MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh Oudomxay (CHDCND LÀO) (Trang 99 - 104)

- Thường xuyên tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra đối với công tác đầu tư và xây dựng để kịp thời phát hiện sai phạm, cần tham mưu người có thẩm quyền

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ.

* Đối với Chính phủ, Bộ Tài chính

Thứ nhất, Quy định ngân sách cấp nào thì do UBND đó quyết định, quốc hội chỉ xem xét, quyết định và phân bổ NSĐP; tránh trùng lặp trong quyết định ngân sách, phát huy vai trò của các cơ quan dân cư trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Những nhiện vụ cấp bách phải có thông tư hướng dẫn luật NSNN cần quy định cụ thể những nhiệm vụ cấp bách để nghiêm túc thực hiện.

Thứ hai, cần nghiên cứu sửa đổi luật NSNN phù hợp với giai đọan hội nhập kinh tế quốc tế. Theo quy định hiện nay về thời biểu tài chính đối với công tác quyết định, phân bổ, giao dự toán NSNN thì việc thực hiện các công tác này đối với cấp huyện và cấp thị trấn chỉ mang tính hình thức, không thực chất. Luật ngân sách cần quy định tỷ lệ tự cân đối ngân sách cấp huyện bằng 80% tỉ lệ tự cân đối NSĐP.

Thứ ba, cần nghiên cứu đổi mới phương pháp lập dự toán NSNN theo đầu vào như hiện nay sang lập dự toán NSNN theo kết quả đầu ra. Quản lý NSNN theo kết quả đầu ra được coi là công cụ để Nhà nước tập trung nguồn lực công vào nơi mang lại lợi ích cao nhất cho xã hội, giúp cải thiện chính sách công và góp phần tăng cường hiệu quả quản lý.

Thứ tư, cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế quản lý, cấp phát thanh toán các khoản chi của NSNN. NSNN cần phải được công khai trong quá trình lập, chấp hành và quyết toán. Công khai quy trình cấp phát, kiểm soát chi NSNN. Điều này

cho phép xác định rõ trách nhiệm và quyền hạn của cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng. Phân định rõ trách nhiệm kiểm soát chi trong nội bộ ngành tài chính và xác định quy trình hợp lý quy trình kiểm soát, thanh toán chi trả các khoản chi NSNN đặc biệt là mối quan hệ giữa cơ quan tài chính, KBNN và đơn vị thụ hưởng.

Thứ năm, cần sớm hoàn thiện hệ thống các định mức chi tiêu của ngân sách, cần được cập nhật thường xuyên cho phù hợp với thực tiễn và linh hoạt cho phù hợp với sự khác biệt giữa các vùng, miền .

Thứ sáu, cần sớm ban hành quy định về xử lý vi phạm hành chính trên lĩnh vực kế hoạch và đầu tư để có cơ sở chế tài các vi phạm,đưa hoạt động đầu tư vào nề nếp.

* Đối với Tỉnh ủy, UBND tỉnh Oudomxay.

Thứ nhất, để tạo điều kiện thúc đẩy tỉnh Oudomxay phát triển mạnh mẽ, vững chắc, trên cơ sở đó làm đầu tàu, tạo động lực cho sự phát triển chung của cả tỉnh, kiến nghị Tỉnh ủy sớm xây dựng và ban hành Nghị quyết chuyên đề về phương hướng, nhiệm vụ phát triển KT-XH của Tỉnh đến năm 2020, đồng thời tập trung lãnh đạo UBND tỉnh và các cơ quan chức năng nghiên cứu, xây dựng cho tỉnh một số cơ chế, chính sách đặc thù, gắn với phân cấp mạnh trên các lĩnh vực, nhất là công tác quy hoạch, quản lý đô thị, du lịch, tạo điều kiện cho tỉnh và các huyện trên địa bàn tỉnh phát huy tính năng động, sáng tạo hơn trong quá trình thực hiện chiến lược tăng tốc phát triển hướng tới vị thế của một trung tâm kinh tế, khoa học - kỹ thuật, giáo dục và đào tạo của cả nước.

Thứ hai, UBND tỉnh chỉ đạo các Sở Tài chính, Sở kế hoạch và đầu tư, Sở thuế cần nghiên cứu hoàn thiện cơ chế phân cấp cho các huyện về ngân sách và đầu tư xây dựng cơ bản tương xứng với quy mô của từng huyện cụ thể:

+ Trong phân cấp về ngân sách cần chú ý đến việc đẩy mạnh phân cấp nguồn thu để các huyện có cơ cấu nguồn thu bền vững, chủ động cân đối được ngân sách cho chi thường xuyên và dành phần thích đáng cho chi đầu tư phát triển.Tính toán tỷ lệ điều tiết ngân sách các cấp theo hướng đảm bảo toàn bộ khối huyện tự cân đối được ngân sách, hạn chế tối đa trợ cấp cân đối bổ sung; tính toán phân cấp

nguồn vốn đầu tư phải phù hợp với nhiệm vụ chi đầu tư do UBND tỉnh ban hành. + Trong phân cấp về đầu tư cần chú ý đến việc phân cấp về thẩm quyền trong đầu tư.

Thứ ba, UBND tỉnh sớm ban hành quy định về phân cấp và ủy quyền trên lĩnh vực đầu tư XDCB trên địa bàn tỉnh nhằm thay thế cho các quy định hiện hành của Tỉnh không còn phù hợp sau khi Chính phủ ban hành các nghị định mới liên quan đến công tác này.

