1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh Oudomxay (CHDCND LÀO)

105 301 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 0,9 MB

Nội dung

Tính cấp thiết của đề tài Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sự phát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới. Để đạt được mục tiêu mà Đảng và Nhà nước Lào nêu lên trong Đại hội Đảng lần thứ VIII là làm thế nào để đưa đất nước hoàn toàn thoát khỏi kém phát triển trong năm 2020, công tác quản lý ngân sách nhà nước cần được hết sức chú trọng. Quản lý NSNN cần được triển khai và phấn đấu hoàn thành đúng mục tiêu của kế hoạch và dự toán ngân sách kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội của Lào. Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộng đồng và nhà nước của từng cộng đồng. Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sự tồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại và phát triển của ngân sách nhà nước. Vì thế cần quản lý ngân sách nhà nước chặt chẽ từ việc lập dự toán đến chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước. Trong thời gian qua việc lập dự toán ở Oudomxay Lào còn mang tính chủ quan, việc lập dự án ngân sách mang tính thành tích chỉ để nhận được sự đồng ý từ Bộ quy hoạch và đầu tư, Bộ tài chính. Chi tiêu không phù hợp với nhu cầu thực tế và dự toán ngân sách không gắn liền với kế hoạch công tác, phân bổ vốn và sắp xếp con người, cũng như tình hình thực tế của từng đơn vị. Vì vậy, hiểu đúng đắn về công tác quản lý ngân sách là hết sức cần thiết để tăng cường quản lý ngân sách nhà nước trong việc thực hiện luật ngân sách. Nền kinh tế của Lào cũng như tỉnh Oudomxay trong thời gian qua chưa thực sự phát triển, ngân sách nhà nước và các công cụ tài chính chưa phát huy được vai trò là công cụ điều tiết của Nhà nước một cách hiệu quả. Vấn đề tồn đọng và kéo dài trong lĩnh vực chính sách thu-chi ngân sách vẫn chưa được giải quyết một cách đồng bộ nên đã hạn chế khả năng phát huy và vai trò của ngân sách trong thời kỳ mới. Quản lý ngân sách tại tỉnh Oudomxay chưa được thắt chặt, thu ngân sách chưa đạt mục tiêu và thế mạnh về tiềm năng kinh tế của tỉnh nên làm cho tỉnh Oudomxay rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách. Vì thế cần tăng cường công tác quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh, vận động nguồn thu vào ngân sách kịp thời. Bên cạnh đó, quản lý chi ngân sách cũng cần có sự hiệu quả hơn đúng theo kế hoạc đã đề ra và hạn chế chi ngoài kế hoạch mang tính lãng phí. Với những lý do trên em quyết định chọn đề tài: “ Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh Oudomxay (CHDCND LÀO)”, làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình.

Trang 3

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Ngân sách nhà nước (NSNN) đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với sựphát triển kinh tế của bất kỳ một quốc gia nào trên thế giới Để đạt được mục tiêu

mà Đảng và Nhà nước Lào nêu lên trong Đại hội

Đảng lần thứ VIII là làm thế nào để đưa đất nước hoàn toàn thoát khỏi kémphát triển trong năm 2020, công tác quản lý ngân sách nhà nước cần được hết sứcchú trọng Quản lý NSNN cần được triển khai và phấn đấu hoàn thành đúng mụctiêu của kế hoạch và dự toán ngân sách kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn pháttriển kinh tế- xã hội của Lào

Sự hình thành và phát triển của ngân sách nhà nước gắn liền với sự xuất hiện

và phát triển của kinh tế hàng hóa - tiền tệ trong các phương thức sản xuất của cộngđồng và nhà nước của từng cộng đồng Nói cách khác, sự ra đời của nhà nước, sựtồn tại của kinh tế hàng hóa - tiền tệ là những tiền đề cho sự phát sinh, tồn tại vàphát triển của ngân sách nhà nước Vì thế cần quản lý ngân sách nhà nước chặt chẽ

từ việc lập dự toán đến chấp hành dự toán ngân sách và quyết toán ngân sách nhànước Trong thời gian qua việc lập dự toán ở Oudomxay Lào còn mang tính chủquan, việc lập dự án ngân sách mang tính thành tích chỉ để nhận được sự đồng ý từ

Bộ quy hoạch và đầu tư, Bộ tài chính Chi tiêu không phù hợp với nhu cầu thực tế

và dự toán ngân sách không gắn liền với kế hoạch công tác, phân bổ vốn và sắp xếpcon người, cũng như tình hình thực tế của từng đơn vị Vì vậy, hiểu đúng đắn vềcông tác quản lý ngân sách là hết sức cần thiết để tăng cường quản lý ngân sách nhànước trong việc thực hiện luật ngân sách

Nền kinh tế của Lào cũng như tỉnh Oudomxay trong thời gian qua chưathực sự phát triển, ngân sách nhà nước và các công cụ tài chính chưa phát huyđược vai trò là công cụ điều tiết của Nhà nước một cách hiệu quả Vấn đề tồnđọng và kéo dài trong lĩnh vực chính sách thu-chi ngân sách vẫn chưa được giảiquyết một cách đồng bộ nên đã hạn chế khả năng phát huy và vai trò của ngânsách trong thời kỳ mới

Quản lý ngân sách tại tỉnh Oudomxay chưa được thắt chặt, thu ngân sáchchưa đạt mục tiêu và thế mạnh về tiềm năng kinh tế của tỉnh nên làm cho tỉnh

Trang 4

Oudomxay rơi vào tình trạng thâm hụt ngân sách Vì thế cần tăng cường công tácquản lý ngân sách nhà nước tại tỉnh, vận động nguồn thu vào ngân sách kịp thời.Bên cạnh đó, quản lý chi ngân sách cũng cần có sự hiệu quả hơn đúng theo kế hoạc

đã đề ra và hạn chế chi ngoài kế hoạch mang tính lãng phí

Với những lý do trên em quyết định chọn đề tài: “ Tăng cường quản lý

ngân sách Nhà nước tại tỉnh Oudomxay (CHDCND LÀO)”, làm đề tài luận văn

thạc sỹ của mình

2 Mục đích nghiên cứu.

- Nghiên cứu những lý luận cơ bản về ngân sách nhà nước và quản lý NSNN

- Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnhOudomxay

- Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý NSNN tại tỉnhOudomxay (Lào)

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động quản lý ngân sách nhà nước

- Luận văn chuyên sâu nghiên cứu về quản lý ngân sách tại tỉnh Oudomxay.Thời gian nghiên cứu 2007-2011

4 Phương pháp nghiên cứu.

Trong quá trình nghiên cứu, em vận dụng các phương pháp luận nghiên cứukhoa học như:

- Phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng

- Phương pháp thống kê và so sánh

- Phương pháp diễn dịch và quy nạp

- Phương pháp phân tích – tổng hợp

5 Bố cục luận văn.

Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn được chia thành 3 chương

Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác quản lý ngân sách nhà nước

Chương 2: Thực trạng của công tác quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnhOudomxay (Lào)

Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước tại tỉnhOudomxay (Lào)

Trang 5

Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu kinh tế cổ điển Ngân sách Nhà nước

là văn kiện tài chính, mô tả khoản thu chi của chính phủ, được thiết lập hàng năm Các Nhà nghiên cứu kinh tế hiện đại cũng đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau

về Ngân sách Nhà nước khác nhau Chẳng hạn:

+ Theo các nhà kinh tế phương Tây, NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhànước, là kế hoạch tài chính cơ bản của Nhà nước

+ Các nhà kinh tế Trung Quốc cho rằng, NSNN là kế hoạch thu, chi tài chínhhàng năm của Nhà nước được xét duyệt theo trình tự pháp luật quy định

+ Các nhà kinh tế Nga cũng cho rằng, NSNN là bảng liệt kê các khoản thu,chi bằng tiền trong một giai đoạn nhất định của Nhà nước

Chúng ta có thể thấy, quan điểm của các nhà kinh tế Nga và Trung Quốc khágần gũi với quan điểm của các nhà kinh tế cổ điển

Thuật ngữ Ngân sách nhà nước được sử dụng rộng rãi trong đời sống kinh tế,

xã hội ở mọi quốc gia, xong trong quan niệm về Ngân sách Nhà nước lại chưathống nhất Trên thực tế, người ta đã đưa ra nhiều định nghĩa về Ngân sách Nhànước không giống nhau tuỳ theo quan điểm của người định nghĩa thuộc trường pháinào hoặc tuỳ theo mục đích nghiên cứu khác nhau

NSNN là một phạm trù kinh tế khách quan, ra đời, tồn tại và phát triển trên

cơ sở sự ra đời, tồn tại và phát triển của Nhà nước Luật NSNN được Quốc hội nướcCộng hòa XHCN Việt nam khóa XI, kỳ họp thứ 2 thông qua ngày 16/12/2002 đãxác định: NSNN là toàn bộ các khoản thu, chi của Nhà nước đã được cơ quan nhànước có thẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảo thực

Trang 6

hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước NSNN có thể hiểu là một kế hoạch tàichính quốc gia bao gồm chủ yếu các khoản thu và chi của Nhà nước được mô tảdưới hình thức cân đối bằng giá trị tiền tệ Phần thu thể hiện các nguồn tài chínhđược huy động vào NSNN; phần chi thể hiện chính sách phân phối các nguồn tàichính đã huy động được để thực hiện mục tiêu KT-XH NSNN được lập và thựchiện cho một thời gian nhất định, thường là một năm và được Quốc hội phê chuẩnthông qua.

Theo luật Lào NSNN là dự toán thu-chi của Nhà nước được Quốc hội thôngqua hàng năm NSNN là trung tâm của hệ thống tài chính quốc dân, là công cụ quản

lý, điều tiết kinh tế vĩ mô để đảm bảo sự phát triển kinh tế - xã hội Ở Lào NSNNđược hiểu là dự toán các khoản thu và chi hàng năm của Chính phủ, trong đó đã sửdùng cách tìm nguồn thu tài chính do huy động vốn từ dân phải nộp cho NN và NN

sử dụng nguồn thu trên để thực hiện chức năng của mình theo quy định hiến pháp

vì vậy có thể nói: NSNN là nguồn tài chính tập trung quan trọng trong hệ thống tàichính quốc gia, là tiềm lực về mặt tài chính và sức mạnh về mặt vật chất ảnh hưởngđến nền kinh tế-xã hội của đất nước do Chính phủ là người điều hành sức mạnh vềvật chất

NSNN là quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước Quỹ này thể hiện lượng tiềnhuy động từ thu nhập quốc dân để đáp ứng cho các khoản chi tiêu của Nhà nước, cóhai mặt đó là: mặt tĩnh và mặt động Mặt tĩnh thể hiện các nguồn tài chính được tậptrung vào NSNN mà chúng ta có thể xác định được vào bất kỳ thời điểm nào Mặtđộng thể hiện các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị gắn liền với quỹ tiền tệtập trung vào NSNN và từ NSNN phân bổ các nguồn tài chính cho các ngành, cáclĩnh vực, các địa phương của nền kinh tế quốc dân

NSNN là một phạm trù kinh tế tài chính, được coi là một hệ thống quan hệkinh tế tồn tại khách quan Hệ thống các quan hệ kinh tế này được đặc trưng bởiquan hệ tiền tệ phát sinh trong quá trình phân phối các nguồn tài chính và bằng cácquan hệ kinh tế đó mà quỹ tiền tệ tập trung của nhà nước được tạo lập và sử dụng

