Hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm và luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cũng ngày càng lớn hơn. Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay hầu hết nguồn thu nhập chính của các ngân hàng thương mại vẫn chủ yếu là từ tín dụng. Chất lượng tín dụng tốt phản ánh chất lượng của ngân hàng tốt và ngược lại chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao phản ảnh chất lượng của ngân hàng kém. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là thu từ tín dụng chiếm tới trên 90% tổng thu nhập của ngân hàng và cho vay, bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay và bảo lãnh nên việc đánh giá, phân tích báo cáo tài chính khách hàng trước khi cho vay, trong suốt quá trình cho vay là một việc làm rất quan trọng. Nhận thức được vấn đề trên và qua tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
Trang 1CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm và luôn phải đối mặt với nhiều rủi rokhác nhau, hoạt động kinh doanh của các ngân hàng ngày càng trở nên phức tạp hơn
và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng thương mại cũng ngày càng lớn hơn Đặcbiệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hiện nay hầu hết nguồn thu nhập chínhcủa các ngân hàng thương mại vẫn chủ yếu là từ tín dụng Chất lượng tín dụngtốt phản ánh chất lượng của ngân hàng tốt và ngược lại chất lượng tín dụng thấp,
nợ xấu cao phản ảnh chất lượng của ngân hàng kém
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnhSơn La nguồn thu nhập chủ yếu vẫn là thu từ tín dụng chiếm tới trên 90% tổngthu nhập của ngân hàng và cho vay, bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệpchiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay và bảo lãnh nên việc đánh giá, phân tíchbáo cáo tài chính khách hàng trước khi cho vay, trong suốt quá trình cho vay làmột việc làm rất quan trọng Nhận thức được vấn đề trên và qua tìm hiểu thực tếtại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn
La em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La” làm đề tài nghiên cứu của luận văn.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Một là, khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính kháchhàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Trong đó, khái quát vềhoạt động cho vay, cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính khách hàng, hệ thống các chỉtiêu để phân tích
Hai là, phân tích thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng tronghoạt động cho vay; đưa ra ví dụ minh họa là một khách hàng cụ thể để làm rõ nộidung nghiên cứu; đánh giá những mặt đã làm được và những tồn tại cần khắc phụccủa Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Ba là, trên cơ sở những tồn tại đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vànâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng trong quá trình thẩmđịnh trước khi cho vay hoặc trong suốt quá trình khách hàng vay vốn
Trang 21.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
- Phạm vi nghiên cứu: lý luận và thực trạng phân tích tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam - chi nhánh Sơn La
+ Về không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- chi nhánh Sơn La
+ Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánhtỉnh Sơn La trong 2 năm gần đây từ năm 2010-2011
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp sử dụng trong quá trình nghiên cứu phương pháp so sánh,phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ, phương pháp đồ thị,phương pháp mô hình tài chính Dupont, phương pháp xếp hạng doanh nghiệp
1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Trong các nghiên cứu trình độ thạc sỹ, tiến sỹ nhiều tác giả đã đề cập tớiphân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạinhư:
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng (2011), Hoàn thiện phân tích báo cáo
tài chính của các tổ chức tín dụng trong việc xét duyệt hạn mức tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội, người hướng dẫn khoa học TS Phạm Thị Thủy
- Luận văn thạc sỹ Đỗ Văn Phúc (2010), Hoàn thiện công tác phân tích tài
chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Hải Dương, người hướng dẫn khoa học PGS TS Nguyễn Minh
Phương.
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Chi (2009), Hoàn thiện phân tích tài
chính doanh nghiệp tại Sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,
người hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Văn Dương.
Các đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tàichính của các khách hàng như phương pháp, nội dung phân tích, tổ chức công tácphân tích; đồng thời, đi sâu khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng phân tích báocáo tài chính một khách hàng cụ thể vay vốn tại các ngân hàng thương mại; đưa ra
Trang 3các đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế và những nguyên nhâncủa hoạt động phân tích tài chính khách hàng của ngân hàng thương mại; trên cơ sở
đó các tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính kháchhàng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
1.6 Dự kiến đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về phân tích tài chính kháchhàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
- Đánh giá thực trạng phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động chovay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam - chi nhánh Sơn La
1.7 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng trong hoạt độngcho vay của ngân hàng thương mại
- Chương 3: Thực trạng phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động chovay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La
- Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện phân tíchtài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Trang 4CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 2.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính
2.1.1 Khái quát về phân tích tài chính khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kếtcấu, mối quan hệ qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và vận dụng cácphương pháp phân tích để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, so sánhvới kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra, so với các doanh nghiệp kinh doanh cùngngành nghề, so với số liệu trung bình ngành để xác định vị trí của doanh nghiệpmình trên thị trường Đối với các tổ chức tín dụng quan tâm tới khả năng thanh toánngắn hạn, khả năng thanh toán dài hạn, khả năng sinh lời của vốn, dự đoán triểnvọng của doanh nghiệp
Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính, huy động nguồn tiềnnhàn rỗi từ nhiều đối tượng khác nhau và đem phục vụ nhu cầu vay vốn của các cánhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Trong điều kiện kinh tế hiện nay, khách hàng củacác ngân hàng thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo an toàn
và phát triển nguồn vốn của mình, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải phântích kỹ tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để đánh giá hiện trạng tài chínhcủa khách hàng có tốt, có ổn định hay không và dự đoán được tình trạng tài chínhcủa khách hàng trong tương lai trước khi ra quyết định tài trợ vốn cho khách hàng
đó Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của các ngân hàngthương mại là phân tích chi tiết cấu trúc tài sản, nguồn vốn, phân tích công nợ, phântích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả của việc sử dụng tài sản, nguồn vốn,hiệu quả sử dụng vốn vay và đự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng.Căn cứ trên các kết quả phân tích, ngân hàng sẽ ra quyết định có tài trợ cho doanhnghiệp hay không Việc hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp là việc làm rất cần thiết và quan trọng, nó giúp cho các ngân hàng thươngmại đầu tư cho các khách hàng tốt, đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng, sẽ giảmthiểu được các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và giúp cho ngân hàng chủ động
Trang 5hơn trong kế hoạch kinh doanh của mình.
2.1.2 Ý nghĩa và mục đích phân tích tài chính khách hàng
Phân tích tài chính khách hàng có ý nghĩa rất quan trọng đối với các ngânhàng thương mại, việc phân tích kỹ lưỡng khách hàng trước khi cho vay và trongsuốt quá trình khách hàng vay vốn sẽ giúp cho ngân hàng thương mại đánh giá đượchiện trạng tình hình tài chính của khách hàng và dự đoán tương lai khách hàng để cóquyết định phù hợp Đối với ngân hàng, mục tiêu phân tích tài chính khách hàngnhằm giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro khi chấp nhận lời đề nghị vay vốn của kháchhàng Các rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải khi chấp nhận tín dụng cho mộtkhách hàng là:
Một là, rủi ro mất vốn: là rủi ro mà ngân hàng cho vay phải đương đầu khi
khách hàng vay vốn vỡ nợ
Hai là, rủi ro do đóng băng các khoản cho vay: là rủi ro mà ngân hàng cho
vay phải đối mặt khi khách hàng vay vốn không có khả năng thanh toán nợ vay theođúng hạn đã định và yêu cầu ngân hàng kéo dài thời hạn trả nợ
Ba là, rủi ro về khả năng sinh lợi: là rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi
khách hàng vay vốn không thanh toán được tiền lãi đầy đủ và đúng hạn
Vì vậy, khi tiến hành phân tích tài chính khách hàng, mục tiêu phân tích củangân hàng là đi vào phân tích từng chỉ tiêu xoay quanh ba loại rủi ro đã đề cập ởtrên và phát hiện ra những cái gì đang rình mò ngân hàng nếu ngân hàng chấp nhậnlời đề nghị cấp tín dụng của khách hàng Qua phân tích tài chính khách hàng, ngânhàng có thể giải quyết được ba vấn đề:
- Nguồn tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro của khách hàng Nếu kế hoạchđầu tư, kinh doanh đề xuất bị thất bại, liệu khách hàng có đủ khả năng trả nợ chongân hàng hay không?
