Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 54 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
54
Dung lượng
729 KB
Nội dung
Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 Tuần 13 NGỮ VĂN - BÀI 12 Kết quả cần đạt: - Thấy được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong 2 bài kiểm tra (văn và tiếng Việt). HS nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình. - Biết phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học. - Viết tốt bài tập làm văn số 3 theo yêu cầu biểu cảm. Ngày soạn:14/11/2009 Ngày giảng:16/11/2009 Tiết 49. Văn - Tiếng Việt: TRẢ BÀI KIỂM TRA VĂN, BÀI KIỂM TRA TIẾNG VIỆT. 1. Mục tiêu: Giúp HS: a) Về kiến thức: - Thấy rõ các lỗi thường gặp về quan hệ từ. b) Về kĩ năng: - Thông qua luyện tập, nâng cao kĩ năng sử dụng quan hệ từ. c) Về thái độ: - HS có ý thức sử dụng quan hệ từ đúng văn cảnh. 2. Chuẩn bị của GV và HS: a) Chuẩn bị của GV: Nghiên cứu SGK, SGV, tài liệu liên quan; Soạn giáo án. b) Chuẩn bị của HS: Học bài cũ, chuẩn bị bài theo yêu cầu SGK và của GV. 3. Tiến trình bài dạy: * Ổn định tổ chức: ( 1′) Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 7B: … /…… a) Kiểm tra bài cũ: (5 phút) (Miệng). * Câu hỏi: - Thế nào là quan hệ từ? Cho ví dụ? * Đáp án- biểu điểm: - Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, giữa các bộ phận của câu hay giữa câu với câu trong đoạn văn.(5 điểm) - Ví dụ: (5 điểm) - Quyển sách này của bạn Trang. - Em đi học bằng xe đạp. b) Dạy nội dung bài mới: A. Phần chuẩn bị. I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS: - Thấy được những yêu cầu về kiến thức và kĩ năng cần đạt được trong 2 bài kiểm tra. HS nhận thấy những ưu điểm và nhược điểm trong bài làm của mình . Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 116 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 - Giáo dục ý thức ôn tập, kiểm tra tích cực, nghiêm túc. II- Chuẩn bị : - GV: Nghiên cứu đáp án, biểu điểm. Chấm bài. Soạn giáo án. - HS: Ôn lại những kiến thức 2 phần văn và tiếng Việt theo yêu cầu của GV. B. Phần thể hiện trên lớp: * Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số HS: Lớp 7B: /18 I. Kiểm tra bài cũ: (Không kiểm tra) II. Dạy bài mới : * Giới thiệu bài : (1 phút) Các em vừa làm 2 bài kiểm tra một tiết phân môn văn và tiếng Việt. Bài làm của các em lần này có những ưu điểm gì cần phát huy và còn những tồn tại gì cần khắc phục, Chúng ta cùng xem xét trong tiết trả bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG I. Tìm hiểu đề. (10 phút) GV - Bảng phụ (có ghi đề 2 bài kiểm tra: Tiết 42 và 46). 1. Đề bài: a) Phần văn. b) Tiếng Việt. HS ? TB HS GV - Đọc lại đề. * Hãy xác định yêu cầu của 2 đề bài trên? - Xác định yêu cầu của đề. - Ghi tóm tắt những yêu cầu chính lên bảng. - Cả hai bài kiểm tra đều có hai phần: Trắc nghiệm và tự luận. 2. Yêu cầu: Gồm hai phần: - Trắc nghiệm: - Tự luận. GV - Hướng dẫn HS trả lời theo từng nội dung: 3. Đáp án - biểu điểm: PHẦN VĂN I. Phần trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1: (2,5 điểm; mỗi câu xác định đúng: 0,25 điểm; phân loại lại đúng mỗi câu: 0,5 điểm): A. Sông núi nước nam: Thất ngôn bát cú Thất ngôn tứ tuyệt B. Bánh trôi nước: Thất ngôn bát cú Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 117 S Đ Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 C. Qua đèo Ngang: Ngũ ngôn tứ tuyệt Thất ngôn bát cú D. Bạn đến chơi nhà: Thất ngôn bát cú E. Phò