Trong bài nghiên cứu, mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế được hiểu như là đặc tính thứ ba của khả năng phục hồi: khả năng tránh hoàn toàn cú sốc (mục 1.1)

Một phần của tài liệu Đo lường khả năng phục hồi của nền kinh tế tầm quan trọng và các khuyến nghị chính sách (Trang 51)

MI – can thiệp quân sự trong pháp trị

2 Trong bài nghiên cứu, mức độ dễ tổn thương của nền kinh tế được hiểu như là đặc tính thứ ba của khả năng phục hồi: khả năng tránh hoàn toàn cú sốc (mục 1.1)

phương pháp thống kê, xây dựng chỉ số tương đối đơn giản nên cũng sẽ bộc lộ những nhược điểm nhất định như các biến số được lựa chọn để xây dựng chỉ số chưa phản ánh được hết khả năng phục hồi của nền kinh tế hay việc tính trung bình cho tất cả các biến số thể hiện các biến số có ý nghĩa ngang nhau là chưa hoàn toàn chính xác,…

Từ những hạn chế ở trên, chúng tôi đề xuất các hướng nghiên cứu tiếp theo cho đề tài này, có thể là vẫn tiếp tục xây dựng chỉ số để đánh giá khả năng phục hồi của nền kinh tế, tuy nhiên, trước khi xây dựng chỉ số chúng tôi sẽ phân chia các nước thành các nhóm tương đối giống nhau về các điều kiện kinh tế để đưa ra trọng số riêng cho mỗi nhân tố/chỉ số phụ cho mỗi nhóm nước, và sau đó sử dụng phương pháp bình quân gia quyền thay vì bình quân phi trọng số, hoặc tăng thêm số nhân tố rồi sử dụng phương pháp nhân tố để xây dựng chỉ số. Hoặc sử dụng một nhóm các mô hình hồi quy như mô hình hồi quy sản lượng đầu ra sử dụng giả thuyết ngược, hồi quy sống sót, mô hình nhân quả,… để xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng phục hồi, thay vì đo lường khả năng phục hồi của các nền kinh tế bằng phương pháp xây dựng chỉ số. Tuy nhiên các hướng đề xuất trên vẫn vấp phải một số hạn chế nhất định, chủ yếu do vấn đề về thu thập số liệu, bản thân của phương pháp nghiên cứu hoặc do phạm vi của vấn đề nghiên cứu.

Một phần của tài liệu Đo lường khả năng phục hồi của nền kinh tế tầm quan trọng và các khuyến nghị chính sách (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(63 trang)
w