1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đo lường khả năng phục hồi của nền kinh tế tầm quan trọng và các khuyến nghị chính sách

63 509 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 63
Dung lượng 186,43 KB

Nội dung

MỤC LỤCiDANH MỤC BẢNGiiiDANH MỤC HÌNHivDANH MỤC TỪ VIẾT TẮTvTÓM TẮT1CHƯƠNG 1:GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU21.1.LÝ DO NGHIÊN CỨU21.2.MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU41.3.PHƯƠNG PHÁP VÀ SỐ LIỆU NGHIÊN CỨU51.4.CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU6CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU72.1.KHÁI NIỆM, PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ72.1.1.Khái niệm khả năng phục hồi và mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế72.1.2.Phương pháp phân tích khả năng phục hồi của nền kinh tế102.2.NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ11CHƯƠNG 3:PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, SỐ LIỆU VÀ CÁC KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM173.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ SỐ LIỆU173.1.1. Phương pháp nghiên cứu173.1.2. Các biến số và nguồn số liệu213.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC NGHIỆM273.2.1. Chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương của nền kinh tế273.2.2. Các nhân tố quyết định tính ít rủi ro của nền kinh tế393.2.3. Chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương trong việc giải thích hiệu suất của một nền kinh tế403.2.4. Các nhân tố ngoại sinh ảnh hưởng tới khả năng phục hồi và mức độ dễ tổn thương của Việt Nam413.2.5. Tác động của chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương tới nền kinh tế Việt Nam43CHƯƠNG 4:KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH454.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH454.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH464.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG ĐI TIẾP THEO CỦA NGHIÊN CỨU48DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 PHỤ LỤC 5

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” NĂM 2014 Tên công trình: ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ - TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Thuộc nhóm ngành khoa học: Kinh doanh và quản lý 3 HÀ NỘI, 2014 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN CÔNG TRÌNH THAM GIA XÉT GIẢI GIẢI THƯỞNG “ TÀI NĂNG KHOA HỌC TRẺ VIỆT NAM” NĂM 2014 Tên công trình: ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ - TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3 Họ và tên sinh viên (nhóm sinh viên): 1. TRƯƠNG THU HƯƠNG Nữ 2. NGHIÊM MINH NGỌC Nữ 3. LÊ THỊ DIỆU THÚY Nữ Lớp, Khoa: Kinh tế học Năm thứ: 3/4 Ngành học: Kinh tế Người hướng dẫn: PGS. TS. TÔ TRUNG THÀNH HÀ NỘI, 2014 3 MỤC LỤC 4 DANH MỤC BẢNG 5 DANH MỤC HÌNH 6 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 1. ASEAN Association Of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc qia Đông nam á 2. AEC ASEAN Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN 3. TPP Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương 4. OLS Ordinary Least Squares Phương pháp bình phương nhỏ nhất 5. SUR Seemingly Unrelated Regressions Hồi quy giữa các mô hình dường như không liên quan 6. AR Autoregressive Mô hình tự hồi quy 7. IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 8. DSGE Dynamic Stochastic General Equilibrium Cân bằng động học ngẫu nhiên tổng quát 9. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 10. 