cách tốt nhất để phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế. Nếu thị trường có thể điều chỉnh nhanh chóng để trở về trạng thái cân bằng, có nghĩa là các cú sốc nếu xảy ra cũng sẽ bị hấp thụ một cách nhanh chóng và ngược lại. Ví dụ đối với thị trường vốn, nếu như khi đối mặt với một cú sốc bất lợi, thị trường phản ứng một cách hiệu quả bằng cách tăng lãi suất và giảm giá tài sản thì vốn có thể được giữ lại trong nền kinh tế. Thay vào đó, những cú sốc bất lợi sẽ được phản ánh trong biến giá chứ không phải là trong khối lượng đầu tư vật chất , mà sẽ có ảnh hưởng quan trọng đối với hoạt động của nền kinh tế. Mặt khác, nếu giá cả trong thị trường tài chính không điều chỉnh đúng, vốn có nhiều khả năng sẽ rời khỏi nền kinh tế và từ đó gây ảnh hưởng tới các hoạt động kinh tế và việc làm. Chúng ta cũng có thể phân tích tương tự đối với thị trường lao động và thị trường hàng hóa trong nền kinh tế. Và điều này thì có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với khả năng phục hồi mang tính chất hấp thụ sốc. Với ý nghĩa này, chúng tôi lựa chọn Economic Freedom of the World Index. Đây là một dự án bắt đầu vào năm 1986 bởi Giáo sư Milton Friedman , Rose Friedman và Michael Walker, và nhằm mục đích đo lường mức độ mà thị trường đang hoạt động một cách tự do , cạnh tranh và hiệu quả ở 154 quốc gia . Theo mục đích của phần này, chúng tôi lựa chọn các biến số: điều tiết thị trường tín dụng, điều tiết thị trường lao động, điều tiết về doanh nghiệp.
Quản trị công tốt: Quản trị công tốt là một nhân tố quan trọng giúp cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả và cũng đồng nghĩa với việc nền kinh tế có sức bật hay khả năng phục hồi cao. Vấn đề quản trị công ở đây được hiểu là liên quan tới các vấn đề như quy định pháp luật về quyền sở hữu tài sản. Nếu như không có cơ chế luật pháp rõ ràng về những vấn đề này, thì việc các cú sốc bất lợi có thể gây rối loạn nền kinh tế, bất ổn xã hội là tương đối dễ dàng và ngược lại. Economic Freedom of the World Index cũng có một thành phần tập trung vào cấu trúc pháp lý và đảm bảo quyền sở hữu. Ở đây, để phục vụ cho bài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các chỉ số sau: độc lập tư pháp, sự vô tư của tòa án, bảo vệ quyền sở hữu, can thiệp quân sự trong pháp trị, sự toàn vẹn hệ thống pháp luật.
Sự phát triển xã hội: phát triển xã hội là một thành phần quan trọng để đánh giá khả năng phục hồi của nền kinh tế. Nhân tố này cho thấy mức độ mà các mối quan hệ xã hội được phát triển đúng cách, và điều này tạo điều kiện cho bộ máy kinh tế hoạt động hiệu quả mà không bị trở ngại bởi các bất ổn về mặt dân sự. Và mối liên kết xã hội cũng đưa ra các gợi ý tiếp cận cho các chính sách, các biện pháp khắc phục khi nền kinh tế phải đối mặt với các cú sốc bất lợi. Có rất nhiều cách tiếp cận cũng như rất nhiều biến số để đo lường sự phát triển xã hội của một quốc gia. Tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có đầy đủ các số liệu về vấn đề này, đặc biệt với các quốc gia đang phát triển. Vì vậy, ở đây, chúng tôi sử dụng chỉ số giáo dục và chỉ số sức khỏe được sử dụng để xây dựng chỉ số phát triển con người (HDI) của UNDP.
Chỉ số giáo dục: được đo bằng tỷ lệ biết chữ của người trưởng thành, tỷ lệ nhập học, và được coi là một chỉ số tốt để đánh giá về sự phát triển xã hội. Giáo dục có tương quan mạnh mẽ tới sự tiến bộ xã hội, và do đó nó có ảnh hưởng thuận chiều hay có lợi tới khả năng phục hồi của nền kinh tế.
