Đào tạo sử dụng nguồn nhân lực phục vụ chương trình xâydựng thương hiệu rau

Một phần của tài liệu Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch (Trang 93 - 110)

VI. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI

3.4. Đào tạo sử dụng nguồn nhân lực phục vụ chương trình xâydựng thương hiệu rau

3.4.1.Đào tạo cán bộ về kiến thức quản lý thị trường

Đội ngũ cán bộ này là một lực lượng quan trọng để quản lý và tổ chức tốt thương hiệu. Để xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ cao về sản xuất rau an toàn cần phải đào tạo một số cán bộ kỹ thuật chuyên trách về sản xuất, bảo quản và chế

biến rau an toàn. Dự kiến trong cả vùng sản xuất rau an toàn cuả Huyện sẽ được đào tạo 12 cán bộ có trình độ đại học, trong đó xã Yên Mỹ có 2 người. Những cán bộ về công tác thị trường lên kết hợp gửi đào tạo tại các trường Kinh tế chuyên nghiệp, các lớp sơ cấp về kinh tế, thương mại thị trường…

Kinh phí đào tạo mỗi cán bộ kỹ thuật dự tính là 25 triệu đồng. Thành phố và huyện lên hỗ trợ 50% vốn, vốn tự có địa phương và người đi học tự đóng góp là 50%. Ưu tiên lực lượng trẻ nhiệt tình năng nổ trong công tác.

3.4.2.Tuyển mộ nhân viên Marketing.

Đây là đội ngũ thực hiện truyền thông thương hiệu rau an toàn. Hiện nay chưa có nhiều đội ngũ tham gia thực hiện bài bản cho thương hiệu rau. Lên vận dụng các kinh nghiệm tuyển mộ hợp đồng lao động của các dự án xây dựng thương hiệu đi trước như: xoài Cái Mơn, rau Bảo Hà, rau 5 sao…

Lên có chế độ trả lương hợp lý cho đội ngũ Marketing mình tuyển dụng với mức lương tối thiểu 1500000 – 2000000 đồng / tháng. Có chế độ đãi ngộ hay chế độ thưởng / hiệu quả công việc để kích thích họ làm việc. Đội ngũ Marketing được đào tào bài bản sẽ có cách thức thuyết phục và truyền thông thương hiệu.

3.4.3.Đào tạo nguồn nhân lực trẻ năng nổ - nhiệt tình.

Lực lượng lao động trẻ của xã chủ yếu là công nhân, họ không thể thiết tha gắn bó với đồng ruộng vất vả mà thu nhập thấp. Việc đào tạo đội ngũ nhân lực trẻ là rất khó khăn. Cách thức để đào tạo tốt nhất là gây dựng tình cảm gắn bó với quê hương, tạo việc làm cho đối tượng thanh niên không có việc làm trong những khâu vận chuyển, thu gom với mức lương hợp lý đảm bảo thu nhập cho họ.

HTX kêu gọi và có cơ chế khuyến khích về lương cho những bạn sinh viên học được đào tạo tại các trường kỹ thuật nông nghiệp, kinh tế nông nghiệp về phục vụ quê hương.

3.5.Đẩy mạnh vai trò của HTX DVNN Yên Mỹ

3.5.1.Về tổ dịch vụ tiêu thụ

Có thể thấy HTX DVNN Yên Mỹ đóng vai trò rất quan trọng phát triển thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để đẩy mạnh hơn nữa hoạt động của HTX trong phát triển thương hiệu cần:

Thành lập tổ tiêu thụ rau an toàn 6 – 8 người, mỗi người đảm nhận một đầu mối gồm 4 – 5 nhóm sản xuất thu gom sản phẩm để tiêu thụ. HTX duy trì hoạt động cửa hàng tại Trung tâm thương mại Thanh Trì. Từ đó giới thiệu sản phẩm đưa vào các bếp ăn tập thể: Phân Lân, Pin Văn Điển…

HTX phối hợp với các ngành, đoàn thể, hội phụ nữ, nông dân trong xã tạo ra một lực lượng có đẩy đủ yếu tố để vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm.

