Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch
Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 LỜI MỞ ĐẦU I. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI. Thanh Trì là một Huyện ngoại thành phía Nam thành phố Hà Nội có thực hiện dự án sản xuất rau an toàn của Thành phố. Nhận thức được tầm quan trọng của thương hiệu đối với hệ thống sản phẩm rau, năm 2006 Huyện, trực tiếp là phòng Kế hoạch Kinh tế và PTNT Huyện đã chủ trì xây dựng dự án: “ Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch” trên diện tích 7 ha của xã Yên Mỹ để “khai khẩn cho rau an toàn biết nói”. Đây là một mô hình được thực hiện trong 9 tháng từ tháng 9 năm 2005 đến tháng 5 năm 2006, với sự phối hợp của Chi Cục BVTV Hà Nội, phòng Kế hoạch kinh tế & PTNT. Mặc dù thực hiện trong khoảng thời gian ngắn nhưng mô hình đã đem lại những hiệu quả bước đầu: Mô hình đã thành công về mặt chất lượng, đã đăng ký xong thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ, thiết lập được hệ thống mã vạch gắn với các sản phẩm rau, được các cấp, các ngành và người tiêu dùng địa phương đánh giá cao, nhiều địa phương khác đã đến liên hệ và tham quan, học tập kinh nghiệm để nhằm tiếp tục duy trì, phát triển và nhân rộng diện tích các vùng sản xuất rau an toàn cho các địa phương. Tuy nhiên, mô hình sản xuất rau an toàn Yên Mỹ vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra cần phải nghiên cứu như: Thị trường tiêu thụ mở rộng, thâm nhập thị trường chất lượng cao, việc phát triển thương hiệu rau an toàn… Nhằm tạo cơ sở định hướng cho việc mở rộng mô hình, xây dựng thương hiệu rau an toàn cho các xã Duyên Hà, Vạn Phúc - vùng bãi của Thanh Trì, việc đánh giá hiệu quả và tiếp tục phương án phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ là một tất yếu. Đây còn là vấn đề mang luận chứng kinh tế để tiếp tục nghiên cứu, khảo nghiệm và thực hiện các dự án xây dựng thương hiệu nông sản cho các cơ sở khác. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 II. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI. Tìm hiểu lý luận cơ bản: quan điểm, định hướng phát triển về thương hiệu nông sản nói chung và thương hiệu rau an toàn gắn vói mã vạch nói riêng. Xây dựng phương án Marketing sản phẩm, Marketing truyền thông thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ tới đông đảo công chúng và khách hàng, xác định chiến lược kinh doanh hiệu quả cho HTX DVNN Yên Mỹ. Đề xuất ý tưởng phát triển và bảo vệ thương hiệu, tạo lập cơ sở để phát triển cho xã Duyên Hà, Vạn Phúc. Xác lập phương pháp luận nghiên cứu về sản xuất – tiêu thụ rau an toàn làm cơ sở tư duy cho các vấn đề kinh tế sẽ tiếp cận sau này. III. YÊU CẦU CỦA ĐỀ TÀI Đề tài tìm hiểu trên bình diện phát triển chung của Huyện và xã Yên Mỹ nói riêng Kế thừa và phát triển các tư liệu – thông tin từ dự án xây dựng thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ đã được thực hiện trước đó. Nội dung đề tài phải khoa học, rõ ràng mang tính lý luận chặt chẽ và tính thực tiễn cao. Các ý tưởng đề xuất phải dựa trên phân tích khoa học kỹ lưỡng, có tính khả thi và phù hợp xu hướng phát triển của xã. IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Phạm vi không gian: Địa giới hành chính của xã Yên Mỹ - Thanh Trì. - Phạm vi thời gian: