Các nghiên cứu nhiều năm về RAT cũng đã được triển khai và đem lại kết quả khá tốt. Hiện tại quy trình sản suất RAT chủ yếu vẫn khuyến cáo sử dụng tất cả các loại vật tư hữu cơ, vô cơ có nguồn gốc hóa học và sinh học sao cho lượng sử dụng vừa đủ, ít để lại dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nitrat và vi sinh vật gây bệnh trên rau và trong đất theo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn của Bộ nông nghiệp và PTNT.
Trang 1ẢN XUẤT RAU AN TOÀN BẰNG PHƯƠNG PHÁP HỮU CƠ
Rau an toàn (RAT) đang được cả xã hội quan tâm Các nghiên cứu nhiều năm về RAT
cũng đã được triển khai và đem
lại kết quả khá tốt Hiện tại quy
trình sản suất RAT chủ yếu vẫn
khuyến cáo sử dụng tất cả các
loại vật tư hữu cơ, vô cơ có nguồn gốc hóa học và sinh học sao cho lượng sử dụng vừa đủ, ít để lại dư lượng kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), nitrat và vi sinh vật gây bệnh trên rau và trong đất theo tiêu chuẩn sản xuất rau
an toàn của Bộ nông nghiệp và PTNT Biện pháp này về lý thuyết có thể hạn chế các chất tồn dư nêu trên nhưng trên thực tế rất khó kiểm soát do ý thức và trình độ thâm canh của người dân
I Áp dụng phương pháp canh tác hữu cơ có thể đảm bảo sản xuất rau an toàn và ổn định
Các yếu tố gây ô nhiễm trên rau xanh thường có trong
Trang 2phân bón và thuốc BVTV Đây là những vật tư kỹ thuật không thể thiếu trong canh tác rau Việc bón phân hữu cơ chưa hoai mục, sử dụng nhiều phân đạm hóa học và thuốc BVTV có độ độc cao là những nguyên nhân chủ yếu làm rau bị ô nhiễm
Từ lâu, các nhà khoa học đã thường xuyên khuyến cáo phải bón phân hữu cơ đã ủ hoai, không bón phân tươi, phân rác, sử dụng thuốc BVTV phải theo nguyên tắc “4 đúng”, đảm bảo thời gian cách ly và sử dụng các loại thuốc sinh học Tuy vậy trong thực tế việc áp dụng các khuyến cáo trên còn rất hạn chế, tình trạng rau bị ô nhiễm còn rất phổ biến
Lý do là trên thị trường chưa cung ứng đủ các sản phẩm phân hữu cơ đã chế biến, thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học còn quá ít, chưa đủ khả năng khống chế các loại sâu bệnh hại Khi nông dân còn phải sử dụng các loại phân hữu
cơ tự có, thuốc BVTV có nguồn gốc hóa học có độ độc cao, tồn dư lâu trong môi trường thì dù có khuyến cáo cũng
không mang lại kết quả như mong muốn Công tác kiểm tra
và quản lý hành chính dù có tăng cường cũng không thể kiểm soát được hết lượng rau không an toàn hàng ngày vẫn
Trang 3đi vào thị trường
Một giải pháp có thể sản xuất ra rau an toàn đồng thời cải thiện môi trường đất, nước trong vùng thân canh rau đó
là canh tác rau theo hướng hữu cơ
Phương pháp canh tác hữu cơ có thể hiểu là toàn bộ vật
tư phân bón, thuốc BVTV, các chế phẩm tăng trưởng… được sử dụng trong sản xuất rau đều có nguồn gốc hữu cơ, sinh học thân thiện với môi trường Các vật tư đầu vào của sản xuất được chọn lựa và kiểm soát đủ tiêu chuẩn của sản xuất hữu cơ (theo International Federation of Organic
Agriculture Movements –IFOAM, 2003) thì sản phẩm đầu
ra về cơ bản là an toàn Chỉ có thể canh tác rau bằng
phương pháp hữu cơ mới có thể đảm bảo có rau an toàn thực sự và ổn định
Các loại phân bón và chế phẩm theo tiêu chuẩn này sẽ thay thế các loại phân bón, chế phẩm hóa học và các phụ phẩm tự nhiên kém chất lượng