HTX tăng cường công tác khuyến nông, chuyển giao KHKT đưa giống mới chất lượng vào sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng cao, mẫu mã đẹp có đủ sức cạnh tranh trên thị trường.

HTX Yên Mỹ tăng cường công tác quảng bá giới thiệu sản phẩm trên đài phát thanh xã, đài báo của Huyện, các báo đài thành phố và tiến tới in tạp chí, đặc san rau an toàn thương hiệu Yên Mỹ tiếp thị cho khách hàng. Đối với những cán bộ tiêu thụ đi tiếp thị sản phẩm và tìm đầu mối tiêu thụ cần chuẩn bị thật chu đáo mẫu rau, được chuẩn bị ngôn ngữ, cách thức thuyết phục. Đặc biêt lên in cap, danh thiếp của người chủ nhiệm HTX về địa chỉ giao dịch, sô điện thoại liên hệ… với kỳ vọng lưu trong tâm trí người khách khi họ nhớ tới, họ dễ dàng liên lạc.

3.5.2.Hướng liên kết, hỗ trợ nhau trong kinh doanh.

Tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ là hoạt động nhằm nâng cao giá trị cho thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ. Để đẩy mạnh vai trò của HTX Yên Mỹ với hướng liên kết hỗ trợ trong kinh doanh cần phải:

HTX DVNN Yên Mỹ làm tốt công tác bao bì đóng gói sản phẩm sản phẩm. Họ làm cầu nối chịu trách nhiệm về tính pháp lý và cung cấp bao bì cho các tổ tiêu thụ thực hiện đóng gói sản phẩm rau thương hiệu Yên Mỹ cung ứng ra thị trường.

Đối với thói quen tiêu thụ của người dân Yên Mỹ không quen sử dụng túi đựng rau, bao bì khi mua bán sản phẩm. Không để điều này phá vỡ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm rau, cũng như ảnh hưởng đến khả năng truyền thông, định vị thương hiệu rau. HTX in bao bì, hỗ trợ cấp phát cho người nông dân để họ thực hiện việc đóng gói sản phẩm đúng quy trình. Khi người nông dân đã quen với bao gói và thương hiệu đã được truyền thông hiệu quả HTX sẽ hướng đến cung ứng dịch vụ bao gói cho người nông dân.

HTX đẩy mạnh các hoạt động liên kết, liên doanh, giới thiệu bán sản phẩm ở siêu thị, nhà hàng trong nội thành và một số địa điểm bán rau an toàn như:

- Trung tâm thương mại Thanh Trì

- Nhà máy Phân lân Văn Điển.

- Liên doanh, liên kết mở cửa hàng tại khu Linh Đàm.

- Bán buôn với chủ cửa hàng ở Số 3 Hàng Khoai.

Thông qua các hợp đồng kinh tế HTX ký hợp đồng tiêu thụ với tổ chức và cá nhân, tư thương có nhu cầu tiêu thụ rau an toàn. Đối với các tư nhân muốn tham gia kinh doanh, HTX có thể khuyến khích đẩy mạnh. HTX chuyển hướng sang hỗ trợ dịch vụ như cung cấp dịch vụ bao bì, dịch vụ nước, máy đóng tem, mã vạch, xưởng sơ chế …với giá hợp lý. HTX phối hợp hỗ trợ dịch vụ vận chuyển đưa sản phẩm rau an toàn thương hiệu tới tận nơi theo yêu cầu.

3.6.Thu hút mạnh mẽ vai trò của tư thương vào kinh doanh rau an toàn

3.6.1.Đảm bảo nguồn hàng ổn định, chất lượng cao

Đây là khâu có tính quyết định đến việc hình thành mối quan hệ kinh doanh lâu dài với nhau. Sản phẩm rau an toàn cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác đều chịu ảnh hưởng lớn của thời tiết và tính mùa vụ. Trong khi đó công việc kinh doanh là một công việc thực hiện liên tục. Do đó trong hợp đồng ký kết phải thoả thuận cung ứng đầy đủ, ổn định nguồn hàng có chất lượng cao cho tư thương kinh doanh, để họ yên tâm đầu tư vốn cho rau Yên Mỹ.