Đề tài được thực hiện năm 2007, định hướng phát triển cho năm 2010. V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI. - Điều tra số liệu từ các hộ nông dân tham gia dự án rau an toàn xã Yên Mỹ - Thu thập tài liệu từ phòng Kế hoạch Kinh tế & PTNT huyện Thanh Trì Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 - Thu thập tài liệu – số liệu, thông tin từ Thống kê xã, HTX DVNN Yên Mỹ - Đọc báo cáo: Tham luận về rau an toàn của huyện, tham khảo tư liệu của các mô hình dự án, các đề tài đã thực hiện về rau an toàn của thành phố. VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI. Trên cơ sở thực hiện tìm hiểu, phân tích vấn đề, kết cấu của đề tài gồm: Chương I. Cơ sở lý luận và thực tiễn về xây dựng và phát triển thương hiệu nông sản và thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Chương II. Thực trạng xây dựng và phát triển về thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội. Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì – Hà Nội. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 CHƯƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU NÔNG SẢN VÀ THƯƠNG HIỆU RAU AN TOÀN YÊN MỸ. 1.1.Những lý luận cơ bản về thương hiệu nông sản. 1.1.1.Khái niệm, bản chất, đặc điểm của thương hiệu nông sản. a.Khái niệm về thương hiệu nông sản Trở thành thành viên thứ 150 của WTO, vấn đề của các doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam không phải là thị trường nữa mà là làm sao để có thể vững vàng cạnh tranh trong xu thế giảm bớt trợ cấp cho nông nghiệp và mở cửa thị trường cho các nước phát triển. Yếu tố quyết định thành bại để phát triển sản xuất là nắm bắt thị hiếu và hiểu rõ thị trường. Do đó chiến lược cạnh tranh cho hàng hoá nông sản Việt Nam được thiết lập trên cả 3 mặt: Chất lượng – giá cả và thương hiệu và “cạnh tranh thương hiệu với đối tượng cạnh tranh không phải là đối thủ mà chính là khách hàng, người tiêu dùng hay công chúng”. Trong tư duy Marketing, cạnh tranh thương hiệu là một chiến lược cạnh tranh mới đặc biệt quan trọng cho doanh nghiệp nông nghiệp Việt Nam. Cho đến nay ở Việt Nam “thương hiệu” đối với hàng hoá nông sản vẫn còn là một chủ đề mới mẻ mang tính chất xây dựng và phát triển bước đầu. Vậy “thương hiệu nông sản” thực chất là gì? Tại sao phải phát triển “thương hiệu” cho hàng hoá nông sản? Marketing Hoa Kỳ định nghĩa: “ Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ thiết kế, hay tổng hợp các nhóm yếu tố kể trên nhằm xác định về một sản phẩm hay dịch vụ của người bán và để phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với đối thủ cạnh tranh”. Trong các văn bản pháp lý nước ta hiện nay chưa có định nghĩa về thương hiệu. Tuy nhiên thương hiệu không còn là một đối tượng mới trong Sở hữu trí tuệ, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 mà được sử dụng rỗng rãi và phổ biến trong Marketing hàng hoá khi nhắc đến: Nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, xuất xứ hàng hoá và chỉ dẫn địa lý. Khái niệm về nhãn hiệu hàng hoá theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam thông qua ngày 29/01/2005 và có hiệu lực từ ngày 01/07/2006. Theo điều 785 Bộ luật Dân sự nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định: “ Nhãn hiệu hàng hoá có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng màu sắc nhằm xác định sản phẩm của người bán và để phân biệt các sản phẩm với các đối thủ cạnh tranh ” Luật Sở hữu trí tuệ đã dùng thuật ngữ “ Nhãn hiệu” thay thế cho “ Nhãn hiệu hàng hoá” được quy định tại Nghị Định số 63 – quy định chi tiết về sở hữu công nghiệp. Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam cũng đưa ra khái niệm rõ ràng hơn về “khả năng phân biệt” và “dấu hiệu không có khả năng phân biệt” của nhãn hiệu tại Điều 74.1 và 74.2. Cách sắp xếp lại trên theo Luật Sở hữu trí tuệ mang tính chính xác và lôgic hơn trong điều luật Dân sự. Khái niệm về tên thương mại theo điều Luật của Việt Nam Theo Điều 14 Nghị định Số 54/2000/ NĐ – CP quy định: “ Tên thương mại được bảo hộ là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh, đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau: - Là tập hợp chữ cái có thể kèm theo các chữ số, phát âm được. - Có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực kinh doanh. - Tên thương mại là tên đầy đủ của công ty, doanh nghiệp như: Nông trường sông Hậu, café Trung Nguyên… Khái niệm về: Chỉ dẫn địa lý theo luật của Việt Nam Theo Điều 786 Bộ Luật Dân sự quy định: “ Tên gọi xuất xứ hàng hoá là tên địa lý của một nước, một địa phương dùng để chỉ xuất xứ của mặt hàng từ nước, Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 địa phương đó với điều kiện địa lý độc đáo và ưu việt, bao gồm các yếu tố tự nhiên, con người hoặc kết hợp cả 2 yếu tố kể trên”. Theo Điều Số 14 Nghị Định 54 /2000/ NĐ – CP quy định: “ Chỉ dẫn địa lý được bảo hộ là thông tin về nguồn gốc địa lý của hàng hoá đáp ứng đủ các điều kiện sau đây: - Thể hiện dưới dạng một từ ngữ, dấu hiệu, biểu tượng hoặc hình ảnh, dùng để chỉ một quốc gia hoặc vùng lãnh thổ địa phương thuộc một quốc gia. - Thể hiện tên hàng hoá, bao bì hàng hoá hay giấy tờ giao dịch liên quan đến việc mua bán hàng hoá nhằm chỉ dẫn rằng hàng hoá nói trên có nguồn gốc tại mọi quốc gia, vùng lãnh thổ hoặc địa phương mà đặc trưng chất lượng, uy tín, danh tiếng hoặc các đặc tính khác của loại hàng hoá này có được chủ yếu do nguồn gốc địa lý tạo nên”. Chỉ dẫn địa lý là một dấu hiệu và khả năng phân biệt cho sản phẩm của nhà sản xuất trong vùng địa lý đó trên thị trường. Chỉ dẫn địa lý đặc biệt quan trọng đối với hàng hoá nông sản vì đây là mặt hàng mang tính đặc sản gắn với từng vùng miền cụ thể như : Vải Thanh Hà (Hải Dương) phân biệt với vải Lục Ngạn (Bắc Giang), bưởi Diễn ( Hà Nội) khác biệt với bưởi Đoan Hùng ( Phú Thọ). Khái niệm về nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng. Nhằm mục đích cổ vũ các doanh nghiệp xây dựng tập hợp thương hiệu mang tên “ Made in Viet Nam” nhiều chương trình bình chọn nhãn hiệu, thương hiệu nổi tiếng đã diễn ra. Do đó để đáp ứng tính cấp thiết và làm tiêu chí xác định nhãn hiệu nổi tiếng, Luật Sở hữu trí tuệ đã bổ sung một số khái niệm mới. Điều 8b Nghị định 63 quy định hiện hành: “ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biết đến một cách rộng rãi nhất” Luật cũng đưa ra 08 tiêu chí cụ thể để đánh giá Nhãn hiệu nổi tiếng. Luật cũng bỏ qua “ quyết định công nhận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng” hay nói cách khác quyền đối với nhãn hiệu nổi tiếng Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 