2-SLS 2 Stage Least Of Square Mô hình ước lượng 2 giai đoạn 11. VAR Vector-Autoregression Mô hình tự hồi quy vector 12. OECD Organisation For Economic Co- Operation And Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế 13. HDI Human Development Index Chỉ số phát triển con người 14. UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển liên hiệp quốc 15. UNCTAD United Nations Conference On Trade And Development Diễn đàn thương mại và phát triển liên hiệp quốc 16. WEO World Economic Outlook Triển vọng kinh tế thế giới 17. WDI World Development Indicators Chỉ số phát triển thế giới 18. EFW Economic Freedom Of The World Tự do kinh tế thế giới 19. AEs Advanced Economies Các nền kinh tế tiên tiến 20. EMDEs Emerging Markets And Developing Economies Thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển 7 TÓM TẮT Thế kỷ XXI với quá trình toàn cầu hóa và hội nhập sâu rộng mang tới cho các nền kinh tế khá nhiều cơ hội cũng như thách thức; và một trong những thách thức lớn được đề cập tới trong những cuộc thảo luận gần đây, đó là ảnh hưởng của sự bất ổn và rủi ro toàn cầu tới nền kinh tế. Qua cuộc đại khủng hoảng năm 2008, thực tiễn đã chứng minh được rằng các nền kinh tế chịu ảnh hưởng khác nhau và phản ứng khác nhau trước cùng một cú sốc. Điều này làm dấy lên các tranh luận về khả năng phục hồi (resilience) của các nền kinh tế. Vậy khả năng phục hồi của nền kinh tế là gì? Khả năng phục hồi này được xác định như thế nào, các nhân tố nào ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của nền kinh tế? Khả năng phục hồi có ý nghĩa như thế nào đối với một nền kinh tế. Bài nghiên cứu tập trung khai thác vấn đề xác định khả năng phục hồi và các nhân tố ảnh hưởng khả năng phục hồi cũng như tầm quan trọng của khả năng phục hồi đối với nền kinh tế bằng các phương pháp: xây dựng chỉ số, hồi quy probit, OLS, SUR và AR(1). Kết quả bài nghiên cứu cho thấy khả năng phục hồi có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc chống đỡ, kháng cự, thậm chí là hấp thụ sốc; đồng thời giải thích được sự khác biệt về hiệu suất của các nền kinh tế và mức độ quan trọng của khả năng phục hồi cũng như mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế tới nền kinh tế Việt Nam. Từ khóa: khả năng phục hồi, mức độ dễ tổn thương, rủi ro, cú sốc. 8 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. LÝ DO NGHIÊN CỨU Chúng ta đã bước sang thế kỉ XXI, đây là thời kỳ diễn ra quá trình biến đổi mạnh mẽ từ nền kinh tế thế giới bao gồm nhiều nền kinh tế quốc gia sang nền kinh tế toàn cầu, quá trình hội nhập sâu, rộng là một quá trình tất yếu khó tránh khỏi. Hội nhập kinh tế mang tới nhiều cơ hội cũng như thách thức cho nền kinh tế; một trong những thách thức lớn đặt ra cho nền kinh tế vĩ mô, đó là nền kinh tế dễ bị tổn thương trước những biến động của tình hình quốc tế. Đó không phải là thách thức của riêng một quốc gia nào, không phải chỉ là thách thức đối với riêng các nước đang phát triển, mà tất cả nước trên thế giới khi tham gia hội nhập quốc tế đều có thể vấp phải thách thức này. Và câu hỏi được đặt ra ở đây là, có phải tất cả các quốc gia đều phản ứng như nhau trước những cú sốc kinh tế như nhau, có phải tất cả các quốc gia đều bị ảnh hưởng như nhau bởi những cú sốc kinh tế như nhau? Theo nghĩa chung nhất, các cú sốc kinh tế ở đây bao gồm tất cả các biến động kinh tế như toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, hay các đợt sóng khủng hoảng trong một khoảng thời gian chu kỳ kinh tế nhất định. Thực tiễn đã chứng minh rằng các quốc gia không phản ứng như nhau trước các cú sốc giống nhau, cũng không bị ảnh hưởng như nhau trước những cú sốc giống nhau. Vậy điều gì làm nên sự khác biệt đó? Qua những quan sát thực tiễn theo thời gian, có những nền kinh tế mặc dù có bị ảnh hưởng bởi các cú sốc, nhưng ngay sau đó lại có thể bật lại ngay và nhanh chóng thoát ra khỏi ảnh hưởng của cú sốc; cũng có những nền kinh tế càng ngày càng lún sâu và mất rất lâu mới có thể thoát khỏi