Nâng cao chất lượng lập dự toán NS.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh Oudomxay (CHDCND LÀO) (Trang 92)

- Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền

3.2.2.Nâng cao chất lượng lập dự toán NS.

* Nâng cao chất lượng dự toán.

Thứ nhất, Lập dự toán phải theo hướng dẫn của cấp trên, các văn bản hiện hành. HTNS là một hệ thống thống nhất trên toán quốc gia nên lập dự toán phải theo các quy định chung. Chế độ phân cấp nguồn thu, tiêu chuẩn chi đã được hướng dẫn trên văn bản luật.

Thứ hai, Dự toán phải bao quát toàn bộ nội dung chi trong năm, lập chi tiết theo nội dung, thuyết minh rõ cơ sở tính toán theo đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức theo quy định. Để dự toán được thu chính xác, Sở tài chính cần phối hợp chặt chẽ với Sở thuế. Việc xây dựng dự toán phải thực sự xây dựng từ các ban, ngành cấp dưới như vậy mới toàn bộ, không bỏ sót nguồn thu.

Thứ ba, Tăng cường kiểm tra dự toán cấp dưới. Trường hợp dự toán cấp dưới đúng lập chưa đúng quy định, Sở tài chính báo cáo UBND tỉnh yêu cầu UBND các huyện điều chỉnh lại dự toán.

Thứ tư, Dự toán ngân sách phải được sự thông qua của cơ quan có thẩm quyền và công khai cho người dân biết. Việc công khai minh bạch chi tiêu ngân sách sẽ giúp lập dự toán ngân sách hợp lý, loại bỏ được những khoản không thực sự cần thiết.

Thứ nhất, Tăng cường kiểm tra, kiểm soát nguồn thu trên địa bàn.

Các nguồn thu mang tính chất ổn định, thường xuyên như hoa lợi công sản, thuế môn bài từ các hộ kinh doanh , thuế GTGT, thu phí và các khoản phí và lệ phí cần được khuyến khích. Các khoản thu từ quỹ đất mang tính chất lâu dài cần được quan tâm một cách có hiệu quả.

Xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật thuế đối với người nộp thuế và cán bộ thực thi pháp luật. Tiến hành rà soát, phân loại, đôn đốc và áp dụng các biện pháp cưỡng chế theo quy trình của pháp luật để xử lý thu hồi triệt để số nợ đọng

Phối hợp với các cơ quan chức năng để có biện pháp trong việc chống thất thoát các nguồn thu.

Thứ hai, Cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo nguồn thu mới hiệu quả và bên vững hơn, tạo hành lang pháp lý thuận lợi.

Phát triển doanh nghiệp cả về số lượng, chất lượng, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế phát huy nguồn lực bên trong và bên ngoài, sử dụng công nghệ tiên tiến, khai thác tiềm năng, thế mạnh của địa phương và trong nước.

Tăng cường phối hợp giữa cơ quan thuế và cơ quan cấp đăng kí kinh doanh để kịp bổ xung người nộp thuế.

Thứ ba, tổ chức thu ngân sách khoa học, đơn giản và dễ hiểu

Tăng cường tuyên truyền phổ biến hướng dẫn pháp luật về thuế bằng nhiều hình thức như thông tin báo, đài, tổ chức hội nghị tuyên truyền, giới thiệu chính sách thuế…

Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính thuế, cải thiện phương pháp thu theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai.

Thứ thư,Thực hiện chi đúng, đủ, hợp lý chi thương xuyên, tăng cường quản lý các khoản chi phí xăng xe, chi tiếp khách, chi hội nghị; Thực hiện cắt giảm và tiết kiệm các khoản chi quản lý hành chính, chi điện nước… Chi phải đúng chế độ, tiêu chuẩn định mức. Các nội dung thanh toán phải được thủ trưởng đơn vị sử dụng ngân sách hoặc người được ủy quyền ký duyệt quyết định chi.

Xây dựng cơ chế kiểm soát chi ở các khoản mục chi. Thực hiện kiểm soát hóa đơn chặt chẽ.

Thứ năm, Chi ngân sách phải được thực hiện qua kho bạc nhà nước, chi đầu tư phát triển phải ưu tiên nhiệm vụ quan trọng trước, tránh đầu tư dàn trải không hiệu quả. Cần thực hiện dứt điểm các dự án đầu tư XDCB dang dở trên địa bàn để tạo nguồn thu mới.

Thứ sấu, Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm sửa chữa lớn tài sản, trang thiết bị bằng ngân sách phải qua đấu thầu, thẩm giá của cơ quan chuyên môn để tiết kiệm chi phí, đảm bảo chất lượng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh Oudomxay (CHDCND LÀO) (Trang 92)