1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)

129 533 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 129
Dung lượng 10,74 MB

Nội dung

Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinh doanh khác của các Ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động này tuy thu được nhiều lợi nhuận nhưng cũng đồng thời gặp không ít rủi ro. Vì vậy, rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế. Quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưng rất bức thiết. Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, do thu nhập của tín dụng là chủ yếu chiếm từ 60-80% thu nhập của ngân hàng. Từ cuối năm 2011 đến nay (tháng 10/2012) tình hình nợ xấu của hệ thống các NHTM Việt Nam tăng một cách đột biến, theo như Ngân hàng nhà nước Việt Nam cho biết thì số dư nợ xấu tín dụng chiếm tỉ lệ gần 10%/tổng dư nợ của toàn bộ hệ thống dư nợ tín dụng của các NHTM. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và tình hình hoạt động của hệ thống các NHTM và đến bản thân mỗi Ngân hàng nói riêng. Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) cũng không nằm ngoài hiện tượng trên. Trong năm 2011, tỉ nợ lệ xấu của VIB tăng vọt so với cùng kỳ các năm trước và vượt quá quy định của Ngân hàng nhà nước. Vậy nguyên nhân là do đâu? Làm thế nào để có chính sách quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả trong hoạt động của VIB? Đây là một vấn đề được Ban lãnh đạo của VIB đặc biệt quan tâm. Trong bối cảnh cụ thể trên, là một cán bộ làm công tác quản lý tín dụng, cùng với sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Trang 1

Trước hết, cho phép tôi cảm ơn PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Huyền đãtoàn tâm, toàn ý hướng dẫn tôi về mặt khoa học để hoàn thành luận văn này.

Đồng thời tôi xin cảm ơn PGS.TS Hoàng Văn Cường, Ths Lã Thị BíchQuang và tập thể các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên Khoa Khoa họcquản lý, Viện đào tạo sau đại học – Trường đại học kinh tế quốc dân vềnhững giúp đỡ, đóng góp chân thành, thẳng thắn, sâu sắc giúp tôi hoàn thànhnhiệm vụ nghiên cứu của mình!

Tôi xin tỏ lòng biết ơn đến những người trong gia đình tôi đã luônđộng viên, tạo mọi điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi vượt qua rất nhiều khókhăn, thách thức trong quá trình học tập và nghiên cứu vừa qua!

Xin trân trọng cảm ơn!

Trang 2

Tôi xin cam đoan đây là nghiên cứu riêng và độc lập của tôi Sốliệu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực và được trích dẫn đầy đủnguồn tham khảo, các phân tích đánh giá là của tôi và chưa được công bốtrong bất kỳ công trình khoa học nào Nếu phát hiện ra bất cứ sự gian lậnnào tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm trước Hội đồng.

Hà Nội, ngày tháng 12 năm 2012

Người cam đoan

Ngô Hồng Nghĩa

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 5

1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 5

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 6

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 8

1.1.4 Những căn cứ để xác định mức độ rủi ro tín dụng và phân loại nợ 11

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 12

1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 12

1.2.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 13

1.2.3 Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại 14

1.3 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 15

1.3.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc của chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại 15

1.3.2 Các giải pháp chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại .16

1.4 Kinh nghiệm chính sách quản lý rủi ro tín dụng của một số ngân hàng quốc tế 35

1.4.1 Kinh nghiệm chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng Hongkong and Shanghai Banking Corporation (HSBC) 35

1.4.2 Kinh nghiệm chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng United Overseas Bank (UOB) - Singapore 38

1.4.3 Bài học kinh nghiệm rút ra cho Ngân hàng Thương mại Việt Nam 39

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) 41

2.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) 41

2.1.1 Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của VIB 41

Trang 4

2.2.1 Thực trạng tín dụng tại Ngân hàng VIB giai đoạn 2009 - 2011 48

2.2.2 Thực trạng rủi ro tín dụng của ngân hàng VIB 51

2.2.3 Dự báo tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng VIB trong giai đoạn 2013 - 2015 57

2.3 Thực trạng chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB) 59

2.3.1 Mục tiêu của chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại VIB 59

2.3.2 Thực trạng các giải pháp chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VIB 60

2.4 Đánh giá chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB 78

2.4.1 Những điểm mạnh của chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB .78

2.4.2 Điểm yếu của chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB và nguyên nhân 80

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB) 82

3.1 Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại VIB trong giai đoạn 2013 - 2015 82

3.1.1 Định hướng phát triển hoạt kinh doanh của VIB giai đoạn 2013 – 2015 82

3.1.2 Định hướng chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VIB giai đoạn 2013 – 2015 .83

3.2 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB 84

3.2.1 Giải pháp chính sách quản lý về nhận diện rủi ro tín dụng của VIB 84

3.2.2 Nhóm giải pháp chính sách quản lý về đo lường và dự tính tổn thất của VIB .84 3.2.3 Nhóm giải pháp chính sách quản lý về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng của VIB 86

3.2.4 Nhóm giải pháp chính sách quản lý về tài trợ rủi ro tín dụng của VIB 91

3.2.5.Chính sách hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VIB 93

3.2.6 Những giải pháp chính sách khác 94

3.3 Những điều kiện để thực hiện giải pháp 97

3.3.1 Kiến nghị với ngân hàng VIB 97

3.3.2 Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước 97

Trang 5

CIC Trung tâm thông tin tín dụng

NHTM Ngân hàng thương mại

VIB Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

VIB AMC Công ty TNHH Quản lý nợ và Khai thác tài sản VIB

XHTD Xếp hạng tín dụng

RM Relationship Manager – Quản lý khách hàng

RRTD Rủi ro tín dụng

Trang 6

Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody’s và Poor’s 18

Bảng 1.2: Tỷ lệ trích dự phòng đối với từng nhóm nợ cụ thể theo quy định của NHNN 29

Bảng 1.3: Nội dung cơ bản của chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại HSBC 35

Bảng 2.1: Những sự kiện đáng nhớ của Ngân hàng VIB 41

Bảng 2.2: Tổng tài sản của VIB trong giai đoạn 2009 – 2011 44

Bảng 2.3: Tổng dư nợ cho vay của VIB giai đoạn 2009 - 2011 45

Bảng 2.4: Tổng huy động vốn của VIB giai đoạn 2009 – 2011 46

Bảng 2.5: Lợi nhuận trước thuế của VIB giai đoạn 2009 - 2011 46

Bảng 2.6: Vốn chủ sở hữu của VIB giai đoạn 2009 - 2011 47

Bảng 2.7: Vốn điều lệ của VIB giai đoạn 2009 - 2011 48

Bảng 2.8: Mức dư nợ của VIB trong giai đoạn 2007 – 2011 48

Bảng 2.9: Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay vốn 2009 - 2011 51

Bảng 2.10: Cơ cấu dư nợ theo khách hàng của VIB giai đoạn 2009 - 2011 52

Bảng 2.11: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành của VIB giai đoạn 2009 – 2011 54

Bảng 2.12: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cho vay của VIB giai đoạn 2009 - 2011 55

Bảng 2.13: Cơ cấu dư nợ theo nhóm nợ của VIB giai đoạn 2009 – 2011 56

BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1: Tổng tài sản VIB giai đoạn 2001 - 2011 44

Biểu đồ 2.2: Tổng dư nợ của VIB giai đoạn 2001 - 2011 45

Biểu đồ 2.3: Huy động vốn của VIB giai đoạn 2001 - 2011 46

Biểu đồ 2.4: Lợi nhuận trước thuế của VIB giai đoạn 2009 – 2011 47

Biểu đồ 2.5: Tốc độ tăng trưởng dư nợ của VIB giai đoạn 2007 – 2011 49

Biểu đồ 2.6: Thị phần tín dụng của VIB giai đoạn 2007 – 2010 50

Biểu đồ 2.7: Thị phần tín dụng của VIB so với ngân hàng khác trong năm 2010 50

Biểu đồ 2.8: Cơ cấu dư nợ theo thời hạn vay vốn của VIB giai đoạn 2009 - 2011 51

Biểu đồ 2.9: Cơ cấu dư nợ phân theo khách hàng của VIB giai đoạn 2009 - 2011 53

Biểu đồ 2.10: Cơ cấu dư nợ phân theo ngành của VIB giai đoạn 2009 - 2011 54

Biểu đồ 2.11: Cơ cấu dư nợ theo loại tiền cho vay của VIB giai đoạn 2009 – 2011 55

SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng 6

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ mô hình quản lý rủi ro “3 lớp phòng vệ” 33

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức của Ngân hàng TMCP VIB 42

Sơ đồ 2.2: Sơ đồ bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VIB 71

Trang 7

MỞ ĐẦU

Tín dụng là nghiệp vụ kinh doanh phức tạp nhất so với các nghiệp vụ khác củacác Ngân hàng thương mại (NHTM), rủi ro tín dụng nếu xảy ra sẽ gây hậu quả lớnđến mỗi ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Đặc biệt đối với NHTM Việt Nam, dothu nhập từ tín dụng chiếm từ 60-80% thu nhập của mỗi ngân hàng

Từ cuối năm 2011 đến nay (tháng 10/2012) nợ xấu của hệ thống NHTM ViệtNam tăng một cách đột biến, chiếm tỉ lệ gần 10%/tổng dư nợ toàn ngành

Trong năm 2011, tỉ nợ lệ xấu của VIB tăng vọt so với cùng kỳ các năm trước.Làm thế nào để VIB có chính sách quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả?

Trong bối cảnh cụ thể trên, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

Mục đích nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa cơ sở lý luận về chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong hoạtđộng của NHTM Đánh giá chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại VIB, đề xuất một

số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại VIB

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM

Phạm vi nghiên cứu: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại VIB giai đoạn

2009 - 2011; đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụngtại VIB

Những câu hỏi nghiên cứu

Rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân của rủi ro tín dụng? Quản lý rủi ro tín dụng làgì? Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng của NHTM? Chính sách quản lý rủi ro tíndụng là gì? Các giải pháp chính sách quản lý rủi ro tín dụng NHTM là gì?