dư chấn của cú sốc. Vì vậy mà thuật ngữ “khả năng phục hồi của nền kinh tế” (economic resilience) ra đời. Nó giải thích sự khác biệt về phản ứng của các nền kinh tế trước một cú sốc giống nhau, làm thế nào mà một quốc gia có thể nhanh chóng vượt qua được cú sốc. Chính vì vậy mà nghiên cứu về khả năng phục hồi của nền kinh tế có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Đánh giá về khả năng phục hồi của nền 9 kinh tế giúp chúng ta có cái nhìn đúng đắn hơn về khả năng chống đỡ và/hoặc hấp thụ các cú sốc, mức độ rủi ro của nền kinh tế và đánh giá các chính sách thích ứng liệu có phù hợp và giúp nền kinh tế vượt qua được các cú sốc, từ đó giúp các nhà hoạch định chính sách đưa ra được những hướng đi phù hợp. Trên thế giới cũng đã có nhiều các nghiên cứu đề cập đến khả năng phục hồi của khu vực/nền kinh tế. Một số bài nghiên cứu tiêu biểu về đề tài này có thể kể đến như Evans và Karecha (2013), Jack Boorman và cộng sự (2013), Hans và Goetz (2013), Ch. Buelens (2013), Doran và Fingleton (2013), Martin (2012), Augustine và cộng sự (2012), Fingleton, Garretsen và Martin (2012), Andrés Fuentes và cộng sự (2011), Sara Davies (2011), Stella Karoulia và Eleni Gaki (2011), Karl Aiginger (2009), Lino Briguglio và cộng sự (2008), Romain Duval và Lukas Vogel (2008), Adam Elbourne và cộng sự (2008),… Tuy nhiên, những bài nghiên cứu trên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Ví dụ như với các nghiên cứu của Evans và Karecha (2013), Andrés Fuentes và cộng sự (2011), Sara Davies (2011),… mới chỉ tập trung vào phân tích các kịch bản của nền kinh tế chứ chưa đưa ra được một phương pháp định lượng cụ thể để đánh giá về khả năng phục hồi của nền kinh tế. Các nghiên cứu của Jack Boorman và cộng sự (2013), Hans và Goetz (2013) và đặc biệt là nghiên cứu Lino Briguglio và cộng sự (2008) đã đưa ra được phương pháp cụ thể nhằm đo lường và so sánh sự khác biệt về khả năng phục hồi giữa các nước, tuy nhiên cũng chưa đánh giá được tầm quan trọng của khả năng phục hồi đối với một nền kinh tế. Các nghiên cứu của Ch. Buelens (2013), Doran và Fingleton (2013), Romain Duval và Lukas Vogel (2008),… đã có những bước tiến đáng kể, đó là sử dụng các mô hình kinh tế lượng để xác định/kiểm định các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của nền kinh tế. Tuy nhiên các nghiên cứu này cũng vướng phải một hạn chế là cũng mới chỉ xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi của nền kinh tế, khẳng định được tầm quan trọng của các nhân tố, ví dụ như chính sách đối với khả năng phục hồi của nền kinh tế chứ chưa đo lường một cách định lượng cũng như đưa ra một kết quả cụ thể nào về tầm quan trọng của khả năng phục hồi. Ngoài ra, các phân tích thường tập trung vào khả năng phục hồi của một vùng, lãnh thổ (trong phạm vi một nước) hơn là tập trung vào 10 khả năng phục hồi của cả nền kinh tế, trừ những nghiên cứu của Jack Boorman và cộng sự (2013), Ch. Buelens (2013), Lino Briguglio và cộng sự (2008),… Những hạn chế này chủ yếu là do khả năng phục hồi (resilience) vẫn còn là một khái niệm khá mơ hồ, trừu tượng. Hơn nữa, khả năng phục hồi (resilience) còn là một chủ đề tương đối rộng, nên việc các nghiên cứu khó có thể đi sâu phân tích tường tận tất cả các vấn đề liên quan cũng là một điều dễ hiểu. Tại Việt Nam vẫn chưa có một bài nghiên cứu định lượng cụ thể nào đánh giá khả năng phục hồi của nền kinh tế hoặc khu vực (economic resilience/regional resilience). Trong một trong những cuộc thảo luận đầu tiên, Reggiani, de Graff và Nijkamp (2002) đã lập luận rằng "khả năng phục hồi (resilience) có thể là một khía cạnh then chốt của động lực của hệ thống kinh tế”. Chính vì vậy mà một nghiên cứu về đề tài này sẽ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay, Việt