.634 3 Doanh thu: 25.691 4 Lợi nhuận: 60 ( Đơn vị tính: triệu đồng) Nguồn: bản cáo bạch công ty TNHH Trung Thành. Nhìn chung, tình hình tài chính của công ty khá tốt công ty có thể tiếp tục duy trì và cải thiện tình hình này. 1.1.3.2. Nguồn nhân lực Trung Thành có tất cả 420 lao động, trong đó, lao động có tay nghề là 401 người, lao động gián tiếp là 19 người. Các cán bộ, công nhân viên trong công ty đều là những người nhiệt tình, nỗ lực, tâm huyết vì thành công chung của công ty. Trong một năm làm việc, người lao động được nghỉ 12 ngày phép/1 năm. Trong dịp nghỉ hè, Trung Thành định kỳ tổ chức đi nghỉ mát cho CBNV và gia đình.Các hoạt động đào tạo, tuyển dụng lao động luôn được chú trọng, cụ thể tổng chi phí huấn luyện, đào tạo là: 1.000.000.000đ. Ngoài ra, trong năm 2009 công ty đã trích lập quỹ khen thưởng cho cán bộ công nhân viên trong công ty 10 triệu đồng ( hơn 15% so với mức lợi nhuận vượt mức). SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 7 Chuyên đề tốt nghiệp Bên cạnh đó, Công ty cũng có chính sách đúng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm Y tế cho 100% cán bộ công nhân viên đã ký hợp đồng lao động với Công ty. - Tổng chi phí bảo hiểm Bảo hiểm Y Tế : 65.000.000vnđ - Tổng chi phí bảo hiểm Bảo hiểm xã hội: 430.000.000vnđ - Phúc lợi (chi bình quân/lao động/năm): 3.000.000vnđ/ người/ năm 1.1.4. Kết quả kinh doanh Công ty TNHH TrungThành là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến và kinh doanh gia vị thực phẩm. Ra đời ngày 01/08/1995, sau gần 15 năm hình thành và phát triển, đến nay công ty đã lớn mạnh với 2 chi nhánh tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và một nhà máy đặt tại khu công nghiệp Đồng Văn – tỉnh Hà Nam. TrungThành hiện tại đã trở thành thương hiệu nổi tiếng trên thị trường Việt Nam với hệ thống 130 loại sản phẩm đa dạng chia làm 5 dòng chính: Nước mắm, dấm, ớt, nước tương và rau quả đúng lọ. Sản phẩm của TrungThành tự tin đứng vững trên thị trường. Các sản phẩm của công ty luôn lấy tiêu chuẩn chất lượng làm đầu. 1.1.4.1 Thị phần hiện tại. Tại thị trường nội địa, Trung Thành chiếm khoảng 15% thị phần gia vị thực phẩm cả nước. Đây là một con số mơ ước của nhiều công ty trong ngành gia vị thực phẩm. Ngoài ra, sản phẩm của Trung Thành đã có mặt tại thị trường một số nước trên thế giới như: Hàn Quốc, Nga, Đức, Balan, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Séc, Nam Phi . 1.1.4.2. Kết quả tài chính. Hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty khá hiệu quả và tăng ổn định trong những năm qua. Doanh thu của công SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 8 Chuyên đề tốt nghiệp ty trong năm 2007 đạt gần 20 tỷ đồng, đến năm 2008 doanh thu tăng 126,11% so với năm 2007 lên xấp xỉ 23 tỷ đồng, năm 2009 doanh thu tăng 113,18% so với năm 2008 lên tới 25.691 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế của công ty cũng tăng khá cao theo tốc đọ tăng của doanh thu, trung bình mỗi năm tăng khoảng 13%. Công ty có thể tự duy trì tốt tình hình sản xuất kinh doanh của mình. 1.2. Tình hình hoạt động marketing. 