II Chi ngân sách cấp huyện 45.859 46.744 60.775 52
4 Chi điều tiết, hỗ trợ 9,900.00 105
2.3.2.2. Nguyên nhân.
* Từ phía môi trường kinh tế vĩ mô.
Giai đoạn 2007 – 2011 là giai đoạn tình hình kinh tế trong nước và quốc tế có nhiều biến động. Khủng khoảng kinh tế thể giới dẫn đến khũng khoảng kinh tế trong nước, lạm phát dẫn đến chính sách thắt chặt tiền tệ của nhà nước làm ảnh hưởng đến các khoản chi đầu tư phát triển.
*. Từ phía văn bản chính sách luật NSNN còn nhiều bất cập.
+ Ngân sách cấp trên bao gồm cả ngân sách cấp dưới. Hệ thống NSNN bao gồm NSTW và NSĐP, trong đó NSĐP bao gồm ngân sách tỉnh, ngân sách huyện là một bộ phận hợp thành của ngân sách cấp trên. Nhiều chỉ tiêu thu và chi của ngân
sách cấp dưới do ngân sách cấp trên ấn định. Điều này đã không khuyến khích cấp dưới tự cân đối thu, chi lập dự toán tích cực mà thường có xu hướng lập dự toán thu thấp hơn thực tế, lập dự toán chi cao để nhận được tiền trợ cấp hơn.
+ Chưa có chỉ tiêu để xác định nhiệm vụ nào là cấp bách:
Luật NSNN đã quy định dự phòng ngân sách để chi phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, nhiệm vụ phát sinh quan trọng về quốc phòng, an ninh và nhiệm vụ câp bách khác phát sinh ngoài dự toán. Tuy nhiên chưa có quy định tiêu chí để định nhiệm vụ nào là cấp bách được bổ sung từ dự phòng, nên còn một số trường hợp sử dụng dự phòng chứ đúng với quy định của luật NSNN.
Phân cấp quản lý nói chung và phân cấp ngân sách địa phương chưa phù hợp đã tác động lớn đến quá trình quản lý chi ngân sách của tỉnh. Điều này cho thấy mối quan hệ giữa thu và chi rất quan trọng, thu để chi nhưng nếu không được sử dụng các khoản chi theo yêu cầu của mình thì thiếu động lực để thực hiện tốt quá trình quản lý các nguồn thu trên địa bàn tỉnh.
+ Một số định mức chi còn lạc hậu, quy định về kiểm soát chi còn bất cập dẫn đến chi luôn vượt dự toán.
KBNN là một cơ quan quan trọng trong việc ngăn chặn chỉ tiêu NSNN lãng phí. Tuy nhiên có những bất cập trong những quy định về hoạt động của nó. Quyết định 1116/QĐ-KBNN về giao dịch một cửa quy định những khoản tạm ứng bằng tiền mặt chỉ dựa trên bảng kê chứng từ là không chặt chẽ, rất khó phát hiện những khoản chi không đúng mức, chế độ. Ví dụ, đơn thanh toán tiền đi tập huấn cho cán bộ, nội dung chứng từ đề là thanh toán tiền công tác phí và thanh toán phụ cấp lưu trú sai chế độ này nếu chỉ nhìn trên bảng kê mà không nhìn thấy chứng từ gốc.
Hệ thống các văn bản pháp luật trong quản lý đầu tư và xây dựng trong thời gian qua được các cơ quan có thẩm quyền ban hành tương đối đầy đủ, việc sửa đổi, bổ sung thực hiện thường xuyên nhưng nhìn chung còn thiếu đồng bộ, nhiều quy định còn chồng chéo, quá rắm rối khó thực hiện trong thực tế quản lý, nhiều hệ thống đơn giá, định mức kinh tế kỹ thuật còn thiếu và chậm được sửa đổi cho phù hợp.
Các cơ chế chính sách thực hiện chưa đồng bộ, hệ thống định mức kinh tế kỹ thuật làm căn cứ pháp lý cho việc thực hiện tự chủ đã lạc hậu nhưng chậm được sửa đổi, các quy định về tiền lương chưa phù hợp, điều này đã làm hạn chế nhiều mức độ tự chủ của đơn vị. Do hướng dẫn của ngành dọc và cơ quan tài chính cấp trên không có nên đến nay toàn bộ các đơn vị trong ngành giáo dục chưa thực hiện được cơ chế tự chủ tài chính.
* Từ phía cán bộ chuyên trách.
Trình độ quản lý của cán bộ ngân sách tỉnh cón hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu hiện nay. Một số cán bộ còn làm việc theo kinh nghiệm, không có ý thức tự học nâng cao trình độ chuyên môn nên kết quả chưa cao. yêu cầu quản lý thu hiện đại và yêu cầu cải cách hành chính trong quản lý thu. Đối với bộ phận thu ngân sách một số trường hợp chưa tận tuỵ, công tâm, khách quan giữa quyền lợi Nhà nước và quyền lợi người nộp thuế nên chưa trở thành người bạn đồng hành đáng tin cậy của các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các Luật thuế.
Sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương đối với công tác thuế chưa được quan tâm đúng mức, thể hiện:
+ Chưa có quy định cụ thể trách nhiệm của các cấp chính quyền địa phương, các ban ngành có liên quan trong công tác thuế, còn có tư tưởng coi việc thu thuế chỉ là nhiệm vụ của ngành thuế.
+ Sự phối kết hợp giữa các ngành chức năng trên cùng một địa bàn chưa chặt chẽ, thiếu thống nhất, thậm chí có nơi còn hạn chế vì lợi ích cục bộ. Phân công trách nhiệm không rõ ràng,chưa xây dựng được quy chế phối hợp trong công tác chống thất thu thuế, chống buôn lậu và gian lận thương mại trên địa bàn một cách đồng bộ.
Công tác tuyên truyền, quán triệt luật NSNN đến các đơn vị sử dụng ngân sách chưa sâu sắc, chưa đạt được mục tiêu đề ra, do vậy nhận thức về luật NSNN và các văn bản pháp luật về quản lý, sử dụng NSNN của các cơ quan đơn vị và của cán bộ còn hạn chế.
Ý thức tiết kiệm chi ngân sách của một số cán bộ công chức chưa cao về các khoản như: Điện, nước, tiếp khách, mua tài sản, chi hội nghị…
Chưa thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm minh các trường hợp khi thấy dấu hiệu chi sai nguyên tắc tài chính. Sự phối hợp thanh tra, kiểm tra công tác quản lý chi tài chính chưa được tiến hành thường xuyên, chưa xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quản lý chi NSNN một cách đúng mức để làm gương cho người khác. Đây là một nguyên nhân rất quan trọng. Bởi vì thực tế hiện nay cán bộ có chức, có quyền vi phạm trong quản lý chi tiêu ngân sách ngày càng tăng lên.
Việc chuyển tải văn bản nhiều khi chưa được quan tâm đúng mức. Do đó các đơn vị sử dụng ngân sách chậm nắm bắt được những quy định mới về quản lý chi ngân sách để triển khai thực hiện.
CHƯƠNG 3