II Các chế phẩm sinh học hiện tại đủ đáp ứng yêu cầu sản xuất RAT bằng phương pháp canh tác hữu cơ
Thời gian gần đây, Bộ nông nghiệp và PTNT đã có chủ trương và nhiều biện pháp khuyến khích tạo điều kiện cho
Trang 4đăng ký vào danh mục nhiều loại chế phẩm sinh học phục
vụ sản xuất Hàng loạt phân bón hữu cơ vi sinh chất lượng cao với các nhãn hiệu uy tín đã ra đời như Đầu Trâu,
Komix, Humix…và nhiều chế phẩm khác
Về thuốc BVTV, nếu năm 2002 mới chỉ có vài hoạt chất
có nguồn gốc sinh học thì đến năm 2007 đã có vài chục hoạt chất với hàng trăm tên thương phẩm của nhiều công ty trong và ngoài nước đăng ký Trong thuốc trừ sâu, các chế phẩm từ vi khuẩn BT, virus NPV, nấm Beauveeria và chất Spinosad vẫn có hiệu lực rất cao với các sâu non bộ cánh vảy như sâu tơ, sâu xanh, sâu khoang, sâu đo Mấy năm gân đây tham gia vào mảng thuốc trừ sâu sinh học đáng chú
ý là các hoạt chất Abamectin, Emamectin điều chế từ dòng nấm Streptomyces vertimilis với các tên thương mại như Tập kỳ, Vertimec, Vibamec, Vinatox…
Các thuốc thảo mộc cũng đang được phát triển nhanh với các chế phẩn chiết xuất từ cây Neem (Aza, Neem bond, Vineem…), cây derris (Dibaroten, Vironone), cây khổ sâm (Đầu Trâu Jolie, Agrione…) Các chế phẩm trên có hiệu lực diệt sâu nhanh chóng không thua kém các thuốc hóa học, đặc biệt có hiệu lực với côn trùng chích hút như rầy
Trang 5rệp, bọ trĩ, ruồi đục lá và các loài nhện hại hiện rất phổ biến
và gây hại nghiêm trọng trên các cây rau họ cải ( họ thập tự) Nhiều người phải rải thuốc hóa học để trừ sâu non
trong đất tuy có hiệu quả cao nhưng lại gây ô nhiễm đất và không để lại dư lượng cao trên rau Công ty phân bón Bình Điền đang sản xuất thử nghiệm chế phẩm dạng bột từ rễ cây derris (cây thuốc cá) để rải xuống đất trừ sâu rất có hiệu quả, không gây ô nhiễm đất và để lại dư lượng trên rau
Các thuốc trừ vi sinh vật gây hại trên rau có nguồn gốc sinh học hiện cũng khá phổ biến trên thị trường Ngoài
những chất kháng sinh thực vật như Kasugamycin trừ vi khuẩn, Validamycin trừ nấm gây thối gốc, hiện cũng đã có nhiều chất mới được đăng ký sử dụng trừ nhiều loại bệnh phổ biến trên rau như Ningnamycin, các loại dầu thực vật Đáng chú ý là các chế phẩm từ nấm Trichoderma và hoạt chất Chitosan Nấm Trichoderma ủ với phân chuồng khi bón có tác dụng diệt các nấm đất như Rhiroctonia,
Fusarium, Sclerolium gây ra các bệnh thối rễ, thối gốc rất hiệu quả
Các chất Chitosan, Oligo-sacarit được điều chế từ vỏ
Trang 6tôm, cua và một số loại rong tảo biển khi phun hoặc tưới cho cây có cả 3 tác dụng là diệt vi sinh vật gây bệnh, tăng sức đề kháng và tăng sinh trưởng cho cây trồng, phòng trừ bệnh một cách cơ bản và toàn diện Với cơ chế tác động như trên, chất Chitosan có thể phòng trừ được nhiều loại bệnh do nấm, vi khuẩn, kể cả một số loại bệnh do virus gây
ra trên cà chua, dưa leo, dưa hấu, cà, ớt Thuốc trừ tuyến trùng hiện có chất Cytokinin (thuốc Sincocin), nấm
Paecilomyces lilacinus (thuốc Palina), chế phẩm bột rễ derris rải xuống đất cũng góp phần hạn chế tuyến trùng Tóm lại, các chế phẩm sinh học hiện tại đủ đáp ứng yêu cầu bổ sung dinh dưỡng và phòng trừ sâu bệnh cho các loại RAT ở nước ta