giá về kinh: Ngũ ngôn tứ tuyệt G. Sau phút chia li: Song thất lục bát Câu 2: (0,25 điểm) Đáp án đúng: (C) Hạ Tri Chương. Câu 3: (điền đúng mỗi từ thích hợp: 0,25 điểm): “ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ đã tái hiện bức tranh sinh động về cảnh ngộ đau khổ của bản thân nhà thơ trong cảnh loạn li. Nhưng điều đáng quý nhất là vượt lên trên cảnh ngộ cá nhân, bài thơ đã bộc lộ tinh thần nhân đạo và lòng vị tha cao cả”. II. Phần tự luận: (6 điểm) Câu 1: (Chép đúng theo yêu cầu: 2 điểm): QUA ĐÈO NGANG Bước tới Đèo Ngang, bóng xế tà, Cỏ cây chen đá, lá chen hoa. Lom khom dưới núi, tiều vài chú, Lác đác bên sông, chợ mấy nhà. Nhớ nước đau lòng, con cuốc cuốc, Thương nhà mỏi miệng, cái gia gia. Dừng chân đứng lại trời, non, nước, Một mảnh tình riêng, ta với ta. Câu 2: (1 điểm) a) Ý kiến đó sai. (3 điểm) b) Cụm từ “ta với ta) ở mỗi bài có nội dung thể hiện hoàn toàn khác nhau: - Trong bài “Qua đèo Ngang” cả hai từ “ta” đều chỉ chính tác giả; bộc lộ nỗi buồn cô đơn, lẻ loi thầm kín trong lòng tác giả giữa cảnh Đèo Ngang bát ngát, hoang sơ, vắng lặng, cô liêu. - Trong bài bạn đến chơi nhà”, hai từ “ta” chỉ sự hoà hợp giữa hai con người. Một từ chỉ tác giả, một từ chỉ người bạn của tác giả. Cụm từ ta với ta” chỉ sự hài hoà giữa hai con người trong một tình bạn chan hoà, vui vẻ. Bằng cụm từ này, tác giả khẳng định tình bạn giữa mình với người bạn tri kỉ của ông, đó là một tình bạn trong sáng, thanh khiết, chân thành và cao đẹp. PHẦN TIẾNG VIỆT Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 118 S Đ Đ Đ Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm: thống kê được đúng mỗi loại từ được 0,5 điểm) a) Đại từ: chúng tôi, tôi, đó, nó, em (danh từ dùng như đại từ). b) quan hệ từ: của, cho, và, nhưng, vừa, thì. c) Từ láy : thỉnh thoảng, khe khẽ, tru tréo. d) Từ Hán Việt: Thuỷ, quan tâm. Câu 2: (1,5 điểm: mỗi ý xác định đúng được 0,5 điểm) a) Từ đồng nghĩa: núi - non b) Từ trái nghĩa: im lặng - ồn ào c) Từ đồng âm: lợi - “lợi” ở dòng thứ hai là tính từ chỉ “lợi ích” (trái với hại) - “lợi” ở dòng bốn là danh từ chỉ bộ phận trong khoang miệng gắn liền với răng. Câu 3: (0,5 điểm) Đáp án đúng là (B) Hễ thì II. Tự luận: (6 điểm) Câu 1: (2 điểm) - Đặt câu đúng theo yêu cầu, có đủ chủ ngữ, vị ngữ: mỗi câu được (1 điểm ) Câu 2: 1. HS viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu: (Từ 5 đến 7 câu) có sử dụng từ ghép. (có câu mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn; tập trung thể hiện được ý chủ đề của đoạn; có sự liên kết chặt chẽ giữa các câu trong đoạn). (3 điểm) 2. Chỉ ra được từ ghép được sử dụng trong đoạn văn theo đúng yêu cầu. (1 điểm) GV Nhận xét bài làm của HS (từng bài): II. Nhận xét. (7 phút) 1. Ưu điểm: - Nhìn chung các em đều xác định được nội dung yêu cầu của từng phần. - Có ý thức trong học tập => lựa chọn đúng chính xác từng câu hỏi trắc nghiệm (Thảo, May, Ngọc, Kiên, ) - Phần tự luận: (Cả hai đề) Một số em đã làm bài rất tốt, trình bày sạch, khoa học thể hiện ý thức học tập tốt (về nhà có ôn bài, tìm hiểu kĩ vấn đề mà GV đã hướng dẫn, gợi ý, thể hiện qua kết quả bài viết của mình: + Phần văn: Câu 1: Chép đúng yêu cầu, đảm đúng chính tả, dấu câu; Câu 2 bày tỏ đúng ý kiến và có sự lý giải hợp lí, có sức thuyết phục, bám sát nội Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 119 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 dung văn bản. + Phần tiếng Việt: Các em