- Thẩm định lại những cam kết của khách hàng về nguồn vốn tự tài trợ cho
kế hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất
- Trình độ và năng lực sử dụng vốn của khách hàng
2.2 Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng
Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng rất nhiều phương pháp để phântích tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, những phương pháp thường sử dụng:phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp chitiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp đồ thị, phương pháp đồ thị, phương pháp môhình Dupont
Trang 62.3 Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính khách hàng
2.3.1 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là bức tranh tổng hợp phản ánh về tình hình tài sản, nguồnvốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanhnghiệp tại một thời điểm hay thời kỳ Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành(Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính), hệ thốngBáo cáo tài chính áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọithành phần kinh tế trong cả nước ở Việt Nam bao gồm bốn mẫu biểu báo cáo sau:Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B01-DN), Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh(Mẫu số B02-DN), Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN), Bản thuyết minhbáo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN)
2.3.2 Cơ sở dữ liệu khác
Để có được những kết luận phân tích tài chính tốt đòi hỏi người phân tíchbên cạnh việc phân tích báo cáo tài chính khách hàng cũng cần phải thu thập thêmcác thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như các thông tinchung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa, các thông tin về ngành kinh tế của doanhnghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp và các thông tin vềbản thân doanh nghiệp: chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp, tìnhhình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán…
2.4 Tổ chức phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thươngmại được thực hiện bởi bộ phận tín dụng hoặc bộ phận thẩm định Việc tổ chứcphân tích phải khoa học, hợp lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạtđộng của khách hàng và mục tiêu của ngân hàng Trình tự phân tích tài chính kháchhàng gồm ba giai đoạn
2.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch phân tích
Trong giai đoạn này, cán bộ ngân hàng phải xác định được mục tiêu phântích và xây dựng chương trình phân tích
2.4.2 Giai đoạn tiến hành phân tích
Đây là giai đoạn triển khai và thực hiện các công việc trong kế hoạch Tronggiai đoạn này, cán bộ ngân hàng tiến hành thu thập tài liệu và xử lý số liệu; tìnhtoán, xác định và dự đoán; tổng hợp kết quả và rút ra nhận xét
Trang 72.4.3 Giai đoạn hoàn thành kế hoạch phân tích
Giai đoạn cuối cùng là lập báo cáo phân tích và hoàn thiện hồ sơ phân tích
2.5 Nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
2.5.1 Phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng
Phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng là phân tích cơ cấu tài sản, cơcấu nguồn vốn và đánh giá mức độ độc lập về tài chính của khách hàng Qua đó,cán bộ ngân hàng nắm bắt được tình hình sử dụng vốn, tình hình huy động vốn vàchính sách huy động vốn của khách hàng, tìm ra nguyên nhân và dấu hiệu ảnhhưởng đến cân bằng tài chính của khách hàng
2.5.2 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và công nợ của khách hàng
Phân tích khả năng thanh toán và công nợ của khách hàng giúp ngân hàngthương mại đánh giá được khả năng sẵn sàng trả nợ và tình hình công nợ hiện tạicủa khách hàng Dự đoán được khả năng trả nợ trong tương lai và các khoản công
nợ khách hàng sẽ phải thanh toán hoặc thu hồi trong tương lai
2.5.3 Phân tích các chỉ tiêu về hiệu quả kinh doanh
Cán bộ ngân hàng phân tích các chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản, hiệu quả
sử dụng nguồn vốn, hiệu quả sử dụng vốn vay, tốc độ tăng trưởng doanh thu, lợinhuận của lợi nhuận kinh doanh
2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả phân tích tài chính khách hàng trong
hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
Ảnh hưởng đến kết quả phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động chovay của ngân hàng thương mại gồm rất nhiều nhân tố: nhân tố từ phía ngân hàng,nhân tố từ phía khách hàng và các nhân tố khách quan khác Các nhân tố từ phíangân hàng như: chính sách tín dụng của ngân hàng, quan điểm của lãnh đạo ngânhàng, trình độ và đạo đức của cán bộ ngân hàng là các nhân tố ảnh hưởng rất nhiềutới hoạt động phân tích tài chính khách hàng Các nhân tố từ phía khách hàng: tínhtrung thực của bộ hồ sơ vay vốn, chính sách bảo mật của doanh nghiệp Và các nhân
tố khách quan khác như: chính sách quản lý vĩ mô của Nhà nước, môi trường kinh
tế, môi trường xã hội, môi trường tự nhiên
Trang 8CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI NHÁNH SƠN LA
3.1 Tổng quan về Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Chi nhánh Sơn La
-3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn
La là chi nhánh trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam, tên viết tắt là Agribank Sơn La, được thành lập theo quyết định số 66/NH-QĐngày 8 tháng 7 năm 1988, trụ sở đặt tại số 08 đường Chu Văn Thịnh - Thành PhốSơn La - Tỉnh Sơn La
Sau 24 năm hình thành và phát triển hiện nay Agribank Sơn La đã có tổng dư
nợ 4.858 tỷ đồng, tổng nguồn vốn 2.817 tỷ đồng, chiếm trên 50% tổng nguồn vốntrên địa bàn tỉnh Sơn La và đã đạt được các thành tích: Huân chương lao động hạng
Ba giai đoạn 1993-1997, Huân chương lao động hạng Nhì giai đoạn 2003-2009,Bằng khen của Thủ tướng Chính Phủ cho công tác Kế toán ngân quỹ năm 2008,Bốn lần được tặng cờ của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho đơn vị
“Đã có thành tích xuất sắc, dẫn đầu phong trào thi đua ngành Ngân hàng” các
, Kiểm tra, giám sát sau giải ngân, Thu nợ gốc, lãi tiền vay và phí, Xử lý các phát
sinh, Xử lý nợ có vấn đề, Thanh lý hợp đồng tín dụng, Giải chấp TSBĐ
Trang 93.2.2 Khái quát về phân tích tài chính đối với khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Công tác phân tích tài chính khách hàng là một nội dung quan trọng trong bất
cứ ngân hàng thương mại nào, công tác phân tích tài chính khách hàng được tiếnhành trong quá trình thẩm định trước khi quyết định cho vay và trong quá trình kiểmtra, giám sát khách hàng sau khi giải ngân Hoạt động phân tích tài chính kháchhàng tại Agribank Sơn La được theo trình tự sau: lựa chọn nguồn tài liệu để phân
tích, tiến hành phân tích tài chính khách hàng và chấm điểm tài chính của khách
hàng theo qui định của Agribank Việt Nam Tại Agribank Sơn La công tác phân tíchtài chính khách hàng do cán bộ tín dụng thực hiện đối với khoản vay thuộc thẩmquyền phán quyết của chi nhánh hoặc cán bộ thẩm định đối với những khoản vayvượt thẩm quyền phán quyết
Các phương pháp phân tích chủ yếu được sử dụng trong hoạt động phân tíchtài chính là phương pháp tỷ số và phương pháp so sánh
3.2.3 Nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Cán bộ ngân hàng căn cứ vào tài liệu yêu cầu khách hàng cung cấp và thuthập thêm thông tin qua các kênh khác nhau
Luận văn đã minh họa phân tích tài chính khách hàng của Agribank Sơn Lathông qua phân tích tài chính Công ty CP VINAFOOD 1 Sơn La
Trên cơ sở thông tin thu thập được, cán bộ ngân hàng phân tích các nhóm chỉtiêu cơ bản: phân tích các khoản mục trong báo cáo tài chính, phân tích khả năngthanh toán, phân tích các chỉ tiêu về công nợ; phân tích các chỉ tiêu về hoạt động,phân tích các chỉ số về thu nhập và chấm điểm tín dụng và xếp hạng nội bộ kháchhàng theo hướng dẫn của Agribank Việt Nam trong hai năm 2010, 2011
Trang 10CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VIỆT NAM - CHI
NHÁNH SƠN LA4.1 Thảo luận kết quả nghiên cứu hoạt động phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
4.1.1 Những kết quả đạt được
Những mặt đã làm được trong quá trình phân tích tài chính khách hàng củaAgribank Sơn La:ban lãnh đạo của Agribank Sơn La rất chú trọng quá trình phântích báo cáo tài chính của khách hàng; cán bộ tín dụng thường xuyên thu thập thôngtin về khách hàng qua các nguồn thông tin khác nhau; hệ thống chương trình dữ liệutập trung trên toàn quốc; Hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng củaAgribank Sơn La thực hiện theo những qui định chung của Agribank Việt Nam; độingũ cán bộ tín dụng của Agribank Sơn La luôn chịu khó học tập nâng cao trình độbản thân, vận dụng sự phát triển của công nghệ thông tin vào quá trình phân tích;cán bộ tín dụng đã thực hiện đúng qui trình hướng dẫn và đầy đủ các thủ tục theoqui định Agribank Việt Nam; hệ thống qui định chung của Agribank Việt Nam đãngày càng hoàn thiện hơn, đầy đủ hơn; thời gian phân tích tài chính khách hàngnhanh
4.1.2 Những hạn chế và nguyên nhân
Bên cạnh những mặt đã làm được, trong công tác phân tích tài chính kháchhàng tại Agribank Sơn La vẫn còn nhiều hạn chế cần khắc phục: việc thu thập thôngtin khách hàng; hệ thống chương trình chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàngcủa Agribank Việt Nam vẫn còn một số nội dung chưa hợp lý; phương pháp đang sửdụng trong phân tích chưa phong phú; nội dung phân tích chưa đầy đủ, trình độ vànăng lực của cán bộ tín dụng chưa đồng đều, khách hàng có thể thiếu trung thựctrong quá trình cung cấp số liệu cho ngân hàng, sửa đổi một số nội dung trong cácbáo cáo tài chính để cho việc vay vốn được thuận lợi, việc thu thập thông tin khách
Trang 11hàng có thể dễ dàng hơn tuy nhiên không phải mọi cán bộ ngân hàng đều có đủ kinhnghiệm và trình độ để lựa chọn những thông tin đúng, thông tin chính thống và loại
bỏ những thông tin không cần thiết trong quá trình phân tích tài chính khách hàng
4.2 Giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng vay vốn của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Chất lượng tín dụng có ảnh hưởng quyết định đến tài chính của ngân hàng, đặcbiệt là đối với hầu hết các ngân hàng thương mại Việt Nam, thu nhập tín dụng thườngchiếm trên 70% tổng thu nhập Chất lượng tín dụng tốt đồng nghĩa với việc thu nhậptăng và rủi ro giảm Để nâng cao chất lượng tín dụng ngoài việc ngân hàng lựa chọnđúng thị trường, đúng ngành nghề, đúng đối tượng khách hàng để đầu tư thì ngân hàngphải chú trọng công tác phân tích tài chính khách hàng Dựa trên nội dung học, thuthập thông tin và thời gian công tác tại Agribank Sơn La, em xin đề xuất một số giảipháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay tạiAgribank Sơn La như sau:
Một là, thực hiện đúng, đầy đủ, nghiêm ngặt quy trình phân tích khách hàngvay vốn
Hai là, thường xuyên thu thập, kiểm tra thông tin tài chính và phi tài chính vềkhách hàng
Ba là, thường xuyên tra cứu thông tin qua trung tâm thông tin tín dụng (CIC)của Ngân hàng Nhà nước
Bốn là, hoàn thiện việc phân loại, quản lý khách hàng theo loại hình, ngànhnghề kinh doanh, quy mô kinh doanh
Năm là, hoàn thiện hệ thống các chỉ tiêu trung bình đối với từng ngành, nghề,lĩnh vực kinh doanh
Sáu là, hoàn thiện phương pháp phân tích tài chính khách hàng
Bảy là, hoàn thiện các chỉ tiêu trong phân tích tài chính khách hàng: AgribankSơn La nên xây dựng thêm các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng,xác định mức độ độc lập tài chính của khách hàng; xây dựng thêm một vài chỉ tiêuphân tích khả năng thanh toán tổng quát, thanh toán dài hạn; xây dựng thêm chỉ tiêuphân tích về hiệu quả sử dụng vốn vay
Tám là, hoàn thiện hệ thống chấm điểm tín dụng và xếp hạng khách hàng.Chín là, hoàn thiện trình độ nghiệp vụ và đạo đức nghề nghiệp cho cán bộ phântích
Trang 124.3 Một số kiến nghị
4 3.1 Đối với Ngân hàng Nhà nước và cơ quan quản lý
Hoạt động của ngân hàng thương mại bị ảnh hưởng rất nhiều của chính sáchkinh tế vĩ mô của Nhà nước và đặc biệt là sự hướng dẫn, chỉ đạo của Ngân hàng Nhànước Mỗi sự thay đổi về chính sách kinh tế có thể gây ra những ảnh hưởng tích cựchoặc tiêu cực tới hoạt động kinh doanh ngân hàng và doanh nghiệp - khách hàng củangân hàng Để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển, các cơ quan quản lý Nhànước nên có những quy định, chính sách rõ ràng, thống nhất, tạo môi trường kinhdoanh ổn định giúp cho doanh nghiệp thuận lợi trong hoạt động kinh doanh và cónhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua những khó khăn do ảnh hưởng chungcủa tình hình kinh tế thế giới và trong nước
4.3.2 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
Dư nợ tín dụng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ củaAgribank Việt Nam Muốn nâng cao chất lượng tín dụng doanh nghiệp thì AgribankViệt Nam chú trọng vào một số giải pháp sau để nâng cao chất lượng công tác phântích báo cáo tài chính:
Thứ nhất, thường xuyên thuê các chuyên gia trong nước, nước ngoài có trình
độ và kinh nghiệm để giảng dạy cho cán bộ phân tích của Agribank
Thứ hai, Agribank Việt Nam cần thành lập một trung tâm thông tin khách hàngchuyên quản lý thông tin khách hàng toàn hệ thống
Thứ ba, trong quá trình ban hành các văn bản chế độ về thẩm định tín định nên
tổ chức dự thảo và lấy ý kiến của các chi nhánh rồi mới ban hành để văn bản phù hợpvới thực tế tại chi nhánh
Thứ tư, thường xuyên tổ chức các cuộc kiểm tra nội bộ hoặc kiểm tra chéo cácchi nhánh để kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai sót, qua đó các chi nhánh cũng
có cơ hội học hỏi và trao đổi kinh nghiệm
Thứ năm, Agribank Việt Nam nên tìm kiếm những doanh nghiệp làm ăn cóhiệu quả, có phương án kinh doanh khả thi cao để hỗ trợ chi nhánh mở rộng tín dụngbằng cách tham gia ký những hợp đồng đồng tài trợ cho khách hàng
4.3.3 Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - Chi nhánh Sơn La
Một là, Nâng cao chất lượng của cán bộ làm công tác thẩm định, cán bộ tín
Trang 13dụng, cán bộ kiểm tra kiểm soát nội bộ bằng cách.