Làm thế nào để hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng caohiệu lực và hiệu quả của chính sách quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của cácNHTM tại Việt Nam nói chung và tại VIB nói riêng?

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Luận văn tập trung đề xuất các giải pháp cụ thể và khả thi hoàn thiện chínhsách quản lý rủi ro tại các NHTM của Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng VIBnói riêng Luận văn cũng góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận về chính sách quản lýrủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM tại Việt Nam

Trang 8

Phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu định tính: Phương pháp phân tích hệ thống, thu thập, thống kê và

so sánh, tổng hợp; Nghiên cứu định lượng: Phân tích các số liệu dựa trên các báocáo tài liệu của VIB cũng như của các tổ chức khác cung cấp

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHTM

- Chương 2 Phân tích thực trạng chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngânhàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)

- Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năngxảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng, do khách hàngkhông thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết

Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là hệ thống các quan điểm, chủ trương vàbiện pháp của một NHTM, để nhận biết, đo lường và quản lý rủi ro tín dụng một cách

có hiệu quả nhằm giảm thiệt hại và nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.Các giải pháp chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại:Thứ nhất: Giải pháp chính sách quản lý về nhận diện rủi ro tín dụng

Có rất nhiều phương pháp để nhận diện rủi ro tín dụng, tuy nhiên các NHTMthường sử dụng một số phương pháp sau: Phương pháp phân tích hồ sơ đề nghị vayvốn của khách hàng; Phương pháp thanh tra thực địa khách hàng; Phương pháp lậpbảng câu hỏi để kiểm tra khách hàng; Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ;Phương pháp chuyên gia; Phương pháp phân tích số liệu quá khứ; Phương pháp sửdụng các nguồn thông tin bên ngoài

Thứ hai: Giải pháp chính sách quản lý về đo lường và dự tính tổn thất của rủi ro tín dụng

A, Đo lường rủi ro tín dụng

Để có thể đo lường rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng, ngân hàng cóthể sử dụng các phương pháp định tính và phương pháp định lượng sau:

Trang 9

Đo lường định tính về rủi ro tín dụng

Mô hình 6C

Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

Đo lường định lượng rủi ro tín dụng

Giải pháp thứ hai: Giám sát, kiểm soát, quản lý rủi ro trước khi cho vay

Giải pháp thứ ba: Giám sát, kiểm tra chặt chẽ rủi ro tín dụng trong và sau khi cho vay

Thứ tư: Giải pháp chính sách quản lý về tài trợ rủi ro tín dụng

Giải pháp thứ nhất: Chính sách bảo đảm tiền vay

Giải pháp thứ hai: Chính sách phân loại, trích lập dự phòng và sử dụng tríchlập dự phòng nợ xấu

Giải pháp thứ ba: Chính sách xử lý và thu hồi nợ xấu

Giải pháp thứ tư: Chứng khoán hóa các khoản cho vay

Giải pháp thứ năm: Sử dụng thư bảo lãnh tín dụng (SLC)

CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP

QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)

Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Quốc Tế - VIB)chính thức đi vào hoạt động từ ngày 18/09/1996 với vốn điều lệ ban đầu là 50 tỷ đồng

Tầm nhìn của VIB là trở thành ngân hàng sáng tạo và hướng tới khách hàng nhất tại Việt Nam.

Kết quả hoạt động kinh doanh của VIB trong giai đoạn 2009-2011

Đến hết năm 2011, VIB có 160 đơn vị kinh doanh (Sở giao dịch, Chi nhánh,Phòng Giao dịch) tại 27 tỉnh thành trên toàn quốc, vốn điều lệ 4.250 tỷ đồng, tổngtài sản trên 96,949 tỷ, huy động vốn thị trường 1: trên 44,149 tỷ, cho vay thị trường1: trên 43,849 tỷ (nợ xấu 2,6%), lợi nhuận trước thuế 869 tỷ đồng

Thực trạng rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB)Tốc độ tăng trưởng tín dụng bình quân năm trong giai đoạn 2009 – 2011 là 51%

Trang 10

Năm 2011 tốc độ tăng trưởng tín dụng của VIB chỉ là 4,23%.Thị phần tín dụng của VIBnhững năm gần đây có xu hướng giảm: Từ 2,02% xuống 1,85%năm 2010.

Cơ cấu dư nợ của VIB bao gồm: Cơ cấu dư nợ theo thời gian; Cơ cấu dư nợtheo khách hàng; Cơ cấu dư nợ theo ngành nghề; Cơ cấu dư nợ phân theo loại tiềncho vay

Trong nhiều năm qua tỷ lệ nợ xấu của VIB trên tổng dư nợ luôn dưới 1% Tuynhiên, từ năm 2009 đến năm 2011 nợ xấu tăng cao, năm 2011 nợ xấu của VIB là2,6% tổng dư nợ

Thực trạng các giải pháp chính sách quản lý rủi ro tín dụng của VIB

Thứ nhất: Giải pháp chính sách quản lý về nhận diện rủi ro tín dụng của VIBHiện tại ngân hàng VIB đang sử dụng một số phương pháp nhận diện rủi rotín dụng, bao gồm: Phương pháp phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng;Phương pháp thanh tra thực địa khách hàng; Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ;Phương pháp chuyên gia; Phương pháp sử dụng các nguồn thông tin bên ngoài.Tuy nhiên, các phương pháp này vẫn chưa giúp VIB nhận diện được một cáchkịp thời, toàn diện tất cả các rủi ro tín dụng có thể phát sinh Do hạn chế của mỗiphương pháp, cũng như tính tuân thủ trong việc sử dụng các phương pháp nhận diệnrủi ro của các cán bộ tham gia công tác thẩm định và phê duyệt

Thứ hai: Giải pháp chính sách quản lý về đo lường và dự tính tổn thất của VIB

A, Mô hình định tính rủi ro tín dụng của VIB

Ngân hàng VIB hiện đang sử dụng mô hình 6C và mô hình xếp hạng củaMoody’s và Standard & Poor’s để lượng hóa rủi ro theo phương pháp định tính

 Nhược điểm

- Hệ thống các chỉ số chủ yếu được đánh giá dựa trên nhận định chủ quancủa người đánh giá nên độ chính xác của kết luận phụ thuộc rất lớn vào thái độ,năng lực phân tích của cán bộ tín dụng

- Không dễ dàng thu thập và phân tích các thông tin về một đối tượng kháchhàng trên rất nhiều khía cạnh như đòi hỏi của phương pháp này

B, Mô hình định lượng rủi ro tín dụng của VIB

Hiện tại VIB đang sử dụng mô hình điểm số Z trong lượng hóa rủi ro tín dụng.Tuy nhiên mô hình này có một số ưu nhược điểm như sau:

Trang 11

 Nhược điểm:

Các biến số mà mô hình đưa ra chỉ đơn thuần là các chỉ tiêu tài chính (khôngxét tới các yếu tố phi tài chính) nên chưa đủ để đánh giá hết mức độ rủi ro tín dụng.Điều kiện môi trường kinh doanh luôn luôn biến động nên vai trò của các chỉtiêu (các biến số trong mô hình) cũng đòi hỏi phải có sự điều chỉnh cho phù hợp vớiđiều kiện môi trường

C, Dự tính tổn thất rủi ro tín dụng

Hiện tại VIB chưa xây dựng được công cụ dự tính tổn thất rủi ro tín dụngThứ ba: Giải pháp chính sách quản lý về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tíndụng của VIB

A, Thực trạng chính sách tín dụng của ngân hàng VIB

B, Thực trạng giám sát và quản lý rủi ro trước khi cho vay

B1, Thực trạng công tác hoạch định kinh doanh và nghiên cứu thị trườngB2, Giám sát sản phẩm tín dụng và danh mục tín dụng

B3, Chức năng thẩm định và phê duyệt tín dụng chưa được tách biệt

B4, Thực trạng công tác phê duyệt tín dụng tập trung

C, Thực trạng giám sát, kiểm tra rủi ro tín dụng trong và sau khi cho vay

D, Thực trạng Công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ độc lập

Thứ tư: Giải pháp tài trợ rủi ro tín dụng của VIB

A, Thực trạng chính sách bảo đảm tiền vay

B, Thực trạng chính sách phân loại, trích lập dự phòng và sử dụng trích lập dựphòng nợ xấu

Ngân hàng VIB chưa xây dựng được cơ chế sử dụng quỹ dự phòng rủi ro tín dụng

C, Thực trạng công tác xử lý và thu hồi nợ xấu

Thực trạng chính sách đối với bộ máy quản lý rủi ro của VIB

VIB đang từng bước thực hiện chính sách xây dựng bộ ,máy quản lý rủi rotheo mô hình 3 tầng bảo vệ Ba tầng bảo vệ bao gồm: Tầng thứ nhất là khối kinhdoanh; Tầng thứ hai là khối quản lý rủi ro; Tầng thứ ba là các ủy ban chuyên trách

và kiểm toán Tại VIB, Về khối kinh doanh có: Khối khách hàng cá nhân; Khốidoanh nghiệp; Khối nguồn vốn và kinh doanh ngoại hối Về khối quản lý rủi ro có:Khối quản lý tín dụng và Khối quản lý rủi ro Về các ủy ban chuyên trách và kiểmtoán có Ủy ban quản lý rủi ro và Ủy ban tín dụng; Phòng kiểm toán nội bộ

Trang 12

Các giải pháp chính sách khác

A, Thực trạng hạ tầng hệ thống công nghệ thông tin

B, Thực trạng chính sách nhân sự đối với hoạt động tín dụng

VIB thường xuyên xảy ra tình trạng thiếu hụt nhân sự tốt tác nghiệp trong hoạtđộng tín dụng và quản lý rủi ro Đặc biệt là những cán bộ có kinh nghiệm chuyênmôn thẩm định, phê duyệt tín dụng và quản lý rủi ro tín dụng

Đánh giá chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB

Những điểm mạnh của chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB

Thứ nhất, Mô hình quản lý rủi ro tín dụng tập trung giúp VIB cân bằng giữacác mục tiêu: tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro

Thứ hai, VIB đã chuyên môn hóa việc phát triển sản phẩm trên nền công nghệ hiện đại Thứ ba, VIB luôn chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng của hệ thống tin họcngân hàng, đặc biệt là tự động hóa việc lưu trữ, xử lý các thông tin tín dụng

Thứ tư, VIB tiên phong trong việc tổ chức bộ máy quản lý rủi ro tín dụng hoạtđộng theo thông lệ quốc tế về quản lý rủi ro tín dụng

Điểm yếu của chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB và nguyên nhân

Thứ nhất, về việc đảm bảo chất lượng tín dụng:

- Nợ quá hạn, nợ xấu của VIB vẫn chưa được kiểm soát ở mức tốt nhất

- Công tác thẩm định và phê duyệt tín dụng chưa theo kịp tốc độ tăng nhanhquy mô mạng lưới

Thứ hai: Hệ thống công nghệ của VIB vẫn chưa đáp ứng tốt các yêu cầu vềQLRR, đặc biệt là việc xử lý các thông tin, dấu hiệu cảnh báo sớm về rủi ro, các báocáo phục vụ cho hoạt động tín dụng vẫn chưa được xử lý tập trung

Thứ ba, chất lượng nhân sự trong bộ máy cấp tín dụng và quản lý rủi ro:

- VIB vẫn đang thiếu hụt nhân sự tốt tác nghiệp trong hoạt động quản lý rủi ro

- VIB vẫn chưa có Trung tâm đào tạo chuyên nghiệp

Thứ tư, về tổ chức bộ máy quản lý và kiểm soát rủi ro tín dụng: Thiếu nhiều

nhân sự để xây dựng và thực thi các quy trình, quy định một cách có hiệu quả Thứ năm, về công tác xử lý nợ xấu:

- Công tác xử lý nợ quá hạn, nợ xấu chưa tốt, quá trình xử lý nợ kéo dài, chưađạt hiệu quả như mong muốn;

Trang 13

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG

TMCP QUỐC TẾ VIỆT NAM (VIB)

Định hướng hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại VIB trong giai đoạn 2013 - 2015

Ngân hàng VIB định hướng phát triển kinh doanh một cách thận trọng vớitrọng tâm là thực hiện các sáng kiến cải thiện hiệu quả hoạt động

Giảm thiểu rủi ro tín dụng trên cơ sở nâng cao chất lượng tín dụng nhưng đảmbảo tăng trưởng theo chính sách và định hướng tín dụng đã đề ra

Phân tán rủi ro trong danh mục đầu tư tín dụng theo định hướng đã đề ra.Tăng khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng thông qua nâng cao chất lượng thẩmđịnh và kiểm soát, giám sát liên tục, toàn diện và kịp thời quá trình cấp tín dụng

Xây dựng cơ chế xử lý nợ xấu uyển chuyển, hiệu quả, đảm bảo sự hợp tác củakhách hàng trong quá trình xử lý nợ xấu, giảm tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra

Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng VIB

Thứ nhất: Giải pháp chính sách quản lý về nhận diện rủi ro tín dụng của VIB

Nâng cao và giám sát tính tuân thủ trong việc thực hiện nghiêm túc các phươngpháp xếp hạng tín dụng nội bộ và phương pháp thanh tra thực địa khách hàng

Hoàn thiện phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ nhằm đảm bảo có thể đánh giátoàn diện các mặt hoạt động của khách hàng

Nâng cao trình độ, năng lực của cán bộ kinh doanh, thẩm định và phê duyệt tíndụng Đây là vấn đề quyết định đến hiệu quả nhận diện rủi ro tín dụng của VIB.Ngân hàng VIB cần xây dựng và sử dụng phương pháp lập bảng câu hỏi đểkiểm tra khách hàng và nhận diện rủi ro tín dụng của khách hàng

Ngân hàng VIB cần xây dựng và sử dụng phương pháp đánh giá những dữ liệu vềrủi ro tín dụng trong quá khứ và những bài học kinh nghiệm về quản lý rủi ro từ quá khứ

Thứ hai: Nhóm giải pháp chính sách quản lý về đo lường và dự tính tổn thất của VIB

Giải pháp thứ nhất: Ngân hàng VIB cần áp dụng “Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng” trong lượng hóa rủi ro tín dụng:

Ngân hàng VIB đã và đang thực hiện chuyển sang thành ngân hàng bán lẻ Do đóVIB cần nghiên cứu và ứng dụng thực hiện “Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng”

Trang 14

Giải pháp thứ hai: Ngân hàng VIB cần xây dựng và áp dụng công cụ dự tính tổn thất rủi ro tín dụng theo Basel 2

Ngân hàng VIB cần xây dựng công cụ dự tính tổn thất Theo Basel 2, sử dụng

hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để đánh giá RRTD, từ đó xác định hệ số an toàn vốntối thiểu, khả năng tổn thất tín dụng

Thứ ba: Nhóm giải pháp chính sách quản lý về phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng của VIB

Hoàn thiện chính sách tín dụng của ngân hàng VIB

Ngân hàng VIB cần duy trì và thực hiện chính sách tín dụng linh hoạt nhằmđạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hoá lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro

Các quy trình nghiệp vụ cần được rà soát thường xuyên, hoàn thiện hóa, tránhquá cứng nhắc và có lỗ hổng

Hoàn thiện giám sát và quản lý rủi ro trước khi cho vay

A, Nâng cao chất lượng hoạch định kinh doanh và nghiên cứu thị trườngNgân hàng VIB cần nâng cao chất lượng và hiệu quả của công tác hoạch địnhkinh doanh, đảm bảo ngân hàng có thể phát triển một cách bền vững và an toàn.Ngân hàng VIB cần thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện hoạt độngnghiên cứu thị trường và ngành nghề hoạt động của khách hàng

B, Nâng cao chất lượng giám sát sản phẩm tín dụng và danh mục tín dụng

C, Tách biệt chức năng thẩm định, phê duyệt tín dụng và kinh doanh

Tiếp tục nghiên cứu lộ trình tách bộ phận kinh doanh tại các đơn vị kinh doanhthành hai bộ phận độc lập, gồm bộ phận Marketing, phát triển khách hàng và bộphận thẩm định khách hàng, thẩm định cấp tín dụng

D, Nâng cao hiệu quả của công tác phê duyệt tín dụng tập trung

- Xây dựng và triển khai các bộ phận Tái thẩm định theo các Vùng kinhdoanh, các Trung tâm Tái thẩm định theo Miền nhằm theo kịp sự phát triển củamạng lưới và hoạt động kinh doanh của ngân hàng:

- Cần gắn trách nhiệm về chỉ số nợ quá hạn của từng vùng, miền với bộ phận tái thẩmđịnh vùng, miền trong đánh giá hiệu quả và chất lượng công việc của bộ phận tái thẩm định

- Tuyển chọn, đào tạo, phát triển đội ngũ cán bộ phê duyệt tín dụng chuyênnghiệp trực thuộc Khối Quản lý tín dụng và xây dựng lộ trình, các tiêu chí để giaoquyền phê duyệt tín dụng cho cá nhân, nhóm cá nhân thực hiện phê duyệt tín dụngđộc lập một cách khoa học, hợp lý

Trang 15

Hoàn thiện giám sát, kiểm tra chặt chẽ trong và sau khi cấp tín dụng

A, Quản lý, giám sát và kiểm soát chặt chẽ khi giải ngân và sau khi cho vayChuyển giao hết bộ phận Giao dịch tín dụng từ các đơn vị kinh doanh vềPhòng Giao dịch tín dụng Vùng thuộc Khối hỗ trợ

Ngoài ra, VIB cần nâng cao chất lượng của công tác theo dõi và yêu cầu kháchhàng thực hiện các điều kiện phê duyệt tín dụng của VIB

B, Nâng cao chất lương công tác kiểm tra, kiểm toán nội bộ độc lập

+ Hoàn thiện các hình thức và biện pháp kiểm tra nhằm đảm bảo phát hiệnsớm những sai sót, để chấn chỉnh, hạn chế được những rủi ro chủ quan Tăng cườnghoạt động kiểm tra nội bộ với phương thức kiểm tra bất ngờ đảm bảo tính tuân thủtuyệt đối trong hệ thống

- VIB cần thực hiện chính sách thưởng, phạt nghiêm minh đối với các cá nhân

và đơn vị

- Cần tăng cường bổ sung lực lượng nhân sự có chất lượng cho công tác kiểmtra, kiểm toán nội bộ độc lập

Thứ tư: Nhóm giải pháp chính sách quản lý về tài trợ rủi ro tín dụng của VIB

Hoàn thiện chính sách bảo đảm tiền vay

- Yêu cầu khách hàng vay phải mua bảo hiểm trong quá trình xây dựng và bảohiểm công trình, bảo hiểm hàng hóa, các tài sản nhận làm TSBĐ khoản vay…

- Hoàn thiện về mặt pháp lý của các TSBĐ tiền vay để thuận lợi trong xử lýTSBĐ, nguồn thu nợ thứ hai khi rủi ro tín dụng xảy ra

- Xây dựng cơ sở dữ liệu về giá tài sản và thành lập các Tổ định giá TSBĐ tạicác Vùng và các Trung tâm Kinh doanh lớn

Hoàn thiện chính sách phân loại, trích lập dự phòng và sử dụng trích lập dự phòng nợ xấu

Thực hiện nghiêm túc phân loại nợ, tránh tình trạng vì kết quả kinh doanh màkhông tuân thủ tính chính xác trong phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro Đồng thờingân hàng VIB cần hoàn thiện cơ chế sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng một cáchhiệu quả, để hạn chế mức độ tổn thất của ngân hàng khi rủi ro tín dụng xảy ra

Hoàn thiện chính sách xử lý và thu hồi nợ xấu

Ngân hàng VIB cần hoàn thiện cơ chế quản lý các khoản nợ xấu:

- Ngân hàng VIB cần xây dựng bộ máy nhằm phát hiện và cảnh báo sớm cáckhoản nợ có vấn đề và xem xét sửa đổi các các quy định, quy trình trình xử lý các

Trang 16

khoản nợ có nguy cơ chuyển thành nợ quá hạn, nợ xấu nhằm hạn chế đến mức thấpnhất các tổn thất khi xảy ra rủi ro.