Trang 7

1.1.1.2 Bản chất ngân sách nhà nước.

Về phương diện pháp lý Ngân sách Nhà nước là đạo luật dự trù các khoảnthu chi bằng tiền của Nhà nước trong thời gian nhất định, thường là một năm Vì làmột đạo luật nên nó phải tuân theo những nguyên tắc nhất định Do đó NSNN phảiđược quốc hội với tư cách là đại diện của toàn thể nhân dân quyết định trước khiđược chính phủ đem ra thi hành trên thực tế Đồng thời quốc hội còn là người giámsát chính phủ trong quá trình thi hành ngân sách và có quyền phê chuẩn bản quyếttoán hàng năm do chính phủ đệ trình khi năm ngân sách kết thúc

Về phương diện kinh tế: Ngân sách nhà nước thể hiện các mối quan hệ kinh

tế trong quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội để hình thànhnên quỹ tiền tệ tập trung của ngân sách

Về tính chất xã hội : Ngân sách nhà nước luôn luôn là công cụ kinh tế của Nhànước, nhằm phục vụ cho thực hịên chức năng và nhiệm vụ của Nhà nước Là công cụmang lại lợi ích chung cho cộng đồng Vì vậy nó có nhiệm vụ phân phối lại các nguồntài chính theo nguyên tắc không hoàn trả trực tiếp là chủ yếu Mục tiêu đem lại nhữngđiều kiện chung tốt nhất cho mọi thành phần xã hội

1.1.2 Vai trò ngân sách nhà nước

1.1.2.1 Khai thác huy động nguồn tài chính đảm bảo nhu cầu chi.

Đảm bảo hay duy trì sự tồn tại và hoạt động của bộ máy nhà nước NSNN đảmbảo tài chính cho bộ máy của nhà nước bằng cách khai thác, huy động các nguồn lựctài chính từ mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế, dưới các hình thức bắt buộc hay tựnguyện Trong đó, quan trọng nhất vẫn là nguồn thu từ thuế Việc khai thác, tập trungcác nguồn tài chính này phải được tính toán sao cho đảm bảo được sự cân đối giữa nhucầu của Nhà nước với doanh nghiệp và dân cư, giữa tiêu dùng và tiết kiệm…

Từ các nguồn tài chính tập trung được, Nhà nước tiến hành phân phối cácnguồn tài chính để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước theo tỷ lệ hợp lý nhằmvừa đảm bảo duy trì hoạt động và sức mạnh của bộ máy nhà nước, vừa đảm bảothực hiện chức năng kinh tế- xã hội của Nhà nước đối với các lĩnh vực khác nhaucủa nền kinh tế

Trang 8

- Kiểm tra, giám sát việc phân phối và sử dụng các nguồn tài chính từ NSNNđảm bảo việc phân phối và sử dụng được tiến hành hợp lý, tiết kiệm và có hiệu quả,đáp ứng các nhu cầu của quản lý nhà nước và phát triển kinh tế xã hội.

1.1.2.2 Quản lý điều tiết vĩ mô kinh tế.

Là công cụ thúc đẩy tăng trưởng, ổn định và điều chỉnh kinh tế vĩ mô củaNhà nước

Thông qua NSNN, Nhà nước định hướng đầu tư, điều chỉnh cơ cấu của nềnkinh tế theo các định hướng của Nhà nước cả về cơ cấu vùng, cơ cấu ngành

Thông qua chi NSNN, Nhà nước đầu tư cho kết cấu hạ tầng - lĩnh vực mà tưnhân sẽ không muốn tham gia hoặc không thể tham gia Nó tạo điều kiện thuận lợi chosản xuất kinh doanh phát triển, thức đẩy tăng trưởng kinh tế, nâng cao đời sống dân cư

Bằng nguồn chi NSNN hàng năm, tạo lập các quỹ dự trữ về hàng hóa và tàichính, trong trường hợp thị trường biến động, giá cả tăng quá cao hoặc xuống quáthấp, nhờ vào lực lượng dự trữ hàng hóa và tiền, Nhà nước có thể điều hòa cung cầuhàng hóa để ổn định giá cả, bảo vệ lợi ích người tiêu dùng và người sản xuất

Nhà nước cũng có thể chống lạm phát bằng việc cắt giảm chi NSNN, tăngthuế tiêu dùng, khống chế cầu, giảm thuế đầu tư để khuyến khích đầu tư mở rộngsản xuất kinh doanh, tăng cường cung Sử dụng các công cụ vay nợ như công trái,tín phiếu kho bạc… để hút bớt lượng tiền mặt trong lưu thông nhằm giảm sức ép vềgiá cả và bù đắp thâm hụt ngân sách

NSNN đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng xã hội và giảiquyết các vấn đề xã hội

Nền kinh tế thị trường với sức mạnh thần kỳ của nó cũng luôn chứa đựngnhững khuyết tật mà nó không thể tự sửa chữa, đặc biệt là về mặt xã hội như bấtbình đẳng về thu nhập, sự chênh lệch về mức sống, tệ nạn xã hội… Do đó, NSNNđóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện công bằng và giải quyết các vấn đề xã hội

Trong việc thực hiện công bằng, Nhà nước cố gắng tác động theo hai hướng:Giảm bớt thu nhập cao của một số đối tượng và nâng đỡ những người có thu nhậpthấp để rút ngắn khoảng cách chênh lệch thu nhập giữa các tầng lớp dân cư

Trang 9

+ Giảm bớt thu nhập cao: đánh thuế (lũy tiến) vào các đối tượng có thu nhậpcao, đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với thuế suất cao vào những hàng hóa mà người cóthu nhập cao tiêu dùng và tiêu dùng phần lớn Nâng đỡ các đối tượng có thu nhậpthấp: giảm thuế cho những hàng hóa thiết yếu, thực hiện trợ giá cho các mặt hàngthiết yếu như lương thực, điện, nước… và trợ cấp xã hội cho những người có thunhập thấp, hoàn cảnh khó khăn.

+ Trong việc giải quyết các vấn đề xã hội: Thông qua NSNN, tài trợ cho cácdịch vụ công cộng như giáo dục, y tế, văn hóa, tài trợ cho các chương trình việclàm, chính sách dân số, xóa đói giảm nghèo, phòng chống tệ nạn xã hội…

1.1.3 Cơ cấu ngân sách nhà nước

1.1.3.1 Thu ngân sách nhà nước

Thu ngân sách nhà nước NSNN là quá trình Nhà nước sử dụng quyền lực đểhuy động một bộ phận giá trị của cả xã hội hình thành quỹ ngân sách nhằm đáp ứngnhu cầu chi tiêu của Nhà nước

Thu NSNN bao gồm rất nhiều loại, ngoài các khoản thu chính từ thuế, phí, lệphí còn có các khoản thu từ các hoạt động kinh tế của Nhà nước; các khoản đónggóp của các tổ chức và các cá nhân; các khoản viện trợ; các khoản thu khác theoquy định của pháp luật

Để cung cấp thông tin một cách có hệ thống, công khai, minh bạch, đảm bảotrách nhiệm, đáp ứng nhu cầu quản lý của các đối tượng thì việc phân loại cáckhoản thu theo những tiêu thức nhất định là việc hết sức qua trọng Hiện nay, trongquản lý ngân sách thường dùng hai cách phân loại theo phạm vị phát sinh và theonội dung kinh tế

Căn cứ vào phạm vi phát sinh, các khoản thu ngân sách Nhà nước được chiathành: thu trong nước và thu ngoài nước

Thu trong nước là các khoản thu phát sinh tại Việt Nam Khoản thu này baogồm: thu từ các loại thuế (thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuếtiêu thụ đặc biệt…), thu từ các khoản thu lệ phí, phí, tiền thu hồi vốn ngân sách, thuhồi tiền cho vay (cả gốc và lãi); thu từ vốn góp cho Nhà nước, thu sự nghiệp, thutiền bán nhà và cho thuê đất thuộc sở hữu nhà nước…

Trang 10

Thu ngoài nước là các khoản thu phát sinh không tại Việt Nam, bao gồm: cáckhoản đóng góp tự nguyện, viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổchức quốc tế, các tổ chức khác, các cá nhân nước ngoài cho Chính phủ Viêt Nam.

Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước, thì các khoản vay nợtrong nước, ngoài nước như ban hành trái phiếu chính phủ, vay viện trợ phát triểnchính thức (ODA), trở thành nguồn bù đắp thâm hụt ngân sách và đầu tư phát triểnrất quan trọng

Căn cứ vào nội dung kinh tế, các khoản thu ngân sách nhà nước ở nước tabao gồm: Thuế, phí, lệ phí do các tổ chức, cá nhân nộp theo quy định của pháp luật,như: tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế, thu hồi tiền cho vay củaNhà nước (cả gốc và lãi), thu nhập từ góp vốn của Nhà nước vào các cơ sở kinhtế ; thu từ các hoạt động sự nghiệp: tiền sử dụng đất, thu từ hoa lợi công sản và đấtcông ích, tiền cho thuê đất, thuê mặt nước, thu từ bán và cho thuê tài sản thuộc sở hữunhà nước; các khoản đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoàinước; Các khoản viện trợ không hoàn lại của Chính phủ các nước, các tổ chức, cá nhânở nước ngoài cho Chính phủ Việt Nam, các cấp chính quyền và các cơ quan đơn vị nhànước; Thu từ quỹ dự trữ tài chính; thu kết dư ngân sách; các khoản thu khác theo quyđịnh của pháp luật, gồm: các khoản di sản của nhà nước được hưởng, các khoản phạt,tịch thu; Thu hồi dự trữ Nhà nước, thu chênh lệch giá, phụ thu, thu bổ sung từ ngânsách cấp trên, thu chuyển nguồn ngân sách năm trước chuyển sang

1.1.3.2 Chi ngân sách nhà nước

Chi NSNN là quá trình phân phối và sử dụng quỹ NSNN theo những nguyêntắc nhất định cho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước trong từng thời kỳ

Về thực chất, chi NSNN chính là việc cung cấp các phương tiện tài chínhcho việc thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước Cho nên, việc chi NSNN có nhữngđặc điểm sau:

Thứ nhất, chi NSNN luôn gắn với nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội mà Nhànước phải đảm nhận Mức độ và phạm vi chi tiêu NSNN phụ thuộc vào nhiệm vụcủa Nhà nước trong từng thời kỳ

Trang 11

Thứ hai, tính hiệu quả của các khoản chi NSNN được thể hiện ở tầm vĩ mô

và mang tính toàn diện cả về kinh tế, xã hội, chính trị và ngoại giao

Thứ ba, các khoản chi NSNN đều là các khoản cấp phát mang tính khônghoàn trả tực tiếp

Thứ tư, chi NSNN thường liên quan đến việc phát triển kinh tế, xã hội, tạoviệc làm mới, thu nhập, giá cả và lạm phát

Phân loại chỉ có vai trò quan trọng trong việc phục vụ quá trình hoạch địnhchính sách và phân bổ ngân sách giữa các lĩnh vực; đảm bảo trách nhiệm của cơquan nhà nước trong quản lý ngân sách Tùy thuộc vào các mục tiêu khác nhau màchi ngân sách có nhiều cách phân loại

Phân loại theo ngành kinh tế quốc dân Đây là cách phân loại dựa vào chứcnăng của Chính phủ đối với nền kinh tế xã hội thể hiện qua 20 ngành kinh tế quốcdân như: nông nghiệp- lâm nghiệp- thủy lợi; thủy sản; công nghiệp khai thác mỏ;công nghiệp chế biến; xây dựng; khách sạn, nhà hàng và du lịch; giao thông vận tải,kho bãi và thông tin liên lạc; tài chính tín dụng; khoa học và công nghệ; quản lý nhànước và an ninh quốc phòng; giáo dục và đào tạo; y tế và các hoạt động xã hội; hoạtđộng và văn hóa thể thao