được xác lập trên cơ sở sử dụng và các tiêu chí chứ không phụ thuộc và đăng ký nào. Liên quan đến nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia, Điều 4.20 của Luật quy định rằng: “ Nhãn hiệu nổi tiếng được biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam”. Theo quy định tại Nghị định số 06 / CP ngày 01/02/2001 của Chính phủ Việt Nam để được công nhận nhãn hiệu nổi tiếng quốc gia, chủ nhãn hiệu nộp đơn yêu cầu công nhận cho Cục Sở Hữu trí tuệ. Cục xem xét đơn và ra quyết định công nhận cho nhãn hiệu này. Nhãn hiệu được công nhận sẽ được bảo hộ theo quy định và được đưa vào danh mục các nhẫn hiệu nổi tiếng tại Việt Nam. b. Bản chất của thương hiệu nông sản. So sánh giữa thương hiệu hàng hoá nông sản và nhãn hiệu hàng hoá. Thương hiệu và nhãn hiệu hàng hoá đang được sử dụng rỗng rãi trong thương mại cũng như Marketing, nhưng hiện nay vẫn tồn tại rất nhiều quan điểm tranh cãi khác nhau về hai khái niệm này. Vậy thực chất thương hiệu và nhãn hiệu là gì? Và chúng có đồng nhất hay không? Ta hãy so sánh một vài tiêu chí: Sự giống nhau về mặt khái niệm Xét về khái niệm thì thương hiệu và nhãn hiệu giường như là một vì đều dựa trên tập hợp những tên, những dấu hiệu như lo go, màu sắc, kí hiệu, biểu tượng…nhằm để xác định sản phẩm hay dịch vụ của người bán và để phân biệt nó khác biệt với đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Sự khác biệt về bản chất: nguồn gốc, cấu thành Ông Marry Brown, chủ tịch kiêm giám đốc sáng tạo của công ty Brown - một công ty chuyên thiết kế Phần Lan cho biết: Định nghĩa cổ xưa về nhãn hiệu “ là một dấu ấn được đóng trên da với một thanh sắt nung nóng và mục đích của họ hướng đến không phải là tự hào về sản phẩm mà là mong muốn khách hàng nhận biết dược nhà sản xuất với hy vọng họ sẽ mua lại trong lần sau hay giới thiệu cho những người khác về sản phẩm” Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Ông Charles Brymer, CEO Interbrand Scheter cho biết: “thuật ngữ thương hiệu xuất phát từ người Aixolen cổ đại với nghĩa đốt cháy “ to burn”. Từ xa xưa Brand đã mang ý nghĩa chủ nuôi súc vật đánh dấu lên nó để phân biệt” Như vậy xét về nguồn gốc khái niệm xuất phát của hai thuật ngữ là khác nhau, có vẻ khái niệm nhãn hiệu được phát triển với mục đích thương mại và chuyên nghiệp hơn. Xét về chức năng cả hai thuật ngữ này ra đời đều để thực hiện quá trình nhận biết và phân biệt về sản phẩm. Sự khác biệt về dịch thuật, cấu thành và định vị. Về mặt cấu thành: nếu chỉ xét đơn thuần về mặt vật chất thì ta thấy có một sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu. Thương hiệu về cấu thành bao gồm cả nhạc hiệu, khẩu hiệu, slogan… trong khi đó định nghĩa về nhãn hiệu hàng hoá không nói đến điều này, thuật ngữ nhãn hiệu hàng hoá chỉ cấu thành ở mặt bề nổi do đó đã có không ít người cho rằng: Nhãn hiệu là “phần xác” còn thương hiệu mới là “phần hồn” của sản phẩm của doanh nghiệp. Về pháp lý Điều luật Bảo hộ: theo Luật của Việt Nam và quốc tế: “nhãn hiệu được bảo hộ trong thời hạn 10 năm và được gia hạn thêm theo đăng ký”, do đó thời hạn cho một nhãn hiệu là hạn định. Nhưng đối với thương hiệu, thời gian dường như là vô định vì nhãn hiệu do doanh nghiệp đăng ký và được pháp luật công nhận - bảo vệ, chứ thương hiệu phải là quá trình phấn đấu bền bỉ và liên tục có khi là cả đời doanh nhân, doanh nghiệp. Về nghĩa dịch thuật: Theo từ điển tiếng Anh nhãn hiệu hàng hoá được dịch từ thuật ngữ “ Trademark”. Thuật ngữ này được sử dụng trong đăng ký bảo hộ và các văn bản pháp lý về bảo hộ như registered Trademark. Nhưng thương hiệu được dịch thuật từ “ Brand” và được sử dụng rất rộng rãi trong thương mại cũng như trong Marketing. Thương hiệu phổ biến với nhiều thuật ngữ : Branding: Xây dựng thương hiệu, Brand Value: Giá trị thương hiệu; Brand Communication: Truyền thông thương hiệu… Tất cả các thuật ngữ trên đều gắn với quá trình xây dựng – truyền thông – phát triển và bảo vệ cho tính thương tính hiệu về sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Với một tất yếu như vậy có thể khẳng định rằng thương hiệu là yếu tố bao trùm gắn cho thương mại và Marketing thương mại hàng hoá. Và thực chất nhãn hiệu chỉ là một công cụ về đăng ký pháp lý cho thương hiệu hình thành và phát triển. Về định vị: Nhãn hiệu là sản phẩm sáng tạo của doanh nghiệp đăng ký với cơ quan chức năng nhằm bảo vệ quyền sở hữu độc quyền nhãn hiệu. Nếu nhãn hiệu đăng ký đảm bảo đúng nguyên tắc bảo hộ thì sau 12 tháng doanh nghiệp đã sở hữu được một nhãn hiệu thành công như công ty café Trung Nguyên đăng ký thêm Nhãn hiệu mới cho café hoà tan mang tên G7. Nhưng để gây dựng một “thương hiệu Trung Nguyên” thành công thì không đơn giản như vậy. Đó là cả quá trình phấn đấu bền bỉ của toàn thể đội ngũ nhân viên công ty trong nhiều năm. Nhắc đến thương hiệu Trung Nguyên không chỉ là nhắc đến hình ảnh của những nhãn hiệu café phin Trung Nguyên, nhãn hiệu café hoà tan G7 mà thương hiệu Trung Nguyên gợi lên với tất cả hình ảnh sinh động về quản lý, tổ chức, kế sách đầu tư quảng cáo, chiêu thị khách hàng và truyên thông thương hiệu qua hàng loạt quảng café gắn biển hiệu và phong cách riêng “ Trung Nguyên”…Mà giờ đây khi nhắc đến Trung Nguyên người tiêu dùng có thể cảm nhận ngay một hương vị café tự nhiên, một niềm tự hào về café mang thương hiệu Việt. Thương hiệu café Trung Nguyên đã thành công do người tiêu dùng định vị cho nó. Như vậy thương hiệu thực chất là do người tiêu dùng định vị và công nhận. Thương hiệu là gồm tất cả các yếu tố hữu hình như sản phẩm - dịch vụ, hay yếu tố vô hình như: chiến lược kinh doanh, phong cách phục vụ, dịch vụ sau bán hàng và giá trị của khách hàng cảm nhận…nó là tất cả những gì gắn với sản phẩm mà công ty hướng đến thoả mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng.Thương hiệu do khách hàng cảm nhận và đánh giá qua thị hiếu, hành vi ứng xử, tâm lý, tình cảm của họ khi mua sản phẩm - dịch vụ của doanh nghiệp. Giá trị này được biểu hiện qua sự liên đới cảm xúc: Khách hàng nhận biết về nó, thoả mãn cùng thương hiệu, ưa thích thương hiệu, mong muốn và khát khao.Thương hiệu bao trùm lên mọi thứ mà doanh nghiệp có - là hình ảnh nhất quán nhất về công ty khác biệt và vượt trội hơn đối thủ cạnh tranh. Do đó, nhãn hiệu chỉ là một bộ phận của thương hiệu. Nhãn hiệu thực hiện chức năng công cụ bảo hộ hợp pháp cho thương hiệu hình thành và phát triển. Một thương hiệu đã được cấp giấy độc quyền bảo hộ Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 có nghĩa là được gắn “Trademark” cho sản