Hai là, nên bố trí cán bộ tín dụng theo hướng chuyên môn hóa, mỗi cán bộ phụtrách doanh nghiệp cho vay theo ngành nghề hoặc lĩnh vực kinh doanh
Ba là, thường xuyên theo dõi, đánh giá sát sao các doanh nghiệp đang vay vốnngân hàng
Bốn là, Nâng cao mức độ quan tâm của Ban Giám đốc đối với công tác phântích tài chính khách hàng
Năm là, Ban Giám đốc Agribank Sơn La cần có chế độ đãi ngộ hợp lý đối vớinhững cán bộ tín dụng, cán bộ thẩm định hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao
4.4 Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
Công việc hiện tại của em tại Agribank Sơn La không có nhiều cơ hội tiếp xúcnhiều với kế toán doanh nghiệp và phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp Vớimong muốn tìm hiểu thêm về kế toán doanh nghiệp và phân tích báo cáo tài chínhdoanh nghiệp phục vụ cho công việc và nâng cao trình độ của mình nên em đã chọn đề
tài “Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La” Nhưng do thời gian có hạn và trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên luận văn
của em vẫn còn một số hạn chế như sau:
Thứ nhất, chưa nghiên cứu chuyên sâu về phân tích báo cáo tài chính mà chỉmới chỉ nghiên cứu về phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính khách hàng phục vụtrong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Thứ hai, trong quá trình phân tích các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính khách hàng
em mới chỉ phân tích giá trị trên báo cáo tài chính, chưa đi sâu phân tích được sự hìnhthành các giá trị trên báo cáo tài chính đó để xác định sự chính xác của giá trị đó trênbáo cáo tài chính
Trang 14KẾT LUẬN
Trong nền kinh tế thị trường hiện nay, sự cạnh tranh giữa các ngân hàngthương mại ngày càng gay gắt đòi hỏi các ngân hàng thương mại đều phải hoàn thiệnmọi hoạt động kinh doanh của mình và đặc biệt là hoạt động tín dụng Chất lượng vàquy mô tín dụng của các ngân hàng quyết định đến sự tồn tại hay suy vong của mỗingân hàng thương mại như trường hợp biến mất khỏi thị trường của Ngân hàngthương mại cổ phần Nhà Hà Nội - Habubank vào cuối tháng 08 năm 2012, Ngân hàngLehmad Brothers lớn thứ tư của Mỹ với 26 nghìn nhân viên và bề dày 158 tuổi đã phásản vào năm 2008 Nhận thấy tầm quan trọng của công tác phân tích tài chính kháchhàng trong hoạt động cho vay của Agribank Sơn La nên em mong muốn nghiên cứu lýluận, khảo sát thực tế tại Agribank Sơn La và đưa ra một số giải pháp, kiến nghị chủyếu với hy vọng hoàn thiện hơn quá trình phân tích tài chính khách hàng tại AgribankSơn La Luận văn đã hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể sau:
Trong chương 1, Luận văn đã giới thiệu về đề tài nghiên cứu, nêu khái quát
về đề tài nghiên cứu, về mục tiêu nghiên cứu, đối tượng, phạm vi nghiên cứu vàtổng quan về một vài công trình nghiên cứu với đề tài tương tự
Tại chương 2, Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản vềcông tác phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của các Ngân hàngthương mại nói chung như phương pháp sử dụng phân tích, cơ sở dữ liệu dùng đểphân tích, nội dung phân tích, các nhân tố ảnh hưởng tới công tác phân tích
Chương 3, Luận văn đã nêu lên được thực trạng hoạt động phân tích tài chínhkhách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Chương 4, Căn cứ thực trạng hoạt động phân tích tài chính khách hàng, đánhgiá những mặt đã làm được và nêu lên những vấn đề còn tồn tại trong hoạt độngphân tích Luận văn đưa tác giả còn nhiều hạn chế nên chắc chắn luận văn còn nhiềukhiếm khuyết Tác giả ra những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác phân tích tàichính khách hàng trong hoạt động cho vay và nêu lên các kiến nghị với cơ quanquản lý Nhà nước, Ngân hàng Nhà nước, Agribank Việt Nam, Agribank Sơn La
Do đề tài nghiên cứu rộng, phức tạp và bản thân mong muốn nhận đượcnhiều ý kiến đóng góp của các nhà khoa học, các thầy cô giáo, các nhà quản lý, cácđồng nghiệp và bạn đọc quan tâm đến lĩnh vực này để luận văn được tiếp tục hoànthiện và nâng cao hơn nữa
Trang 15CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế, đầu tư trong lĩnh vực tài chính
- ngân hàng đang đặt ra nhiều thách thức và rủi ro đối với các ngân hàng thương mạicủa Việt Nam Do đó, đảm bảo sự phát triển một cách ổn định và lành mạnh tronghoạt động của hệ thống ngân hàng là một trong những điều kiện cốt yếu, tạo cơ sởcho nền kinh tế phát triển ổn định, bền vững Hoạt động ngân hàng rất nhạy cảm vàluôn phải đối mặt với nhiều rủi ro khác nhau, hoạt động kinh doanh của các ngânhàng ngày càng trở nên phức tạp hơn và áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàngthương mại cũng ngày càng lớn hơn Đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế Việt Namhiện nay hầu hết nguồn thu nhập chính của các ngân hàng thương mại vẫn chủyếu là từ tín dụng Chất lượng tín dụng tốt phản ánh chất lượng của ngân hàng tốt
và ngược lại chất lượng tín dụng thấp, nợ xấu cao phản ảnh chất lượng của ngânhàng kém Để nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng thì ngay từ đầu khithẩm định khách hàng cán bộ tín dụng phải phân tích kỹ tình hình tài chính củakhách hàng trước khi quyết định tài trợ cho khách hàng
Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnhSơn La nằm ở một tỉnh miền núi khó khăn phía Tây Bắc của Việt Nam, kinh tếcòn kém phát triển, hoạt động chủ yếu vẫn là huy động tiền nhàn rỗi trong dân vàcung cấp các dịch vụ ngân hàng cơ bản Tại Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La nguồn thu nhập chủ yếu vẫn làthu từ tín dụng chiếm tới trên 90% tổng thu nhập của ngân hàng Tại Ngân hàngNông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La cho vay,bảo lãnh cho khách hàng doanh nghiệp chiếm tỷ trọng lớn trong tổng cho vay vàbảo lãnh nên việc đánh giá, phân tích báo cáo tài chính khách hàng trước khi chovay, trong suốt quá trình cho vay là một việc làm rất quan trọng Nhận thức đượcvấn đề trên và qua tìm hiểu thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển
nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Sơn La em đã chọn đề tài: “ Hoàn thiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La” cho luận văn
thạc sỹ của mình với mong muốn rằng luận văn của mình sẽ góp một phần vàoviệc đánh giá đầy đủ và chính xác thực trạng tình hình tài chính của doanh
Trang 16nghiệp vay vốn, giúp cho cán bộ tín dụng, lãnh đạo bộ phận tín dụng, Ban giámđốc ngân hàng đưa ra quyết định tài trợ đúng và giảm thiểu các rủi ro cho Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Một là, khái quát và hệ thống hóa cơ sở lý luận về phân tích tài chính kháchhàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại Trong đó, khái quát vềhoạt động cho vay, cơ sở dữ liệu để phân tích tài chính khách hàng, hệ thống các chỉtiêu để phân tích
Hai là, phân tích thực trạng công tác phân tích tài chính khách hàng tronghoạt động cho vay; đưa ra ví dụ minh họa là một khách hàng cụ thể để làm rõ nộidung nghiên cứu; đánh giá những mặt đã làm được và những tồn tại cần khắc phụctại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Ba là, trên cơ sở những tồn tại đó đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện vànâng cao chất lượng công tác phân tích tài chính khách hàng trong quá trình thẩmđịnh trước khi cho vay hoặc trong suốt quá trình khách hàng vay vốn
Trong đó, các câu hỏi cần được làm rõ bao gồm:
1 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La có thực hiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vaykhông?
2 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La có bộ phận riêng để thực hiện phân tích tài chính khách hàng trong hoạtđộng cho vay không?
3 Việc phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngânhàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La thực hiệnnhư thế nào?
4 Số lượng, chất lượng cán bộ tín dụng trong thực hiện công việc phân tíchtài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và pháttriển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
5 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La đang áp dụng những phương pháp nào để phân tích tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay?
6 Hệ thống thông tin phục vụ phân tích tài chính khách hàng trong hoạtđộng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chinhánh Sơn La có đáp ứng đủ nhu cầu không?
Trang 177 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La có sử dụng phần mềm để hỗ trợ công tác phân tích tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay?
8 Đóng góp thực tiễn của việc phân tích tài chính khách hàng trong hoạtđộng cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chinhánh Sơn La
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
- Phạm vi nghiên cứu: lý luận và thực trạng phân tích tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam - chi nhánh Sơn La
+ Về không gian: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam
- chi nhánh Sơn La
+ Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánhtỉnh Sơn La trong 2 năm gần đây từ năm 2010-2011
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp quan sát trực tiếp công tác phân tích tài chính khách hàng tạiphòng Tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam –chi nhánh Tỉnh Sơn La
Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: tác giả đã phỏng vấn trực tiếp cán bộ tíndụng quản lý khách hàng Công ty cổ phần VINAFOOD 1 Sơn La
Để tìm hiểu các vấn đề có tính chất lý luận như khái niệm, định nghĩa, bảnchất…tác giả nghiên cứu tại các sách giáo trình phân tích báo cáo tài chính, nghiệp
vụ ngân hàng hiện đại, quản trị ngân hàng thương mại, các luận văn có liên quanđến đề tài được công bố công khai
Để có các tài liệu thu thập liên quan đến phần thực trạng tác giả phải nghiêncứu các tài liệu của phòng Tín dụng Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nôngthôn Việt Nam - chi nhánh Tỉnh Sơn La
Trang 18Sau khi thu thập được số liệu tác giả sử dụng các phương pháp so sánh,phương pháp liên hệ, phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp loại trừ,phương pháp xếp hạng doanh nghiệp để đánh giá thực trạng công tác phân tích tàichính khách hàng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam -chi nhánh Tỉnh Sơn La, từ đó đưa ra kết luận, đề xuất các giải pháp hoàn thiện.