Phân loại theo nội dung kinh tế của các khoản chi Căn cứ vào nội dung kinh

tế của các khoản chi và được chia thành chi thường xuyên, chi đầu tư cho phát triển

và chi khác

Chi thường xuyên là khoản chi có thời hạn tác động ngắn, thường dưới mộtnăm Nhìn chung đây là các khoản chi chủ yếu phục vụ cho chức năng quản lý nhànước và điều hành xã hội một cách thường xuyên của Nhà nước như: quốc phòng, anninh, sự nghiệp giáo dục, đào tạo, y tế, văn hóa thông tin, thể dục thể thao, khoa họccông nghệ, hoạt động của Đảng cộng sản Việt Nam

Chi đầu tư phát triển: là những khoản có thời hạn tác động dài, thường trênmột năm, hình thành nên những tài sản vật chất có khả năng tạo được nguồn thu,trực tiếp làm tăng cơ sở vật chất của đất nước Chi đầu tư phát triển bao gồm: chiđầu tư phát triển các công trình kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội; đầu tư hỗ trợ vốn

Trang 12

cho các doanh nghiệp nhà nước, góp vốn cổ phần, liên doanh vào các doanh nghiệpthuộc các lĩnh vực cần thiết có sự tham gia của Nhà nước; chi hỗ trợ tài chính; chiđầu tư phát triển trong các chương trình mục tiêu quốc gia, dự án nhà nước, chi bổsung dự trữ nhà nước; các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản chi khác: bao gồm những khoản chi còn lại không được xếp vàohai nhóm chi kể trên, bao gồm như: chi trả nợ gốc và lãi các khoản tiền do Chínhphủ vay, chi viện trợ; chi cho vay; chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính; chi bổ sung chongân sách nhà nước cấp dưới; chi chuyển nguồn cho ngân sách cấp năm trước chongân sách cấp năm sau

Phân loại theo tổ chức hành chính Phân loại theo tổ chức bộ máy hành chínhnhà nước là cần thiết để xác định rõ trách nhiệm quản lý chi tiêu công cộng chotừng ngành, cơ quan, đơn vị và cũng cần thiết cho quản lý thực hiện ngân sách hàngngày, ví dụ như: giao dịch thu chi quan kho bạc nhà nước Theo cách phân loại này,chi ngân sách được phân loại theo các Bộ, Cục, Sở, Ban hoặc các cơ quan hưởngthụ kinh phí ngân sách nhà nước theo cấp quản lý: trung ương, tỉnh, huyện hay xã

1.2 QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC.

1.2.1 Khai niệm quản lý ngân sách nhà nước.

Quản lý NS là sự cần thiết khách quan của kinh tế quốc gia, mà ngân sáchnguồn lực quan trọng trong nền kinh tế, Vì vậy, quản lý ngân sách là sự tác độngtrực tiếp của Nhà nước đối với hoạt động kinh tế bằng cách sử dụng các công cụquản lý của Nhà nước nhằm thực hiện các chức năng nhiệm vụ ngân sách đúng vàphù hợp với pháp luật, và thúc đẩy kinh tế phát triển, điều tiết quan hệ kinh tế giữNhà nước và các đối tượng có thu nhập: đơn vị sản xuất kinh doanh và các đốitượng sử dụng một phần của thu nhập đó: bộ máy nhà nước, giáo dục, y tế, văn hóa

xã hội băng các hình thức phù hợp và hiệu quả đối với phát triển kinh tế xã hội củanhà nước quản lý ngân sách nhà nước là sự tác động của nhà nước đối với các hoạtđộng thu - chi ngân sách nhằm tổ chức thực hiện đúng theo pháp luật, thúc đẩy kinh

tế phát triển, tạo cơ sở càng ngaỳ càng vững chắc và lâu dài, sử dụng ngân sách hiệuquả, tiết kiệm cùng với đó hạn chế thâm hụt ngân sách và tiến tới từng bước cân

Trang 13

bằng ngân sách Quản lý ngân sách nghĩa là quản lý tài sản của nhà nước thông quangười tổ chức thực hiện quản lý thực tế nhằm đạt được mục đích đã đặt ra, quản lýngân sách là sự cần thiết ở mọi chế độ quản lý hoặc đơn vị kinh doanh đều cần có

sự quản lý thu chi và quản lý quĩ tài chính đảm bảo việc chi tiền hiệu quả.Quản lýngân sách của mỗi nước có sự khác nhau tùy theo môi trường,chủ yếu là phân cấpquản lý ngân sách tại CHDCND Lào sự phan cấp trách nhiệm liên quan đến thu chingân sách được chia làm 3 cấp như sau: Cấp trung ương, Cấp Tỉnh , Cấp Huyệntrong đó qui mô ngân sách dưới sự quản lý khác nhau tùy theo chức năng, nhiệm

vụ, phạm vi thẩm quyền

1.2.2 Vai trò của quản lý ngân sách nhà nước.

Quản lý ngân sách nhà nước tránh thất thoát, tránh tham ô tham nhũng, sửdụng sai mục đích ngân sách nhà nước bằng những quy định về việc sử dụng NSNNở từng cấp quản lý nhà nước được thể hiện như sau:

- Ngân sách nhà nước bao gồm ngân sách trung ương và ngân sách các cấpchính quyền địa phương (ngân sách địa phương) Phân bổ ngân sách cấp trên chongân sách cấp dưới để bảo đảm công bằng, phát triển cân đối giữa các vùng, các địaphương Số bổ sung này là khoản thu của ngân sách cấp dưới

- Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước cấp trên uỷ quyền cho cơ quan quản

lý nhà nước cấp dưới thực hiện nhiệm vụ chi thuộc chức năng của mình, thì phảichuyển kinh phí từ ngân sách cấp trên cho cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ đó

- Thu ngân sách các cấp phải tuân theo quy định của từng cấp quản lý và chingân sách phải dựa vào các dự toán chi ngân sách được duyệt

- Có sự kiểm tra, thanh tra tình hình sử dụng ngân sách của cấp trên đối vớicấp dưới tránh tình trạng thanh ô, tham nhũng ngân sách

Quản lý NSNN có vai trò điều tiết nguồn thu - chi cho phù hợp: Số bổ sung

từ ngân sách cấp trên cho ngân sách cấp dưới để cân đối thu, chi ngân sách, bảođảm thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội được giao, được xác định trên cơ sở tínhtoán các nguồn thu, nhiệm vụ chi NSNN theo các tiêu thức: dân số, điều kiện tựnhiên, điều kiện kinh tế-xã hội của từng vùng, chú ý tới vùng sâu, vùng xa, vùng

Trang 14

căn cứ cách mạng, vùng dân tộc thiểu số và các vùng có khó khăn Số bổ sung nàyđược ổn định từ 3 đến 5 năm Hàng năm, trong trường hợp có trượt giá, căn cứ vào

số bổ sung đã được Uỷ ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chính phủ quyết địnhmức điều chỉnh tăng một phần tỷ lệ trượt giá trong việc tính bổ sung cho ngân sáchcấp dưới

1.2.3 Nguyên tắc quản lý ngân sách nhà nước.

Quản lý NSNN được thực hiện theo các nguyên tắc cơ bản sau:

- Nguyên tắc đầy đủ, trọn vẹn: Nguyên tắc quản lý ngân sách quan trọng nhất

đó là quản lý phải đầy đủ, toàn diện và trọn vẹn Mọi khoản thu, mọi khoản chi phảiđược ghi đầy đủ vào kế hoạch ngân sách nhà nước Chỉ có kế hoạch ngân sách đầy

đủ trọn vẹn mới phản ánh đúng mục đích chính sách và tính công minh của cáckhoản thu, chi; mọi khoản thu chi ngân sách phải được vào sổ sách kế toàn và đượcquyết toán rành mạch Cũng theo nguyên tắc này, mọi khoản chi chỉ có hiệu lực thihành khi có trong dự toán được cấp có thẩm quyền phê chuẩn và phải chi đúng mụcđích Những khoản chi ngoài hoặc vượt dự toán phải được xử lư theo đúng quy địnhcủa pháp luật

Nguyên tắc này nghiêm cấm các cấp, các tổ chức nhà nước lập và sử dụngquỹ đen Điều này có nghĩa rằng, mọi khoản thu chi ngân sách nhà nước đều phảiđưa vào kế hoạch ngân sách để Quốc hội phê chuẩn

- Nguyên tắc thống nhất: Theo nguyên tắc này, mọi khoản thu, chi của mộtcấp hành chính đưa vào một kế hoạch ngân sách thống nhất Thống nhất quản lýchính là việc tuân thủ một khuân khổ chung từ việc hình thành, sử dụng, thanh tra,kiểm tra, thanh quyết toán, xử lý các vấn đề vướng mắc trong quá trình triển khaithực hiện Thực hiện nguyên tắc quản lý này sẽ đảm bảo tính bình đẳng, công bằng,đảm bảo có hiệu quả, hạn chế những tiêu cực và những rủi ro, nhất là những rủi ro,nhất là những rủi ro có tính chất chủ quan khi quyết định các khoản chi tiêu

- Nguyên tắc dân chủ: Một chính sách tốt là một ngân sách phản ảnh lợi íchcủa các tầng lớp, các bộ phận, các cộng đồng người trong các chính sách, hoạt độngthu chi ngân sách Sự tham gia của xã hội, công chúng được thực hiện trong suốt

Trang 15

chu trình ngân sách, từ lập dự toán, chấp hành đến quyết toán ngân sách, thể hiệnnguyên tắc dân chủ trong quản lý ngân sách Sự tham gia của người dân sẽ làm chongân sách minh bạch hơn, các thông tin ngân sách trung thực, chính xác hơn.

Tuy nhiên, thực hiện dân chủ, tăng cường sự tham gia hoạt động của ngườidân trong quản lý ngân sách đôi khi làm cho quản lý ngân sách trở lên khó khăn.Các nhà lãnh đạo sẽ phải đối mặt với các ý kiến, các luồng quan điểm khác nhaucủa người dân, đôi khi là những hành động mang tính lợi dụng, chống đối

- Nguyên tắc cân đối ngân sách: Kế hoạch ngân sách được lập và thu, chingân sách phải cân đối Mọi khoản chi phải có nguồn thu bù đắp

- Nguyên tắc công khai, minh bạch: ngân sách là một chương trình, là tấmgương phản ánh các hoạt động của chính phủ bằng các số liệu Thực hiện công khai,minh bạch trong quản lý sẽ tạo điều kiện cho cộng đồng có thể giám sát, kiểm soátcác quyết định thu chi tài chính, hạn chế những thất thoát và đảm bảo tính hiệu quả.Nguyên tắc công khai, minh bạch được thực hiện trong suốt chu trình ngân sách

- Nguyên tắc quy trách nhiệm: Nhà nước là cơ quan công quyền, sử dụng cácnguồn lực của nhân dân thực hiện các mục tiêu đề ra Đây là nguyên tắc yêu cầu vềtrách nhiệm của các đơn vị cá nhân trong quá trình quản lý ngân sách, bao gồm:

+ Quy trách nhiệm giải trình về các hoạt động ngân sách; chịu trách nhiệm

về các quyết định về ngân sách của mình

+ Trách nhiệm đối với cơ quan quản lý cấp trê và trách nhiệm đối với côngchúng, đối với xã hội

Quy trách nhiệm yêu cầu phân định rõ ràng quyền hạn và trách nhiệm củatừng cá nhân, đơn vị, chính quyền các cấp trong thực hiện ngân sách Nhà nước theochất lượng công việc đạt được

1.2.4 Nội dung quản lý ngân sách nhà nước.

1.2.4.1 Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước.

a Khái niệm.