đã biết cách đặt câu có đủ chủ ngữ, vị ngữ; Viết được đoạn văn theo đúng yêu cầu, đảm bảo có đủ các phần: mở đoạn, phát triển đoạn, kết thúc đoạn. - Tiêu biểu như bài của May, Thảo 2. Nhược điểm: - Còn một số em chưa chuyên cần trong học tập: Không thuộc bài, chưa nắm được nội dung kiến thức cơ bản (xác định các phương án phần trắc nghiệm còn sai); chép chưa chính xác nội dung bài thơ theo yêu cầu (không đúng với văn bản đã học: sai từ). - Một số em trình bày còn cẩu thả: tẩy xoá nhiều, bẩn. - Còn một số bài viết mắc lỗi chính tả; diễn đạt lủng củng, không xác định được chủ đề trong đoạn văn cần viết (tiếng Việt): Thuận, Tuấn, Thu. GV - Bảng phụ, ghi sẵn lỗi (tự luận của cả hai bài kiểm tra) Đọc và xác định lỗi. III. Lỗi sai và sửa lỗi. (7 phút) ? KH * Hãy xác định xem trong các đoạn, câu sau, bạn đã mắc phải lỗi gì? Hãy sửa lại cho đúng. HS - Xác định và sửa lỗi theo yêu cầu (có nhận xét, bổ sung): 1. Cụm từ “ta với ta” chỉ sự hoà giải giữa hai tâm hồn đồng cảm. => Lỗi: Dùng từ sai: hoà giải - Thay từ hoà giải bằng từ hoà hợp. 2. Khảng định tinh thần tình bạn thắm thiết. => Lỗi: chính tả và diễn đạt. - Sửa lại: Khẳng định tình bạn thắm thiết. GV - Đọc một số bài tự luận viết tốt để HS nhận xét và tham khảo. IV. Đọc bài mẫu. (7 phút) V. Trả bài - giải đáp thắc mắc. (6 Phút). VI. Lấy điểm. (5 phút) * Kết quả: Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 120 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 1. Bài kiểm tra văn: 2. Bài kiểm tiếng Việt: - Điểm 10: - Điểm 9: - Điểm 8: - Điểm 7: - Điểm 6: - Điểm 5: - Điểm 4: - Điểm 3: - Điểm 2: - Điểm 1: III- Hướng dẫn HS học ở nhà: (1 phút) - Về nhà học thêm những kiến thức còn thiếu hụt thể hiện qua hai bài kiểm tra. Tự rút kinh nghiệm cho bài kiểm tra sau. - Chuẩn bị bài: Cách làm bài văn biểu cảm về một tác phẩm văn học theo câu hỏi trong SGK. ============================================ Ngày soạn:15/11/2009 Ngày giảng 17/11/2009 Tiết 50. Tập làm văn: CÁCH LÀM BÀI VĂN BIỂU CẢM VỀ TÁC PHẨM VĂN HỌC A. Phần chuẩn bị: I. Mục tiêu bài dạy: Giúp HS - Biết trình bày cảm nghĩ về tác phẩm văn học. - Tập trình bày cảm nghĩ về một số tác phẩm văn học đã học trong chương trình. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 121 - Điểm 10: - Điểm 9: - Điểm 8: - Điểm 7: - Điểm 6: - Điểm 5: - Điểm 4: - Điểm 3: - Điểm 2: - Điểm 1: Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 - Rèn kĩ năng làm văn biểu cảm về tác phẩm văn học. II. Chuẩn bị: - GV : Đọc SGK, nghiên cứu SGV. Soạn giáo án. - HS : Học bài cũ, đọc và chuẩn bị bài mới. B. Phần lên lớp: * Ổn định tổ chức: (1 phút) Kiểm tra sĩ số: 7B: /18 I. Kiểm tra bài cũ: (3 phút) Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS. II. Dạy bài mới: * Giới thiệu bài: (1 phút) Trong chương trình ngữ văn phần văn là quan trọng nhất, các em không những cần đọc hiểu văn bản mà còn phải biết phát biểu cảm nghĩ về các tác phẩm văn học đó nữa. Vậy cần trình bày cảm nghĩ về các tác phẩm văn học đó như thế nào? Mời các em cùng tìm hiểu trong tiết học hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG I. Tìm hiểu cách làm bài văn biểu cảm về tác phẩm văn học: (21 phút) GV - Treo bảng phụ ghi bài ca dao. 1. Ví dụ: Bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao. HS - Đọc liền mạch bài ca dao: Đêm qua ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn, trông sao sao mờ. Buồn trông con nhện chăng tơ Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai? Buồn trông chênh chếch sao mai Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ? Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ. GV - Gọi HS đọc bài văn Cảm nghĩ về một bài ca dao. Yêu cầu mỗi em đọc một đoạn. Chú ý đọc đúng, diễn cảm. ? KH * Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 122 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 bằng cách nào? - Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng suy ngẫm về các hình ảnh chi tiết của bài ca dao đó . Đây là bài văn hồi tưởng. Nhà văn đã hồi tưởng lại những cảm xúc của mình khi đọc bài ca dao và những ấn tượng do bài ca dao gợi lên. ? TB * Các yếu tố hồi tưởng, suy ngẫm thể hiện ở những câu văn nào trong bài văn? - Đó là : Cảnh minh hoạ trong bài học có bóng một người đội khăn mặc áo dài…một người quen…Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió…lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi lại thấy quen quen và thân thương…vì nhớ mà buồn… ? KH * Bài văn biểu cảm có thể chia làm mấy đoạn? - Bài cảm nghĩ này có bốn đoạn, mỗi đoạn nói về hai câu lục bát trong bài. Cho nên có thể chia làm bốn bước ? TB * Bước một: Tác giả đã cảm nhận như thế nào về hai câu đầu? - Tác giả nhìn thấy một người đàn ông, thậm chí là người quen nhớ quê trong tranh minh hoạ của bài ca dao. Đây là cách giả định, cụ thể hoá, đặt mình vào trong cảnh để thể nghiệm, bày tỏ cảm xúc. ?Yếu * Bước hai: Tác giả tưởng tượng cảnh gì? - Tưởng tượng cảnh ngóng trông và tiếng nấc của người trông ngóng. ?Yếu * Bước ba: Tác giả cảm nhận về cặp câu lục bát thứ ba như thế nào? - Cảm nghĩ về sông Ngân Hà, con sông chia cắt, con sông nhớ thương đối với Ngưu Lang, Chức Nữ. ? TB * Bước bốn : Đoạn cuối của bài văn viết về điều gì? - Đó là cảm nghĩ của tác giả về hai câu ca dao cuối, về sông Tào Khê. ? KH * Như vậy để nêu cảm nghĩ về bài ca dao tác giả đã làm như thế nào? Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 123 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 - Để nêu cảm nghĩ về bài ca dao tác giả đã kể lại sự việc trong bài ca dao, miêu tả người, cảnh vật trong bài để làm cơ sở phát biểu cảm nghĩ. Điều cốt yếu đối với việc phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học là phải có ấn tượng tổng thể về tác phẩm, về nhân vật chính hoặc về phong cảnh tình huống để nói lên ấn tượng ấy, cảm xúc và suy nghĩ trên cơ sở ấn tượng ấy. Những cảm nghĩ ấy có thể như sau: + Cảm xúc về cảnh về người trong tác phẩm. + Cảm xúc về tâm hồn con người, số phận nhân vật trong tác phẩm. + Cảm xúc về vẻ đẹp ngôn từ của tác phẩm. + Cảm xúc về tư tưởng của tác phẩm. Những vấn đề trên chính là nội dung và hình thức của tác phẩm đó. ? TB * Qua tìm hiểu ví dụ em hiểu phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học là như thế nào? HS - Dựa vào ghi nhớ trả lời. GV - Nhận xét, chốt nội dung bài học. 2. Bài học: - Phát biểu cảm nghĩ về một tác phẩm văn học( bài văn, bài thơ) là trình bày những cảm xúc, tưởng tượng, liên tưởng suy ngẫm của mình về nội dung và hình thức của tác phẩm đó. - Bài cảm nghĩ về tác phẩm văn học cung phải có 3 phần: + Mở bài : Giới thiệu tác phẩm và hoàn cảnh tiếp xúc tác phẩm. + Thân bài : Những cảm xúc, suy nghĩ do tác phẩm gợi lên. + Kết bài : Ấn tượng chung về tác phẩm. GV - Gọi HS đọc ghi nhớ, nhắc HS học thuộc. * Ghi nhớ: (SGK,T.147) II. Luyện tập: (18 phút) HS - Đọc bài tập 1 (SGK,T.148) 1. Bài tập: (SGK,T.148) GV - Đây là các bài thơ các em đã học . Yêu cầu của bài tập là các em phải biết tưởng tượng liên tưởng và trình bày cảm xúc của mình. * Đề bài: Phát biểu cảm nghĩ của em về bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh của Lí Bạch. Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 124 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 ? TB * Em sẽ tưởng tượng cảnh nào trong bài thơ này? - Có thể tưởng tượng một đêm nào đó trong cuộc đời phiêu bạt giang hồ, Lí Bạch bỗng thức dậy thấy trăng sáng. ? TB * Em sẽ miêu tả ánh trăng như thế nào? Em có cảm nghĩ gì? - Trăng rất sáng đã lên cao trên bầu trời, ánh trăng chiếu rọi qua của sổ, toả sáng xuống giường ông đang ngủ . Có lẽ ánh sáng đã đánh thức nhà thơ thức giấc. ? KH * Em sẽ kể sự việc gì? Hình thức bài thơ có gì đáng chú ý? - Nhà thơ thấy ánh trăng chiếu xuống đầu giường đã nhìn lên vầng trăng. Trăng toả sáng vằng vặc nhưng đơn côi giữa bầu trời mênh mông, khiến nhà thơ chạnh lòng nghĩ đến mình cũng đơn côi, lẻ bóng như vầng trăng trên cao. Vì vậy bất giác ông gục đầu nhớ tới quê hương nơi có những thân yêu ruột thịt của mình. - Nghệ thuật đối : ngẩng đầu/ cúi đầu được nhà thơ sử dụng rất tài tình thể hiện con người ở đây có tâm trạng. c) Củng cố, luyện tập: (1′) - HS nhắc lại những lỗi cần tránh khi sử dụng quan hệ từ. d) Hướng dẫn học bài và làm bài ở nhà: (1 phút) - Học bài nắm chắc nội dung nghi nhớ. - Làm tiếp bài tập (chữa lại những câu dùng quan hệ từ sai cho đúng); làm bài tập 5. - Chuẩn bị bài: Xa ngắm thác Núi Lư III. Hướng dẫn HS học ở nhà: (1 phút) - Về nhà tìm hiểu lại các ví dụ và bài tập - Học bài. - Ôn lí thuyết Văn biểu cảm để 2 tiết Tập làm văn : 51 - 52 viết bài TLV số 3 - Chuẩn bị bài : Tiếng gà trưa theo câu hỏi tìm hiểu trong SGK. ================================== Ngày soạn:16/11/2009 Ngày thực hiện:21/11/2009 Tiết 51+ 52. Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN BIỂU CẢM. ( Làm tại lớp ) Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 125 [...]... , lúc đứng ở giữa câu, lúc đứng ở cuối câu thơ, gọi là điệp ngữ cách quãng Y HS * Qua tìm hiểu ví dụ em thấy có những dạng điệp ngữ nào? - Điệp ngữ có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp(điệp ngữ vòng) 2 Bài học: - Điệp ngữ có nhiều dạng: Điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng) GV Đọc phần ghi nhớ 2 (SGK T 152) * Ghi nhớ: (SGK... chuyển tiếp 3 Bài tập 3(SGK T 153) * Theo em trong đoạn văn việc lặp lại một số từ a Việc lặp lại một số từ ngữ có tác dụng biểu cảm hay không? ngữ trong bài văn không những không có tác dụng biểu cảm mà chỉ làm cho đoạcn văn lộn xọn không Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 142 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 trong sáng TB? * Hãy chữa lại đoạn văn cho tốt hơn? b Phía sau nhà em có một mảnh vườn em... nói hoặc viết người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (Hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh Cách lặp như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là phép điệp ngữ - Chúng ta cần phân biệt điệp ngữ mang giá trị chân chính là một biện pháp tu từ với sự lặp lại làm câu văn rườm rà, không mang một giá trị nào cả Ví dụ đoạn văn BT 3 (a) SGK T 153 (GV đọc cho HS nghe) - Gọi HS... gà trưa” điệp ngữ “Nghe” ở đầu các câu thơ liền nhau - Ở ví dụ (a) - điệp ngữ nối tiếp nhau - Ở ví dụ (b) điệp