1.5 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài
Trong các nghiên cứu trình độ thạc sỹ, tiến sỹ nhiều tác giả đã đề cập tớiphân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mạinhư:
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Thị Hằng (2011), Hoàn thiện phân tích báo cáo
tài chính của các tổ chức tín dụng trong việc xét duyệt hạn mức tại Ngân hàng
thương mại cổ phần Quân đội, người hướng dẫn khoa học TS Phạm Thị Thủy
- Luận văn thạc sỹ Đỗ Văn Phúc (2010), Hoàn thiện công tác phân tích tài
chính khách hàng trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt
Nam - Chi nhánh Hải Dương, người hướng dẫn khoa học PGS TS Nguyễn Minh
Phương.
- Luận văn thạc sỹ Nguyễn Quỳnh Chi (2009), Hoàn thiện phân tích tài
chính doanh nghiệp tại Sở giao dịch ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam,
người hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Văn Dương.
Các đề tài đã khái quát những vấn đề lý luận chung về phân tích báo cáo tàichính của các khách hàng như phương pháp, nội dung phân tích, tổ chức công tácphân tích; đồng thời, đi sâu khảo sát thực tế và đánh giá thực trạng phân tích báocáo tài chính một khách hàng cụ thể vay vốn tại các ngân hàng thương mại; đưa racác đánh giá về những kết quả đã đạt được, những hạn chế và những nguyên nhâncủa hoạt động phân tích tài chính khách hàng tại ngân hàng thương mại; trên cơ sở
đó các tác giả đã đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính kháchhàng trong hoạt động cho vay của các ngân hàng thương mại
Về phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng, hai tác giả Đỗ VănPhúc và Nguyễn Thị Hằng đã đề cập tới phân tích cấu trúc tài chính tài sản vànguồn vốn của khách hàng Tác giả Nguyễn Thị Hằng phân tích tỷ trọng từng loạitài sản trong tổng tài sản, tỷ trọng nguồn vốn trong tổng nguồn vốn của khách hàng,nghiên cứu sâu thêm một vài chỉ tiêu như tỷ lệ nợ xấu, hệ số khả năng bù đắp rủi rotín dụng, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu do tác giả phân tích khách hàng là tổ chức tín
Trang 19dụng và đánh giá mức độ độc lập tài chính của khách hàng Tác giả Đỗ Văn Phúc đã
đề cập đến vấn đề phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng tuy nhiên mới dừnglại ở phân tích các chỉ tiêu cụ thể như: tỷ trọng tài sản cố định trong tổng tài sản, tỷtrọng tài sản ngắn hạn(tài sản dài hạn) trong tổng tài sản, hệ số tự tài trợ, tỷ số nợtrên tổng tài sản, tỷ số nợ trên nguồn vốn chủ sở hữu Còn tác giả Nguyễn QuỳnhChi chưa đề cập tới vấn đề phân tích cấu trúc tài chính, mà tác giả lại đề cập đếnphân tích các khoản mục trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp
Về phân tích khả năng thanh toán của khách hàng, cả ba tác giả ĐỗVăn Phúc, Nguyễn Quỳnh Chi, Nguyễn Thị Hằng đều đã đề cập đến phân tích khảnăng thanh toán của khách hàng, tuy nhiên mỗi tác giả đề cập khác nhau: tác giảNguyễn Quỳnh Chi, Đỗ Văn Phúc đã đề cập đến khả năng thanh toán hiện hành,khả năng thanh toán nhanh, khả năng thanh toán tức thời, khả năng thanh toán lãivay và tác giả Đỗ Văn Phúc còn phân tích thêm chỉ tiêu Hệ số khả năng thanh toán
nợ đến hạn; tác giả Nguyễn Thị Hằng do đặc điểm phân tích khách hàng là tổ chứctín dụng nên quan tâm các chỉ tiêu: hệ số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số thanhtoán nợ ngắn hạn, hệ số khả năng thanh toán nhanh, hệ số khả năng thanh toán trênthị trường liên ngân hàng
Về phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng, cả batác giả Đỗ Văn Phúc, Nguyễn Quỳnh Chi, Nguyễn Thị Hằng đã đề cập rất nhiều chỉtiêu phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng Tác giả Đỗ Văn Phúcphân tích các chỉ tiêu: số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, hiệu suất
sử dụng tài sản, suất hao phí của vốn, hiệu suất sử dụng tài sản cố định, suất hao phícủa tài sản cố định, hệ số sinh lợi căn bản, hệ số sinh lợi doanh thu, hệ số sinh lợicủa tài sản, hệ số sinh lợi tài sản cố định, hệ số sinh lợi vốn kinh doanh, hệ số sinhlợi vốn chủ sở hữu Tác giả Nguyễn Quỳnh Chi phân tích các chỉ tiêu: vòng quayhàng tồn kho, vòng quay vốn lưu động, kỳ thu tiền bình quân, hiệu suất sử dụng tàisản cố định, hiệu suất sử dụng tổng tài sản, tỷ suất sinh lời trên doanh thu, hệ sốsinh lời của tài sản, hệ số sinh lời của vốn chủ sở hữu Tác giả Nguyễn Thị Hằngphân tích các chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh của tổ chức tín dụng: thu nhập lãi cậnbiên (NIM), thu nhập ngoài lãi trên tổng thu nhập hoạt động kinh doanh, sức sinhlời của tài sản, sức sinh lời của vốn chủ sở hữu
Thực tế tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chinhánh Sơn La chưa có đề tài nào nghiên cứu về phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay Vì vậy, em đã chọn đề tài “ Hoàn thiện phân
Trang 20tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La” để hoàn thiện hơn quá trìnhđánh giá khách hàng trước khi ra quyết định cho vay, trong quá trình cho vay hoặcbảo lãnh để nâng cao chất lượng tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La nói riêng và Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam nói chung Là người nghiên cứu các luận điểm khoahọc, những lý thuyết được trang bị để áp dụng vào thực tiễn, tôi cam kết, đến thờiđiểm hiện tại, chưa có đề tài nào nghiên cứu về phân tích tài chính khách hàngdoanh nghiệp trong hoạt động cho vay tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triểnnông thôn Việt Nam - chi nhánh tỉnh Sơn La.
1.6 Dự kiến đóng góp của đề tài
- Hệ thống hoá những vấn đề mang tính lý luận về phân tích tài chính kháchhàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng thương mại
- Đánh giá thực trạng phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động chovay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La
- Đưa ra các giải pháp hoàn thiện công tác phân tích tài chính khách hàngtrong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn ViệtNam - chi nhánh Sơn La
1.7 Kết cấu luận văn
Kết cấu luận văn bao gồm các chương sau:
- Chương 1: Giới thiệu về đề tài nghiên cứu
- Chương 2: Cơ sở lý luận về phân tích tài chính khách hàng trong hoạt độngcho vay của ngân hàng thương mại
- Chương 3: Thực trạng phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động chovay của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánhSơn La
- Chương 4: Thảo luận kết quả nghiên cứu và giải pháp hoàn thiện phân tíchtài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp vàphát triển nông thôn Việt Nam - chi nhánh Sơn La
Trang 21CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH KHÁCH HÀNG TRONG HOẠT ĐỘNG CHO VAY
CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Những vấn đề cơ bản về phân tích tài chính
2.1.1 Khái quát về phân tích tài chính khách hàng để phục vụ hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Trên thế giới, phân tích báo cáo tài chính được phát triển từ cuối thể kỷ XX
và ở những nước có nền kinh tế phát triển Tại Việt Nam, phân tích báo cáo tàichính phát triển mạnh vào những năm cuối thập niên 90 đến nay và đã là một bộmôn học quan trọng của khoa kế toán các trường đại học kinh tế lớn của đất nước.Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, đối chiếu và so sánh sốliệu của các chỉ tiêu tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh đã qua Phân tíchbáo cáo tài chính thực chất là phân tích các chỉ tiêu tài chính trên hệ thống báo cáohoặc các chỉ tiêu tài chính mà nguồn thông tin từ hệ thống báo cáo nhằm đánh giátình hình tài chính của doanh nghiệp, cung cấp thông tin cho mọi đối tượng có nhucầu theo những mục tiêu khác nhau
Phân tích tài chính doanh nghiệp là quá trình đi sâu nghiên cứu nội dung, kếtcấu, mối quan hệ qua lại của các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính và vận dụng cácphương pháp phân tích để đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp, so sánhvới kế hoạch doanh nghiệp đã đề ra, so với các doanh nghiệp kinh doanh cùngngành nghề, so với số liệu trung bình ngành để xác định vị trí của doanh nghiệpmình trên thị trường Trên cơ sở đó, nhà phân tích đánh giá khả năng tài chính, dựđoán tương lai của doanh nghiệp, giúp cho đối tượng quan tâm đưa ra các quyếtđịnh và giải pháp hợp lý với lợi ích của họ Đối với nhà đầu tư quan tâm đến tỷ suấtlợi nhuận của vốn cổ phần, thu nhập một cổ phiếu, cổ tức của một cổ phiếu, tỷ suấtlợi nhuận của vốn đầu tư, tỷ lệ rủi ro trong đầu tư, khả năng thanh toán Đối với các
tổ chức tín dụng quan tâm tới khả năng thanh toán ngắn hạn, khả năng thanh toándài hạn, khả năng sinh lời của vốn, dự đoán triển vọng của doanh nghiệp Đối vớicác công ty kiểm toán dựa trên các thông tin báo cáo tài chính để xác minh tínhkhách quan về tình hình tài chính, dự đoán xu hướng tài chính sẽ xảy ra Đối với cán
Trang 22bộ công nhân viên họ quan tâm tới tính ổn định và định hướng công việc trong hiệntại và tương lai của doanh nghiệp.