Phân cấp quản lý NSNN là quá trình Nhà nước trung ương phân giao nhiệm

vụ, quyền hạn, trách nhiệm nhất định cho chính quyền địa phương trong hoạt độngquản lý NSNN

Trang 16

Tổ chức thực hiện theo luật NSNN phần IV mục 1, điều 35: đã quy định‘phân cấp trách nhiệm NSNN là phân quyền quản lý, chỉ đạo và quyết định về tàichính, thu-chi NSNN giữa trung ương và địa phương’ phân phối thu-chi giữa trungương và địa phương là thực hiện trên cơ sở quy định trách nhiệm về mặt chi để quyđịnh nguồn thu, phân cấp quản lý NSNN là tăng trách nhiệm của chính quyền cáccấp về việc sử dụng NS của NN vào tổ chức hoạt động của bộ máy Nhà nước, phâncấp quản lý NSNN cần tiến hành đi cùng với phân cấp quản lý kinh tế và quản lýhành chính, thực hiện nguyên tắc này trở thành điều kiện thuận lợi cho mối quan hệcác cấp quản lý khác để chỉ ra mức độ, cấp và quy định rõ nguồn thu-chi NSNNmột cách chính xác

Phân cấp quản lý ngân sách giải quyết mối quan hệ giữa chính quyền Nhànước trung ương và chính quyền địa phương trong việc xử lý các vấn đề liên quanđến hoạt động của NSNN trong 3 nội dung sau: quan hệ về mặt chế độ chính sách;quan hệ vật chất về nguồn thu và nhiệm vụ chi; quan hệ về mặt quản lý chu trìnhngân sách

b Nội dung phân cấp quản lý NSNN.

Quan hệ giữa các cấp chính quyền về chế độ chính sách về cơ bản, Nhà nướctrung ương vẫn giữ vai trò quyết định các loại như thuế, phí, lệ phí, vay nợ và cácchế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu thực hiện thống nhất trong cả nước

Quản lý NSNN cấp trung ương có chức năng và nhiệm vụ như sau:

Thứ nhất: Lập kế hoạch chiến lược, chính sách tài chính trung hạn và dài hạncủa ngành tài chính quốc gia

Thứ hai: Xây dự luật, văn bản pháp luật khác trong lĩnh vực tài chính, NSNNnhư: quy định chia NSNN, quy định chi tiêu NSNN để đề nghị lên Chính phủ xem xét

Thứ ba: Lập kế hoạch NSNN hàng năm sau đó đề nghị Chính phủ xem xétThứ tư: Phổ biến luật và văn bản khác về tài chính-NSNN theo chức năng vàvai trò của mình

Thứ năm: Chỉ đạo, theo dõi, kiểm tra tổ chức thực hiện chi theo kế hoạchhàng năm, theo quy định của pháp luật

Trang 17

Thứ sáu: Chủ động phối hợp với các tổ chức khác liên quan thành lập cácquy định chia thu và chi NSNN, ra quy định kê toán mục lục NSNN để quản lý,quyết toán NSNN và công khai NSNN , đề nghị Chính phủ xem xét thông qua

Thứ bảy: Tổng hợp kế hoạch NSNN, đánh giá tổ chức thực hiện và báo cáotổng kết NSNN hàng năm

Thứ tám: Chủ động liên hệ, hợp tác với các tổ chức tài chính nước ngoài, tổchức tài chính quốc tế, tổ chức khác liên quan đến công tác tài chính, lập dư thảohợp động cho vay, viện trợ không hoàn lại của nước ngoài và học viện tài chínhquốc tế để đề nghị Chính phủ xem xét

Thứ chín: Quản lý tiền vốn vay, tiền viện trợ không hoàn lại và thanh toán nợcủa Chính phủ theo quy định trong hợp đồng

Mười: Trách nghiệm trước Chính phủ trong việc quản lý, kiểm tra tổ chứcthực hiện NSNN trong phạm vi cả nước, kiểm tra các đơn vị doanh nghiệp, kinhdoanh gồm cả NN và tư nhân, đơn vị NSNN, quỹ NN, cơ quan đơn vị sự nghiệptrong các cấp thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách NN

Mười một: Quản lý quỹ NSNN, quỹ dự trữ quốc gia, quỹ NN, tài sản, nợ vàvật chất có giá trị của NN

Mười hai: Chỉ đạo công tác chuyên môn, quản lý và đào tạo nhân lực, bổnhiệm, luân chuyển, miễn nhiệm, thực hiện chính sách hoặc kỷ luật với cán bộ cáccấp, có khả năng cung ứng NSNN và đóng góp phương tiện, thiết bị quản lý khác

Quản lý NSNN cấp địa phương.

Thứ nhất: Nghiên cứu và góp ý kiến cho dự luật, văn bản khác trong lĩnh vựctài chính-NSNN

Thứ hai: Chủ động lập, tổng hợp, phân bổ kế hoạch NSNN, chỉ đạo tổ chứcthực hiện và tổng kết NSNN dưới trách nghiệm của mình để báo cáo cấp trungương theo thời gian quy định

Thứ ba: Tổ chức thực hiện thu NS phải đảm bảo sự đúng đắn, đầy đủ theoquy định của pháp luật và thực hiện chi theo kế hoạch NSNN hàng năm

Trang 18

Thứ tư: Chỉ đạo, quản lý, theo rõi và kiểm tra thực hiện nhiêm vụ của cán bộthuộc quản lý của địa phương trong lĩnh vực phụ trách

Thứ năm: Phổ biến luật và các văn bản một cách rộng rãi

Thứ sáu: Đề nghị , báo cáo cấp trung ương để khen thưởng đối với người cóthành tích và thực hiện kỷ luật đối với ai vi phạm quy định của pháp luật quản lýNSNN cấp huyện, thị trấn có trách nghiệm quản lý như sau:

- Nghiên cứu và góp ý kiến cho dự luật, văn bản khác trong lĩnh vực quản lýNSNN

- Chủ động lập, tổng hợp, chia kế hoạch NSNN, chỉ đạo tổ chức và tổng kếtNSNN trong lĩnh vực địa bàn của mình, để đề nghị tỉnh, thủ đô theo thời gian quy định

- Trong việc quản lý thu-chi phải theo kế hoạch NSNN hàng năm, phải thựchiện thu đầy đủ, đúng theo quy định của pháp luật và thực hiện chi NSNN theo kếhoạch NSNN đã có quy định trong năm tài khóa

- Tổ chức thực hiện đúng luật , nghiêm túc và theo kế hoạch NSNN hàngnăm trong việc thu mua đồ đạc, thuê và điều hành bằng việc sử dụng NSNN hàngnăm của NN

- Giữ xổ sách và ghi chép đúng theo quy định về kế toán, theo khoản mụccủa NSNN

- Phối hợp với kho bạc Nhà nước so sánh số liệu thực hiện thu chi NSNN vàtổng kết báo cáo tổ chức thực hiện NS đầy đủ và kịp thời

1.2.4.2 Chu trình quản lý NSNN

Chu trình ngân sách nhà nước có ba khâu nối tiếp nhau là: lập ngân sách, chấphành ngân sách và quyết toán ngân sách nhà nước Trong một năm ngân sách, đồngthời có cả ba khâu: chấp hành ngân sách của chu trình hiện tại, quyết toán ngân sáchcủa chu trình trước và lập ngân sách của chu trình sau:

a Lập dự toán ngân sách nhà nước.

Hình thành ngân sách là quá trình bao gồm các công việc lập ngân sách, phêchuẩn ngân sách và thông báo ngân sách

Trang 19

Trong chu trình ngân sách, lập ngân sách là công việc khởi đầu có ý nghĩaquyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý ngân sách Lập Ngân sáchthực chất là dự toán các khoản thu – chi đúng đắn, có cơ sở khoa học, cơ sở thựctiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội nói chung

và thực hiện ngân sách nói riêng.Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của kế hoạchngân sách, trong thực tiễn, khi lập ngân sách phải đáp ứng các yêu cầu nhất định vàdựa vào những căn cứ nhất định với những phương pháp và trình tự có tính khoahọc và thực tiễn

− Yêu cầu lập NSNN:

+ Bảo đảm việc xây dựng dự toán thu chi NSNN dựa trên hệ thống chế độ,chính sách và tiêu chuẩn định mức đúng đắn, phù hợp với thực tiễn kinh tế, xã hộiđang vận động

+ Bảo đảm việc xây dựng dự toán thu chi ngân sách tiến hành đúng với trình

tự và thời gian quy định

+ Bảo đảm mối quan hệ đúng đắn giữa kế hoạch hiện vật và kế hoạch giá trịthông qua việc thiết lập dự toán thu chi của NSNN trong bối cảnh cung cầu, giá cả

có sự biến động

- Căn cứ lập NSNN: Thực chất dự toán ngân sách là sự phản ánh nhu cầu

động viên, phân phối và sử dụng nguồn vốn NSNN nhằm đáp ứng một cách tíchcực các dự án phát triển kinh tế - xã hội và nhu cầu chi tiêu của bộ máy nhà nước

Vì vậy, để dự toán ngân sách biến thành hiện thực, khi lập dự toán phải dựa vàonhững căn cứ sau đây:

+ Lập dự toán ngân sách trước hết phải dựa vào phương hướng, chủ trương,nhiệm vụ phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh quốc phòng của Đảng và Nhànước Dựa vào căn cứ này, đảm bảo cho việc lập dự toán NSNN xác định được mụctiêu và nhiệm vụ cần động viên khai thác nguồn thu của ngân sách cũng như việcphân phối và sử dụng quỹ ngân sách có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo được yêucầu tiết kiệm và hiệu quả

Trang 20

+ Lập dự toán ngân sách còn phải dựa vào các chỉ tiêu của kế hoạch phát triểnkinh tế, xã hội của Nhà nước trong niên độ kế hoạch.

+ Lập dự toán ngân sách phải dựa vào hệ thống các chính sách, chế độ, tiêuchuẩn, định mức thu – chi của NSNN Đây là căn cứ cụ thể đảm bảo việc lập dựtoán có cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý

+ Ngoài ra, việc lập dự toán NSNN phải căn cứ vào kết quả phân tích thựchiện dự toán Ngân sách trong thời gian qua Đây là căn cứ quan trọng bổ sungnhững kinh nghiệm cần thiết cho việc lập dự toán trong kỳ kế hoạch

Phương pháp dự toán ngân sách:

- Dưới sự chỉ đạo của thủ tướng, Bổ trưởng tài chính chuẩn bị dư thảo dựtoán ngân sách, để trình lên hội nghị của chính phủ xem xét thông qua phươnghướng và phạm vi ngân sách

- Trong tháng 5 hằng năm, Bộ trưởng tài chính phối hợp với các cơ quan liênquan chuẩn bị dự thảo dự toán ngân sách bằng cách xã định tổng số thu chi cânbằng ngân sách và trình lên chính phủ xem xét

- Chính phủ xem xét dự thảo dự toán ngân sách của Ngân sách nhà nước, sau

đó ra chỉ thị hướng dẫn và qui định mức tiền cho mục đich sử dụng lớn theo bộ, sở

để chuẩn bị ngân sách của mình Sau đó Bộ tài chính ra thông cáo hướng dẫn cụ thể

về nghiệp vụ cho các bộ, cơ quan ngang bô và cơ quan có đơn vị ngân sách cónhiệm vụ lập dự toán thu chi ngân sách riêng Bắt đầu từ cơ sở theo chỉ thị hướngdẫn cử chính phủ Và thông báo hướng dẫn củ bộ tài chính và sau đó gửi lại bộ tàichính lập dự toán ngân sách phải quy định rõ các tỉnh, thành phố

- Trong tháng 7 hàng năm, Bộ tài chính tập hợp dự thảo dự toán ngân sách

từ các bộ, cơ quan ngang bộ và các đơn vị ngân sách, sau khi đã nghiến cứu xem xét

và thảo luận với bộ và cơ quan liên quan nhằm đảm bảo chính sách kinh tế của nhànước như kế hoạch phát triển kinh tế xã hội đã đề ra và các mục tiêu cân bằng nềnkinh tế vĩ mô , Bộ trưởng bộ tài chính điều chỉnh lại dự thảo kế hoạch đã nhận được

và đề nghị chính phủ xem xét dư toán ngân sách nhà nước mà nhà nước đã thôngqua cần phải trình lên quốc hội ít nhất là 30 ngày trước khai hội nghị quốc hội đểxem xét thông qua

b Chấp hành Ngân sách nhà nước.