1.2.1. Thị trường mục tiêu. Thị trường tiềm năng của công ty là những người có thu nhập trung bình trở lên, tiến tới công ty dự định tăng tỉ trọng khách hàng có thu nhập trung bình, và công ty luôn đưa ra các sản phẩm mới phù hợp với nhu cầu của những khách hàng này. Nhằm thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng, công ty luôn tổ chức các nghiên cứu thị trường để có thể nắm bắt được thị hiếu của khách hàng và phân lọai khách hàng theo tiêu chí cụ thể như sau: - Phân loại khách hàng theo lứa tuổi: trẻ em, thanh niên, người già…. - Phân loại theo thu nhập: những người thu nhập cao, trung bình, thấp - Phân loại theo yếu tố tâm lý: sản phẩm của người Việt - Phân đoạn theo mức độ sử dụng: sử dụng trong gia đình; sử dụng trong các nhà hàng, quán ăn - Phân đoạn theo yếu tố địa lý: thành thị, nông thôn Hiện nay, các sản phẩm của công ty luôn được người tiêu dùng đón nhận và tín nhiệm. Gia vị thực phẩm Trung Thành có hương vị thơm ngon, chất lượng cao, tốt cho sức khỏe người tiêu dùng. Các sản phẩm có mức tiêu thụ nhanh như tương ớt vàng 250ml; dấm và hoa quả đóng lọ. 1.2.2. Tổ chức bộ máy hoạt động marketing. Bộ phận marketing của công ty được chia ra thành hai phòng: phòng marketing và phòng PR, mỗi phòng có những chức năng nhiệm vụ riêng nhưng vẫn có sự trao đổi giúp đỡ giữa 2 phòng. Nhân sự trong phòng marketing bao gồm: SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 9 Chuyên đề tốt nghiệp 01 Trưởng phòng marketing phụ trách toàn bộ hoạt động marketing chung của công ty. 01 Nhân viên phụ trách việc thiết kế bảng biểu, băng rĩn, biển hiệu…… 04 Nhân viên chịu trách nhiệm việc nghiên cứu thị trường, hoạch định, tổ chức, kiểm tra các hoạt động marketing 04 Nhân viên tổ chức, thực hiện, lãnh đạo kiểm tra các chương trình quan hệ công chúng. Về mặt tài chính dành cho các hoạt động được tính dựa trên tỉ lệ % doanh thu của năm trước và tỉ lệ này thay đổi phụ thuộc vào mục tiêu marketing của công ty. Bảng 2: Thống kê ngân sách hoạt động marketing Năm 2008 2009 Ngân sách marketing ( tỷ đồng) 3.405 3.830 Nguồn: Bản cáo bạch công ty 1.2.3. Các hoạt động marketing. 1.2.3.1. Mục tiêu marketing: - Doanh thu và lợi nhuận hàng năm tăng từ 18% đến 20% - Tăng cường sự thỏa mãn của khách hàng: + 100% khách hàng hài lòng về chất lượng dịch vụ, và chính sách phân phối + 100% ý kiến của khách hàng được thu nhận và hồi đáp kịp thời - Mở rộng hệ thống phân phối rộng khắp trên cả nước, tích cực đưa hàng về nông thôn. - Duy trì và cải thiện hình ảnh hiện tại của Trung Thành trong tâm trí khách hàng thông qua các chương trình truyền thông dặc biệt là PR SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 10 [...]... các công cụ truyền thông thì chỉ có PR tạo lên sự trao đổi hai chiều giữa công ty và các nhóm công chúng mục tiêu PR giúp người tiêu dùng hiểu rõ về công ty, về các hoạt động và về sản phẩm của công ty hơn, đồng thời cũng giúp công ty hiểu rõ khách hàng của mình hơn Mỗi công ty đều có rất nhiều các mối quan hệ phức tạp, Trung Thành cũng vậy, công ty có... website công ty SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B Chuyên đề tốt nghiệp 21 Đặc biệt, từ đầu năm 2010 công ty đã ra số đầu tiên báo nội san “ Vị quờ”, phát hành nội bộ trong công ty Công ty phát hành báo hàng tháng, mỗi tháng một số, đến nay công ty đã cho ra mắt 4 số “ Vị quờ” Ngoài ra, cùng công đoàn Trung Thành tổ chức các buổi dã ngoại cho anh em trong công ty. .. PR CHO CƠNG TY TRUNG THÀNH 3.1 Căn cứ để xây dựng giải pháp 3.1.1 Mục tiêu, chiến lược kinh doanh của Trung Thành a Mục tiêu dài hạn ( đến 2014) - Giữ vững vị trí nằm trong nhóm doanh nghiệp dẫn đầu ngành gia