ngữ ở cuối câu trên lại lặp lại ở đầu câu dòng dưới - chuyển tiếp (Điệp ngữ vòng) KH? * So với 2 dạng điệp ngữ nối tiếp và chuyển tiếp thì điệp ngữ ở khổ thơ cuối bài “Tiếng gà trưa” 141 Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 như thế nào? HS - Điệp từ “Vì” được... giả trước thứ quà là cốm + Chú ý nhấn giọng ở những từ ngữ miêu tả GV - Đọc mẫu một đoạn, từ đầu đến “cái đòn gánh hai đầu cong vút lên như chiếc thuyền rồng” HS1 - Đọc tiếp từ “Cốm là thức quà riêng biệt của đất nước” đến “vẻ cao quý kín đáo và nhũn nhặn” HS2 - Đọc tiếp từ “Cốm không phải thức quà của người vội” đến hết văn bản ? TB * Hãy giải nghĩa từ: Thảo mộc, thanh nhã? HS - Dựa vào chú thích trả... Phần 1: Từ đầu đến “chiếc thuyền rồng”: Nói về sự hình thành của hạt cốm + Phần 2: Tiếp theo đến “kín đáo, nhũn nhặn”: Giá trị của cốm + Phần 3: Đoạn còn lại: Bàn về sự thưởng thức cốm GV - Cốm được tác giả nói đến như thế nào? Chúng ta cùng, tìm hiểu văn bản theo bố cục trên trong phần II Phân tích văn bản phân tích văn bản (30 phút) GV - Các em hãy đọc thầm và lướt đoạn đầu của văn bản từ đầu đến “như... dùng từ diễn đạt của tác giả như thế nào?) HS - Giọng văn chậm rãi, nhẹ nhàng, trang trọng - Tác giả đã sử dụng một câu hỏi tu từ kết hợp với 149 Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 các động từ, tính từ để miêu tả: ĐT: ngửi thấy, dần dần đông lại; TT: mùi thơm ngát, trong cái vỏ xanh trắng thơm, phảng phất, dần dần, cong, nặng, quý, GV trong sạch - Như vậy, trong đoạn văn. .. đông lại GV - Để từ hạt lúa non thành hạt cốm dẻo thơm, xanh biếc còn cần đến công sức và sự khéo léo của con người Chính vì vậy, ngay sau đó tác giả đã đưa ta đến với cốm làng Vòng - nơi có nghề làm cốm nổi tiếng nhất trong đoạn văn thứ hai của văn bản GV - Yêu cầu HS: Hãy đọc thầm đoạn văn thứ hai, từ “đợi đến lúc vừa nhất” “như chiếc thuyền rồng” ? Yếu * Những chi tiết nào trong đoạn văn kể về cốm... - THCS Tô Hiệu 138 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 - Làm bài tập dựa theo diễn biến mạch cảm xúc cảu bài thơ Hãy lập dàn ý của bài - Chuẩn bị bài : Tiếng việt - Điệp ngữ ========================== Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 55 - Tiếng Việt: ĐIỆP NGỮ A Phần chuẩn bị: I Mục tiêu bài dạy : Giúp HS - Hiểu được thế nào là điệp ngữ và giá trị của điệp ngữ - Biết sử dụng điệp ngữ khi cần thiết -... được học một số phép tu từ như ẩn dụ, so sánh, nhân hoá, hoán dụ… Ở chương trình Tiếng Việt lớp 7 các em sẽ được cung cấp thêm một số phép tu từ nữa, mở đầu là điệp ngữ mà chúng ta sẽ học hôm nay (GV ghi tên bài lên bảng) HS 139 I Điệp ngữ và tác dụng của điệp ngữ: (12’) Gọi 1 HS đọc khổ thơ đầu và khổ cuối bài thơ 1.Ví dụ: (Tiếng gà trưa) Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 . Hiệu 118 S Đ Đ Đ Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 I. Trắc nghiệm: (4 điểm) Câu 1: (2 điểm: thống kê được đúng mỗi loại từ được 0,5 điểm) a) Đại từ: chúng tôi, tôi, đó, nó, em (danh từ dùng như đại từ) . b). Đặt câu đúng theo yêu cầu, có đủ chủ ngữ, vị ngữ: mỗi câu được (1 điểm ) Câu 2: 1. HS viết được một đoạn văn theo đúng yêu cầu: (Từ 5 đến 7 câu) có sử dụng từ ghép. (có câu mở đoạn, phát triển. soạn:16/11/2009 Ngày thực hiện:21/11/2009 Tiết 51+ 52. Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 3 – VĂN BIỂU CẢM. ( Làm tại lớp ) Lò Điệp Hồng - THCS Tô Hiệu 125 Ngữ văn 7 Quyển 2 - Năm học 2009 - 2010 A.