Trang 21

Sau khi ngân sách được phê chuẩn và năm ngân sách bắt đầu, việc thực hiênngân sách được triển khai Nội dung của quá trình này là tổ chức thu NSNN và bốtrí cấp kinh phí của NSNN cho các nhu cầu đã được phê chuẩn Việc chấp hànhNSNN thuộc về tất cả pháp nhân và thể nhân dưới dự điều hành của Chính phủ,trong đó Bộ Tài Chính có vị trí quan trọng.

* Tổ chức chấp hành dự toán thu:

Mục tiêu của chấp hành dự toán thu là trên cơ sở không ngừng bồi dưỡngphát triển nguồn thu, tìm mọi biện pháp động viên khai thác, đảm bảo tỷ lệ độngviên chung mà Quốc hội đã được phê chuẩn, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhànước đã được hoạch định trong dự toán chi

- Để đạt được mục tiêu đó, việc tổ chức chấp hành dự toán thu phải thực hiệnđồng bộ các biện pháp sau đây:

+ Xác lập, hoàn thiện hệ thống chính sách, chế độ động viên thích hợp, vừađảm bảo khuyến khích hoạt động sản xuất kinh doanh, vừa đảm bảo mức động viêncủa Nhà nước

+ Nâng cao công tác tuyên truyền chính sách, chế độ thu làm cho mọi thànhviên thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thực hiện nghĩa vụ đối với NSNN

+ Kiện toàn tổ chức bộ máy theo nguyên tắc thống nhất, nâng cao hiệu lựccủa bộ máy, đảm bảo gọn nhẹ, hiệu quả cao

+ Đổi mới và hoàn thiện công tác quản lý thu từ khâu lập kế hoạch, giao kếhoạch thu đến khâu tổ chức công tác đôn đốc thu nộp, công tác kế hoạch kế toán thu

+ Tăng cường công tác bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ của cán bộ quản lýthu; đồng thời xử lý các mối quan hệ giữa các cơ quan chức năng liên quan đến

Trang 22

công tác thu nộp của NSNN.

∗ Tổ chức chấp hành dự toán chi:

Mục đích của việc chấp hành dự toán chi là đảm bảo đầy đủ, kịp thời nguồnkinh phí của ngân sách cho hoạt động của bộ máy nhà nước và thực hiện cácchương trình kinh tế - xã hội đã được hoạch định trong năm kế hoạch Thực chấtcủa việc chấp hành dự toán chi là tổ chức việc cấp phát kinh phí sao cho tiết kiệm

và đạt hiệu quả cao

Để đạt được mục đích đó, trong việc chấp hành dự toán chi cần phải thựchiện các yêu cầu và nội dung cơ bản sau đây:

Thực hiện cấp, phát kinh phí trên cơ sở hệ thống các định mức, tiêu chuẩn.Nhằm đạt được yêu cầu này, cần rà soát bổ sung những định mức mới, xóa bỏnhững định mức lạc hậu, đảm bảo cho hệ thống định mức, tiêu chuẩn có tính khoahọc, tính thực tiễn cao

Bảo đảm việc cấp phát kinh phí theo kế hoạch được duyệt Do đó, cần phảiquy định lại chế độ lập và duyệt kế hoạch cấp phát hàng quý vừa đơn giản, vừakhoa học đảm bảo cấp phát theo kế hoạch với thứ tự ưu tiên được quy định bằngpháp luật Đồng thời phải thực hiện nghiêm ngặt khoản dự trữ kinh phí để xử lý khi

có nhu cầu đột xuất hoặc mất cân đối giữa thu chi trong quá trình chấp hành

Triệt để thực hiện nguyên tắc thanh toán trực tiếp, nghĩa là, mọi khoản kinhphí cho trả từ ngân sách phải do Kho bạc trực tiếp thanh toán Nguyên tắc này phảiđược áp dụng cả trong lĩnh vực xây dựng cơ bản có sử dụng vốn của NSNN

Đổi mới phương thức cấp phát vốn của ngân sách nhà nước theo hướngnhanh, gọn, dễ kiểm tra

Đổi mới cơ chế cấp phát theo hướng giảm các kênh cấp phát, tập trung vàomột ít đầu mối Đặc biệt là cải tiến cơ chế cấp phát vốn xây dựng cơ bản nhằm đảmbảo gọn nhẹ, dễ kiểm tra, nâng cao trách nhiệm của các đơn vị làm nhiệm vụ vấpphát và đơn vị sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản

c Quyết toán ngân sách nhà nước

Quyết toán ngân sách nhà nước là khâu cuối cùng trong chu trình quản lí

Trang 23

NSNN Thông qua quyết toán NSNN có thể cho ta thấy bức tranh toàn cảnh về hoạtđộng kinh tế - xã hội của Nhà nước trong thời gian qua, hình dung được hoạt độngNSNN với tư cách là công cụ quản lí vĩ mô của Nhà nước Từ đó rút ra những kinhnghiệp cần thiết trong việc điều hành NSNN Do đó, yêu cầu của quyết toán NSNNlàm đảm bảo tính chính xác, trung thực và kịp thời.

Để đáp ứng được các yêu cầu đó, cần tập trung cải tiến, hoàn thiện các côngviệc sau đây:

- Soát xét toàn bộ chế độ hiện hành về kế toán và quyết toán ngân sách, đảmbảo cho quyết toán nhanh gọn, chính xác, trung thực

- Đổi mới quá trình lập, báo cáo, phê chuẩn quyết toán và tổng quyết toánNSNN theo hướng tăng cường trách nhiệm của các đơn vị, cơ quan, địa phươngnâng cao vai trò của cơ quan tài chính, Chính phủ và quyền lực của Quốc hội Thựchiện việc quyết toán từ cơ sở lên Gắn chặt giữa cơ quan chuẩn chi, cơ quan cấpphát, cơ quan quản lí trong quá trình thực hiện và tổng quyết toán NSNN, đảm bảocho số quyết toán là số thực thu, thực chi theo đúng mục lục NSNN

- Nâng cao vai trò của Quốc hội trong việc xem xét, phê chuẩn quyết toán vàtổng quyết toán NSNN

- Để có một chu trình ngân sách hợp lí, phản ánh đầy đủ quá trình hoạt độngcủa NSNN cần phải coi trọng và không ngừng cải tiến các khâu trong chu trình đónhằm làm cho hoạt động của NSNN ngày càng lành mạnh

1.2.4.3 Thanh tra, kiểm tra.

Nguồn lực của ngân sách nhà nước là nguồn lực do nhân dân đóng góp vìcác mục đích chung của cả cộng đồng Bởi vậy, rất cần thực công tác kiểm tra,thanh tra, kiểm toán để ngân sách được sử dụng theo đúng mục đích đề ra Quátrình này có nhiều cơ quan tham gia nhưng chịu trách nhiệm là thủ trưởng các đơn

vị dự toán UBND tỉnh chịu trách nhiệm kiểm tra việc chấp hành các chế độ thu, chi

và quản lý ngân sách, quản lý tài sản nhà của các cấp chính quyền huyện và các đơn

vị trực thuộc Đồng thời UBND huyện cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn các xã, cácđơn vị này thực hiện việc kiểm tra thường xuyên, định kỳ đối với các đơn vị, cá

Trang 24

nhân có nghĩa vụ nộp ngân sách và đơn vị sử dụng ngân sách các cấp.

Kiểm toán nhà nước tiến hành kiểm tra và đánh giá các thông tin liên quantới quá trình quản lý và sử dụng vốn của NSNN tại các cơ quan nhà nước, tổ chức

xã hội và các doanh nghiệp có sử dụng vốn của NSNN Quan hệ giữa cơ quan kiểmtoán nhà nước và đơn vị phải kiểm toán là quan hệ bắt buộc theo luật định Cơ quankiểm toán nhà nước xác nhận, đánh giá và nhận xét các tài liệu, số liệu kế toán, báocáo kế toán đã được kiểm toán và chịu trách nhiệm về các nội dung đó Theo quyđịnh của luật ngân sách thì Kiểm toán Nhà nước có nhiệm vụ xác định tính đúngđắn, hợp pháp của báo cáo quyết toán ngân sách các cấp và đơn vị dự toán Kết quảkiểm toán này được báo cáo Chính phủ, Quốc hội và được thực hiện trước quốc hội,HĐN phê duyệt quyết toán

1.2.5 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý NSNN.

Quản lý NSNN là hoạt động quản lý nhà nước trên lĩnh vực tài chính ngânsách Quá trình quản lý ngân sách thường bị chi phối bởi các nhân tố sau:

Thứ nhất, nhân tố về thể chế tài chính.Thể chế tài chính quy định phạm vi,

đối tượng thu, chi của các cấp chính quyền; quy định, chế định việc phân công,phân cấp nhiệm vụ chi, quản lý chi của các cấp chính quyền; quy định quy trình,nội dung lập, chấp hành và quyết toán ngân sách.Quy định chức năng, nhiệmvụ,thẩm quyền của cơ quan nhà nước trong quá trình quản lý thu,chi ngân sách, sửdụng quỹ ngân sách Thể chế tài chính quy định, chế định những nguyên tắc, chế

độ, định mức chi tiêu Do vậy, nói đến nhân tố ảnh hưởng đến quản lý thu, chi ngânsách trước hết phải nói đến thể chế tài chính Vì nó chính là những văn bản của Nhànước có tính quy phạm pháp luật chi phối mọi quá trình hoạt động của các cơ quannhà nước trong quá trình quản lý thu, chi ngân sách Thực tế cho thấy nhân tố về thểchế tài chính có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả quản lý thu chi ngân sách trên mộtlãnh thổ địa bàn nhất định, do vậy đòi hỏi phải ban hành những thể chế tài chínhđúng đắn phù hợp mới tạo điều kiện cho công tác nói trên đạt được hiệu quả

Thứ hai, nhân tố về bộ máy và cán bộ quản lý NSNN Khi nói đến cơ cấu tổ

chức một bộ máy quản lý thu, chi ngân sách người ta thường đề cập đến quy mô

Trang 25

nhân sự của nó và trong sự thiết lập ấy chính là cơ cấu tổ chức bộ máy và cán bộquản lý thu,chi ngân sách và các mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới, giữa các bộphận trong quá trình thực hiện chức năng này Hay nói cách khác, điều quan trọnghơn cả là phải thiết lập cụ thể rõ ràng, thông suốt các “mối quan hệ ngang” và các

“mối quan hệ dọc” Sự thiết lập ấy được biểu hiện thông qua qui định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn giữa các cấp, các bộ phận trong tổ chức bộ máy và cán bộquản lý thu chi ngân sách Quy định chức năng nhiệm vụ của bộ máy và cán bộquản lý thu, chi theo chức năng trách nhiệm quyền hạn giữa bộ phận này với bộphận khác, giữa cấp trên với cấp dưới trong quá trình phân công phân cấp quản lý

đó Nếu việc quy định chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền cấp thànhphố không rõ ràng, cụ thể thì dễ xảy ra tình trạng hoặc thiếu trách nhiệm, hoặc lạmquyền trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý thu, chi ngân sách Nếu bộ máy vàcán bộ năng lực trình độ thấp thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý thu, chi ngânsách Do đó tổ chức bộ máy và cán bộ là nhân tố rất quan trọng trong quá trình tổchức quản lý thu, chi ngân sách

Thứ ba, nhân tố về trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập.Việc quản lý

thu,chi ngân sách luôn chịu ảnh hưởng của nhân tố về trình độ phát triển kinh tế vàmức thu nhập của người dân trên địa bàn.Khi trình độ kinh tế phát triển và mức thunhập bình quân của người dân tăng lên, không chỉ tạo điều kiện thuận lợi cho việchuy động nguồn ngân sách và sử dụng có hiệu quả, mà nó còn đòi hỏi các chínhsách, chế độ, định mức kinh tế - tài chính, mức chi tiêu ngân sách phải thay đổi phùhợp với sự phát triển kinh tế và mức thu nhập, mức sống của người dân Do đó, ởnước ta cũng như các nước trên thế giới, người ta luôn quan tâm chú trọng đến nhân

tố này, trong qúa trình quản lý hoạch định của chính sách thu chi NSNN

Thực tế cho thấy, khi trình độ phát triển kinh tế và mức thu nhập bình quân trênđịa bàn còn thấp cũng như ý thức về sử dụng các khoản chi chưa được đúng mức còn

có tư tưởng ỷ lại Nhà nước thì sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chi NSNN Khichúng ta thực hiện tốt những vấn đề thu ngân sách trong đó có nhiều nhân tố tác độngnhưng trình độ mức sống của người dân ngày càng nâng cao thì việc thực hiện nghĩa

Trang 26

vụ đối với Nhà nước có thể rất dễ dàng Trường hợp nếu trình độ và mức sống cònthấp thì việc thu thuế cũng rất khó khăn.

Trang 27

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH OUDOMXAY (LÀO)

2.1 ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH OUDOMXAY (LÀO)

2.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

2.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Ouđomxay là một tỉnh nằm ở miền Bắc của Lào phần lớn là miền núi và còn

là tỉnh trung tâm của miền Bắc Có quốc lộ số 13 đi qua đến Trung Quốc Có đườngbiên giới dài tất cả 662,25 km; trong đó:

Phía bắc giáp với tỉnh Phôngsaly và Trung Quốc

Phía nam giáp với 4 huyện của tỉnh Sayabuly

Phía Đông giáp với tỉnh Luongphabang

Phía Tây nam giáp với tỉnh Luongnamtha

Tỉnh Ouđomxay có độ cao mặt đất trung bình so với mặt nước biển khoảng432-1.370m, điểm thấp nhất 316m và điểm cao nhất 1.553m

Địa hình bao gồm núi đồi 85%, còn lại là đồng bằng, cao bằng trải dài dọcvách núi và các dòng sông chia thành 4 đồng bằng nhỏ: đồng bằng Ouđômxay,huyện Na mò, huyện Beng và huyện Houn, đã tạo thành điều kiện thuận lợi choviệc phát triển nông nghiệp nhất là chăn nuôi và trồng các loại rau thương mại

2.1.1.2 Tình hình dân sinh kinh tế

a Dân sinh.

Tỉnh Ouđomxay có tổng diện tích là 15.370 KM2, miền núi chiếm 85%, baogồm 7 huyện, 61 cụm làng, 15 trọng điểm phát triển và 3 trọng điểm để phát triểnthành làng, có 471 làng (Thoát nghèo 139 làng chiếm 30% và nghèo đói 332 làngchiếm 70% )

Tổng dân số 295.110 người; nữ 136.139 người Trong đó có 152.000 là người

Trang 28

nghèo chiếm 55% của tổng dân số ( tiêu chuẩn mới 285/TT) bao gồm có 14 dân tộc.Dân cư chủ yếu làm nông nghiệp chiếm 80%, mật độ dân số trung bình là 19người/KM2.

b Kinh tế.

Năm 2010-2011, mức độ phát triển kinh tế của tỉnh đạt được 11,05%, tổng

giá trị sản phẩm đạt được 2.200 tỷ Kíp, bình quân đầu người 880 USD

Trong đó:

+ Nông nghiệp tăng 7,69%; chiếm 57,72% của GDP

+ Công nghiệp tăng 17,04% ; chiếm 14,58% của GDP

+ Dịch vụ tăng 12%; chiếm 27,70% của GDP

Thực hiện thu ngân sách đạt 186.072,73 triệu Kíp tương đương 100,48% kếhoạch của năm Trong đó, thu nhập nội bộ 40.328,42 triệu Kíp tương đương135,16% của kế hoạch

Đã huy động tiền gửi được 427.810,00 triệu Kíp và cho vay tín dụng546.480,00 Kíp tăng 5,6 lần so với năm vừa qua

Huy động tiền vốn toàn xã hội cho việc phát triển kinh tế-xã hội được 140 dự

án, có tồng giá trị 1.092.676,00 triệu Kíp; vượt quá kế hoạch năm 28,09% chiếm49% của GDP ( kế hoặc năm 44% của GDP ) Trong đó, vốn nội bộ 60.060,00 triệuKíp, vốn trợ giúp để phát triển (ODA) 186.915,13 triệu Kíp, việc đầu tư của tư nhân trong nước và nước ngoài (FDI) 34,07 triệu USA Mỹ hoặc khoảng 299.221,00triệu Kíp và việc sử dụng vốn từ ngân hàng 546.480,00 triệu Kíp

Nông nghiệp và lâm nghiệp

Với diện tích canh tác lớn, tỉnh Oudomxay có tiềm năng trong phát triển nônglâm nghiệp, cây ăn quả

Sản xuất lúa: Tổng diện tích ruộng trồng lúa 25.389 ha, tăng 598 ha so vớinăm trước Sản lượng đạt: 73.580 tấn, trong đó: Ruộng mùa là 54.141 tấn, ruộngchiêm 2.918 tấn, nương 16.655 tấn

Sản xuất thực phẩm: Các loại cây trồng như ngô, khoai, đậu đương…Và các loại rau củ, quả như bo bo, chuối, các loại đỗ, bắp cải, hành, tỏi, ớt được chú trọng

Trang 29

canh tác và cho năng suất cao Một số loại cây thực phẩm như ngô, vừng, cao su…

đã được xuất khẩu sang các nước như Việt Nam, Trung Quốc, Thái Lan Đặc biệt

mủ cao su xuất khẩu 252 kg/tháng, thu được 3,78 triệu Kíp/tháng ( tính từ tháng 1năm 2011 )

Chăn nuôi và ngư nghiệp:

Sản xuất các loại thịt, cá và Trứng để tiêu thụ được 12.558,68 tấn; Trong đó,

sản xuất thịt được 7.709 tấn, cá 4.458 tấn, trứng 391,68 tấn và đủ đảm bảo nhucầu tiêu thụ 43,7kg/người/năm Khuyến khích chăn nuôi tự nhiên và trang trại

Thủy lợi và nông nghiệp: Hoàn thành xây đập thủy lợi 40 công trình, trong

đó, có 1 hệ thống thủy lợi lớn ( xuối Nun) huyện Nga và 39 hệ thống thủy lợi nhỏ

có khả năng tưới cho khoảng 636,79 hecta đất ruộng; tổng diện tích ruộngthủy lợi tưới được là 9.500 ha Tổ chức thực hiện hệ thống thủy lợi cho nông nghiệpở 3 huyện: khu hồ chứa nước Nằm Hin 50 hecta, thủy lợi xuối Lay làng Đon Keo

80 hecta ở huyện Xay, thủy lợi Nằm Benh làng Na Mét 80 hecta ở huyện Beng và

hệ thống thủy lợi làng Nằm Kham 30 hecta ở huyện Hun

Công nghiệp và thương mại:

Công nghiệp chế biến thực phẩm và thủ công: thực hiện đạt được50.789 triệu Kíp trong đó, tổng giá trị sản phẩm công nghiệp chế biến thực phẩm đạt 50.428,6 triệu kíp

+ Nhập khẩu: tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa 898.053,15 triệu Kíp ( tươngđương 106,02 triệu USD)

+ Xuất khẩu: tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa 299.633,79 triệu Kíp ( tươngđương 35,38 triệu USD

Về năng lượng và khoáng sản.

- Về năng lượng:

Trong năm vừa qua đã tích cực mở rộng hệ thống lưới điện đến một số làng

và các cụm làng phát triển Hiện tại cả tỉnh có hệ thống lưới điện dài khoảng10.249,15 km Có 474 máy biến thế tăng 124 cái so với năm vưa qua, có 1.224

bộ máy điện dùng năng lượng mặt trời

Trang 30

Nghiên cứu và khảo sát khả năng tiến hành xây đập thủy điện trên songNằm Ngao, huyện Beng và chuẩn bị điều kiện bước đầu khởi đầu xây đập thủy điệnNằm Beng, huyện Pak Beng với công suất máy 34 MW và dự kiến sẽ khơi côngcông trình trong năm 2011-2012.

- Về khoáng sản: có 5 điểm ở huyện Xay, 9 điểm ở huyện La, 15 điểm ở

huyện Na Mo, 1 điểm ở huyện Nga , 2 điểm ở huyện Pak Beng, 4 điểm ở huyệnBeng và huyện Hun

c Văn hóa – Xã hội.

Cả tỉnh có 567 trường học tăng 21 trường so với năm vừa qua Trong đó, có

15 trường mẫu giáo, 482 trường tiểu học và 70 trường trung học

Trong năm vừa qua, đã đưa chương trình dạy nghề vào các trường trung họcphổ thông có điều kiện và khuyến khích sinh viên tốt nghiệp lớp 9 vào học nghềnghiệp để có nghề làm giúp bản thân và gia đình Mở rộng thêm phòng học và bắtđầu thực hiện chương trình lớp 12 ở các huyện

2.1.2 Những thuận lợi, khó khăn của tỉnh

Trang 31

- Dân số trong độ tuổi lao động chiếm khoảng 51.21%, đó là nguồn lực chủyếu để phát triển kinh tế-xã hội nói chung và phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng.

- Nhân dân các dân tộc trong tỉnh đoàn kết, tin tưởng sự lãnh đạo của Đảng

và sự quản lý của Nhà nước, một bộ phần trong tỉnh đã có kinh nghiệm trong việcsản xuất và kinh doanh

- Tuy tỉnh Oudomxay là miền núi, nhưng có diện tích đất canh tác khá rộng,

có nhiếu sông suối chảy qua và là vùng có khí hậu thích hợp trong việc rộng trọt cácloại ngũ cốc, chè, cà phê, mía, cây cao su, cây trầm hương… và chăn nuôi trâu, bò,lợn, dê, cá, trứng và gia cầm

- Điều quan trọng hơn cả là Chính phủ đã có chiến lược phát triển các tỉnhmiến Bắc để giải quyết vấn đề xóa đói giảm nghèo, trong đó tập trung phát triểntỉnh Oudomxay trở thành trung tâm công nghiệp và thương mại trong tương lại

* Khó khăn.