Ngân hàng thương mại là tổ chức trung gian tài chính, huy động nguồn tiềnnhàn rỗi từ nhiều đối tượng khác nhau và đem phục vụ nhu cầu vay vốn của các cánhân, hộ gia đình, tổ chức kinh tế Trong điều kiện kinh tế hiện nay, khách hàng củacác ngân hàng thương mại chủ yếu là các doanh nghiệp Do đó, để đảm bảo an toàn
và phát triển nguồn vốn của mình, các ngân hàng thương mại bắt buộc phải phântích kỹ tình hình tài chính trong quá khứ, hiện tại để đánh giá hiện trạng tài chínhcủa khách hàng có tốt, có ổn định hay không và dự đoán được tình trạng tài chínhcủa khách hàng trong tương lai trước khi ra quyết định tài trợ vốn cho khách hàng
đó Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của các ngân hàngthương mại là phân tích chi tiết cấu trúc tài sản, nguồn vốn, phân tích công nợ, phântích khả năng thanh toán, phân tích hiệu quả của việc sử dụng tài sản, nguồn vốn,hiệu quả sử dụng vốn vay và đự đoán các rủi ro có thể xảy ra đối với khách hàng.Điều quan tâm đầu tiên của ngân hàng thương mại đối với bất kỳ một khách hàngnào là khả năng trả nợ trong tương lai của khách hàng, vốn chủ sở hữu chiếm baonhiêu phần trăm, công nợ hiện tại, lợi nhuận trước thuế trong những năm vừa quacủa doanh nghiệp như thế nào, có đáp ứng đủ phương án sản xuất kinh doanh và cókhả năng đáp ứng trả bao nhiêu phần trăm khoản nợ khi khách hàng xảy ra rủi ro.Căn cứ trên các kết quả phân tích, ngân hàng sẽ ra quyết định có tài trợ cho doanhnghiệp hay không Việc hoàn thiện hệ thống phân tích tài chính khách hàng doanhnghiệp là việc làm rất cần thiết và quan trọng, nó giúp cho các ngân hàng thươngmại đầu tư cho các khách hàng tốt, đảm bảo nguồn vốn của ngân hàng, sẽ giảmthiểu được các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai và giúp cho ngân hàng chủ độnghơn trong kế hoạch kinh doanh của mình
2.1.2 Ý nghĩa và mục đích phân tích tài chính khách hàng
Trong hoạt động cho vay đối với khách hàng, các ngân hàng thương mạiluôn cố gắng thẩm định kỹ càng về khách hàng, các thông tin tài chính, thông tin phitài chính, thông tin về tài sản bảo đảm để giảm thiểu tối đa các sai lầm Khi kháchhàng xảy ra rủi ro thì ngân hàng có thể đứng bên bờ vực phá sản nếu nhiều kháchhàng xảy ra rủi ro, đặc biệt là khách hàng lớn như các doanh nghiệp lớn, các tậpđoàn phá sản, các khoản nợ sẽ không được hoàn trả đúng hạn, ảnh hưởng đến khảnăng thanh khoản của ngân hàng Bên cạnh đó, trong cơ chế thị trường hiện naycạnh tranh gay gắt trong việc tìm kiếm khách hàng tốt nên chênh lệch giữa thu nhập
Trang 23và chi phí của các khoản cho vay ngày càng nhỏ Do đó, ngân hàng thương mại cầnphải quan tâm đặc biệt đối với khoản vay của khách hàng doanh nghiệp, thườngxuyên theo dõi, cập nhật và kiểm tra các thông tin về khách hàng qua mọi nguồncung cấp.
Để đảm bảo thu hồi vốn đối với những khoản vay của khách hàng, ngân hàngcần phải xác định được các nguồn quỹ mà khách hàng có thể sử dụng để hoàn trả nợcho ngân hàng Trong đó, những nguồn phổ biến có thể có đó là:
- Lợi nhuận hay luồng tiền mặt của khách hàng
- Tài sản mà khách hàng thế chấp cho khoản vay
- Báo cáo tài chính lành mạnh với một số lượng lớn tài sản có tính thanhkhoản cao kết hợp với sự vững mạnh của vốn chủ sở hữu
- Các hình thức bảo lãnh
Trong đó, mỗi một nguồn thanh toán cho khoản vay đều được xem xét dựatrên cơ sở phân tích tài chính của khách hàng thông qua việc phân tích chi tiết cácchỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báo cáo lưu chuyểntiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính, sao kê các khoản phải thu, phải trả lớn
Phân tích tài chính không có tính trung lập bởi đây là việc làm của một conngười với những động cơ riêng Đối với ngân hàng, mục tiêu phân tích tài chínhkhách hàng nhằm giúp ngân hàng giảm thiểu rủi ro khi chấp nhận lời đề nghị vayvốn của khách hàng Các rủi ro mà ngân hàng thường gặp phải khi chấp nhận tíndụng cho một khách hàng là:
Một là, rủi ro mất vốn: là rủi ro mà ngân hàng cho vay phải đương đầu khi
khách hàng vay vốn vỡ nợ Việc thanh lý tài sản chỉ tạo ra khoản tiền rất nhỏ, không
đủ trang trải cho tất cả các chủ nợ Vấn đề phức tạp ở chỗ tất cả các chủ nợ khôngphải có một hạng ưu tiên trả nợ như nhau khi khách hàng phá sản, thậm chí trongtrường hợp khách hàng có những hợp đồng bảo hiểm đối với các tài sản làm cho nókhông bị giảm giá trị thì người có ưu tiên hơn phải được đền bù trước Ngoài ra, tất
cả các khoản nợ của khách hàng không được ghi vào tài liệu tổng hợp như chi phígiám định, thanh lý,… và các khoản phải trả phụ thêm như chi phí bồi thường dohủy hợp đồng, chi phí cho thôi việc… những khoản này thường được ưu tiên chi trảtrước Vì vậy, khi phân tích tài chính, ngân hàng cần phải chú trọng vào việc phântích các nội dung này
Hai là, rủi ro do đóng băng các khoản cho vay: là rủi ro mà ngân hàng cho
vay phải đối mặt khi khách hàng vay vốn không có khả năng thanh toán nợ vay theo
Trang 24đúng hạn đã định và yêu cầu ngân hàng kéo dài thời hạn trả nợ Nguyên nhân dẫnđến rủi ro này là do khách hàng sử dụng vốn đầu tư quá mức vào tài sản cố địnhhoặc chu kỳ luân chuyển của vốn lưu động không xảy ra theo đúng dự kiến, hàngtồn kho, khoản phải thu bất thường tăng lên quá mức Do vậy, ngân hàng cần phảichú trọng vào việc phân tích và dự đoán dòng ngân quỹ tạo ra.
Ba là, rủi ro về khả năng sinh lợi: là rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt khi
khách hàng vay vốn không thanh toán được tiền lãi đầy đủ và đúng hạn Ngân hàngcần phải kiểm tra xem liệu khách hàng vay vốn của mình có bắt mình phỉa chịuđựng rủi ro này thông qua việc phân tích khả năng sinh lợi của doanh nghiệp Ngânhàng cần nghiên cứu xem khả năng sinh lợi của doanh nghiệp có thể chịu đựngđược các khoản nợ này không, doanh nghiệp cần có một sự chênh lệch thích hợpcho sự gia tăng chi phí tài chính Đặc biệt, chi phí tài chính sẽ tăng mạnh khi ngânhàng áp dụng hình phạt đối với họ
Trong quá trình cấp và quản lý tín dụng của mình, các nhân viên ngân hàngcần phải luôn nghĩ đến ba loại rủi ro đã đề cập trên Vì vậy, khi tiến hành phân tíchtài chính khách hàng, mục tiêu phân tích của ngân hàng là đi vào phân tích từng chỉtiêu xoay quanh ba loại rủi ro đã đề cập ở trên và phát hiện ra những cái gì đang rình
mò ngân hàng nếu ngân hàng chấp nhận lời đề nghị cấp tín dụng của khách hàng để
có quyết định chấp nhận, rút lui hay dừng lại trong chừng mực có thể được Quaphân tích tài chính khách hàng, ngân hàng có thể giải quyết được ba vấn đề:
- Nguồn tài chính, khả năng chịu đựng rủi ro của khách hàng Nếu kế hoạchđầu tư, kinh doanh đề xuất bị thất bại, liệu khách hàng có đủ khả năng trả nợ chongân hàng hay không?
- Thẩm định lại những cam kết của khách hàng về nguồn vốn tự tài trợ cho
kế hoạch đầu tư, kinh doanh đề xuất
- Trình độ và năng lực sử dụng vốn của khách hàng
Bằng cách phân tích bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinhdoanh, báo cáo lưu chuyển tiền tệ và các báo cáo tài chính khác, NHTM có thể xácđịnh được phần lớn nguy cơ rủi ro của khách hàng về tài sản Ngoài ra, bằng cách sosánh số liệu kỳ báo cáo và số liệu dự tính kỳ kế hoạch, ngân hàng có thể phát hiện ranhững rủi ro có thể phát sinh trong tương lai Việc phân tích báo cáo tài chínhkhông chỉ giúp ngân hàng thấy được rủi ro thuần túy mà giúp nhận ra được rủi rosuy tính
Trang 252.2 Các phương pháp sử dụng để phân tích tài chính khách hàng
Các ngân hàng thương mại có thể sử dụng rất nhiều phương pháp để phântích tài chính của doanh nghiệp Tuy nhiên, những phương pháp thường sử dụng:phương pháp so sánh, phương pháp loại trừ, phương pháp liên hệ, phương pháp chitiết chỉ tiêu phân tích, phương pháp đồ thị, phương pháp mô hình Dupont
2.2.1 Phương pháp so sánh
Trong phân tích tài chính doanh nghiệp phương pháp so sánh được sử dụngphổ biến để nghiên cứu sự biến động, xác định mức độ biến động của chỉ tiêu phântích để xác định mức độ biến động của các đối tượng được nghiên cứu Để áp dụngphương pháp này cần đảm bảo tính có thể so sánh được của các chỉ tiêu tài chính(thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về đơn vị tính, cách tính, điều kiện môitrường của chỉ tiêu so sánh) và theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh.Việc xác định số gốc để so sánh là tùy thuộc vào mục đích cụ thể của phân tích, gốc
để so sánh được chọn là gốc thời gian hoặc không gian, kỳ phân tích được chọn là
kỳ thực hiện hoặc là kỳ kế hoạch hoặc là kỳ kinh doanh trước, giá trị so sánh có thểchọn là số tuyệt đối, số tương đối hoặc là số bình quân
- So sánh giữa số thực hiện kỳ này và số thực hiện kỳ trước để thấy rõ xuhướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp
- So sánh giữa số thực hiện với số kế hoạch để thấy mức độ phấn đấu củadoanh nghiệp
- So sánh giữa số liệu của doanh nghiệp với số liệu của ngành, của doanhnghiệp khác để đánh giá tình hình tài chính của doanhnghiệp mình đang phân tíchtốt hay xấu, được hay chưa được, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường
- So sánh theo chiều dọc để xem xét tỷ trọng của chỉ tiêu cá biệt trong tổngthể So sánh theo chiều ngang để đánh giá khuynh hướng biến động theo thời giantốc độ phát triển, tốc độ tăng, giảm của chỉ tiêu
2.2.2 Phương pháp liên hệ
Mọi kết quả sản xuất kinh doanh đều có mối liên hệ mật thiết với nhau giữacác mặt, các bộ phận… Để lượng hóa các mối liên hệ đó có thể áp dụng biện phápnghiên cứu liên hệ phổ biến như: liên hệ cân đối, liên hệ thuận và ngược chiều, liên
hệ tương quan Phương pháp liên hệ cân đối thường thể hiện bằng phương trình
Trang 26kinh tế hoặc quan hệ tương xứng giữa các chỉ tiêu tài chính với nhau Phương pháplien hệ thuận và ngược chiều được sử dụng khi mối quan hệ giữa các chỉ tiêunguyên nhân ở dạng thương số đối với chỉ tiêu kết quả Phương pháp liên hệ tươngquan sử dụng khi có nhiều chỉ tiêu kinh tế thể hiện mối tương quan hàm số.