Nam lại chuẩn bị gia nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), chuẩn bị kí kết hiệp định TPP (Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương), cũng như đối mặt với rất nhiều các cú sốc lớn nhỏ bất ngờ. Một nghiên cứu về khả năng phục hồi của nền kinh tế Việt Nam trong bối cảnh hiện nay là rất cần thiết, giúp lấp đầy khoảng trống trong nghiên cứu thực nghiệm và giúp đưa ra khuyến nghị cho các nhà hoạch định chính sách ở Việt Nam, từ đó có những đề xuất chính sách phù hợp. 1.2. MỤC TIÊU VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU - Mục tiêu nghiên cứu. Bài nghiên cứu sẽ tập trung trả lời những câu hỏi nghiên cứu sau: i. Khả năng phục hồi của một nền kinh tế (economic resilience) là gì? ii. Những nhân tố nào quyết định tới khả năng phục hồi của nền kinh tế và tầm quan trọng của mỗi nhân tố? iii. Mức độ quan trọng của khả năng phục hồi đối với một nền kinh tế nói chung và với Việt Nam nói riêng là như thế nào? [...]... thương của nền kinh tế thay vì là khả năng phục hồi Để đối chứng, so sánh các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng phục hồi của nền kinh tế, chúng tôi tổng hợp bảng tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm chính sau đây: Bảng Tổng quan các nghiên cứu thực nghiệm về khả năng phục hồi của nền kinh tế 20 Tên nghiên cứu Tác giả Khu vực và thời gian nghiên cứu 21 nền kinh tế tiên tiến và 128 nền kinh tế mới nổi, các. .. tích/đánh giá khả năng phục hồi của một/một nhóm các nền kinh tế Cách tiếp cận thứ ba, cũng là cách tiếp cận mà chúng tôi ưu tiên sử dụng, đó là xây dựng chỉ số tổng hợp nhằm đo lường, so sánh khả năng phục hồi của các nền kinh tế Phương pháp này nhìn chung được sử dụng tương đối rộng rãi đối với phân tích khả năng phục hồi của vùng (regional resilience), đối với khả 17 năng phục hồi của nền kinh tế (economic... cả các biến này bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi các chính sách kinh tế, và cũng là một chỉ tiêu tốt dể đánh giá khả năng phục hồi của nền kinh tế Do đó các biến số chúng tôi sử dụng ở đây sẽ bao gồm: Thâm hụt ngân sách so với GDP1: đây là một biến số phù hợp, bởi nó là kết quả mang tính định lượng của chính sách tài khóa, là một công cụ chính của các công cụ chính sách và chỉ ra khả năng phục hồi của nền kinh. .. tắt và làm đơn giản hóa các vấn đề phức tạp, đa chiều, mà cụ thể ở - đây là khả năng phục hồi của nền kinh tế Dễ dàng đưa ra so sánh giữa các năm, các nước 24 Như đã đề cập ở các phần trước, khả năng phục hồi ở bài nghiên cứu này được hiểu là khả năng hấp thụ cú sốc và khả năng phản ứng lại cú sốc Theo Lino Briguglio, khả năng phục hồi của nền kinh tế có thể tìm thấy ở 4 lĩnh vực: - Sự ổn định kinh tế. .. quyết định chính sách, đặc biệt trong việc thiết lập phương hướng và giải thích tại sao cần phải ưu tiên lựa chọn xây dựng khả năng phục hồi cho nền kinh tế Ngoài ra, chúng tôi cũng sử dụng mô hình kinh tế lượng để xác định những nhân tố quyết định khả năng phục hồi cao và ít tổn thương của nền kinh tế và đánh giá khả năng dự báo cũng như giải thích của chỉ số khả năng phục hồi đối với nền kinh tế 3.1.1.1... của nền kinh tế Tuy nhiên, chung quy lại, chúng tôi có thể tổng kết ra bốn nhân tố chính: - Kinh tế vĩ mô ổn định Các lý thuyết cho thấy có một sự tương quan chặt chẽ giữa sự ổn định kinh tế vĩ mô và khả năng phục hồi của nền kinh tế Lino Briguglio (2008) từng đánh giá rằng các biến số vĩ mô “chịu ảnh hưởng lớn bởi các chính sách kinh tế và là những chỉ số tốt trong việc đánh giá khả năng phục hồi của. .. nền kinh tế Chương 3 Phương pháp nghiên cứu, số liệu và các kết quả thực nghiệm Chương 3 sẽ mô tả chi tiết các biến số và số liệu sử dụng, phương pháp nghiên cứu, các kết quả nghiên cứu nhằm trả lời các