- Với 85% diện tích của tỉnh là núi, địa hình bị chia cắt phức tạp, độ dốc cao,rất tốn kém cho việc đầu tư xây dựng hạ tầng cơ sở và rất khó trong việc phân vùng

và bố trí lại dân cư ở nơi sinh sống ổn đỉnh

- Việc phát triển kinh tế xuất phát từ mức độ thấp, nghèo đói còn chiếm tỷ lệcao khoảng 55% số hộ toàn tỉnh Trình độ dân trí thấp, phong tục tạp quán của bộphần người dân còn lạc hậu Cuốc sống của người dân chủ yếu dựa vào thiên nhiênnhư hái lượm, đối rừng làm rẫy

- Cơ sở hạ tầng còn yếu kém, nhiều vùng cao và nhiều miền núi chưa cóđường giao thông nối với tỉnh lộ Có nhiều cụm làng không có trường học, không

có hệ thống nước sạch, không có trạm y tế, bệnh viện đã có ở nhiều nơi còn thiếu vềthiết bị y tế, thuosc men và không đồng bộ… đang là những trở ngại lớn trong pháttriển kinh tế-xã hội của tỉnh Điều này đòi hỏi rất lớn về đầu tư

- Đất trồng trọt (ruộng đất) nằm rải rác ở nhiều nơi theo địa hình với diệntích không lớn, rất khó đưa máy móc thiết bị và sử dụng, sản xuất phần lớn còn sửdụng sức người làm cho năng suất không cao, hình thức sản xuất theo chiều rộngkhông tập trung sản xuất về mặt hàng thiết yếu, diện tích trồng trọt phần lớn chỉ sảnxuất một vụ làm cho lãng phí rất nhiều về tiềm năng của ruộng đắt

Trang 32

- Chất lượng lao động thấp, phần lớn là lao động phổ thông, đội ngũ cán bộkhoa học kỹ thuật và công nhân lành nghề còn quá ít.Tthiếu vốn à chưa có kinhnghiệm sản xuất theo cơ chế thị trường.

- Thách thức lớn hiện nay là tình trạng lạc hậu về kinh tế, vì điểm xuất phátthấp, lực lượng sản xuất yếu kém, thiếu vốn đầu tư, phong tục tập quán của bộ phầndân cư còn lạc hậu, việc đổi mới lối sống của người dân ở vùng núi, vùng xa từ lốisống dựa vào tự nhiên, nửa tự nhiên lên sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường làvốn đề rất khó Một vẫn đề nữa là việc xác định chiến lược, kế hoạch , dự án đểphát triển kinh tế-xã hội chưa hoàn chỉnh và đồng bộ

2.1.3 Khái quát về thu chi NSNN trên địa bàn tỉnh.

Trong những năm vừa qua tình hình phát triển kinh tế của Tỉnh có tăng nhưngchưa biểu hiện rõ ràng, tăng chậm chủ yếu là nông nghiệp Đời sống của người dâncon gắp nhiều khó khăn

Tình hình thu, chi ngân sách trên địa bàn tỉnh 5 năm ( 2007-2011)được biểuhiện qua biểu 2.1 và 2.2

Biểu 2.1 Tổng hợp tình hình thu ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2011

1 Thu từ thuế và đất đai 17,768 54.44

Trang 33

9 4 0

( Nguồn báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh năm 2007-2011)Qua biểu trên ta thấy tình hình thu ngân sách của tỉnh Oudomxay giaiđoạn 2007-2011 có sự tăng giảm nguồn thu theo từng năm Cụ thể năm 2007thực hiện thu ngân sách 32.638 triệu Kíp, năm 2008 thu ngân sách chỉ được22.013 triệu Kíp, bằng 0,67 lần so với năm 2007, toàn bộ khoản thu về hải quan

và thu tiền bán gỗ năm 2008 không có nên có sự sụt giảm về nguồn thu Cácnăm tiếp theo tình hình thu ngân sách có dấu hiệu tăng nhưng không đáng kể,chú yếu là tăng thu trên lĩnh vực thuế và đất đai Cụ thể năm 2009 thực hiện thuđược 26.213 triệu kíp tăng 1,2 lần so với năm trước đó và năm 2010 thu ngânsách đạt 30.301 triệu kíp tăng khoảng 1,2 lần so với năm trước Năm 2011 thungân sách đạt 40.329 triệu kíp tăng gần 1,4 lần so với năm 2010

Thu bổ xung ngân sách cấp trên tương đối cao và tăng từng năm cụ thể năm

2008 là 82.919 triệu kíp tăng 1,9 lần so với năm 2007 Năm 2009 thu bổ xung ngânsách 105.702 triệu kíp tăng 1,3 lần so với năm 2008, năm 2010 thu bổ xung ngânsách 109.654 triệu kíp tăng 1,1 lần so với năm trước Năm 2011 là 144.890 triệu kíptăng 1,3 lần so với năm 2010

Ngoài ra với các chỉ tiêu như phí đăng ký lệ phí đất đai trước năm 2009 khôngđược thể hiện riêng mà được gộp lại với tiền đất đai, phí dịch vụ chuyên môn cácnăm trước không đáng kể nên đến năm 2011 mới được đưa vào dự toán thu, đối vớichỉ tiêu thu nhập quản lý doanh nghiệp cũng tương tự Riêng đối với khoản thu hảiquan và bán gỗ bắt đầu từ năm 2008 chính phủ đã trực tiếp thu các khoản này nênkhông được phản ánh vào dự toán thu hàng năm Qua trên có thể thấy dự toán thuhàng năm đã và đang dần được hoàn thiện qua từng năm, các chỉ tiêu đưa lên trênbảng dự toán thu chi tiết và cụ thể hơn

Trang 34

Biểu 2.2 Tổng hợp tình hình chi ngân sách trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2007 – 2011.

tỷ trọng% số tiền

tỷ trọng% số tiền

tỷ trọng% số tiền

4 Tiến điều tiết khuyến khích 4,500 5.94 5,099 4.86 8,430 6.39 8,711 6.22 9,495 5.13

- Điều tiết khuyến khích 4,500 5.94 5,099 4.86 8,430 6.39 6,700 4.79 7,450 4.02

- Xây dựng cơ sở chính trị 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1,400 1.00 1,400 0.76

- Nguồn chi trợ cấp vượt kế hoạch 0 0.00 0 0.00 2,213 1.68 3,684 2.63 4,368 2.36

6 Tiền mua tài sản phục vụ hành chính 500 0.66 1,085 1.03 1,110 0.84 1,200 0.86 1,960 1.06

7 Vốn đầu tư nhà nước 13,000 17.15 13,837 13.19 15,252 11.56 21,972 15.70 54,451 29.40

( Nguồn báo cáo quyết toán ngân sách tỉnh năm 2007-2011)Nhìn trên biểu 2.2 trên ta thấy tổng nguồn chi ngân sách của tỉnh qua các nămkhông ngừng tăng lên và tăng đều theo từng năm, tăng đều ở các hạng mục chicủa năm, tăng cao bặc biệt ở chỉ tiêu tiền lương cán bộ và là hạng mục phải chinhiều nhất trong năm Cụ thể năm 2007 chi 75.809 triệu kíp, Năm 2008 chi104.932 triệu kíp tăng 1,4 lần so với năm 2007 Năm 2009 chi ngân sách của tỉnh131.915 triệu kíp tăng 1,2 lần so với năm 2008, năm 2010 tỉnh chi 139.956 triệukíp tăng 1,1 lần so với năm 2009, còn năm 2011 tăng 1,3 lần so với năm 2010.Phân tích chi trên từng lĩnh vực thấy

- Chi cho tiền lương cán bộ rất cao, năm 2007 chi 75.809 triệu kíp, chi cholương cán bộ 36.200 triệu kíp bằng 48% tổng chi của cả năm Năm 2008 chi lươngcho cán bộ 55.874 triệu kíp chiếm 53,2% tổng chi toàn tỉnh trong năm tăng gần 1,6lần so với năm trước Năm 2009 chi ngân sách cho lương cán bộ 67.455 triệu kípchiếm 51,1% tổng chi của tỉnh, tăng 1,2 lần so với năm 2008 Năm 2010 chi lương

Trang 35

65.783 triệu kíp chiếm 47% chi toàn tỉnh Năm 2011 chi lương 73.405 triệu kípchiếm 40% tổng chi ngân sách.

- Tiền trợ cấp chính sách, tiền điều hành cũng tăng theo từng năm

- Vốn đầu tư nhà nước tăng nhanh theo từng năm bao gồm đầu tư thườngxuyên, phát triển nông thôn, xóa đói giám nghèo, xây dựng xân vận động, xây dựngthủy điện…

Dựa trên số liệu về tình hình thu, chi ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh giaiđoạn 2007-2011 và phân tích số liêu thấy được tình hình thu có tăng theo từng nămnhưng tăng không đáng kể, nội dung thu ngân sách hạn chế Phải thu bổ xung mộtlượng tiền bổ xung từ ngân sách cấp trên tương đối lớn để phục vụ cho sản xuất,kinh doanh, xóa đói giảm nghèo, trả lương cho cán bộ và xây dựng cơ sở hạ tầng…Tình hình chi cao hơn nhiều so với ngân sách thu được qua từng năm, thu không đủ

để bù chi Chi nhiều cho hạng mục trả lượng cho cán bộ, các khoản chi không rõràng còn mang tính chung chung

2.2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI TỈNH OUDOMXAY (LÀO)

2.2.1 Về bộ máy quản lý ngân sách tỉnh.

* Hệ thống ngân sách nhà nước.

Hệ thống ngân sách nhà nước là tổng thể các cấp quản lý ngân sách, ngânsách các cấp có sự liên quan đến nhau và gắn liền với chức năng nhiệm vụ thu chingân sách các cấp, được qui định thống nhất trong pháp luật và các văn bản có hiệulực và nguyên tắc tổ chức của bộ máy quản lý hành chính Điều 34: Luật ngân sách

đã nêu “Hệ thống ngân sách bao gồm: Ngân sách trung ương và địa phương” Ngânsách trung ương gồm có thu chi ngân sách của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, mặt trận

và các tổ chức quần chúng trung ương Ngân sách địa phương bao gồm: Thu chingân sách của các cơ quan chính quyền địa phương mặt trận tổ quốc và các tổ chứcquần chúng địa phương

Trang 36

Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức cơ quan văn phòng NSNN tại tỉnh Oudomxay

Phòng hành chính Phòng ngân sách Phòng tài sản

Phó phòng ngân sách

Các phòng ban

Đơn vị thống kê và

kế hoạch

Đơn vị tổng kế toán thu

Đơn vị tổng kế toán chi

Đơn vị thống kế số lượng nhân sự phê duyệt

Trưởng phòng ngân sách( Chỉ đạo chung)

SỞ TÀI CHÍNH

Trang 37

* Trong quản lý dự toán ngân sách nhà nước sở tài chính Tỉnh, thành phố có quền và nhiệm vụ chủ yếu như sau.