phẩm - dịchvụ. Khi đó khi tham gia vào thị trường sản phẩm - dịch vụ gắn thêm ký hiệu “R” – Registered hay “TM” – Trademark, hay “C”- Copyright. Sự khác biệt về tài sản thương hiệu, giá trị thương hiệu trong chiến lược Marketing. Khi tham gia trên thị trường nhãn hiệu là đại diện cho những thứ mà doanh nghiệp hướng đến cung ứng cho khách hàng. Nhãn hiệu chính là tài sản hữu hình của công ty. Cũng do đặc điểm này mà nhãn hiệu có thể làm giả làm nhái được, dẫn đến những tranh chấp kiện tụng. Còn thương hiệu là một phạm trù rộng. Tài sản thương hiệu bao gồm hai phần. Phần tài sản hữu hình do doanh nghiệp định lượng kinh doanh thu được và nắm giữ. Nhưng phần tài sản vô hình lại tồn tại trong tâm trí khách hàng, và người tiêu dùng sẽ định giá cho phần tài sản này. Đây chính lợi thế gia tăng giá trị cho thương hiệu, thương hiệu café Trung Nguyên , sữa Vinamilk… được đánh giá cao hơn phần tài sản thực vốn có của nó. Do đó khi niêm yết gía cổ phiểu trên thị trường nó được đánh giá cao và được trả giá cao trong mua bán chuyển nhượng… Do đó không thể có thương hiệu nhái, thương hiệu giả được mà chỉ có xâm phạm và chiếm bản quyền thương hiệu khi chưa được đăng ký độc quyền bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá như vụ chiếm đoạt xảy ra đối với café Trung Nguyên, võng xếp Duy Lợi, thuốc lá Vinataba… Thương hiệu và sản phẩm hàng hoá nông sản. Quan điểm sai lầm: Thương hiệu chỉ là một bộ phận của sản phẩm. Các sản phẩm xây dựng thương hiệu thành công là những đặc sản của từng địa phương như: xoài Cái Mơn,vú sữa Lò Rèn, sầu riêng Chín Hoá… lên có quan điểm cho rằng thương hiệu chỉ là một bộ phận của sản phẩm. Theo Võ Văn Quang – công ty xúc tiến thương hiệu BMS định nghĩa: “ Sản phẩm là một tập hợp các lợi ích. Tập hợp này bao gồm lợi ích cảm tính và lợi ích lý tính”. Nhưng thương hiệu bao trùm tất cả các lợi ích nói trên và cả hệ thống nhận diện và hình ảnh. Thương hiệu là sự cam kết về chất lượng và sự phân biệt [...]... tranh Trong đó việc quản lý sản xuất – tiêu thụ theo một quy trình khép kín Việc truy cứu xuất xứ của sản phẩm gắn với việc quản ký bắng hệ thống mã vạch trên máy tính hay trên bao bì” Xây dựng - phát triển thương hiệu rau an toàn gắn với mã vạch là một quy trình sản xuất – tiêu thụ khép kín tập trung bao gồm các quá trình: o Quy hoạch vùng sản xuất, hình thành sơ đồ vùng sản xuất o Quy trình sản xuất. .. về sản xuất rau an sạch, rau an toàn Nền sản xuất sản phẩm sạch hiện nay trên thế giới Ở các nước phát triển, công nghệ sản xuất sản phẩm sạch, đảm bảo là rau an toàn đã hoàn thiện ở một trình độ cao Sản xuất rau sạch trong nhà kính, nhà lưới, trong dung dịch đã trở nên quen thuộc Nền sản xuất sản phẩm sạch đang phát triển mạnh với 3 mô hình - Mô hình sản xuất sản phẩm an toàn - Mô hình sản xuất sản. .. thuộc Thanh Trì b Khái niệm thương hiệu rau an toàn gắn mã vạch Thương hiệu rau an toàn gắn với mã vạch được hiểu chung nhất là tập hợp: “ một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ thiết kế, hay tổng hợp các nhóm yếu tố kể trên nhằm xác định về một sản phẩm rau an to àn hay dịch vụ cung cấp rau của người bán hoặc cơ sỏ, HTX sản xuất và để phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với. .. 