- Ngân hàng VIB cần chuẩn hoá quy trình xử lý, thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu

- Ngân hàng VIB cần xem xét áp dụng cơ chế xử lý nợ xấu từ nguồn dự phòngrủi ro theo các quy định của pháp luật đối với các khoản nợ xấu tồn đọng quá lâu

- Thực hiện việc phân cấp, ủy quyền cho các Trưởng đơn vị kinh doanh quyếtđịnh áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay

- Thành lập Tổ xử lý nợ tại các Trung tâm kinh doanh và các Vùng để thựchiện xử lý nợ đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

Chính sách hoàn thiện bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VIB

Thứ nhất: Ngân hàng VIB cần tiếp tục theo đuổi và thực hiện mô hình 3 tầng bảo

vệ như là mô hình cốt lõi đảm bảo thực hiện tốt chính sách quản lý rủi ro tín dụng

Thứ hai: Ngân hàng VIB cần thành lập bộ phận thẩm định và phê duyệt tín

dụng Vùng trực thuộc Phòng thẩm định và phê duyệt của Hội sở

Thứ ba: Ngân hàng VIB cần thành lập bộ phận Kiểm tra và kiểm toán nội bộ

Vùng, trực thuộc Phòng kiểm tra và kiểm toán nội bộ Hội sở

Thứ tư: Thành lập Trung tâm thông tin tín dụng và cảnh báo rủi ro tín dụng Thứ năm: Thành lập Tổ xử lý nợ tại các Đơn vị kinh doanh và các Vùng để

thực hiện xử lý nợ đối với các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày

Thứ sáu: Thành lập các Tổ định giá Tài sản bảo đảm tại các Vùng và các

Trung tâm Kinh doanh lớn (là các chi nhánh đầu mối cấp tỉnh)

- VIB cần bổ sung số lượng nhân sự cho ba bộ phận đang thiếu hụt lớn là:Chuyên viên thẩm định tín dụng; Chuyên viên kiểm toán độc lập; Chuyên viên xử

lý và thu hồi nợ xấu

- VIB cũng cần tuyển dụng bổ sung những chuyên gia giỏi chuyên nghiên cứu

về rủi ro và phòng ngừa rủi ro làm tham mưu cho lãnh đạo ngân hàng

Trang 17

- Bên cạnh đó VIB cần xây dựng hệ thống chấm điểm kết quả công việc củacán bộ nhân viên nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng để làm căn cứ xác địnhmức lương và lộ trình thăng tiến phù hợp

Những điều kiện để thực hiện giải pháp

Kiến nghị với ngân hàng VIB

Thứ nhất: Cổ đông hay HĐQT cần tránh gia tăng kỳ vọng và áp lực về tỷ suất

lợi nhuận trên vốn đầu tư lên Ban điều hành ngân hàng

Thứ hai: Ban lãnh cần đầu tư mạnh mẽ cho hệ thống công nghệ ngân hàng

hiện đại về quản trị rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng

Kiến nghị với Ngân hàng nhà nước

- Nâng cao chất lượng quản lý điều hành

- Hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động tín dụng ngân hàng

- Hoàn thiện công tác thanh tra, kiểm soát hoạt động các NHTM

- Nâng cao hiệu quả hoạt động của Trung tâm thông tin tín dụng (CIC)

KẾT LUẬN

Quản lý rủi ro tín dụng là nội dung quan trọng đặc biệt đối hoạt động củaNHTM Nhận thức được vai trò của việc quản lý rủi ro tín dụng đối với hoạt động,kết quả và hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, ban lãnh đạo VIB đã và đang xâydựng, hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng để phòng ngừa, kiểm soát và xử

lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả

Với những giải pháp mà tác giả đề xuất trong luận văn, hi vọng có thể gópphần vào quá trình hoạch định, thực hiện và hoàn thiện chính sách QLRRTD củangân hàng VIB, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của VIB trong thời gian tới.Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, mặc dù đã cố gắng hết sức, nhưngvới khả năng nghiên cứu còn hạn chế, nên có thể có những vấn đề mà tác giả đưa ra rấtcần sự góp ý, đóng góp và trao đổi thêm để góp phần hoàn thiện đề tài nghiên cứu

Trang 18

MỞ ĐẦU

1.1 Lý do lựa chọn đề tài

Tín dụng là hoạt động kinh doanh phức tạp nhất so với các hoạt động kinhdoanh khác của các Ngân hàng thương mại (NHTM), hoạt động này tuy thu đượcnhiều lợi nhuận nhưng cũng đồng thời gặp không ít rủi ro Vì vậy, rủi ro tín dụngnếu xảy ra sẽ có tác động rất lớn và ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triểncủa mỗi tổ chức tín dụng, cao hơn nó tác động ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thốngngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Quản lý rủi ro tín dụng là vấn đề khó khăn nhưngrất bức thiết Đặc biệt đối với ngân hàng thương mại Việt Nam, do thu nhập của tíndụng là chủ yếu chiếm từ 60-80% thu nhập của ngân hàng

Từ cuối năm 2011 đến nay (tháng 10/2012) tình hình nợ xấu của hệ thống cácNHTM Việt Nam tăng một cách đột biến, theo như Ngân hàng nhà nước Việt Namcho biết thì số dư nợ xấu tín dụng chiếm tỉ lệ gần 10%/tổng dư nợ của toàn bộ hệthống dư nợ tín dụng của các NHTM Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến toàn

bộ hoạt động của nền kinh tế nói chung và tình hình hoạt động của hệ thống cácNHTM và đến bản thân mỗi Ngân hàng nói riêng

Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB) cũng không nằm ngoàihiện tượng trên Trong năm 2011, tỉ nợ lệ xấu của VIB tăng vọt so với cùng kỳ các nămtrước và vượt quá quy định của Ngân hàng nhà nước Vậy nguyên nhân là do đâu?Làm thế nào để có chính sách quản lý rủi ro tín dụng một cách hiệu quả trong hoạtđộng của VIB? Đây là một vấn đề được Ban lãnh đạo của VIB đặc biệt quan tâm.Trong bối cảnh cụ thể trên, là một cán bộ làm công tác quản lý tín dụng, cùng với

sự động viên, giúp đỡ của đồng nghiệp, đặc biệt là giáo viên hướng dẫn, tôi đã mạnh

dạn chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)” làm đề tài nghiên cứu của mình.

1.2 Tổng quan tình hình nghiên cứu

Trong thời gian vừa qua đã có nhiều nghiên cứu về chính sách quản lý rủi rotín dụng của NHTM với các góc độ, cách tiếp cận, đối tượng nghiên cứu và mức độkhác nhau, nhằm hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHTM Cácnghiên cứu điển hình như sau:

Trang 19

Luận văn thạc sỹ: “Quản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động cho vay doanhnghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam chi nhánh thành phốHCM” của tác giả Lê Nguyễn Phương Ngọc – chuyên ngành Kinh tế tài chính ngânhàng Nghiên cứu này đã nêu lên được các khái niệm của rủi ro tín dụng, quản lý rủi

ro tín dụng NHTM Phân tích thực trạng quản lý rủi ro tín dụng của Chi nhánhNgân hàng Kỹ thương Việt Nam HCM Đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chấtlượng của hệ thống quản lý rủi ro tín dụng tại Chi nhánh Ngân hàng Kỹ thương ViệtNam HCM Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa hệ thống hóa cơ sở lý luận về quản lýrủi ro tín dụng một cách toàn diện và các giải pháp đưa ra chưa có tính khả thi cao

Luận văn thạc sỹ: “Rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹthương Việt Nam, thực trạng và giải pháp phòng ngừa” của tác giả Trương QuốcDoanh – chuyên ngành Quản trị kinh doanh Nghiên cứu này đã nêu lên được cáckhái niệm cơ bản về rủi ro tín dụng, các giải pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng tạiNgân hàng Kỹ Thương Việt Nam Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa nêu lên đượcmột cách toàn diện về nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM

Luận văn thạc sỹ: “Nâng cao hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM CPNgoại thương Việt Nam” của tác giả Trần Tiến Chương – chuyên ngành kinh tế, tàichính - ngân hàng Nghiên cứu này đã nêu lên được khái niệm về rủi ro tín dụng vàquản lý rủi ro tín dụng của NHTM Tuy nhiên, nghiên cứu này chưa nêu được mộtcách hệ thống và đầy đủ về nội dung quản lý rủi ro tín dụng tại các NHTM

Hiện các nghiên cứu chủ yếu tập trung về quản lý rủi ro tín dụng, tuy nhiênchưa có nghiên cứu nào về chính sách quản lý rủi ro tín dụng của NHTM một cách

có hệ thống Do đó, các nghiên cứu chưa đưa ra được các giải pháp chính sách quản

lý rủi ro tín dụng mang tính khả thi và toàn diện

Trang 20

1.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM

Phạm vi nghiên cứu: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại ngân hàng VIBgiai đoạn 2009 - 2011; đề xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tíndụng tại VIB

1.5 Câu hỏi nghiên cứu

- Rủi ro tín dụng là gì? Nguyên nhân và phân loại rủi ro tín dụng như thế nào?

- Quản lý rủi ro tín dụng là gì? Nội dung của quản lý rủi ro tín dụng của Ngânhàng thương mại bao gồm những nội dung gì?

- Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là gì? Mục tiêu và các nguyên tắc củachính sách quản lý rủi ro tín dụng NHTM là gì? Các giải pháp của chính sách quản

lý rủi ro tín dụng NHTM là gì? Vai trò của chính sách quản lý tín dụng rủi ro tronghoạt động quản lý của các NHTM tại Việt Nam?

- Làm thế nào để hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng nhằm nâng caohiệu lực và hiệu quả của chính sách này trong hoạt động của các NHTM tại ViệtNam nói chung và tại VIB nói riêng?