Lên lấy sản phẩm cà chua là bản lề sản phẩm tiêu thụ đặc trưng cho vùng sản xuất rau Yên Mỹ để kích thích tư thương.

3.6.2.Cơ chế khuyến khích.

Cơ chế khuyến khích là một trong những giải pháp thu hút tư thương vào kinh doanh rau an toàn Yên Mỹ. Nếu được thuyết phục kinh doanh rau mang lại lợi nhuận và thu nhập cao cho tư nhân, chắc chắn họ sẽ chú ý tới. Cơ chế hấp dẫn này có thể là giảm thuế kinh doanh cửa hàng nội vùng có thời hạn, hỗ trợ một phần chi phí thiết kế biển hiệu thương hiệu rau Yên mỹ.

Cơ chế khuyến khích có hiệu quả là giá rau an toàn theo phần trăm số lượng ký kết hợp đồng. Tổ chức tốt một số khâu vận chuyển rau an toàn đến nơi họ yêu cầu

3.6.3.Hướng hỗ trợ: Hạ tầng, dịch vụ thuê kho, 1 phần dịch vụ vận tải

Đây là hướng hỗ trợ rất cần thiết, vì đường vận chuyển rau từ cánh đồng đến xưởng sơ chế hay từ xưởng sơ chế đến nơi tiêu thụ vẫn chưa được bê tông hoá. Việc vận chuyển rau đi tiêu thụ đang gặp khó khăn do đường nhỏ, xấu không tiện cho xe tải tư nhân vào chở rau. Do đó phải hỗ trợ hạ tầng phục vụ công tác tiêu thụ rau an toàn Yên Mỹ.

Đường vận chuyển rau đi qua Tứ Hiệp và phường Yên Sở ( Hoàng Mai), cần hỗ trợ phí giao thông. Trong tương lai khi hệ thống đường sá của Huyện quy hoạch xây dựng xong sẽ mở ra hướng vận chuyển mới cho rau Yên Mỹ.

3.7.Giải pháp về vốn và sử dụng vốn.

3.7.1.Vốn tín dụng hỗ trợ của Nhà nước

Vốn nhà nước ở đây là vốn thành phố, vốn hỗ trợ của Huyện cũng như các tổ chức quản lý Nhà nước khác. Số vốn hỗ trợ này gồm:

- Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng công trình đầu mối của hệ thống thuỷ lợi tưới ngầm, khoan đào giếng, kênh dẫn nước tưới, các thiết bị lọc nước. Hỗ trợ 40% vốn xây dựng hệ thống nhà lưới, nhà xưởng sơ chế rau an toàn, bể rửa rau an toàn Yên Mỹ.

- Hỗ trợ 60% kinh phí vốn lắp đặt hệ thống đường giao thông trục chính và trục nhánh. Hỗ trợ 50 % kinh phí giao thông nội đồng.

- Hỗ trợ 60 % vốn xây dưng cửa hàng, kênh truyền thông, quảng cáo và bán sản phẩm thương hiệu rau an toàn Yên Mỹ tới đông đảo công chúng.

- Hỗ trợ 50% vốn cho đào tạo nhân lực và 100% vốn quản lý – xây dựng dự án thương hiệu rau an toàn. Tổng số vốn hỗ trợ là 260 triệu đồng.

- Hỗ trợ thiệt hại, rủi ro sản xuất rau an toàn cho xã.