- Nghiên cứu và góp y kiến cho dự luật, các văn bản trong lĩnh vực và ngânsách nhà nước

- Chủ động xây dựng, tổng kết phân bổ dự toán ngân sách nhà nước hướngdẫn tổ chức thực hiện và nghiệm thu công tác dưới quyền trách nhiệm của mình đểbáo lên bộ tài chính theo thời gian quy định

- Trách nhiệm đối với chính quyền Tỉnh, thành phố và bộ tài chính trongquản lý và kiểm tra tổ thực hiện thu ngân sách đầy đủ đúng theo quy định của phápluật và thực hiện chi theo dự toán hằng năm

- Chỉ đạo,quản lý, giám sát và kiểm tra thực hiện nhiệm vụ của cán bộ tàichính dưới thẩm quyền trách nhiệm

- Tuyên truyền quảng bá chính sách, quy định của pháp luật và các văn bảnliên quan đến công tác tài chính ngân sách

- Đề nghị chủ tịch Tỉnh, thành phố để trình lên Bộ trưởng tài chính xem xétkhen thưởng người có công và thực hiện kỷ luật đối với người vi phạm quy địnhcủa pháp luật

- Chủ tịch Tỉnh, thành phố để đề nghị lên Bộ trưởng tài chính để xem xét về

bổ nhiệm, chuyển, cách chức cán bộ tài chính dưới thẩm quyền trách nhiệm

* Trưởng phòng ngân sách:

- Chỉ đạo chung về tư tượng chính trị

- Tham ưu trực tiếp cho Sở, Cục ngân sách (Sở ngân sách địa phương)

- Chiển khai các quy chế khác liên quan đến ngân sách

- Chỉ đạo đơn vị thống kế kế hoạch trong việc thu thập số liệu và lập dự toánthu chi NS toàn tỉnh để đề nghị với Cục ngân sách

- Chia kế hoach thu chi NS cho các Sở trong thành phố và các huyện

- Tổng Kết tình hình thực hiện NS trong toàn tỉnh báo cáo cho Sở, cục ngânsách (Sở ngân sách điạ phương)

* Phó trưởng phòng ngân sách:

- Quyền Trưởng phòng trong thời gian trưởng phòng vắng mặt làm tham ưu cho trưởng phòng

- Chỉ đạo đơn vị thống kế số lượng nhân sự- phê duyệt nguồn chi ngân sách

- Chỉ đạo đơn vị kế toán thu chi

Trang 38

- Tổng Kết tình hình thực hiện việc cho trường phòng

* Đơn vị thống kế kế hoạch:

- Thu thập số liệu đề dự toán thu chi ngân sách toàn tỉnh

- Chia dự toán thu chi ngân sách cho các bộ phần trong toàn tỉnh

- Dự toán thu chi theo tháng, quý, năm

- Theo dõi thực thiện dự toán thu chi ngân sách toàn tỉnh

* Đơn vị thống kế số lượng nhân sự phê duyệt:

- Thẩm định - phê duyệt chi ngân sách toàn tỉnh

- Kế toán theo dõi phê duyệt chi ngân sách toàn tỉnh

- Tổng Kết báo cáo thực hiện chi ngân sách

- Thống kế số lượng nhân sự-quỹ tiền lương cụ thể toàn tỉnh

- Tổng hợp số lượng nhân sự theo các quý

- Hỗ trợ thẩm định tiền lương-tiền chính sách

- Tiếp nhận-trả hồ sơ và soạn ,in ấn tài liệu vv

* Đơn vị tổng kế toán thu:

- Tổng Kết thực hiện theo tháng, quý, năm

- Kết toán bội chi ngân sách (ngân sách phê duyệt –thủ quỹ chi thực tế)

* Đơn vị tổng kế toán chi:

- Kế toán tổng chi ngân sách (ngân sách phê duyệt y- thủ quỹ chi thực tế

- Kế toán chi chi tiết chia theo ngành (ngân sách phê duyệt - thủ quỹ chi thực tế)

- Tổng Kết báo cao theo tháng, quý, năm gần đây, huyện và toàn tỉnh

2.2.2 Về phân cấp ngân sách tỉnh.

Phân cấp quản lý Ngân sách nhà nước là xác định phạm vi trách nhiệm vàquyền hạn của chính quyền Nhà nước các cấp trong việc quản lý ngân sách, nhằm tậptrung đầy đủ, kịp thời đúng chính sách các nguồn thu của NSNN, phân phối, sử dụngcông bằng, hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả cao, phục vụ các mục tiêu nhiệm vụ kế hoạchphát triển kinh tế - Xã hội của kinh tế

a Phân cấp nguồn thu.

* Đối với các khoản thu ngân sách tỉnh hưởng 100%.

- Tiền cho thuê nhà và bán nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước;

- Thu từ hoạt động xổ số kiến thiết;

- Thuế thu nhập đối với người có thu nhập cao;

Trang 39

- Phí xăng, dầu;

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách tỉnh, tiền thu hồi vốn từ các cơ sở kinh tế dotỉnh quản lý; thu hồi vốn (thu thanh lý tài sản, các khoản thu khác, ) từ các doanhnghiệp Nhà nước do tỉnh quản lý phần nộp ngân sách theo quy định của pháp luật;

- Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật

do các cơ quan đơn vị thuộc tỉnh tổ chức thu;

- Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật do các

cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh tổ chức quản lý thu;

- Thu từ huy động của các tổ chức, cá nhân để xây dựng các công trình kết cấu

hạ tầng cho ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong nước và nước ngoàicho ngân sách tỉnh;

- Thu từ huy động đầu tư xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng theo quyđịnh tại khoản 3, Điều 8 của Luật Ngân sách Nhà nước;

- Thu từ các khoản tiền phạt, tịch thu do cơ quan, đơn vị thuộc tỉnh quản lýnộp ngân sách theo quy định của pháp luật;

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếpcho ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật

- Các khoản thu khác nộp ngân sách tỉnh theo quy định của pháp luật;

- Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách tỉnh năm trước sang ngân sáchtỉnh năm sau;

- Thu bổ sung từ ngân sách Trung ương;

- Thu kết dư ngân sách tỉnh

* Đối với các khoản thu ngân sách huyện hưởng 100%.

- Thuế tài nguyên rừng;

- Các khoản phí, lệ phí, phần nộp ngân sách huyện theo quy định của pháp luật

do các cơ quan, đơn vị thuộc huyện tổ chức thu;

- Thu sự nghiệp, phần nộp ngân sách huyện do các cơ quan, đơn vị thuộchuyện tổ chức thu;

- Thu từ huy động của các tổ chức, cá nhân cho ngân sách huyện theo quyđịnh của pháp luật;

Trang 40

- Đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân ở trong và nước ngoài trực tiếpcho ngân sách huyện;

- Thu nhập từ vốn góp của ngân sách huyện, thu hồi vốn của ngân sách huyệntại các cơ sở kinh tế huyện quản lý;

- Thu viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, cá nhân ở nước ngoài trực tiếpcho ngân sách huyện;

- Các khoản thu khác của ngân sách huyện theo quy định của pháp luật;

- Thu chuyển nguồn ngân sách từ ngân sách huyện năm trước sang ngân sáchhuyện năm sau;

- Thu bổ sung từ ngân sách cấp trên;

- Thu kết dư ngân sách huyện;

* Các khoản thu phân chia theo tỷ lệ phần trăm giữa cấp tỉnh và huyện.

- Thuế giá trị gia tăng (không kể thuế giá trị gia tăng hàng hoá nhập khẩu vàthuế giá trị gia tăng thu từ hoạt động xổ số kiến thiết );

- Thuế thu nhập doanh nghiệp (không kể thuế thu nhập doanh nghiệp của cácđơn vị hạch toán toàn ngành và thuế thu nhập doanh nghiệp thu từ hoạt động xổ sốkiến thiết);

- Thuế chuyển lợi nhuận ra nước ngoài (không kể thuế chuyển lợi nhuận ranước ngoài từ hoạt động thăm dò, khai thác dầu, khí);

- Thuế tiêu thụ đặc biệt thu từ hàng hoá dịch vụ trong nước (không kể thuếtiêu thụ đặc biệt từ hoạt động xổ số kiết thiết);

- Thuế môn bài;

- Thuế tài nguyên (không kể thuế tài nguyên rừng);

- Thuế sử dụng đất nông nghiệp;

- Thuế nhà đất;

- Tiền sử dụng đất;

- Tiền thuê mặt đất, mặt nước;

- Thuế chuyển quyền sử dụng đất;

- Lệ phí trước bạ

Biểu 2.3 Tỷ lệ phân cấp nguồn thu ( Tỉnh, huyện)

TT Nội dung thu Tỷ lệ phân chia cho các cấp%

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Kinh tế học vĩ mô, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Kinh tế học vĩ mô
Tác giả: Bộ Giáo dục và Đào tạo
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
2. Bộ Tài chính (2003), Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn thực hiện, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Luật Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫnthực hiện
Tác giả: Bộ Tài chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2003
3. Nguyễn Thị Chắt (2004), “Tăng cường công tác giám sát tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính”, Thanh tra Tài chính, (8), tr. 9, 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tăng cường công tác giám sát tài chính đối vớicác đơn vị sự nghiệp được giao quyền tự chủ tài chính”, "Thanh tra Tài chính
Tác giả: Nguyễn Thị Chắt
Năm: 2004
4. Phan Thu Cúc (2002), Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chính sự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách nhà nước, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế quản lý tài chính đơn vị hành chínhsự nghiệp hưởng thụ nguồn ngân sách nhà nước
Tác giả: Phan Thu Cúc
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2002
5. Phạm Đình Cường (2004), “Phân cấp trong lĩnh vực tài chính – ngân sách ởViệt Nam”, Tài chính, (7), tr. 15 – 16 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân cấp trong lĩnh vực tài chính – ngân sách ởViệt Nam”, "Tài chính
Tác giả: Phạm Đình Cường
Năm: 2004
6. Nguyễn Việt Cường (2001), Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sách nhà nước, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường Đại học Tài chính – Kế toán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đổi mới cơ chế phân cấp quản lý ngân sáchnhà nước
Tác giả: Nguyễn Việt Cường
Năm: 2001
7. Vũ Cương – Nguyễn Thị Minh Tâm (2002), “Khuôn khổ chi tiêu trung hạn – một hướng cải cách trong quy trình lập ngân sách”, Tài chính, (2), tr. 11 – 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuôn khổ chi tiêu trung hạn –một hướng cải cách trong quy trình lập ngân sách”, "Tài chính
Tác giả: Vũ Cương – Nguyễn Thị Minh Tâm
Năm: 2002
8. Trịnh Tiến Dũng (2002), “Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nước ta hiện nay”, Tài chính, (3), tr. 15 – 17 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về phương pháp lập và phân bổ ngân sách ở nướcta hiện nay”, "Tài chính
Tác giả: Trịnh Tiến Dũng
Năm: 2002
9. Phạm Đức Hồng (2002), Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấp chính quyền địa phương ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Trường đại học Tài chính – Kế toán, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàn thiện cơ chế phân cấp ngân sách của các cấpchính quyền địa phương ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Đức Hồng
Năm: 2002
10. Trần Minh (2002), “Cần xây dựng mẫu hình khoán biên chế và chi phí hành chính”, Quản lý nhà nước, (9), tr. 28 – 31 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Cần xây dựng mẫu hình khoán biên chế và chi phí hànhchính”, "Quản lý nhà nước
Tác giả: Trần Minh
Năm: 2002
11. Đẵng Hữu Pháp (2002), “Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách theo luật Ngân sách nhà nước”, Quản lý nhà nước, (9), tr. 6 – 14 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân sách theoluật Ngân sách nhà nước”, "Quản lý nhà nước
Tác giả: Đẵng Hữu Pháp
Năm: 2002
12. Trường Đại học Kinh tế quốc dân (2000), Giáo trính về quản lý ngân sách, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trính về quản lý ngân sách
Tác giả: Trường Đại học Kinh tế quốc dân
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2000
13. Trường Đại học Ngoại thương (2001), Giáo trình về Kinh tế vĩ mô, Nxb Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình về Kinh tế vĩ mô
Tác giả: Trường Đại học Ngoại thương
Năm: 2001
14. Kế hoạch Thu, chi ngân sách giai đoạn 2011 – 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh Khác
15. Biên bản quyết toán ngân sách và kiểm toán tài chính tại tỉnh OUDOMXAY năm tài khóa 2007-2011 Khác
16. Biên bản quyết toán kế hoạch phát triển kinh tế năm 2010-2011 của sở kế hoạch và đầu tư tỉnh OUDOMXAY Khác
17. Luận án thạc sĩ viện hành chính quốc gia của đề tài chuyên ngành tài chính ( quản lý ngân sách nhà nước tỉnh Viêng Chăn năm tài khóa 2009-2010) Khác
18. Luật ngân sách nhà nước sửa đổi số 02/QH, thủ đô Viêng chăn, ngày 26/12/2006 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w