KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Một phần của tài liệu Đo lường khả năng phục hồi của nền kinh tế tầm quan trọng và các khuyến nghị chính sách (Trang 48)

MI – can thiệp quân sự trong pháp trị

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

4.1. TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHÍNH

Để phân tích cũng như đánh giá về khả năng phục hồi và mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế, chúng tôi đã xây dựng hai chỉ số: chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương của nền kinh tế với 72 nước trong khoảng thời gian từ năm 2003-2012. Sau đó chúng tôi thực hiện hồi quy để kiểm định các giả thuyết đặt ra ban đầu và xác định các nhân tố ảnh hưởng tới hai chỉ số này thông qua các mô hình: probit, OLS, SUR và cuối cùng là AR(1). Sau khi thực hiện xây dựng chỉ số và hồi quy các mô hình trên, chúng tôi đã đi tới các kết luận như sau:

Thứ nhất, chỉ số phục hồi cao tập trung chủ yếu ở các nước phát triển, các nền kinh tế tiên tiến. Ngược lại, chỉ số dễ tổn thương cao lại tập trung chủ yếu ở các nước kém phát triển, các nền kinh tế với hiệu suất kém.

Thứ hai, các nước phát triển, các nền kinh tế tiên tiến hầu hết đều có mức độ rủi ro thấp, có nghĩa là nằm trong trường hợp A hay là trường hợp tốt nhất (best case). Thế nhưng, các nước này lại phải đối mặt với một vấn đề lớn, đó là khả năng phục hồi ngày càng giảm theo thời gian và mức độ rủi ro có xu hướng tăng theo thời gian. Ngược lại, các nước đang phát triển đang dần củng cố khả năng phục hồi của bản thân, đồng thời giảm dần được mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế (mặc dù không lớn), nhưng liệu điều này còn kéo dài hay không, hay chỉ mang tính tạm thời, nó còn tùy thuộc vào các chính sách thích nghi và điều chỉnh của các nước đang phát triển trong thời gian sắp tới. Họ cần nhanh chóng xây dựng lại bộ đệm cho nền kinh tế để chắc chắn rằng nền kinh tế có đủ khả năng để phản ứng/chống lại hoặc hấp thụ một phần những cú sốc bất ngờ có thể xảy ra trong tương lai.

Thứ ba, các nhân tố quyết định việc một nền kinh tế là ít rủi ro hay có nhiều khả năng thuộc nhóm A (best case) bao gồm: thâm hụt ngân sách, lạm phát, thất nghiệp, nợ nước ngoài, điều tiết thị trường tín dụng, điều tiết thị

trường lao động, độc lập tư pháp, can thiệp quân sự trong pháp trị, toàn vẹn hệ thống pháp luật, chỉ số giáo dục, độ mở của nền kinh tế, độ tập trung xuất khẩu, tỷ lệ nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm. Trong đó, các biến lạm phát, thất nghiệp, nợ nước ngoài, can thiệp quân sự trong pháp trị, độ mở của nền kinh tế, độ tập trung xuất khẩu, tỷ lệ nhập khẩu nhiên liệu và thực phẩm có tác động ngược chiều tới khả năng thuộc nhóm A (best case) của nền kinh tế.

Thứ tư, chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương của nền kinh tế có mối tương quan chặt chẽ với GDP bình quân đầu người. Hai chỉ số này có khả năng giải thích sự khác biệt trong GDP bình quân đầu người giữa các nước trên thế giới.

Thứ năm, cán cân/tài khoản vãng lai so với GDP và tỷ lệ nợ xấu trên tổng số nợ của hệ thống ngân hàng có tác động mạnh mẽ lên chỉ số khả năng phục hồi của Việt Nam, với tác động của thặng dư cán cân vãng lai là dương và tác động của tỷ lệ nợ xấu là âm. Biến số dự trữ có tác động dương đối với chỉ số dễ tổn thương của Việt Nam.

Thứ sáu, chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương có khả năng giải thích tốc độ tăng trưởng của Việt Nam theo các năm.

4.2. KHUYẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH

Dựa trên các kết quả nghiên cứu đạt được từ việc xây dựng chỉ số và hồi quy các mô hình, chúng tôi xin đưa ra một số khuyến nghị chính sách dành cho các nước nói chung và Việt Nam nói riêng nhằm cải thiện mức độ rủi ro của nền kinh tế, nâng cao khả năng phục hồi và hiệu suất của nền kinh tế.

Có thể thấy rằng khả năng phục hồi của nền kinh tế là một nhân tố then chốt, quan trọng trong việc chống đỡ/hấp thụ các cú sốc, giúp nền kinh tế rút ngắn khoảng thời gian phục hồi và tăng cường mở rộng. Hơn thế nữa, qua bài nghiên cứu này, ta còn thấy rõ vai trò của chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương của nền kinh tế trong việc giải thích sự khác biệt về GDP bình quân đầu người giữa các quốc gia theo thời gian. Vì vậy mà chúng ta cần phải củng cố khả năng phục hồi của nền kinh tế đồng thời giảm bớt phần nào mức độ dễ

tổn thương/nhạy cảm của nền kinh tế trước các cú sốc ngoại sinh bằng các nhóm giải pháp chính sau:

- Ổn định vĩ mô bằng cách giảm tỷ lệ thâm hụt ngân sách, tránh tình trạng thâm hụt kéo dài với một tỷ lệ cao; kiềm chế lạm phát ở mức mục tiêu, giảm tỷ lệ thất nghiệp về mức thất nghiệp tự nhiên; hạn chế tỷ lệ nợ nước ngoài đồng thời tăng cường dự trữ quốc gia.

