1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu thực trạng xử lý rác thải tại trường đại học Nông nghiệp Hà Nội

53 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 53
Dung lượng 632,5 KB

Nội dung

Ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe doạ chất lượng sống ở các đô thị Việt Nam. Quá trình đô thị hoá nhanh chóng ở Việt Nam gây sức ép về suy giảm môi trường sống do không kiểm soát được lượng chất thải phát sinh, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt. Trong khi đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tại các đô thị vẫn chủ yếu theo công nghệ chôn lấp lạc hậu

Trang 1

PHẦN I

MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Ô nhiễm rác thải sinh hoạt đang tác động tiêu cực, đe doạ chất lượng sống ở các

đô thị Việt Nam Quá trình đô thị hoá nhanh chóng ở Việt Nam gây sức ép về suygiảm môi trường sống do không kiểm soát được lượng chất thải phát sinh, đặc biệt

là chất thải rắn sinh hoạt Trong khi đó, việc xử lý rác thải sinh hoạt hiện nay tạicác đô thị vẫn chủ yếu theo công nghệ chôn lấp lạc hậu

Trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội là một trong những trường Đại học cókhuôn viên rộng tại Hà Nội Rác thải cũng đang là vấn đề nan giải, nó đã gây rakhông ít những ảnh hưởng xấu tới sức khoẻ của người dân cũng như chất lượngmôi trường sống Trường ĐH Nông Nghiệp Hà Nội có diện tích cũng như số lượngsinh viên khá lớn Nhà trường đã xây dựng 10 khu kí túc xá phục vụ nhu cầu ăn ởsinh hoạt cho khoảng 3000- 4000 sinh viên Mỗi ngày một lượng khá lớn rác thảisinh hoạt được thải ra từ các khu KTX này, nó chưa được phân loại và được tậptrung tại các bãi rác trong trường gây mùi khó chịu, gây mất mỹ quan cũng như tốnmột diện tích đất của trường Các bãi rác này tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh cho cán bộ,sinh viên trong trường và người dân khu vực xung quanh

Trang 2

Vì vậy cần có các giải pháp nhằm khắc phục và nâng cao hiệu quả công tácquản lý chất thải rắn sinh hoạt khu vực ký túc xá Xuất phát từ những nguyên nhân

trên chúng tôi đã chọn đề tài “Tìm hiểu thực trạng xử lý rác thải tại trường đại

học Nông nghiệp Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu và yêu cầu nghiên cứu.

1.2.2 Yêu cầu nghiên cứu

- Điều tra, phỏng vấn các phòng ở và quản lý ký túc xá để nắm được tìnhhình thu gom, quản lý và xử lý chất thải rắn sinh hoạt của ký túc xá

- Tiến hành thu gom và phân loại rác từ các phòng ở và phòng chức năngcủa ký túc xá

Trang 3

- Đề xuất một số biện pháp quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn sinhhoạt khu ký túc xá.

PHẦN II TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1 Chất thải sinh hoạt

2.1.1 Khái niệm.

Chất thải rắn là các chất rắn bị loại ra trong quá trình sống, sinh hoạt và sảnxuất của con người và cả động vật, trong đó chất thải rắn sinh hoạt chiếm tỉ lệcao nhất, chất lượng và số lượng rác thải tại từng quốc gia và từng khu vực trong

Trang 4

mỗi quốc gia là rất khác nhau tùythuộc vào trình độ phát triển kinh tế và khoa học

kỷ thuật Bất kỳ một hoạt động sống nào của con người, tại nhà, trường học hay nơicông sở đều sinh ra một lượng rác thải đáng kể.Trong đó có cả hai loại vô cơ lẫnhữu cơ Vì vậy có thể định nghĩa rác thải sinh hoạt là những thành phần tàn tíchhữu cơ và vô cơ phục vụ đời sống con người, chúng không còn được sử dụng và vứt trảlại môi trường sống

2.1.2 Nguồn phát sinh chất thải sinh hoạt

Các nguồn chủ yếu phát sinh chất thải rắn sinh hoạt bao gồm:

+ Từ các khu dân cư

+ Từ các trung tâm thương mại

+ Từ các viện nghiên cứu, cơ quan, trường học, các công trình công cộng + Từ các dịch vụ đô thị, sân bay

+ Từ các trạm xử lý nước thải và từ các ống thoát nước của thành phố

+ Từ các khu công nghiệp

Bảng 1: Các loại chất thải đặc trưng từ nguồn thải sinh hoạt

Khu dân cư và thương mại Chất thải thực phẩm

Giâý Carton Nhựa

Trang 5

Vải Cao su Rác vườn Gỗ

Các loại khác: tã lót, khăn vệ sinh,…

Nhôm, kim loại chưa sắt

Chất thải đặc biệt Chất thải thể tích lớn

Đồ điện gia dụngHàng hóa

Rác vườn thu gom riêngPin

Dầu Lốp xe

Chất thải nguy hạiChất thải từ viện nghiên cứu, công sở Giống như trình bày trong mục chất

thải khu dân cư và khu thương mạiChất thải từ dịch vụ Rửa đường và hẻm phố: bụi, rác, xác

động vật, xe máy hỏng, cỏ, mẫu câythừa, gốc cây, các ống kim loại vànhựa cũ

Chất thải thực phẩm, giấy báo,

Trang 6

carton, giấy loại hỗn hợp, chai nướcgiải khát, can sữa và nước uống,nhựa hỗn hợp, vải, giẻ rách…