0918.775.368 sản thành công hơn nữa đòi hỏi sự ủng hộ và tạo sự thân tình hơn nữa của người tiêu dùng nhằm tôn tạo thương hiệu nông sản mạnh, thương hiệu nổi tiếng 1.1.2 Cấu thành thương hiệu nông sản a) Thiết kế thương hiệu nông sản: Cấu thành vẻ bề ngoài Tên gọi thương hiệu nông sản Tên thương hiệu có tầm quan trọng rất lớn đối với việc thiết kế thương hiệu Tên thương hiệu gợi lên ấn tượng đầu tiên về thương. .. xuất sản phẩm rau sạch chất lượng cao o Quy trình kiểm tra, giám định, chứng nhận sản phẩm rau đạt rau an toàn chất lượng cao của Chi cục BVTV o Quy trình đăng ký nhãn hiệu hàng hoá cho sản phẩm rau an toàn tại Cục Sở hữu trí tuệ Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng Việt Nam cấp chứng chỉ cho vùng rau an toàn có mã số mã vạch - Tên thương hiệu - Lo go - Thiết kế mẫu mã, bao bì sản phẩm rau và niêm... SWOT 1.2.Xây dựng các khái niệm về thương hiệu rau an toàn 1.2.1.Quan điểm về rau sạch, rau an toàn, sản xuất rau an toàn a Khái niệm về rau sạch, rau an toàn Trong một vài cuộc điều tra gần đây ở Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cho thấy người tiêu dùng rất lo lắng về chất lượng rau trên địa bàn Trả lời câu hỏi: “ Theo bạn, 3 loại thực phẩm nào nguy hiểm nhất đối với sức khoẻ ?” có đến Website: http://www.docs.vn... định rau sạch, rau an toàn vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bức xúc Vậy rau sạch, rau an toàn là gì? Khái niệm về rau sạch, rau an toàn theo Sở NN &PTNT thành phố Hồ Chí Minh Rau sạch (rau sạch tương đối) là rau đáp ứng được các tiêu chuẩn về dư lượng thuốc trừ sâu, hàm lượng NO3, lượng vi sinh vật gây hại theo tiêu chuẩn của tổ chức Y tế thế giới Rau an toàn (rau sạch tuyệt đối): Là rau ngoài các tiêu. .. trình quảng bá thương hiệu, o tiếp thị sản phẩm rau an Website: http://www.docs.vn Email : lienhe@docs.vn Tel : 0918.775.368 Xây dựng hệ thống kênh phân o phối, đặc biệt hệ thống các cửa hàng giới thiệu bày bán sản phẩm o Chiến lược phát triển kinh doanh o Chiến lược mở rộng và bảo vệ thương hiệu 1.2.3 Một số tiêu chí đánh giá tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn và tiêu chí đăng ký thương hiệu, mã vạch. .. triển khai tập trung hơn vào việc mở rộng áp dụng IPM cho người trồng rau ở Hà Nội Trong đó chú trọng nâng cao kỹ năng tổ chức và Marketing sản phẩm cho nông dân, đồng thời củng cố tổ chức và phát triển thêm các nhóm, liên nhóm, HTX sản xuất, tiêu thụ rau an toàn trên địa bàn Hà Nội 1.1.5 Chỉ tiêu đánh giá giá trị tài sản thương hiệu Phương pháp bội số Căn cứ: Vào chi phí xây dựng thương hiệu; hiệu quả... thương hiệu mà những đặc sản nông sản mang thương hiệu luôn bán được giá cao như: Cam Canh phổ biến với mức giá 40000 – 50000 đồng / kg Khi đó tài sản thương hiệu có khả năng tạo ra dòng tiền tăng thêm cho sản phẩm qua khả năng phân biệt uy tín, chất lượng trên thị trường b Đối với người tiêu dùng Xác định được nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm Với người tiêu dùng, thương hiệu xác định nguồn gốc của sản . xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch trên diện tích 7 ha của xã Yên Mỹ để “khai khẩn cho rau an toàn biết nói”.. thương hiệu rau an toàn có mã vạch tại xã Yên Mỹ - Thanh Trì – Hà Nội. Chương III. Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu rau an toàn có mã vạch