1.6 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Luận văn trình bày sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả của chính sách quản lýrủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM tại Việt Nam Đồng thời tập trung đềxuất các giải pháp cụ thể và khả thi nhằm nâng cao hiệu quả chính sách quản lý rủi

ro tại các NHTM của Việt Nam nói chung và tại Ngân hàng VIB nói riêng

Đồng thời đề tài nghiên cứu cũng góp phần hoàn thiện lý luận về chính sáchquản lý rủi ro tín dụng trong hoạt động của các NHTM tại Việt Nam Giúp các nhàquản lý Ngân hàng có cái nhìn đa diện và rõ hơn về chính sách quản lý rủi ro tíndụng trong hoạt động của các NHTM tại Việt Nam

1.7 Phương pháp nghiên cứu

- Nghiên cứu định tính: Phương pháp phân tích hệ thống, thu thập, thống kê và

so sánh, tổng hợp

- Nghiên cứu định lượng: Phân tích các số liệu dựa trên các báo cáo tài liệucủa VIB cũng như của các tổ chức khác cung cấp

Trang 21

1.8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:

- Chương 1 Cơ sở lý luận về chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàngthương mại

- Chương 2 Phân tích thực trạng chính sách quản lý rủi ro tín dụng tại Ngânhàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)

- Chương 3 Một số giải pháp hoàn thiện chính sách quản lý rủi ro tín dụng tạiNgân hàng thương mại cổ phần Quốc Tế Việt Nam (VIB)

Trang 22

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1 Khái niệm rủi ro và rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm rủi ro

Theo cách nghĩ truyền thống thì: rủi ro là những thiệt hại mất mát, nguy hiểmhoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm khó khăn, hoặc điều không chắc chắn xảy

ra cho con người

Theo cách nghĩ hiện đại thì: rủi ro là sự biến động tiềm ẩn ở những kết quả.Rủi ro có thể xảy ra trong hầu hết hoạt động của con người Khi có rủi ro, người takhông thể dự đoán chính xác được kết quả Rủi ro là sự bất trắc có thể đo lườngđược Nguy cơ rủi ro có thể phát sinh bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khảnăng được hoặc mất không thể đoán trước được

Như vậy, theo cách hiện đại, rủi ro là sự bất trắc có thể đo lường được Rủi ro

có tính hai mặt: vừa tích cực, vừa tiêu cực Rủi ro có thể gây nên những tổn thất,mất mát, nguy hiểm , nhưng cũng chính rủi ro có thể mang đến cho con ngườinhững cơ hội Nếu tích cực nghiên cứu rủi ro, nhận dạng, đo lường rủi ro, quản lýrủi ro, người ta sẽ tìm được những biện pháp phòng ngừa, né tránh, hạn chế nhữngthiệt hại gây ra

1.1.1.2 Khái niệm rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Rủi ro trong hoạt động ngân hàng là những biến cố không mong đợi khi xảy

ra dẫn đến sự tổn thất về tài sản hoặc uy tín của ngân hàng Các NHTM thường chịunhiều loại rủi ro khác nhau Trong quản lý ngân hàng hiện đại thì các ngân hàng xếpcác loại rủi ro thành các nhóm chính để xây dựng bộ máy quản lý, bao gồm: Rủi rochiến lược; rủi ro tín dụng; rủi ro thanh khoản; rủi ro tỉ giá; rủi ro lãi suất, rủi rohoạt động, trong đó rủi ro tín dụng là rủi ro lớn nhất trong hoạt động của NHTM

Trang 23

Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngânhàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc khôngđúng hạn cho ngân hàng.

Căn cứ vào Khoản 01 Điều 02 của Quy định về phân loại nợ, trích lập và sửdụng dự phòng để xử lý rủi ro, theo Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày22/04/2005 của Thống đốc NHNN thì: “Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàngcủa tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổchức tín dụng, do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiệnnghĩa vụ của mình theo cam kết”

Từ khái niệm trên ta thấy:

+ Rủi ro tín dụng là loại rủi ro phát sinh trong suốt quá trình cấp tín dụng củangân hàng đối với khách hàng

+ Khả năng xảy ra tổn thất khi người đi vay không trả được nợ, hoặc trả nợkhông đầy đủ, không đúng hạn cho ngân hàng

+ Khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng do khách hàng khôngthực hiện nghĩa vụ theo cam kết

+ Rủi ro tín dụng tồn tại khách quan gắn liền với hoạt động ngân hàng Do đóphải chủ động nhận diện và lượng hóa, phải sẵn sàng tiếp nhận và xử lý

1.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Có rất nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau, dựa theo nhiều tiêu chíkhác nhau Trong luận văn này, rủi ro tín dụng được phân loại dựa vào nguyên nhânphát sinh, trong đó bao gồm:

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ phân loại rủi ro tín dụng

Rủi ro tín dụng

Rủi ro bảo đảm Rủi ro lựa chọn

Trang 24

1.1.2.1 Rủi ro giao dịch

Rủi ro giao dịch là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phátsinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giákhách hàng Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính là rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm

và rủi ro nghiệp vụ

Rủi ro lựa chọn: là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân tích tín

dụng, khi ngân hàng lựa chọn những phương án vay vốn có hiệu quả để ra quyếtđịnh cho vay

Rủi ro bảo đảm: phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các điều khoản trong

hợp đồng cho vay, các loại tài sản đảm bảo (TSBĐ), chủ thể đảm bảo, hình thứcđảm bảo và mức cho vay trên giá trị của TSBĐ

Rủi ro nghiệp vụ: là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và hoạt

động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ thuật xử lýcác khoản vay có vấn đề

1.1.2.2 Rủi do danh mục

Rủi ro danh mục là loại hình rủi ro tín dụng phát sinh trong quản lý danh mụccho vay của ngân hàng Rủi ro danh mục là loại rủi ro vừa mang tính chủ quan, lạivừa chịu tác động của các nhân tố khách quan Rủi ro danh mục bao gồm rủi ro nộitại và rủi ro tập trung:

+ Rủi ro nội tại: Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, các đặc điểm riêng có,

mang tính riêng biệt, bên trong của mỗi chủ thể đi vay hoặc ngành, lĩnh vực kinh tế

Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của khách hàng vayvốn Nó cũng xuất phát từ các yếu tố rủi ro bên trong của mỗi khách hàng vay vốn,ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động

+ Rủi ro tập trung: Là loại rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng tập

trung vốn cho vay quá nhiều đối với một số khách hàng, một ngành, lĩnh vực kinh

tế, cùng một vùng địa lý nhất định, cùng một loại hình cho vay có tính rủi ro cao

Trang 25

1.1.3 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Trong quan hệ tín dụng có hai đối tượng tham gia là ngân hàng cho vay vàngười đi vay Ngân hàng và người đi vay hoạt động tuân theo sự chi phối với nhữngđiều kiện cụ thể của môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là đối tượngthứ ba có mặt trong quan hệ tín dụng

1.1.3.1 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân khách quan

- Rủi ro từ môi trường kinh doanh:

Sự cạnh tranh giữa các NHTM trong nước và các ngân hàng nước ngoài cótiềm lực mạnh (về vốn, quy mô, công nghệ, sản phẩm, chất lượng dịch vụ) khiếncho các ngân hàng trong nước gặp phải nguy cơ rủi ro, do các khách hàng có tiềmlực tài chính tốt sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút

Việc thiếu quy hoạch và điều tiết hợp lý của Nhà nước dẫn đến sự gia tăng vốnđầu tư quá mức vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa và tình trạng đầu cơ

- Rủi ro do môi trường pháp lý:

+ Các chính sách, quy định của pháp luật về hoạt động ngân hàng:

Chính sách và quy định của nhà nước về hoạt động ngân hàng có ảnh hưởngrất lớn đến hoạt động ngân hàng Nhiều khi các quy định pháp luật được ban hànhdựa trên ý chí chủ quan của cơ quan ban hành thay vì dựa trên các căn cứ khoa học + Sự kém hiệu quả của cơ quan pháp luật cấp địa phương:

Việc thực thi pháp luật để hỗ trợ hoạt động ngân hàng chưa hiệu quả, đặc biệt

là trong việc cưỡng chế thu hồi nợ Theo quy định thì trong trường hợp khách hàngkhông trả được nợ, NHTM có quyền xử lý TSBĐ để thu hồi nợ vay Tuy nhiên trênthực tế, các NHTM không thể cưỡng chế buộc khách hàng bàn giao TSBĐ cho ngânhàng để xử lý nếu khách hàng không hợp tác mà phải xử lý qua con đường tố tụng, dẫnđến tình trạng NHTM không dễ giải quyết được nợ tồn đọng dù có TSBĐ

+ Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN:

Hoạt động thanh tra ngân hàng và năng lực cán bộ thanh tra, giám sát chưa theokịp sự phát triển của hệ thống Ngân hàng Nội dung và phương pháp thanh tra, giámsát chậm đổi mới, khả năng kiểm soát thị trường tiền tệ và giám sát rủi ro còn yếu

Trang 26

Thanh tra ngân hàng chủ yếu xử lý vụ việc đã phát sinh, ít có khả năng ngăn chặn,cảnh báo phòng ngừa rủi ro và vi phạm

- Rủi ro do hệ thống thông tin:

Những thách thức cho hệ thống ngân hàng là việc thiếu thông tin tương xứng

để làm cơ sở trong việc mở rộng và kiểm soát tín dụng cho nền kinh tế, do đó nếucác ngân hàng chạy mở rộng tín dụng trong điều kiện môi trường thông tin chưa cânxứng sẽ gia tăng nguy cơ nợ xấu cho hệ thống ngân hàng Việt Nam chưa có một cơchế công bố thông tin đầy đủ, đáng tin cậy về doanh nghiệp và ngân hàng

1.1.3.2 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía khách hàng

- Do sự thay đổi của chính sách, pháp luật ảnh hưởng bất lợi đến hoạt độngkinh doanh của doanh nghiệp;

- Sử dụng vốn sai mục đích, không có thiện chí trong việc trả nợ vay:

Đa số các doanh nghiệp khi vay vốn ngân hàng đều có các phương án kinhdoanh cụ thể, khả thi Số lượng các doanh nghiệp sử dụng vốn sai mục đích, cố ýlừa đảo ngân hàng để chiếm đoạt tài sản không nhiều Tuy nhiên những vụ việc phátsinh lại hết sức nặng nề, liên quan đến uy tín của các cán bộ, làm ảnh hưởng xấuđến các doanh nghiệp khác

- Khả năng quản lý kinh doanh kém:

Khi các doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở rộng quy mô kinh doanh, đaphần là tập trung vốn đầu tư vào tài sản vật chất chứ ít doanh nghiệp nào mạnh dạnđổi mới cung cách quản lý, đầu tư cho bộ máy giám sát kinh doanh, tài chính, kếtoán theo đúng chuẩn mực Quy mô kinh doanh phình ra quá to so với tư duy quản

lý là nguyên nhân dẫn đến sự phá sản của các phương án kinh doanh đầy khả thi mà

lẽ ra nó phải thành công trên thực tế

- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch:

Quy mô tài sản, nguồn vốn nhỏ bé, tỷ lệ nợ so với vốn tự có cao là đặc điểmchung của hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam Việc ghi chép các sổ sách kế toánvẫn chưa được các doanh nghiệp tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực Khi cán bộngân hàng lập các bản phân tích tài chính của doanh nghiệp dựa trên số liệu do cácdoanh nghiệp cung cấp, thường thiếu tính thực tế và xác thực Đây cũng là nguyên

Trang 27

nhân vì sao ngân hàng vẫn luôn xem nặng phần tài sản thế chấp như là chỗ dựa cuốicùng để phòng chống rủi ro tín dụng

1.1.3.3 Rủi ro tín dụng do nguyên nhân chủ quan từ phía ngân hàng

- Do các quy trình, quy định thiếu chặt chẽ, chưa đầy đủ; bộ máy quản lý vàkiểm soát rủi ro hoạt động chưa hiệu quả;

- Cho vay và đầu tư vốn quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngànhkinh tế hoặc một địa bàn nào đó; Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu thông tin hoặcphân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay hoặc đầu tư không hợp lý;

- Chất lượng phân tích tín dụng kém; Chất lượng kiểm tra rủi ro tín dụng kém

- Bố trí cán bộ thiếu đạo đức và trình độ chuyên môn nghiệp vụ:

Đạo đức của cán bộ là một trong các yếu tố tối quan trọng để giải quyết vấn đềkiểm soát rủi ro tín dụng Một cán bộ kém về năng lực có thể bồi dưỡng thêm, nhưngmột cán bộ tha hóa về đạo đức mà lại giỏi về mặt nghiệp vụ thì thật vô cùng nguyhiểm khi được bố trí trong công tác tín dụng

- Thiếu giám sát và quản lý sau khi cho vay:

Các ngân hàng thường có thói quen tập trung nhiều công sức cho việc thẩmđịnh trước khi cho vay mà lơi lỏng quá trình kiểm tra, kiểm soát đồng vốn sau khicho vay Khi ngân hàng cho vay thì khoản cho vay cần phải được quản lý một cáchchủ động để đảm bảo sẽ được hoàn trả

- Sự hợp tác giữa các NHTM còn lỏng lẻo, vai trò của CIC chưa thực sự hiệu quả:Trong quản lý tài chính, khả năng trả nợ của một khách hàng là một con số cụthể, có giới hạn tối đa của nó Nếu do sự thiếu trao đổi thông tin, dẫn đến việc nhiềungân hàng cùng cho vay một khách hàng đến mức vượt quá giới hạn tối đa này thìrủi ro chia đều cho tất cả chứ không chừa một ngân hàng nào Trong tình hình cạnhtranh giữa các NHTM ngày càng gay gắt như hiện nay, vai trò của CIC là rất quantrọng trong việc cung cấp thông tin kịp thời, chính xác để các ngân hàng có cácquyết định cho vay hợp lý

Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ quan hoặckhách quan Đó là những nguyên nhân khách quan từ môi trường kinh doanh, môitrường pháp lý và do hệ thống thông tin Nguyên nhân chủ quan là từ phía khách

Trang 28

hàng vay và ngân hàng cho vay Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trongtầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng củariêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh tế đangchuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển.

1.1.4 Những căn cứ để xác định mức độ rủi ro tín dụng và phân loại nợ

Nợ xấu là những khoản tín dụng không hoàn trả đúng hạn, không được phép

và không đủ tiêu chuẩn để được gia hạn nợ (Nợ nhóm 3, 4 và 5)

Tỷ lệ nợ xấu = (Dư nợ xấu/Tổng dư nợ)x100%

- Hệ số rủi ro tín dụng:

Hệ số rủi ro tín dụng = (Tổng dư nợ cho vay/Tổng tài sản có) x 100%

Hệ số này cho thấy tỷ trọng của khoản mục tín dụng trong tài sản có, khoảnmục tín dụng trong tổng tài sản càng lớn thì thu nhập sẽ lớn nhưng đồng thời rủi rotín dụng cũng rất cao

- Chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động:

Dư nợ trên vốn huy động = (Tổng dư nợ/Tổng vốn huy động) x 100%Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng để chovay đối với nền kinh tế, chỉ số này còn gián tiếp phản ánh khả năng huy động vốncủa ngân hàng Chỉ tiêu này lớn chứng tỏ vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khảnăng huy động vốn của khách hàng chưa tốt

- Chỉ tiêu hệ số thu nợ:

Hệ số thu nợ = (Doanh số thu nợ/Doanh số cho vay)/100%

Hệ số thu nợ cao cho thấy công tác thu nợ đang tiến triển tốt, rủi ro tín dụngthấp và là biểu hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng

Trang 29

- Chỉ tiêu vòng quay vốn tín dụng:

Vòng quay vốn tín dụng = Doanh số thu nợ/dư nợ bình quân

Hệ số này dùng để đo lường tốc độ luân chuyển vốn của tín dụng ngân hàng, nócho thấy thời gian thu hồi nợ nhanh hay chậm

B, Phân loại nợ

Theo quy định của NHNN theo nội dung Quyết định số 493/2005/QĐ-NHNNngày 22/04/2005 và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 của Thốngđốc NHNN thì TCTD thực hiện phân loại nợ thành 5 nhóm như sau:

Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

- Các khoản nợ trong hạn và TCTD đánh giá có khả năng thu hồi đầy đủ cảgốc và lãi đúng hạn;Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày

Nhóm 2 (Nợ cần chú ý ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày; Các khoản nợ điều chỉnh kỳ hạn lần đầu

Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 91-180 ngày; Các khoản nợ gia hạn tới hạn trả nợ

Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu thời hạn trả

nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày; Các khoản nợ cơ cấu lại thời gian trả nợlần đầu quá hạn từ 90 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu

Nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5

1.2 Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Quản lý rủi ro tín dụng là quá trình tiếp cận rủi ro tín dụng một cách khoa học,toàn diện, và có hệ thống nhằm nhận dạng, phòng ngừa, kiểm soát, và giảm thiểunhững tổn thất, mất mát, những ảnh hưởng bất lợi của rủi ro tín dụng

Trang 30

1.2.2 Nội dung quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại được xem xét dưới hai giác độ:Giác độ chiến lược và giác độ tác nghiệp Trong đề tài nghiên cứu này xem xét quản

lý rủi ro tín dụng dưới giác độ tác nghiệp Quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thươngmại bao gồm những nội dung sau:

Thứ nhất: Nhận diện và xác định rủi ro tín dụng

Nhận dạng rủi ro bao gồm các bước: theo dõi, xem xét, nghiên cứu môi trườnghoạt động và quy trình cho vay để thống kê các dạng RRTD, nguyên nhân từng thời

kỳ và dự báo được những nguyên nhân tiềm ẩn có thể gây ra RRTD

Để nhận dạng rủi ro, nhà quản lý phải lập được bảng liệt kê tất cả các dạng rủi

ro đã, đang và sẽ có thể xuất hiện bằng các phương pháp: lập bảng câu hỏi nghiêncứu, tiến hành điều tra, phân tích các hồ sơ tín dụng, đặc biệt quan tâm điều tra các

hồ sơ đã có vấn đề Kết quả phân tích cho ra những dấu hiệu, biểu hiện, nguyênnhân RRTD, từ đó nhằm tìm ra biện pháp hữu hiệu để phòng chống rủi ro

Thứ hai: Đo lường và dự tính tổn thất rủi ro tín dụng

Đo lường rủi ro tín dụng là quá trình lượng hóa rủi ro tín dụng Lượng hóa rủi

ro tín dụng là việc xây dựng mô hình thích hợp để lượng hóa mức độ rủi ro củakhách hàng, từ đó xác định phần bù rủi ro và giới hạn tín dụng an toàn tối đa đối vớimột khách hàng cũng như để trích lập dự phòng rủi ro tín dụng

Thứ ba: Phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng

Kiểm soát rủi ro là việc sử dụng các biện pháp, kỹ thuật, công cụ, chiến lược

và các chương trình hoạt động để ngăn ngừa, né tránh, giảm thiểu rủi ro Căn cứ vàomức độ rủi ro đã được tính toán, các hệ số an toàn tài chính, và khả năng chấp nhậnrủi ro mà có những biện pháp phòng chống khác nhau nhằm làm giảm mức độ thiệthại, có nhiều lựa chọn:

- Không làm gì bằng cách chủ động hay thụ động chấp nhận rủi ro: với nhữngkhoản vay nhỏ thì chi phí cho việc phòng tránh đôi khi còn cao hơn việc chấp nhậnmức thiệt hại Hoặc với xác suất rủi ro quá cao, NHTM né tránh rủi ro bằng cáchhạn chế hoặc từ chối cấp tín dụng

Trang 31

- Với những khoản vay còn lại, khi đó các công cụ phòng chống rủi ro đặc biệthữu hiệu để ngăn ngừa, né tránh hoặc giảm thiểu khả năng xảy ra rủi ro cũng nhưtổn thất Các biện pháp bao gồm: ngăn ngừa rủi ro, bán nợ, phân tán rủi ro, và quảntrị rủi ro thông qua công cụ phái sinh.