vị thực phẩm Việt Nam - Đảm bảo tốc độ tăng doanh thu hàng năm của công ty từ 20% đến 30% - Phát triển nâng cao giá trị thương hiệu Trung Thành trở thành. .. truyền thông của công ty cần nhanh cho ng khắc phục vấn đề này Nhận định của khách hàng về hình ảnh công ty Trung Thành: Ở nhóm công chúng này, chỉ có 30% số người nhận định đúng đắn hình ảnh mà công ty muốn xây dựng là: công ty hỗ trợ và có trách nhiệm với cộng đồng; có đến 70% nhận định sai về hình ảnh công ty Do đó, công ty cần phải có cho n lọc các... hiệu và hình ảnh Trung Thành hiện nay Vai trò chính của PR trong công ty là một công cụ truyền thông PR truyền tải các thông điệp mà công ty muốn chuyển đến các nhóm công chúng nhận tin của mình, gây dựng hình ảnh Trung Thành trong tâm trí công chúng nhận tin mà mỗi khi nhắc tới Trung Thành họ sẽ liên tưởng tới, từ đó dành niềm tin và thiện cảm của họ... quyền cộng đồng nhằm tạo sự thuận lợi cho công ty khi tiến hành các chương trình, các hoạt động lớn, hay có thể tham gia các chương trình có quy mô lớn của các tỉnh thành Nhóm công chúng bên trong công ty: cán bộ cơng nhân viên trong công ty - Cải thiện mối quan hệ giữa công ty với các cán bộ công nhân viên trong toàn công ty Đặc biệt xóa bỏ khoảng cách giữa... viên cũng như giữa các nhân viên trong công ty - 91% các nhân viên muốn gắn bó với công ty, hài lòng với công việc của bản thân muốn cống hiến hết sức mình vì sự thành công của toàn công ty c Ngân sách PR Bảng ngân sách PR của công ty dự kiến trong năm Năm 2011 2012 Ngân sách PR ( triệu đồng) 574.95 652.25 3.1.3 Phân tích môi trường PR bên ngoài SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing... lực lượng bán hàng đạt 88% doanh số kế hoạch đặt ra Phần đông các cán bộ công nhân viên trong công ty mong muốn gắn bó với công ty, cố gắng lao động hết mình vì công việc Số công nhân làm việc lâu năm (từ 2năm trở lên) tại công ty chiếm khoảng hơn 50% Các nhà phân phối rất có thiện cảm với công ty, tại mỗi nhà phân phối công ty cử ra một nhân viên chuyên... ảnh thương hiệu Trung Thành Các hoạt động PR của công ty chưa thực sự có tác động mạnh đến các nhóm công chúng này Vì vậy mục tiêu của các hoạt động PR đặt ra trong thời kì này là: “Cải thiện hình ảnh Trung Thành trong tâm trí công chúng mục tiêu” 3.1.3.4 Những hạn chế của việc phát triển PR tại Việt Nam Các công ty nước ngoài đã đưa PR vào Việt Nam từ... sản phẩm Trung Thành tại đó; tư vấn cho các nhà phân phối về các sản phẩm của công ty Công ty cùng chính quyền địa phương tổ chức khá nhiều hoạt động có ý nghĩa dành cho cộng đồng dân cư trên địa bàn Chính quyền địa phương và công ty có mối quan hệ khá mật thiết với nhau Chính quyền giúp đỡ công ty khá nhiều trong việc hoàn thiện các thủ tục hành chính tổ chức các sự kiện công ty trên địa . “ Hoàn thiện chiến lược PR cho công ty TNHH Trung Thành SVTH: Nguyễn Thị Thảo – Marketing 48B 1 Chuyên đề tốt nghiệp Đề tài gồm 3 chương: Chương I: Giới thiệu về công ty Trung Thành Chương. họat động PR của công ty TNHH Trung Thành Chương III: Giải pháp PR cho công ty TNHH Trung Thành. Mục tiêu của cuộc nghiên cứu: Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng hoạt động của công ty và thực. động PR, nghiên cứu nhận thức của các nhóm công chúng, từ đó có cơ sở để đưa ra các giải pháp hoàn thiện chiến lược PR cho công ty Đối tượng và pham vi nghiên cứu: Đối tượng công