2.2.3 Phương pháp chi tiết chỉ tiêu phân tích
Phương pháp này tuân theo quy luật của quá trình nhận thức từ khái quát đến
cụ thể và rất quan trọng trong phân tích báo cáo tài chính Phương pháp này được sửdụng để chia nhỏ quá trình và kết quả chung thành những bộ phận khác nhau phục
vụ cho nhận thức quá trình và kết quả đó phù hợp với mục tiêu quan tâm của từngđối tượng trong từng thời kỳ Trong phân tích người ta thường chi tiết quá trình phátsinh và kết quả đạt được của hoạt động tài chính của doanh nghiệp thông qua nhữngchỉ tiêu kinh tế theo những tiêu thức sau:
- Chi tiết theo thời gian phát sinh cho biết được nhịp độ phát triển, tính thời
vụ, khả năng mất cân đối trong quá trình kinh doanh của các chỉ tiêu Tuỳ theo đặcđiểm của hoạt động kinh doanh, mục đích của việc phân tích, nội dụng kinh tế củachỉ tiêu có thể chi tiết hoá đối tượng nghiên cứu
- Chi tiết theo không gian có ý nghĩa đánh giá kết quả thực hiện của các đơn
vị, bộ phận theo địa điểm phát sinh công việc
- Chi tiết theo yếu tố cấu thành của chỉ tiêu nhằm biết được vai trò của từng
bộ phận trong việc hợp thành chỉ tiêu tổng hợp để xác định mức biến động của chỉtiêu do ảnh hưởng của các nhân tố
Việc xem xét các chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo bộ phận cấuthành giúp các nhà quản lý đánh giá được chính xác vai trò và vị trí của từng bộphận trong việc hình thành kết quả và hiệu quả kinh doanh nói chung Tương tự,bằng việc xem xét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo thời gian giúp cácnhà quản lý sẽ có các quyết định kịp thời, sát với tình hình cụ thể để chỉ đạo sát saotiến độ kinh doanh cũng như giải quyết các tình huống bất trắc phát sinh Việc xemxét chỉ tiêu phản ánh đối tượng nghiên cứu theo không gian sẽ là căn cứ quan trọng
để các nhà quản lý ra quyết định liên quan đến việc xác định địa bàn kinh doanhtrọng điểm, ra quyết định mở rộng hay thu hẹp địa bàn kinh doanh, đánh giá đúngkết quả thực hiện hạch toán kinh doanh nội bộ, phát hiện các điển hình tiên tiến.Chi tiết theo trình tự thời gian phát sinh và phát triển
2.2.4 Phương pháp loại trừ
Trang 27Phương pháp loại trừ dùng để xác định xu hướng và mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích, người ta sử dụng phương pháp này để nghiêncứu ảnh hưởng của một nhân tố và loại trừ ảnh hưởng của các nhân tố khác Đặcđiểm của phương pháp này là luôn đặt đối tượng vào các trường hợp giả định khácnhau Tuỳ thuộc vào mối quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng
mà sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch
Phương pháp thay thế liên hoàn là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởngcủa từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với cácnhân tố ảnh hưởng dưới dạng tích số hoặc thương số hoặc vừa tích số vừa thương
số Việc sắp xếp và xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phântích được tuân thủ theo nguyên tắc thay thế liên hoàn Cụ thể: việc sắp xếp các nhân
tố phải theo trình tự từ nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng, hoặc từ nhân tốphản ánh đầu vào đến nhân tố phản ánh đầu ra Nhân tố nào xếp trước thì được thaythế trước, nhân tố nào xếp sau thì được thay thế sau, nhân tố nào được thay thế thìlấy giá trị ở kỳ thực tế từ đó về sau, nhân tố nào chưa thay thế thì lấy giá trị ở kỳgốc Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích được xác định bằngcách lấy kết quả thế của nhân tố đó trừ đi kết quả thế của nhân tố liền trước nó
Phương pháp số chênh lệch là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng củatừng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích khi chỉ tiêu phân tích có quan hệ với các nhân tốảnh hưởng ở dạng tích số Đây là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế liênhoàn và nó cho phép xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phântích bằng cách lấy số chênh lệch của nhân tố đó kỳ thực tế trừ kỳ gốc rồi nhân vớicác nhân tố còn lại khác theo nguyên tắc thay thế dần
Về cơ bản, điều kiện vận dụng, quy trình vận dụng phương pháp thay thế liênhoàn và phương pháp số chênh lệch giống nhau Điểm khác biệt giữa chúng là xácđịnh mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố và phạm vi áp dụng của từng phươngpháp Sử dụng phương pháp số chênh lệch để xác định mức độ ảnh hưởng của từngnhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích mặc dù đơn giản và tốn công sứchơn so với phương pháp thay thế liên hoàn nhưng phạm vi áp dụng hẹp, chỉ thíchhợp với trương hợp quan hệ giữa chỉ tiêu phân tích với các nhân tố ảnh hưởng dướidạng tích số
2.2.5 Phương pháp đồ thị
Phương pháp này dùng để minh họa các kết quả tài chính trong quá trìnhphân tích bằng biểu đồ, sơ đồ… Sử dụng phương pháp đồ thị trong phân tích tài
Trang 28chính có một số ưu điểm: nó thể hiện rõ ràng, trực giác sự diễn biến của các đốitượng nghiên cứu, nhanh chóng phân tích định hướng các chỉ tiêu tài chính từ đóđưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh và giúp nhàquản lý dễ dàng thấy được sự biến động của chỉ tiêu phân tích trong một thời kỳ dàicũng như quy mô của các thành phần và cấu trúc tổng thể.
2.2.6 Phương pháp mô hình tài chính Dupont
Trong phân tích báo cáo tài chính, người ta vận dụng mô hình tài chínhDupont để phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng tới chỉ tiêu tài chínhcần phân tích Chính nhờ sự phân tích mối liên hệ giữa các nhân tố mà người ta cóthể phát hiện ra những nhân tố đã ảnh hưởng đến chỉ tiêu phân tích theo một trình tựlogic chặt chẽ và xu hướng khác nhau
Ví dụ: phân tích tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) của doanh nghiệptheo mô hình Dupont có thể thấy mối quan hệ tạo thành như sau:
Sơ đồ 1.1: Vận dụng mô hình Dupont để phân tích ROE
Phân tích báo cáo tài chính dựa vào mô hình Dupont có ý nghĩa rất lớn đốivới quản trị doanh nghiệp: nó đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách sâu sắc vàtoàn diện; đánh giá đầy đủ và khách quan những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả
X
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản
Tổng tài sản Doanh thu thuần
X Doanh thu thuần
Vốn chủ sở hữu
Doanh thu thuần Tổng tài sản
X Lợi nhuận sau thuế
Doanh thu thuần
Trang 29kinh doanh Trên cơ sở đó, nhà quản trị đưa ra các biện pháp để cải tiến công tác tổchức quản lý doanh nghiệp góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanhnghiệp trong các kỳ kinh doanh tiếp theo.
2.2.7 Các phương pháp phân tích khác
Một vài ngân hàng, người ta còn sử dụng phương pháp điểm số hay còn gọi
là xếp hạng doanh nghiệp để phân tích tài chính doanh nghiệp Mô hình này đượcthiết lập dựa vào các chỉ tiêu tài chính quan trọng phản ánh từ số liệu thống kê tronglịch sử Tầm quan trọng của các chỉ tiêu sẽ xác định trọng số của chúng trong môhình ứng dụng của từng doanh nghiệp, mô hình điểm số sẽ cho một kết quả nhấtđịnh Nếu điểm số này của doanh nghiệp lớn hơn điểm chuẩn thì tình hình tài chínhcủa doanh nghiệp có thể chấp nhận được, còn nếu nhỏ hơn điểm số chuẩn thì tìnhhình tài chính của doanh nghiệp không thể chấp nhận được
Ngoài các phương pháp được sử dụng nêu trên, để thực hiện chức năng củamình, phân tích tài chính còn có thể sử dụng kết hợp với các phương pháp khácnhư: phương pháp thang điểm, phương pháp kinh nghiệm, phương pháp quy hoạchtuyến tính, phương pháp sử dụng mô hình kinh tế lượng, phương pháp dựa vào ýkiến của các chuyên gia… Mỗi một phương pháp được sử dụng tùy thuộc vào mụcđích phân tích và dữ liệu phân tích
Trên đây là một số phương pháp cơ bản thường dùng để phân tích tình hìnhtài chính doanh nghiệp Các phương pháp này có mối liên quan đến nhau và được
sử dụng đồng thời trong phân tích Tuy nhiên, trong quá trình phân tích cần đi từtổng thể đến chi tiết, từ hiện tượng đến nguyên nhân, chú ý tính đồng bộ khi phântích các tỷ số tài chính và thận trọng khi sử dụng số liệu để tính toán, đặc biệt chú ý
sự khác biệt giữa giá trị theo sổ sách kế toán và thị giá của các loại tài sản trên thịtrường tại thời điểm phân tích Có như vậy mới thấy được toàn cảnh bức tranh thực
về tài chính, năng lực tài chính và vị thế tài chính của doanh nghiệp để có các quyếtđịnh đúng đắn, chính xác cho hoạt động trong tương lai của doanh nghiệp
2.3 Cơ sở dữ liệu phục vụ phân tích tài chính khách hàng
2.3.1 Hệ thống báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là bức tranh tổng hợp phản ánh về tình hình tài sản, nguồnvốn, doanh thu, chi phí, kết quả kinh doanh và các quan hệ tài chính của doanhnghiệp tại một thời điểm hay thời kỳ Báo cáo tài chính cung cấp thông tinh kinh tế -tài chính chủ yếu cho người sử dụng thông tin kế toán trong việc đánh giá, phân tích
Trang 30và dự đoán tình hình tài chính, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Báocáo tài chinh được sử dụng như nguồn dữ liệu khi phân tích tài chính doanh nghiệp.
Theo chế độ kế toán doanh nghiệp hiện hành (Quyết định số BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính), hệ thống Báo cáo tài chính áp dụng chotất cả các doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế trong cả nước ởViệt Nam bao gồm bốn mẫu biểu báo cáo sau:
15/2006/QĐ Bảng cân đối kế toán (Mẫu số B0115/2006/QĐ DN) là một trong những báo cáo tàichính tổng hợp phản ánh tình hình tài sản, nguồn vốn và các quan hệ tài chính củadoanh nghiệp tại một thời điểm
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (Mẫu số B02-DN) là một trongnhững báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh tình hình doanh thu, chi phí và kết quảcủa doanh nghiệp sau một kỳ hoạt động
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (Mẫu số B03-DN) là báo cáo tài chính tổng hợpnhằm phản ánh dòng tiền lưu chuyển trong kỳ, để nhà quản trị đưa ra các quyết địnhtài chính cho kỳ tới
- Bản thuyết minh báo cáo tài chính (Mẫu số B09-DN) là một trong nhữngbáo cáo tài chính tổng hợp nhằm giải trình và bổ sung thêm các chỉ tiêu mà trên cácbáo cáo tài chính khác chưa thể hiện được hoặc thể hiện chưa đầy đủ
Đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa, gồm công ty trách nhiệm hữu hạn (trừcông ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên được chuyển từ doanh nghiệp nhànước), công ty cổ phần (trừ công ty chứng khoán cổ phần và công ty cổ phần niêmyết trên thị trường chứng khoán), công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợptác xã (trừ hợp tác xã nông nghiệp và hợp tác xã tín dụng nhân dân) áp dụng hệthống Báo cáo tài chinh ban hành theo Quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính Về cơ bản, hệ thống báo cáo này cũngtương tự như hệ thống báo cáo theo Quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006
* Mối quan hệ giữa bốn loại báo cáo tài chính trong phân tích tài chính
Các báo cáo tài chính: bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả kinh doanh, báocáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh báo cáo tài chính có vai trò quan trọng trongphân tích tài chính Tùy vào từng đối tượng sử dụng mà mỗi báo cáo tài chính có độquan trọng khác nhau Trong quá trình phân tích tài chính, mỗi báo cáo tài chínhriêng biệt cung cấp một khía cạnh hữu ích khác nhau, sẽ không thể nào có đượcnhững kết quả mang tính khái quát về tình hình tài chính nếu người làm phân tíchkhông có sự kết hợp giữa các báo cáo tài chính Bảng cân đối kế toán cho ta cái nhìn
Trang 31về mối tương quan giữa tài sản và nguồn vốn tại điểm hiện tại của doanh nghiệpnhưng không phản ánh được biến động của doanh nghiệp trong kỳ kế toán Do đócần tới báo cáo kết quả kinh doanh cung cấp thông tin về doanh thu, chi phí, lợinhuận của doanh nghiệp đạt được trong kỳ từ những nghiệp vụ kinh tế đã thực sựhoàn thành nhưng thực tế việc thanh toán tiền hàng lại diễn ra ở những thời điểmkhác nhau, điều này không được phản ánh trên báo cáo kết quả kinh doanh nên cầntới báo cáo lưu chuyển tiền tệ Khi phân tích chi tiết từng khoản mục trong ba báocáo tài chính có những biến động nếu nhìn bề ngoài chỉ xét con số ta không thể thấyđược bản chất vấn đề nên cần có thuyết minh báo cáo tài chính để có thông tin chitiết lý giải cho mỗi biến động trong từng khoản mục chi tiết.