Thứ tư, UBND tỉnh cần điều chỉnh hệ thống định mức phân bổ ngân sách cho phù hợp, cần chú trọng tăng định mức phân bổ chi cho sự nghiệp giao thông, sự nghiệp kiến thiết thị chính, sự nghiệp bảo vệ môi trường, định mức phân bổ chi thường xuyên của cấp huyện, định mức phân bổ chi hành chính cho một biên chế để tạo đông lực thực hiện khoán chi hành chính.

Thứ năm, UBND tỉnh cần sớm sửa đổi một số định mức chi tiêu đã lạc hậu như công tác phí, tàu xe phép, đi học …

Thứ sáu, UBND tỉnh sớm trình UBND phê duyệt điều chỉnh mức thu đối với một số khoản phí, lệ phí ban hành đã lậu nay không còn phù hợp, cũng như xem xét ban hành thêm một số khoản thu phí, lệ phí thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh để tăng nguồn thu ngoài thuế cho ngân sách, tạo thuận lợi cho việc thực hiện cơ chế tự chủ, tự chịu trách nghiệm đối với các đơn vị sự nghiệp công lập.

Thứ bảy, UBND tỉnh cần thực hiện nhất quán chính sách đền bù và giá đền bù giải phóng mặt bằng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư XDCB trên địa bàn.

Thứ tám, UBND tỉnh ban hành quy chế phối hợp lãnh đạo, chỉ đạo song trùng giữa chính quyền địa phương với ngành dọc trong quản lý thu chi ngân sách nhất là ngành thuế và kho bạc.

KẾT LUẬN

Như vậy, vai trò của ngân sách nhà nước trong việc củng cố vai trò của nhà nước, đặc biệt trong vấn đế phát triển nền kinh tế là cực kì quan trọng. Việc cải thiện hiệu quả của chính sách ngân sách nhà nước là một yếu tố không thể thiếu được khi nền kinh tế phát triển tiến lên theo cơ chế thị trường. Với xu hướng toàn cầu hoá như hiên nay, để hội nhập, Lào phải nhanh chóng tiến hành những cải cách mới nhằm đưa ra những giải pháp tình thế tháo gỡ tình trạng trì trệ của nền kinh tế để theo kịp với các nước khác trên thế giới. Tất nhiên, cho đến thời điểm này, qua một loạt các đổi mới do chính phủ đề xuất, Lào đã thu được một số thành tựu đáng kể, nền kinh tế đã có dấu hiệu tăng trưởng. Tuy nhiên chúng ta vẫn phải tiếp tục sự nghiệp đổi mới bằng những chiến lược mới mà việc đổi mới chính sách ngân sách nhà nước là một trong những chiến lược hàng đầu. Vì vậy để sử dụng ngân sách nhà nước có hiệu quả cần có chính sách để tăng cường quản lý NSNN một cách có hiệu quả và tối ưu nhất.

Mục tiêu của tỉnh Oudomxay đến năm 2015 là có thể đưa người dân thoát khỏi tình trạng đói nghèo như hiện nay, cải thiện cuộc sống, nâng cấp cơ sở hạ tầng, điện đường, trường, trạm…Để làm được điều này đòi hỏi số lượng và chất lượng, cơ cấu vốn tài chính lớn và cấp bách và chế độ quản lý ngân sách phù hợp với tình hình hiện tại của tỉnh. Tăng cường quản lý ngân sách nhà nước là một yêu cầu cấp thiết có tính khách quan. Phải hoàn thiện và làm tốt từng khâu, từ khâu lập dự toán đến quyết toán ngân sách, điều này không chỉ bắt nguồn từ sự hạn chế trong quá trình công tác này mà còn đòi hỏi các quy định luật, nghị quyết của Đảng và đổi mới cơ chế thu, chi ngân sách của nhà nước. Thực hiện tốt công tác quản lý thu chi ngân sách sẽ phát huy được tiềm năng thế mạnh, khai thác các nguồn lực trên địa bàn tỉnh có hiệu quả, tranh thủ vốn mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện để các cơ sở sản xuất kinh doanh có khả năng đóng góp nhiều cho ngân sách. Đồng thời thông qua quản lý chi ngân sách để giúp cho tỉnh thực hiện tốt chức năng của mình nhất là việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và hỗ trợ người nghèo, rút ngắn khoảng cách giữa người giàu và người nghèo.

Qua thực tế phân tích công tác quản lý ngân sách nhà nước ở tỉnh Oudomxay vừa qua, có thể thấy tỉnh đã và đang có bước tiến nâng cao hiệu quả quản lý ngân sách trên địa bàn. Tuy nhiên vẫn còn những tồn tại xuất phát từ bản thân Sở tài chính và các cơ quan công quyền khác, cũng như từ những nguyên nhân khách quan như tình hình kinh tế, xã hội, sự thống nhất và hợp lý của các văn bản luật.

Để thực hiện các biện pháp tăng cường quản lý ngân sách nhà nước có hiệu quả đòi hỏi phải thực hiện tổng hơp các giải pháp ở tầm vĩ mô và vi mô. Sự lãnh đạo chỉ đạo của UBND tỉnh, các cấp, các ngành chức năng, các tổ chức CT-XH từ Tỉnh, huyện cho đến phường cần phải quan tâm đúng mức công tác này coi công tác này là trách nhiệm, là nhiệm vụ trọng tâm của mình chứ không riêng gì các cơ quan tài chính.

Mặt dù em đã có những cố gắng nhất định nhưng không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Em kính mong các thầy cô trong Hội đồng chỉ dẫn, các bạn đồng nghiệp góp ý để luận văn này tiếp tục hoàn thiện có hiệu quả cao hơn có giá trị áp dụng vào công tác quản lý ngân sách nhà nước ở địa phương.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý ngân sách Nhà nước tại tỉnh Oudomxay (CHDCND LÀO) (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(105 trang)
w