Chỉ số sức khỏe: được đo lường bằng tuổi thọ trung bình, và được coi là một chỉ số phù hợp để đánh giá về khía cạnh sức khỏe trong xã hội. Qua đó, ta cũng có thể đánh giá được một phần về cơ sở y tế, chất lượng nhà ở, nguy cơ chấn thương,… Và đây cũng được xem là một biến số có lợi cho khả năng phục hồi của nền kinh tế.
ii. Chỉ số dễ tổn thương
Theo như định nghĩa của bài nghiên cứu về mức độ dễ bị tổn thương của nền kinh tế, chúng tôi lựa chọn các biến số sau nhằm xây dựng chỉ số dễ tổn thương: độ mở của nền kinh tế, độ tập trung xuất khẩu và sự phụ thuộc chiến lược nhập khẩu.
Độ mở của nền kinh tế: được đo bằng tỷ lệ thương mại quốc tế so với GDP. Độ mở của nền kinh tế càng lớn hàm ý rằng nền kinh tế càng dễ bị ảnh hưởng bởi các biến số kinh tế thế giới.
Độ tập trung xuất khẩu: phụ thuộc vào một phạm vi hẹp (bao gồm cả hàng hóa và thị trường xuất khẩu) trong xuất khẩu sẽ phát sinh các rủi ro do sự thiếu đa dạng hóa, và làm trầm trọng hơn mức độ tổn thương của nền kinh tế
liên quan tới độ mở cửa của nền kinh tế. Và ở đây chúng tôi sử dụng chỉ số tập trung của UNCTAD về thương mại hàng hóa.
Sự phụ thuộc chiến lược nhập khẩu: điều này phản ánh sự sẵn có và chi phí của nền kinh tế đối với vấn đề nhập khẩu, mà ở đây, chúng tôi sử dụng các biến số tỷ lệ nhập khẩu nhiên liệu, tỷ lệ nhập khẩu thực phẩm so với GDP. Và biến số này cũng như hai biến số trên, phản ánh đặc tính cố hữu của nền kinh tế, phụ thuộc vào kích thước của quốc gia (lớn hay nhỏ), nguồn lực về tài nguyên và khả năng thay thế nhập khẩu.
Ngoài ra, còn phải kể tới các biến số được sử dụng trong mô hình hồi quy, tuy nhiên các biến số này một phần chính là các biến số được sử dụng để xây dựng chỉ số, chỉ số phụ, và một vài các biến ngoài cũng đã được giải thích ở phía trên, nên chúng tôi sẽ không trình bày lại ở đây nữa.
Các biến số trong bài được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, tuy nhiên, chủ yếu vẫn từ các nguồn như WEO (World Economic Outlook), WDI (World Development Indicators), FIEFW (Fraser Institute’s’s Economic Freedom of the World), UNDP (United Nations Development Programme),… Cách tính toán cùng nguồn số liệu được trình bày cụ thể ở 2 bảng sau:
Bảng . Các biến số được sử dụng để xây dựng chỉ số
Các chỉ số
phụ Các biến số
Các chuỗi số liệu sử
dụng Nguồn số liệu
Chỉ số khả năng phục hồi (resilience index)
Sự ổn định
kinh tế vĩ mô FD – Thâm hụt ngân sách (%GDP) General government net lending/borrowing (Percent of GDP)
WEO (World Economic Outlook) IU – lạm phát và thất nghiệp (Economic Misery Index) (tính bằng tổng của lạm phát và thất nghiệp) Inflation, average
consumer prices (Percent change)
Unemployment rate (Percent of total labor force)
WEO (World Economic Outlook)
ED – nợ nước ngoài (%GDP)
External debt stocks, total (DOD, current US$) GDP (current US$)
WDI (World Development Indicators)
Hiệu quả thị trường vi mô
RC – điều tiết thị trường tín dụng
Credit market regulations Fraser Institute’s’s
Economic Freedom of the World
trường lao động Economic Freedom of the World
RB – điều tiết về
doanh nghiệp Business regulations Fraser Institute’s’s Economic Freedom of the World
Quản trị
công tốt JI – độc lập tư pháp Judicial independence Fraser Institute’s’s Economic Freedom of the World
IC – sự vô tư của tòa án
Impartial courts Fraser Institute’s’s
Economic Freedom of the World PR – bảo vệ quyền sở hữu Protection of property rights Fraser Institute’s’s
Economic Freedom of the World