Thứ tư: Tài trợ rủi ro tín dụng

- Theo công bố của Ủy ban Basel, các NHTM phải thường xuyên dự trữ cácnguồn quỹ dự phòng cần thiết, sẵn sàng bù đắp được mọi tổn thất có thể xảy ra đểđảm bảo an toàn cho hoạt động kinh doanh Tùy theo tính chất của từng loại tổnthất, NHTM được sử dụng những nguồn vốn thích hợp để bù đắp:

+ Đối với các tổn thất đã lường trước được rủi ro, NHTM có thể sử dụngnguồn vốn từ quỹ dự phòng rủi ro nợ xấu đã được xếp loại theo tiêu chuẩn để bùđắp Mặc dù nguồn vốn này được trích lập từ chi phí kinh doanh nhưng nếu tỷ lệtrích lập quá cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận và quyền lợi của cổ đông làmgiảm uy tín của NHTM trên thị trường

+ Đối với các tổn thất không lường trước được rủi ro, NHTM phải dùng vốn

tự có làm nguồn dự phòng để bù đắp Nếu khả năng quản lý rủi ro yếu kém gây ramức tổn thất cao, vốn tự có của NH sẽ bị hao mòn, quy mô tài chính và khả năngcạnh tranh của NHTM sẽ bị ảnh huởng

- Ngoài ra, cần áp dụng các biện pháp khác để tài trợ rủi ro, gồm: Tham giabảo hiểm trong suốt quá trình cấp tín dụng, xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ,

1.2.3 Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm thực thi chiến lược, chínhsách quản lý rủi ro của ngân hàng Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng phải phân định rõchức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận; phân cấp, uỷ quyền rõ ràng trong hoạt độngcủa hệ thống; xác định rõ quyền hạn và trách nhiệm của từng bộ phận; phát huyhiệu quả công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Bộ máy quản lý rủi ro của ngân hàng thương mại thường bao gồm

+ Bộ phận tạo doanh thu tín dụng: Đó là bộ phận có nhiệm vụ tìm kiếm kháchhàng tín dụng cho ngân hàng

Trang 32

+ Bộ phận phận phân tích và phê duyệt tín dụng, quản lý tín dụng: Đó là bộphận có nhiệm vụ phân tích tín dụng của khoản vay trên cơ sở đó quyết định phêduyệt tín dụng.

+ Bộ phận giám sát, kiểm tra độc lập: Là bộ phận có trách nhiệm giám sátkiểm tra khoản vay, nhằm giám sát và kiểm tra tính tuân thủ của khoản vay đối vớicác chính sách, quy định của ngân hàng

1.3 Chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.1 Khái niệm, mục tiêu và nguyên tắc của chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.1.1 Khái niệm chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mạiTheo nghĩa rộng và bao quát: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là hệ thốngcác quan điểm, chủ trương và biện pháp của một NHTM, để nhận biết, đo lường vàquản lý rủi ro tín dụng một cách có hiệu quả nhằm giảm thiệt hại và nâng cao hiệuquả kinh doanh của ngân hàng

Theo nghĩa hẹp: Chính sách quản lý rủi ro tín dụng là cơ chế và chính sách cụthể để giám sát và quản lý rủi ro tín dụng một cách có hệ thống và hiệu quả, nhằmnâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng

1.3.1.2 Mục tiêu chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

Mục tiêu cao nhất của chính sách quản lý rủi ro tín dụng là tối ưu hóa quan

hệ đánh đổi giữa lợi nhuận và rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng phải được quản lý,không phải loại bỏ rủi ro tín dụng, rủi ro tín dụng đến do sự lựa chọn chứ khôngphải tình cờ

Tất cả rủi ro tín dụng cần phải được xác định và đo lường được Do đó ngânhàng cần xác định trước các tổn thất có thể xảy ra để tính toán ngược lại doanh số

và mức lợi nhuận cần thực hiện cho từng loại sản phẩm tín dụng, thị trường tín dụngvới mức giá phù hợp

Xây dựng được các chỉ tiêu cụ thể về tỷ lệ nợ quá hạn; Tỷ lệ nợ xấu; Mức dựphòng nợ xấu…

Trang 33

1.3.1.3 Các nguyên tắc của chính sách quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại

Thứ nhất: Phân tán rủi ro: Không cho vay vốn tập trung quá nhiều vào một

ngành, sản phẩm, khách hàng, nhóm khách hàng, nhóm khách hàng có liên quan

Thứ hai: Kiểm tra, giám sát thường xuyên bởi cán bộ tín dụng và bộ phận

kiểm tra kiểm toán độc lập, nhằm phát hiện và ngăn ngừa rủi ro từ xa

Thứ ba: Tách biệt khâu thẩm định, phê duyệt với khâu tạo doanh thu tín dụng.

1.3.2 Các giải pháp chính sách quản lý rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại

1.3.2.1 Giải pháp chính sách quản lý về nhận diện rủi ro tín dụng

Trong quá trình quản lý rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng, khâunhận diện rủi ro tín dụng có vai trò quan trọng đối với hiệu quả quản lý rủi ro tíndụng Do đó, NHTM cần có chính sách quản lý hữu hiệu khâu nhận diện rủi ro tíndụng này Có rất nhiều phương pháp để nhận diện rủi ro tín dụng, tuy nhiên cácNHTM thường sử dụng một số phương pháp sau:

A, Phương pháp phân tích hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng: Trên cơ sở

hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, các cán bộ kinh doanh và thẩm định củangân hàng tiến hành phân tích các yếu tố như: nhân than của khách hàng, kinhnghiệm, phân tích tình hình tài chính của khách hàng, phân tích kinh nghiệm và khảnăng quản lý của khách hàng…

B, Phương pháp thanh tra thực địa khách hàng: Là việc cán bộ ngân hàngđến trực tiếp nhà, cơ sở kinh doanh của khách hàng để thẩm định tính trung thựccủa thông tin khách hàng cung cấp, thực tế hoạt động của khách hàng Trên cơ sở

đó có thể phát hiện những rủi ro có thể gặp phải khi cho khách hàng vay vốn

C, Phương pháp lập bảng câu hỏi để kiểm tra khách hàng: Là phương phápthông qua các câu hỏi về những vấn đề có thể xảy ra, để từ đó nhận dạng và đánhgiá mức độ tác động của từng loại rủi ro tín dụng

D, Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ: Là phương pháp sử dụng công cụxếp hạng tín dụng nội bộ để nhận diện rủi ro tín dụng dựa vào các thông tin tàichính và phi tài chính của khách hàng

Trang 34

E, Phương pháp chuyên gia: Là phương pháp sử dụng các chuyên gia giỏi, cókinh nghiệm về phân tích, thẩm định và phê duyệt tín dụng để nhận diện được cácrủi ro tín dụng của khách hàng.

G, Phương pháp phân tích số liệu quá khứ: Là phương pháp phân tích các dữliệu trong quá khứ, các bài học kinh nghiệm trong quá khứ để nhận diện được cácrủi ro tín dụng có thể mắc phải trong hiện tại và tương lai

H, Phương pháp sử dụng các nguồn thông tin bên ngoài: Là phương pháp sửdụng các thông tin bên ngoài để tìm hiểu thêm về khách hàng, qua đó đánh giá tínhxác thực của thông tin khách hàng cung cấp, nhằm hạn chế bớt rủi ro tín dụng.1.3.2.2 Giải pháp chính sách quản lý về đo lường và dự tính tổn thất của rủi ro tín dụng

A, Đo lường rủi ro tín dụng

Để có thể đo lường rủi ro tín dụng đối với một khoản tín dụng, ngân hàng cóthể sử dụng các phương pháp định tính và phương pháp định lượng sau:

Đo lường định tính về rủi ro tín dụng

- Mô hình 6C

Đối với mỗi khoản vay, câu hỏi đầu tiên của ngân hàng là liệu khách hàng cóthiện chí và khả năng thanh toán khi khoản vay đến hạn hay không? Điều này liênquan đến việc nghiên cứu chi tiết “6 khía cạnh – 6C” của khách hàng bao gồm:

- Tư cách người vay (Character): CBTD phải chắc chắn rằng người vay cómục đích tín dụng rõ ràng và có thiện chí nghiêm chỉnh trả nợ khi đến hạn

- Năng lực của người vay (Capacity): Người đi vay phải có năng lực pháp luật

và năng lực hành vi dân sự

- Thu nhập của người vay (Cashflow): xác định nguồn trả nợ của khách hàng vay

- Bảo đảm tiền vay (Collateral): là nguồn thu thứ hai có thể dùng để trả nợ vaycho ngân hàng

- Các điều kiện (Conditions): ngân hàng quy định các điều kiện tùy theo chínhsách tín dụng từng thời kỳ

- Kiểm soát (Control): đánh giá những ảnh hưởng do sự thay đổi của luật pháp,quy chế hoạt động, khả năng khách hàng đáp ứng các tiêu chuẩn của ngân hàng

Trang 35

Việc sử dụng mô hình này tương đối đơn giản, song hạn chế của mô hình này

là nó phụ thuộc vào mức độ chính xác của nguồn thông tin thu thập, khả năng dựbáo cũng như trình độ phân tích, đánh giá của CBTD

- Mô hình xếp hạng của Moody’s và Standard & Poor’s

Rủi ro tín dụng trong cho vay và đầu tư thường được thể hiện bằng việc xếphạng trái phiếu và khoản cho vay, trong đó Moody và Standard & Poor là nhữngcông ty cung cấp dịch vụ này tốt nhất Moody’s và Standard & Poor’s xếp hạng tráiphiếu và khoản cho vay theo 9 hạng theo chất lượng giảm dần, trong đó 4 hạng đầungân hàng nên cho vay, còn các hạng sau thì không nên đầu tư, cho vay

Bảng 1.1: Mô hình xếp hạng của Moody’s và Poor’s

Xếp hạng Tình trạng

CCC-CC Đầu cơ có rủi ro cao

C Trái phiếu có lợi nhuậnDDD-D Không hoàn được vốn

Đo lường định lượng rủi ro tín dụng

Sau đây là một số mô hình lượng hóa rủi ro tín dụng thường được sử dụngnhiều nhất:

Trang 36

Mô hình điểm số Z

Mô hình này phụ thuộc vào: (i) chỉ số các yếu tố tài chính của người vay X;(ii) tầm quan trọng của các chỉ số này trong việc xác định xác suất vỡ nợ của ngườivay trong quá khứ, mô hình được mô tả như sau:

Z = 1,2X1 + 1,4X2 + 3,3X3 + 0,6X4 + 1,0 X5 (1)

Trong đó:

X1: tỷ số “vốn lưu động ròng/tổng tài sản”

X2: tỷ số “lợi nhuận tích lũy/tổng tài sản”

X3: tỷ số “lợi nhuận trước thuế và lãi/tổng tài sản”

X4: tỷ số “thị giá cổ phiếu/giá trị ghi sổ của nợ dài hạn”

X5: tỷ số “doanh thu/tổng tài sản”

Trị số Z càng cao, thì người vay có xác suất vỡ nợ càng thấp Khi trị số Z thấp hoặc

là một số âm sẽ là căn cứ để xếp khách hàng vào nhóm có nguy cơ vỡ nợ cao

Z < 1,8: Khách hàng có khả năng rủi ro cao

mô như sự biến động của chu kỳ kinh tế)

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng

Các yếu tố quan trọng liên quan đến KH sử dụng trong mô hình cho điểm tín dụng tiêu dùng bao gồm: hệ số tín dụng, tuổi đời, trạng thái tài sản, số người phụ

Trang 37

thuộc, sở hữu nhà, thu nhập, điện thoại cố định, số tài khoản cá nhân, thời gian côngtác Sau đây là những hạng mục và điểm thường được sử dụng ở các NH Mỹ.