- Tăng tính hiệu quả của thị trường vi mô bằng cách giảm sự can thiệp/điều tiết quá sâu của chính phủ vào thị trường, chỉ thực sự can thiệp khi cần thiết, đưa ra các chính sách hỗ trợ thị trường thay vì can thiệp trực tiếp vào thị trường.

- Tăng cường hoàn thiện thể chế pháp luật và dân chủ, đặc biệt chú trọng tới quyền sở hữu tài sản; đồng thời xây dựng những định hướng dài hạn cần thiết.

- Tăng cường giải quyết các vấn đề về mặt xã hội, đặc biệt trong các lĩnh vực cơ bản như y tế, giáo dục,…

- Giảm thiểu mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế trước các cú sốc ngoại sinh bằng cách đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu, các thị trường xuất khẩu. Hạn chế nhập khẩu các nguyên nhiên liệu, lương thực thực phẩm cùng với vật tư công nghiệp,… Đồng thời cũng cần có những chiến lược, chính sách thương mại phù hợp, đảm bảo hội nhập cho nền kinh tế nhưng cũng phải hạn chế được mức độ nhạy cảm của nền kinh tế với các cú sốc bên ngoài.

Ngoài ra, qua bài nghiên cứu, ta cũng đã chỉ ra rằng các nền kinh tế mới nổi, các nước đang phát triển đang ngày càng củng cố khả năng phục hồi và giảm thiểu mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế theo thời gian, và ngược lại với hầu hết các nền kinh tế tiên tiến, các nước đang phát triển, khả năng phục hồi đang theo đà suy giảm, trong khi đó mức độ dễ tổn thương lại có xu hướng tăng lên. Tuy nhiên điều này sẽ không kéo dài nếu các nước đang phát triển, các nền kinh tế mới nổi chủ quan, thiếu chuẩn bị trước những cú sốc tiềm tàng có thể xảy ra, và trong tương lai không xa, có thể vị trí này sẽ lại bị đảo ngược. Vì vậy mà tất cả quốc gia đều cần có sự chuẩn bị, không ngừng tăng cường khả

năng phục hồi của quốc gia, hạn chế/giảm thiểu đến mức tối đa mức độ nhạy cảm trước các cú sốc của nền kinh tế (mặc dù giảm thiểu mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế là một điều tương đối khó khăn, thậm chí đối với nhiều quốc gia, đó là điều bất khả thi).

Riêng đối với Việt Nam, bài nghiên cứu có chỉ ra rằng cán cân vãng lai và tỷ lệ nợ xấu của hệ thống ngân hàng có mối tương quan tương đối chặt chẽ với chỉ số khả năng phục hồi. Do đó cần phải có sự điều chỉnh hợp lý các chính sách tỷ giá, chính sách thương mại,… nhằm tăng cường thặng dư cán cân vãng lai; quản lý tổ chức, tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, giải quyết các vấn đề nợ xấu của hệ thống. Đồng thời cũng cần phải tăng cường dữ trữ và giảm tỷ lệ nợ nước ngoài một cách phù hợp nhằm giảm thiểu mức độ nhạy cảm của nền kinh tế trước các cú sốc ngoại sinh.

Thêm nữa, chỉ số khả năng phục hồi và chỉ số dễ tổn thương của nền kinh tế đều có tác động khá lớn tới tốc độ tăng trưởng của Việt Nam theo thời gian. Vì vậy, củng cố khả năng phục hồi của nền kinh tế, giảm thiểu mức độ dễ tổn thương đối với các cú sốc không chỉ có ý nghĩa giúp Việt Nam chống đỡ hoặc hấp thụ cú sốc nếu cú sốc xảy ra, rút ngắn khoảng thời gian phục hồi, mà còn giúp Việt Nam cải thiện mức thu nhập bình quân đầu người, tăng tốc độ tăng trưởng kinh tế.

4.3. HẠN CHẾ VÀ HƯỚNG ĐI TIẾP THEO CỦA NGHIÊN CỨU

Bài nghiên cứu đã đạt được những kết quả tích cực, phù hợp với các lý thuyết, các giả thuyết về vấn đề khả năng phục hồi cũng như mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế2. Tuy nhiên, bài nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế, đặc biệt đối với các mô hình xét riêng cho nền kinh tế Việt Nam. Lý do là bởi số quan sát tương đối ít, do số liệu Việt Nam là không đầy đủ, nên hồi quy chưa đảm bảo phản ánh chính xác nhất, đầy đủ nhất thực tiễn về khả năng phục hồi cũng như mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế. Ngoài ra, phương pháp được sử dụng để phân tích khả năng phục hồi của nền kinh tế ở đây chủ yếu là

Một phần của tài liệu Đo lường khả năng phục hồi của nền kinh tế tầm quan trọng và các khuyến nghị chính sách (Trang 48)