3.7.2.Huy động vốn trong dân

Đây là nguồn nội lực rất quan trọng của xã Yên Mỹ. Không thể cứ trông chờ mãi vào vốn hỗ trợ của Nhà nước. Nhưng do thu nhập thấp, vốn huy động trong dân năm 2005 - 2006 mới đáp ứng được 25,94% tổng nhu cầu vốn cho dự án. Trong đó:

- Đóng góp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật được 28,45 % tổng vốn. - Đóng góp vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực được 33,2% dự án Theo kế hoạch năm 2007 do mở rộng quy mô vùng dự án, nhu cầu vốn huy động đòi hỏi ngày càng nhiều, mà khả năng huy động hạn chế. Nhìn chung nguồn vốn này mới chỉ đáp ứng nhu cầu sản xuất trước mắt, không thể dùng để tích luỹ tái đầu tư theo chiều sâu được. Hiện tại mức phí dịch vụ mà HTX thu mới là 75000 đồng / hộ xã viên, không thể nâng cao hơn do người dân không nhiệt tình đóng góp. Như vậy rất khó huy động nguồn tiềm lực mạnh trong dân nội vùng.

3.7.3.Huy động vốn vay, liên kết , vốn tài trợ

Vốn vay thường là các khoản vay của Ngân hàng Chính sách, ngân hàng Nông nghiệp & PTNT chi nhánh Thanh Trì. Với mức lãi suất ưu đãi dành cho hộ nghèo là

Cần có cơ chế mới thu hút nguồn vốn đầu tư của tư nhân, vốn tài trợ của tổ chức sự nghiệp và tổ chức phi chính phủ khác. Đặc biệt trong quá trình Huỵện đang thực hiện nhanh đô thị hoá, sẽ thu hút được nhiều dự án cũng như các chủ đến đầu tư.

Nhìn chung các xã đã thành lập ban quản lý dự án, nhằm tổ chức sử dụng vốn đúng mục đích. Đầu tư một cách công khai theo phương châm: Dân biêt, dân bàn, dân đóng góp, dân kiểm tra, dân quản lý và hưởng lợi.

Nguồn vốn do huyện đầu tư cho hạng mục công trình cần được giải ngân dứt điểm và trọng điểm để đảm bảo thời gian thi công và đưa nhanh công trình vào sử dụng.

3.8.Giải pháp về cơ chế chính sách.

3.8.1.Xây dưng hoàn thiện pháp luật Sở hữu trí tuệ, những điều Luật về thương hiệu, nhãn hiệu…

Hoàn thiện hệ thống pháp luật để triển khai thực hiện đồng bộ và hiệu quả. Hiện nay pháp lý Việt Nam vẫn chưa có một khái niệm đầy đủ nào về thương hiệu nông sản và thương hiệu rau an toàn gắn mã vạch. Các tiêu chí về thương hiệu, nhãn hiệu nổi tiếng còn gây nhiều tranh cãi… Do đó cần nhanh xây dựng những khái niệm pháp lý về thương hiệu nông sản, những đặc điểm và hệ thống nhận diện, tiêu chuẩn mã vạch… để chủ thể kinh doanh có định hướng phát triển thương hiệu.

Cần tổ chức tuyên truyền rộng rãi Luật Sở hữu trí tuệ để Luật ngày càng đi sâu vào cuộc sống doanh nhân, doanh nghiệp cũng như người tiêu dùng.

Đặc biệt công bố rộng rãi khái niệm rau an toàn, rau sạch. Công bố tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn. Quy định cách thức ghi tiêu chuẩn hoá chất lượng, cách thức dán nhãn, tem sản phẩm trước khi đưa ra tiêu thụ… nhận diện để người tiêu dùng để phân biệt lựa chọn rau an toàn.

3.8.2.Tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho các doanh nghiệp và cơ sở sản xuất kinh doanh

Môi trường kinh doanh lành mạnh là định hướng phát triển của cả nước trong hội nhập. Để tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh cho thương hiệu rau an toàn phát triển Nhà nước ban hành tiêu chuẩn chất lượng và kiểm soát chặt chẽ việc thực hiện các quy định. Hiện nay đội ngũ cán bộ thị trường còn rất mỏng. Đặc biệt là cán bộ chuyên trách giám sát tiêu chuẩn chất lượng rau an toàn là thiếu.