Bảng 1.2: Mô hình điểm số tiêu dùng

1

Nghề nghiệp của người vay

- Chuyên gia hay phụ trách kinh doanh

- Công nhân có kinh nghiệm (tay nghề cao)

- Nhân viên văn phòng

- Sinh viên

- Công nhân không có kinh nghiệm

- Công nhân bán thất nghiệp

10875422

Trạng thái nhà ở

- Nhà riêng

- Nhà thuê hay căn hộ

- Sống cùng bạn hay người thân

6423

Kinh nghiệm nghề nghiệp

- Nhiều hơn một năm

- Từ một năm trở xuống

525

Thời gian sống tại địa chỉ hiện hành

- Nhiều hơn một năm

Các tài khoản tại NH

- Cả tài khoản tiết kiệm và phát hành séc

- Chỉ tài khoản tiết kiệm

- Chỉ tài khoản phát hành séc

- Không có

4320

KH có điểm số cao nhất theo mô hình với 8 mục nêu trên là 43 điểm, thấp nhất

là 9 điểm Giả sử NH biết mức 28 điểm là ranh giới giữa KH có tín dụng tốt và KH

có tín dụng xấu, từ đó NH hình thành khung chính sách tín dụng theo mô hình điểmnhư sau:

Trang 38

Tổng số điểm của khách hàng Quyết định tín dụng

Từ 28 điểm trở xuống Từ chối cho vay

Từ 31 - 33 điểm Cho vay đến 1000 USD

Từ 34 - 36 điểm Cho vay đến 2.500 USD

Từ 37 - 38 điểm Cho vay đến 3.500 USD

Từ 39 - 40 điểm Cho vay đến 5000 USD

Từ 41 - 33 điểm Cho vay đến 8000 USD

Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng mang tính khách quan hơn, không tùythuộc quá nhiều vào ý kiến chủ quan của cán bộ tín dụng, rút ngắn thời gian raquyết định tín dụng Tuy nhiên mô hình không thể tự điều chỉnh một cách nhanhchóng để thích ứng với những thay đổi hàng ngày của nền kinh tế – xã hội

B, Dự tính tổn thất rủi ro tín dụng

Xác định tổn thất ước tính, NH sẽ thực hiện được thêm các mục tiêu sau:

- Tăng cường khả năng quản trị nhân sự, cụ thể là đội ngũ cán bộ tín dụng

Để đánh giá khả năng của cán bộ tín dụng, không những chỉ có chỉ tiêu dư nợ, sốlượng KH mà phải đặc biệt quan tâm đến chất lượng của các khoản vay được cấp

- Giúp NH xác định chính xác giá trị khoản vay, phục vụ hiệu quả cho việcchứng khoán hóa các khoản vay sau này Đây cũng là xu hướng hiện nay của cácNHTM, vì đây là công cụ hiệu quả nhất để san sẻ rủi ro và tạo tính linh hoạt trongquản lý danh mục đầu tư các khoản vay

- Xác định tổn thất ước tính sẽ giúp NHTM xây dựng hiệu quả hơn Quỹ dựphòng RRTD Việc xác định chính xác tổn thất ước tính giúp việc trích lập dựphòng trở nên đơn giản, hiệu quả và chính xác hơn rất nhiều

- Xác định xác suất vỡ nợ (PD) giúp NHTM nâng cao được chất lượng củaviệc giám sát và tái xếp hạng KH sau khi cho vay

Theo Basel 2, các NHTM sử dụng hệ thống cơ sở dữ liệu nội bộ để đánh giáRRTD, từ đó xác định hệ số an toàn vốn tối thiểu, khả năng tổn thất tín dụng

Với mỗi kỳ hạn xác định, tổn thất có thể được tính dựa trên công thức sau:

EL = PD x EAD x LGD (1.4)

EL: Expected Loss: Tổn thất tín dụng ước tính

Trang 39

PD: Probability of Default: Xác xuất không trả được nợ

EAD: Exposure at Default: Tổng dư nợ của KH tại thời điểm không trả được nợ LGD: Loss Given Default: Tỷ trọng tổn thất ước tính

*PD: Để tính toán nợ trong vòng 1 năm của khách hàng, ngân hàng phải căn

cứ trên số liệu dư nợ của khách trong vòng ít nhất là 5 năm, bao gồm các khoản nợ

đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được

*EAD: Đối với các khoản vay có kỳ hạn, việc xác định EAD là dễ dàng Tuynhiên, đối với khoản vay theo hạn mức tín dụng thì lại khá phức tạp Theo thống kêcủa Basel thì tại thời điểm không trả được nợ, khách hàng thường có xu hướng rútvốn vay xấp xỉ hạn mức được cấp

EAD = Dư nợ bình quân + LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân LEQ: Loan Equivalent Exposure: Tỷ trọng phần vốn chưa sử dụng

(LEQ x Hạn mức tín dụng chưa sử dụng bình quân): Là phần khách hàng rút thêm tại thời điểm không trả được nợ ngoài mức dư nợ bình quân

Việc xác định LEQ có ý nghĩa quyết định đối với độ chính xác của ướclượng về dư nợ của khách hàng tại thời điểm không trả được nợ Cơ sở xác địnhLEQ là các số liệu quá khứ Điều này gây khó khăn trong tính toán Chẳng hạnnhư, khách hàng uy tín, trả nợ đầy đủ thường ít khi rơi vào trường hợp này, nênkhông thể tính chính xác LEQ Ngoài ra, loại hình kinh doanh của khách hàng,khả năng khách hàng tiếp cận với thị trường tài chính, quy mô hạn mức tín dụng,

tỷ lệ dư nợ đang sử dụng so với hạn mức, … làm cho việc xác định LEQ trở nênphức tạp hơn

*LGD gồm tổn thất về khoản vay và các tổn thất khác phát sinh khi khách

hàng không được trả nợ, đó là lãi suất đến hạn nhưng không được thanh toán và cácchi phí hành chính có thể phát sinh như chi phí xử lý tài sản thế chấp, chi phí chodịch vụ pháp lý và một số chi phí liên quan

LGD = (EAD - Số tiền có thể thu hồi)/EAD

Số tiền có thể thu hồi gồm các khoản tiền mà khách hàng trả và các khoản tiền thu được từ xử lý tài sản thế chấp, cầm cố

LGD = 100% - tỷ lệ vốn có thể thu hồi được

Trang 40

Khả năng thu hồi vốn của ngân hàng thường rất cao hoặc rất thấp nên khôngthể tính bình quân Hai yếu tố giữ vai trò quan trọng trong quyết định khả năng thuhồi vốn khi khách hàng không trả được nợ là tài sản đảm bảo của khoản vay và cơcấu tài sản của khách hàng Ba phương pháp tính LGD là:

- Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào thị trường: Sử dụng khi các khoản tín dụng có

thể được mua bán trên thị trường Ngân hàng có thể xác định tỷ trọng tổn thất củamột khoản vay căn cứ vào giá của khoản vay đó một thời gian ngắn sau khi nó đượcxếp vào hạng không trả được nợ Giá này được tính trên cơ sở ước tính của thịtrường bằng phương pháp hiện tại hoá tất cả các dòng tiền có thể thu hồi được củakhoản vay trong tương lai

- Tỷ trọng tổn thất căn cứ vào việc xử lý khoản tín dụng không trả được nợ Ngân hàng sẽ ước

tính các luồng tiền tương lai, khoản thời gian dự kiến thu hồi được luồng tiền và chiết khấu chúng Việcxác định lãi suất chiết khấu phù hợp là vô cùng khó khăn

- Xác định tỷ trọng tổn thất căn cứ vào giá các trái phiếu rủi ro trên thị trường

Tóm lại, khi ngân hàng cho vay các khách hàng tốt, hệ số rủi ro giảm xuống, và

tất yếu dẫn đến rủi ro tín dụng giảm

1.3.2.3 Giải pháp chính sách quản lý về Phòng ngừa và kiểm soát rủi ro tín dụng

Giải pháp thứ nhất: Chính sách tín dụng của ngân hàng thương mại

Chính sách tín dụng của NHTM là hệ thống các quan điểm, chủ trương, giải pháp

và định hướng chỉ đạo hoạt động tín dụng Chính sách tín dụng do HĐQT kết hợp vớiBĐH hoạch định và đưa ra phù hợp với chiến lược của ngân hàng và những văn bảnpháp lý hiện hành Chính sách tín dụng cần phải được lập một cách rõ ràng, thống nhất,

và được viết thành văn bản

Chính sách tín dụng bao gồm các nội dung sau:

A, Xác định được đúng thị trường, ngành nghề, lĩnh vực cho vay của ngân hàng+ Xác định ngành nghề mà ngân hàng có thế mạnh trong hoạt động cấp tíndụng và hạn chế cho vay các ngành nghề mà không phải thế mạnh của ngân hàng + Xác định rõ thị trường tiềm năng, mục tiêu và chiến lược của mình Thị

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w