* Những mặt hạn chế của việc phân tích Báo cáo tài chính
- Có nhiều doanh nghiệp quy mô lớn và hoạt động kinh doanh đa ngành thậmchí hoạt động trong những ngành rất khác nhau nên khi phân tích Báo cáo tài chínhthông qua các tỷ số tài chính khi đem so sánh với hệ thống các tỷ số bình quânngành đối với những doanh nghiệp này là không có ý nghĩa Do đó, phân tích quaBáo cáo tài chính thường chỉ có ý nghĩa đối với những công ty nhỏ và không cóhoạt động đa ngành
- Lạm phát có thể ảnh hưởng và làm sai lệch thông tin tài chính được ghinhận trên Báo cáo tài chính dẫn tới việc phân tích thông qua các tỷ số trở nên sailệch
- Các yếu tố thời vụ cũng ảnh hưởng đến tinh hình hoạt động của Doanhnghiệp làm cho các tỷ số tài chính có khuynh hướng thay đổi bất thường
- Các tỷ số tài chính được xây dựng và tính toán trên các Báo cáo tài chínhnên mức độ chính xác phụ thuộc rất lớn vào chất lượng và nguyên tắc thực hành kếtoán nhưng những việc này lại rất khác nhau giữa các công ty, các ngành và quốcgia nên thực hành kế toán có thể sai lệch đi các tỷ số tài chính
- Các nhà quản lý có thể lợi dụng nguyên tắc thực hành kế toán để chủ độngtạo ra các Báo cáo tài chính như ý muốn và từ đó tạo ra những tỷ số tài chính theo ý
đồ của họ Điều này khiến việc phân tích Báo cáo tài chính không còn chuẩn xác,khách quan
- Khi phân tích doanh nghiệp đôi khi có vài tỷ số rất tốt nhưng lại có các tỷ
số khác rất xấu làm cho việc đánh giá tình hình tài chính chung trở nên khó khăn vàkém ý nghĩa
Trang 322.3.2 Cơ sở dữ liệu khác
Sự tồn tại, phát triển hay suy thoái của một doanh nghiệp phụ thuộc vào rấtnhiều yếu tố trong đó có yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, có yếu tố chủ quan vàyếu tố khách quan Các yếu tố này không thể hiện trên toàn bộ báo cáo tài chính nênkhi phân tích tài chính không thể chỉ giới hạn ở việc nghiên cứu những báo biểu tàichính Để có được những kết luận phân tích tài chính tốt đòi hỏi người phân tíchphải tập hợp được đầy đủ các thông tin liên quan đến tình hình tài chính của doanhnghiệp như các thông tin chung về kinh tế, tiền tệ, thuế khóa, các thông tin về ngànhkinh tế của doanh nghiệp, các thông tin về pháp lý, về kinh tế đối với doanh nghiệp
Cụ thể là:
+ Các thông tin chung: là những thông tin về tình hình kinh tế chính trị, môitrường pháp lý, kinh tế có liên quan đến cơ hội kinh tế, cơ hội đầu tư, cơ hội về kỹthuật công nghệ… Sự suy thoái hoặc tăng trưởng của nền kinh tế có tác động mạnhđến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp Những thông tin về cuộc thăm dò thịtrường, triển vọng phát triển trong sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thương mại ảnhhưởng lớn đến chiến lược và sách lược kinh doanh trong từng thời kỳ
+ Các thông tin theo ngành kinh tế: là những thông tin mà kết quả hoạt độngcủa doanh nghiệp mang tính chất của ngành kinh tế như đặc điểm của ngành kinh tếliên quan đến thực thể của sản phẩm, tiến trình kỹ thuật cần tiến hành, cơ cấu sảnxuất có tác động đến khả năng sinh lời, vòng quay vốn, nhịp độ phát triển của cácchu kỳ kinh tế, độ lớn của thị trường và triển vọng phát triển
+ Các thông tin của bản thân doanh nghiệp: thông tin về bản thân doanhnghiệp là những thông tin về chiến lược, sách lược kinh doanh của doanh nghiệp,tình hình tạo lập, phân phối và sử dụng vốn, tình hình và khả năng thanh toán… Cácthông tin khác liên quan cần thu thập phục vụ phân tích tài chính của doanh nghiệprất phong phú và đa dạng Một số thông tin được công khai, một số thông tin chỉdành cho người có lợi ích gắn liền với sự sống còn của doanh nghiệp Có nhữngthông tin được báo chí hoặc các tổ chức tài chính công bố, có những thông tin chỉtrong nội bộ doanh nghiệp được biết
Tuy nhiên, những thông tin thu thập được không phải tất cả đều được lượnghóa cụ thể, mà có những tài liệu không thể biểu hiện bằng số lượng cụ thể, nó chỉđược thể hiện thông qua sự miêu tả đời sống kinh tế của doanh nghiệp Do vậy, để
có những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình phân tích tài chính, người làmcông tác phân tích phải sưu tầm đầy đủ những thông tin thích hợp liên quan đến
Trang 33hoạt động của doanh nghiệp, tránh rủi ro có thể có cho các NHTM Tính đầy đủ thểhiện thước đo số lượng của thông tin Sự thích hợp phản ánh chất lượng thông tin
2.4 Tổ chức phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
Phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thươngmại được thực hiện bởi bộ phận tín dụng hoặc bộ phận thẩm định Tổ chức phântích tài chính khách hàng là việc thiết lập trình tự các bước công việc cần tiến hànhtrong quá trình phân tích, vận dụng tổng hợp các phương pháp phân tích để đánh giáđúng thực trạng tài chính của khách hàng Do đó, ngân hàng thương mại cần tổ chứckhoa học, hợp lý và phù hợp với đặc điểm kinh doanh, cơ chế hoạt động của kháchhàng và mục tiêu của ngân hàng Trình tự phân tích tài chính khách hàng gồm bagiai đoạn: giai đoạn lập kế hoạch, giai đoạn tiến hành phân tích và giai đoạn hoànthành công việc phân tích
2.4.1 Giai đoạn lập kế hoạch phân tích
Giai đoạn lập kế hoạch phân tích là giai đoạn đầu và ảnh hưởng rất nhiều đếnchất lượng, thời gian và nội dung của công việc phân tích Giai đoạn này bao gồmviệc xác định mục tiêu phân tích và xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích
Xác định mục tiêu phân tích
Đối với ngân hàng thương mại, việc xác định mục tiêu phân tích trên cương
vị là nhà cho vay nên mối quan tâm hàng đầu là khả năng trả nợ của khách hàng, lợinhuận trước thuế, vốn chủ sở hữu và nguy cơ rủi ro của khách hàng Khi phân tíchcán bộ ngân hàng nên quan tâm tới số lượng tiền, tài sản có thể chuyển đổi thànhtiền nhanh và vốn chủ sở hữu - khoản bảo hiểm cho ngân hàng trong trường hợpkhách hàng bị rủi ro Do đó, mục tiêu phân tích tài chính của ngân hàng là khả năngthanh toán và kết quả kinh doanh của khách hàng
Xây dựng chương trình phân tích tài chính
Việc xây dựng chương trình phân tích càng tỷ mỉ và càng chi tiết bao nhiêuthì kết quả phân tích sẽ càng tốt bấy nhiêu Khi xây dựng chương trình phân tích,ngân hàng thương mại cần phải xác định rõ các vấn đề sau:
+ Xác định rõ mục tiêu phân tích
+ Xác định rõ nội dung phân tích
+ Xác định phạm vi phân tích
Trang 34+ Ấn định thời gian phân tích.
+ Sưu tầm và kiểm tra tài liệu
+ Xây dựng hệ thống chỉ tiêu phân tích
+ Lựa chọn hệ thống phương pháp phân tích thích hợp
+ Tổ chức lực lượng cán bộ và phương tiện phân tích
+ Phân công rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng cán bộ tham gia phântích
+ Tiến độ phân tích
+ Báo cáo kết quả phân tích
2.4.2 Giai đoạn tiến hành phân tích
Đây là giai đoạn triển khai và thực hiện các công việc trong kế hoạch Giaiđoạn này phải sử dụng hài hòa giữa con người, phương pháp phân tích và tài liệu sửdụng để đạt được kết quả tốt nhất Giai đoạn này gồm các các công việc: thu thập tàiliệu và xử lý số liệu; tính toán, xác định và dư đoán; tổng hợp kết quả và rút ra nhậnxét
Thu thập tài liệu và xử lý số liệu
Ngay từ khâu thu thập tài liệu, cán bộ ngân hàng phải thu thập đầy đủ, chínhxác, toàn diện và khách quan Bên cạnh việc thu thập tài liệu từ báo cáo tài chínhcác năm gần đây, cán bộ ngân hàng còn phải thu thập các thông tin liên quan đếntình hình tài chính của khách hàng như: thông tin chung về giá cả thị trường, tiền tệ,thuế, các thông tin về kinh tế ngành nghề mà khách hàng đang kinh doanh, các đánhgiá của tổ chức có uy tín về khách hàng
Chất lượng phân tích phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng tài liệu được thuthập Khi thu thập tài liệu phải tiến hành kiểm tra độ tin cậy của số liệu trên các mặtsau:
+ Tính hợp pháp của tài liệu: trình tự lập có đúng quy định đã được banhành, người lập báo cáo có đủ trình độ chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp haykhông và có đầy đủ chữ ký, con dấu của cấp có thẩm quyền
+ Nội dung và phương pháp tính các chỉ tiêu có đảm bảo đầy đủ được sựthống nhất
+ Tính chính xác của việc tính và ghi các con số trên các bảng biểu: cần kiểmtra lại những con số được tính ra đảm bảo tính chính xác, lôgic và có ghi đúng dòng,cột quy định của biểu mẫu
Trang 35+ Cách đánh giá đối với chỉ tiêu giá trị.