Cần có chế tài xử lý nghiêm và nặng với những vụ vi phạm quy định về đăng ký kinh doanh rau an toàn không hợp lý. Cố tình làm sai, làm giả bao bì, mạo

nhận xuất xứ tên gọi thương hiệu rau, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và gây thiệt hại đến uy tín của người sản xuất – cung ứng rau an toàn.

Với thói quen tiêu thụ rau hiện nay, để thiết lập được một thị trường rau lành mạnh, minh bạch và ổn định còn rất nhiều công việc phải làm. Đây đang là vấn đề làm đau đầu các cơ quan chức năng, và vẫn chưa thể có một giải pháp, chính sách nào hữu hiệu.

3.8.3.Xây dựng định hướng chung về phát triển thương hiệu nông sản. Hỗ trợ doanh nghiệp cơ sở trên con đường xây dựng thương hiệu thành công.

Nhà nước cần phổ biến định hướng phát triển thương hiệu nông sản nhằm – tôn tạo những giá trị chung của hàng hoá Việt. Đặc biệt là để tăng cường hệ thống nhận diện về một Việt Nam – giàu đặc sản nông sản trong lòng bạn bè thế giới. Xây dựng diện mạo Việt Nam bắt đầu từ nông nghiệp.

Nhà nước cần hỗ trợ tài chính và thông tin cho các doanh nghiệp, đặc biệt thông tin về đăng ký và bảo hộ thương hiệu trong nước và quốc tế. Cần tổ chức các lớp đào tạo và huấn luyện những kiến thức về quản trị thương hiệu cho cán bộ doanh nghiệp nông nghiệp.

Nhà nước thực hiện đồng bộ thị trường ở nông thôn, phát triển hệ thống kênh tiêu thụ phân phối ,để đảy nhanh sản xuất hàng hoá.

Nhà nước cùng với các doanh nghiệp trong nước tốt chức các chương trình “ Thương hiệu nông sản”.Và các chưong trình xúc tiến thương mại nhằm giúp các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu nông sản.

Xây dựng kênh thông tin liên ngành, xác lập những trung tâm tư vấn hỗ trợ xây dựng thương hiệu nông sản cho các chủ thể sản xuất – kinh doanh nông sản hàng hoá. Đẩy mạnh các chương trình trao tặng danh hiệu nhãn hiệu, thương hiệu mạnh để kích thích niềm tự hào và ý thức xây dựng thương hiệu đối với các chủ thể kinh doanh nông sản.

KẾT LUẬN

Sản phẩm rau an toàn và nền sản xuất sản phẩm an toàn đang là mục tiêu tiến tới của nền nông nghiệp Việt Nam. Thương hiệu cho sản phẩm rau an toàn không còn là một khái niệm mới ở thành phố Hà Nội. Hiện tại ở Hà Nội đã có 22 cửa hàng và một số siêu thị bày bán rau sạch. Nhưng để sản phẩm rau sạch đến được với đông đảo công chúng, người tiêu dùng cũng như để thương hiệu tồn tại và phát triển cần có chiến lược đầu tư lâu dài.

Nhận thức được tầm quan trọng của xây dựng thương hiệu nông sản cũng như rau an toàn, trong quá trình thực tập em đã dành thời gian tìm hiểu về lĩnh vực này và lựa chọn viết đề tài chuyên đề tốt nghiệp. Mặc dù dành nhiều thời gian nghiên cứu, có vận dụng sự khảo sát điều tra thu thập số liệu và thông tin thực tế nhưng do phương pháp tiếp cận, kinh nghiệm thực tế còn hạn chế lên đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.

- Đề tài mới thực hiện ý tưởng tìm hiểu về một số lý luận chung nhất về thương hiệu nông sản, thương hiệu rau an toàn làm cơ sở tích luỹ kiến

Một phần của tài liệu Sản xuất và tiêu thụ rau an toàn quản lý tập trung gắn với thương hiệu mã vạch (Trang 93 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w