câu hỏi nghiên cứu chính: i Những nhân tố nào quyết định tới khả năng phục hồi của nền kinh ii tế và tầm quan trọng của mỗi nhân tố? Mức độ quan trọng của khả năng phục hồi đối với một nền kinh tế nói... cận chính nhằm đánh giá khả năng phục hồi của nền kinh tế/ khu vực Phương pháp Mô tả Ví dụ 23 Nghiên cứu trường hợp Chủ yếu dựa vào các thống kê mô tả đơn giản của các dữ liệu để phân tích các kịch bản của nền kinh tế Xây dựng chỉ số Xây dựng các chỉ số đơn hoặc chỉ số tổng hợp, so sánh và đo lường sức đề kháng cũng như khả năng phục hồi của nền kinh tế Xây dựng mô hình kinh tế lượng Xây dựng mô hình... một đặc tính cố hữu và thường trực của nền kinh tế, không phụ thuộc và các chính sách cũng như quản lý 16 Lý do trong nghiên cứu này, chúng tôi tách riêng ba đặc trưng của khả năng phục hồi thành hai thuật ngữ, hai chỉ số khác nhau, bởi lẽ đặc trưng thứ ba của khả năng phục hồi được xem là cố hữu và thường trực của nền kinh tế, không phụ thuộc vào các chính sách mà chỉ phụ thuộc vào các yếu tố không... hưởng của cú sốc và khả năng tránh được cú sốc một cách hoàn toàn Trong bài nghiên cứu này, chúng tôi định nghĩa về khả năng phục hồi của nền kinh tế như là khả năng ứng phó, chống lại, thậm chí là hấp thụ cú sốc của nền kinh tế, nghĩa là ở đây, nó thể hiện hai đặc trưng đầu tiên: khả năng phục hồi nhanh chóng từ cú sốc và khả năng chống chịu được ảnh hưởng của cú sốc Đối với đặc trưng thứ ba, khả năng . làm dấy lên các tranh luận về khả năng phục hồi (resilience) của các nền kinh tế. Vậy khả năng phục hồi của nền kinh tế là gì? Khả năng phục hồi này được xác định như thế nào, các nhân tố. 2014 Tên công trình: ĐO LƯỜNG KHẢ NĂNG PHỤC HỒI CỦA NỀN KINH TẾ - TẦM QUAN TRỌNG VÀ CÁC KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH Thuộc nhóm ngành khoa học: KINH DOANH VÀ QUẢN LÝ 3 Họ và tên sinh viên (nhóm. sau: i. Khả năng phục hồi của một nền kinh tế (economic resilience) là gì? ii. Những nhân tố nào quyết định tới khả năng phục hồi của nền kinh tế và tầm quan trọng của mỗi nhân tố? iii. Mức độ quan

Ngày đăng: 18/05/2015, 15:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ch. Buelens. 2013. “Decoupled and resilient? The changing role of emerging market economies in an interconnected world” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Decoupled and resilient? The changing role of emerging market economies in an interconnected world
2. Jack Boorman, José Fajgenbaum, Hervé Ferhani, Manu Bhaskharan, Drew Arnold, Harpaul Alberto Kohli. 2013. “The Centennial Resilience Index: Measuring Countries’ Resilience to Shock” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bhaskharan", Drew Arnold, Harpaul Alberto Kohli. 2013. “The Centennial Resilience Index: Measuring Countries’ Resilience to Shock
3. IMF. 2012. “Resilience in emerging market and developing economies : Will it last?”. World Economic Outlook,chapter 4, October Sách, tạp chí
Tiêu đề: Resilience in emerging market and developing economies : Will it last?”. "World Economic Outlook
4. Jack Boorman, Jose Fajgenbaum,Manu Bhaskaran, Harpaul AlbertoKohli and Drew Arnold. 2010. “The New Resilience of Emerging Market Countries: Weathering the Recent Crisis in theGlobal Economy” Sách, tạp chí
Tiêu đề: The New Resilience of Emerging Market Countries: Weathering the Recent Crisis in theGlobal Economy
5. Abdul Abiad, John Bluedorn, Jaime Guajardo, and Petia Topalova. 2012. “The Rising Resilience of Emerging Market and Developing Economies”. IMF Working Paper Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Rising Resilience of Emerging Market and Developing Economies
6. Lino Briguglio, Gordon Cordina, Nadia Farrugia, and Stephanie Vella Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w