Sau khi thu thập và kiểm tra tài liệu, cán bộ ngân hàng cần xử lý thông tin
Xử lý thông tin là quá trình sắp xếp các thông tin đã thu thập được theo những mụcđích nhất định nhằm tính toán, so sánh, giải thích và đánh giá phục vụ cho việc raquyết định
Tính toán, xác định và dự đoán
Sau khi đã thu thập đầy đủ tài liệu, cán bộ ngân hàng vận dụng các phươngpháp phân tích phù hợp, xác định hệ thống chỉ tiêu phân tích để tính toán các chỉtiêu tài chính liên quan đến khả năng trả nợ, hiệu quả kinh doanh để so sánh với kếhoạch kinh doanh của khách hàng, so sánh với các kỳ kinh doanh trước, so sánh vớiđịnh mức của ngành Tính chính xác của chỉ tiêu có ảnh hưởng quyết định đến chấtlượng của công tác phân tích Do đó, khi tính toán xong các chỉ tiêu cần phải tiếnhành kiểm tra lại các số liệu
Trên cơ sở xác định sự ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của từng nhân tốđến chỉ tiêu phân tích, cán bộ ngân hàng cần xác định rõ những nguyên nhân ảnhhưởng để đề xuất những kiến nghị và giải pháp
Một trong những mục tiêu rất cơ bản của phân tích báo cáo tài chính là dựđoán xu thế phát triển về tình hình tài chính của khách hàng trong tương lai, điều đó
có ảnh hưởng đến việc ra quyết định cho vay của lãnh đạo của ngân hàng thươngmại
Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét
Cuối giai đoạn của quá trình phân tích, cán bộ ngân hàng cần tổng hợp lại,đưa ra một số chỉ tiêu tổng hợp để đánh giá chung toàn bộ hoạt động tài chính củakhách hàng Trên cơ sở đó đưa ra những nhận xét, đánh giá và quyết định có chokhách hàng vay vốn hay không
2.4.3 Giai đoạn hoàn thành kế hoạch phân tích
Lập báo cáo phân tích
Sản phẩm cuối cùng của quá trình phân tích là báo cáo kết quả phân tích.Trên báo cáo phân tích, cán bộ ngân hàng trình bày kết quả phân tíc, đánh giá cơbản về tài chính của khách hàng và đưa ra kiến nghị, đề xuất với cấp trên trong việckhách hàng có đủ khả năng vay vốn không
Hoàn thiện hồ sơ phân tích
Cuối cùng là cán bộ ngân hàng phải hoàn thiện hồ sơ phân tích Hồ sơ phântích phải bao gồm:
Trang 36+ Bản báo cáo phân tích.
+ Hệ thống báo cáo tài chính dùng để phân tích
+ Các tài liệu khác có liên quan
2.5 Nội dung phân tích tài chính khách hàng trong hoạt động cho vay của ngân hàng thương mại
2.5.1 Phân tích cấu trúc tài chính của khách hàng
Cấu trúc tài chính của một doanh nghiệp được xem xét trên nhiều góc độkhác nhau Theo nghĩa hẹp, cấu trúc tài chính phản ánh cơ cấu tài sản và cơ cấunguồn tài trợ tài sản của doanh nghiệp Theo nghĩa rộng, cấu trúc tài chính củadoanh nghiệp không chỉ phản ánh cơ cấu tài sản, nguồn vốn mà còn phản ánh cảmối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn Cơ cấu tài sản phản ánh tình hình sử dụngnguồn vốn; cơ cấu nguồn vốn phản ánh tình hình huy động vốn và chính sách huyđộng vốn; mối quan hệ tài sản và nguồn vốn phản ánh chính sách sử dụng vốn củadoanh nghiệp Ngân hàng thương mại phân tích cấu trúc tài chính để nắm được tìnhhình phân bổ tài sản, các nguồn tài trợ tài sản để biết được nguyên nhân và các dấuhiệu ảnh hưởng đến cần bằng tài chính của khách hàng Ngoài ra, khi phân tích cấutrúc tài chính còn bổ sung thêm thông tin trong việc đánh mức độ độc lập tài chínhcủa khách hàng
2.5.1.1 Phân tích cơ cấu tài sản của khách hàng
Phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp được thực hiện bằng cách tính và
so sánh tình hình biến động giữa kỳ phân tích với kỳ gốc về tỷ trọng của từng bộphận tài sản chiếm trong tổng số tài sản của doanh nghiệp Công thức tính như sau:
(Nguồn [13, tr140])
So sánh tỷ trọng của từng loại tài sản với tỷ trọng bình quân của từng ngành,từng lĩnh vực kinh doanh cũng như so sánh sự biến động của tỷ trọng của từng loạitài sản theo thời gian để đánh giá tính hợp lý của cơ cấu tài sản cũng như sự biếnđộng của cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp Đồng thời so sánh cả về số tuyệt đối, sốtương đối của từng loại tài sản để biết được những nguyên nhân ảnh hưởng đến sựbiến động về cơ cấu tài sản trong doanh nghiệp Để thuận tiện cho việc đánh giá cơ
Tỷ trọng của từng loại tài sản
chiếm trong tổng số tài sản
Giá trị của từng loại
tài sản
=Tổng giá trị tài sản
x 100 (%) (2.1)
Trang 37cấu tài sản ta có thể lập bảng sau:
Bảng 2.1 Bảng phân tích cơ cấu tài sản của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Cuối năm Cuối năm (N) so với cuối năm (N-1)
Sốtiền Tỷ Lệ(%)
Tỷtrọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
I Tài sản ngắn hạn
1 Tiền và các khoản
tương đương tiền
2 Đầu tư tài chính
II Tài sản dài hạn
1 Phải thu dài hạn
và tính hợp lý của cơ cấu tài sản của khách hàng đang phân tích Bên cạnh đó, cán
Trang 38bộ ngân hàng cũng phải căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp cũng nhưchính sách đầu tư và chính sách kinh doanh mà doanh nghiệp vận dụng trong từngthời kỳ để đưa ra kết luận.
2.5.1.2 Phân tích cơ cấu nguồn vốn của khách hàng
Nguồn vốn của khách hàng bao gồm vốn chủ sở hữu và nợ phải trả Để phântích cơ cấu nguồn vốn của khách hàng ta cũng tiến hành phân tích tương tự nhưphân tích cơ cấu tài sản So sánh tỷ trọng của từng bộ phận nguồn vốn chiếm trongtổng nguồn vốn theo công thức sau:
(Nguồn [13, tr 148])
So sánh tình hình biến động về tỷ trọng của từng bộ phận trong tổng nguồnvốn cho phép đánh giá được cơ cấu huy động Để đánh giá được chính xác tình hìnhhuy động ta phải nắm được các nhân tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của nhân
tố đó đến sự biến động về cơ cấu nguồn vốn tức là so sánh sự biến động giữa kỳphân tích với kỳ gốc trên tổng số nguồn vốn cũng như theo từng loại nguồn vốn.Ngoài ra, nhà phân tích còn phải xem xét tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng số
và xu hướng biến động của chúng theo thời gian để thấy được những đặc trưngtrong cơ cấu nguồn vốn, mức độ hợp lý, an ninh tài chính, chính sách huy động vốncủa doanh nghiệp Qua đó, cán bộ ngân hàng đánh giá được năng lực tài chính vàmức độ độc lập tài chính của khách hàng Để thuận tiện cho việc đánh giá cơ cấunguồn vốn, ta có thể lập bảng 2.2
2.5.1.3 Đánh giá mức độ độc lập tài chính của khách hàng
Đánh giá mức độ độc lập về mặt tài chính thể hiện qua nhiều chỉ tiêu khácnhau và được tính toán ở nhiều công thức khác nhau, tuy nhiên khi đánh giá mức độđộc lập tài chính của khách hàng thường sử dụng các chỉ tiêu sau:
Trang 39Bảng 2.2 Bảng phân tích cơ cấu nguồn vốn của doanh nghiệp
Chỉ tiêu
Cuối năm Cuối năm (N) so với cuối năm (N-1)
Sốtiền
Tỷ Lệ(%)
Tỷtrọng(%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Số tiền
Tỷ trọng (%)
Là chỉ tiêu phản ánh khả năng tự bảo đảm về mặt tài chính và mức độ độc lập
về mặt tài chính của doanh nghiệp Chỉ tiêu này cho biết, tại thời điểm phân tíchtrong một đồng nguồn vốn thì bao nhiêu phần thuộc về vốn chủ sở hữu Trị số củachỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ khả năng tự chủ tài chính càng cao và ngược lại khitrị số càng thấp chứng tỏ khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính và mức độ độc lập
về tài chính của doanh nghiệp càng thấp, cho thấy hầu hết các tài sản của doanhnghiệp đều được tài trợ bằng vốn đi chiếm dụng
Trường hợp trị số của chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ” ở mức thấp, dưới mức bình
quân chung của cả ngành hay khu vực, các ngân hàng thương mại có thể xem xét
tiếp chỉ tiêu “Hệ số tự tài trợ tài sản dài hạn” và “Hệ số tài trợ tài sản dài hạn từ nguồn vốn ổn định” Việc xem xét các chỉ tiêu bổ sung này được sử dụng trong
trường hợp mức độ độc lập tài chính của doanh nghiệp thấp nhưng doanh nghiệphội tụ đầy đủ các điều kiện cần thiết để phát triển trong tương lai
Trang 40(Nguồn [15, tr 109])
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đầu tư của nguồn vốn ổn định vào tài sản dàihạn Nguồn vốn ổn định bao gồm vốn chủ sở hữu và vay dài hạn Chỉ tiêu này càngcao chứng tỏ các tài sản dài hạn được đầu tư từ nguồn vốn ổn định, nâng cao tính tựchủ trong hoạt động tài chính Chỉ tiêu này thấp chứng tỏ doanh nghiệp phụ thuộc
có thể ảnh hưởng không tốt tới hiệu quả kinh doanh
2.5.2 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán và công nợ của khách hàng.
2.5.2.1 Phân tích các chỉ tiêu về khả năng thanh toán của khách hàng
Các chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán của doanh nghiệp là nội dungquan trọng để đánh giá chất lượng tài chính của doanh nghiệp Đối với ngân hàngthương mại đó là những thông tin hữu ích nhằm xác định khả năng sẵn sàng trả nợcủa doanh nghiệp, điều này rất quan trọng đối với ngân hàng khi ra quyết định chokhách hàng vay vốn và đảm bảo chất lượng tín dụng của khoản vay Các chỉ tiêunày phản ánh tỷ số đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của công ty, các tỷ sốnày xác định từ dữ liệu của bảng cân đối kế toán là đủ, tuy nhiên ta có thể tham
Hệ số tài trợ tài sản dài hạn
Vốn chủ sở hữu
=
Tài sản dài hạn
(2.4)