2.1.3 Thành phần cơ bản của CTRSH

Chất thải rắn sinh hoạt bao gồm hai thành phần chính đó là thành phần hữu

cơ và thành phần vô cơ Tùy theo điều kiện cụ thể từng vùng như mức sống, thunhập… mà mỗi nơi có thành phần chất thải rắn sinh hoạt khác nhau Sau đây làbảng thống kê một số thành phần và tỉ trọng cơ bản trong chất thải rắn sinh hoạtqua một số công trình nghiên cứu đã công bố

Bảng 2: Thành phần chất thải sinh hoạt

Rau, thực phẩm thừa, chất hữu cơ dễ phân

Trang 7

Ngày nay, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong từng lĩnh vực thực tế đã góp phầngiảmthiểu chi phí cho các công đoạn thừa trong các quá trình xử lý Việc phân chia rácthải rắn theo công nghệ quản lý xử lý là một bước tiến quan trọng, giúp hiệu quảcủa quy trình xử lý tăng lên, giảm thiểu lượng ô nhiễm Dưới đây là bảng phân loạirác thải sinh hoạt.

Bảng 3: Phân loại rác thải sinh hoạt

1 Rác hữu cơ - Các vật liệu làm từ giấy

- Có nguồn gốc từ sợi

- Các chất thải ra từ đồ ănthực phẩm

- Các vật liệu và sản phẩmđược chế tạo từ gỗ, tre vàrơm…

- Các vật liệu và sản phẩmđược chế tạo từ chất dẻo

- Các vật liệu và sản phẩmđược chế tạo từ da và cao

su

- Các túi giấy, các mảnh

- Các túi giấy, các mảnhbìa, giấy vệ sinh…

- Vải, len, bì tải, bìnilon…

- Các cọng rau, vỏ quả,thân cây, lõi ngô…

- Đồ dùng bằng gỗ nhưbàn, ghế, thang, giường,

đồ chơi, vỏ dừa…

- Phim cuộn, túi chất dẻo,chai, lọ chất dẻo, các đầuvòi bằng chất dẻo, dâybện, bì nilon…

Trang 8

bìa, giấy vệ sinh…

- Vải, len, bì tải, bì,nilon…

- Các cọng rau, vỏ quả,thân cây, lõi ngô…

- Bóng, giầy, ví, băng caosu…

2 Rác vô cơ - Các loại vật liệu và sản

phẩm được chế tạo từ sắt

mà dễ bị nam châm hút

- Các vật liệu không bịnam châm hút

- Các vật liệu và sản phẩmchế tạo từ thuỷ tinh

- Các loại vật liệu khôngcháy ngoài kim loại vàthủy tinh

- Vỏ hộp, dây điện, hàngrào, dao, nắp lọ…

- Vỏ hộp nhôm, giấy baogói, đồ đựng…

- Chai lọ, đồ đựng bằngthủy tinh, bóng đèn…

- Vỏ trai, xương, gạch, đá,sỏi…

3 Rác hỗn hợp Tất cả các loại vật liệu

khác không phân loại ởphần 1 và 2 đều thuộc loạinày Loại này có thể được

Đá cuội, cát, đất, tóc…

Trang 9

Nạn ô nhiễm môi trường có thể thấy ở mọi nơi trên thế giới, từ Mexico, Nga,

Mỹ cho tới Trung Quốc, Ấn Độ… Tình trạng ô nhiễm ở một vài thành phố tạinhững quốc gia này xuất phát từ nhiều lý do khác nhau Trong đó ý thức con ngườigiữ một vai trò khá quan trọng, Mumbai một trong những thành phố đông đúc nhất

và bẩn thỉu nhất trên trái đất Mỗi ngày, người dân ở nơi đây quẳng ra hàng tấn rác.Bắc Kinh có dân số 17,6 triệu người, thải ra khoảng 18.400 tấn rác mỗi ngày,khoảng 90% rác thải được đổ tại 13 bãi rác đặt rải rác quanh thành phố Còn ngườidân Hoa Kỳ đã loại bỏ mỗi năm 16.000.000.000 tã, 1.600.000.000 bút,2.000.000.000 lưỡi dao cạo, 220.000.000 lốp xe Với một lượng rác thải như thế thìkhông lâu trái đất của chúng ta sẽ chìm trong biển rác, chính vì thế những côngnghệ xử lý rác hiện đại nhất thế giới đã ra đời Hiện tại Mỹ đã có những công nghệtái chế và tái sử dụng khá hiện đại như: công nghệ tái chế tivi analog, công nghệCDW, công nghệ

Trang 10

tái chế vải bông…và còn rất nhiều công nghệ khá hiện đại của Anh, Trung Quốc vàNhật Bản.

2.2.2 Ở Việt Nam

Rác thải ở Việt Nam đang là một hiện trạng đáng lo ngại Cùng với sự pháttriển kinh tế, gia tăng dân số cộng với sự lãng phí tài nguyên trong thói quen sinhhoạt của con người, rác thải có số lượng ngày một tăng, thành phần ngày càng phứctạp và tiềm ẩn ngày càng nhiều nguy cơ độc hại với môi trường và sức khoẻ conngười Là một nước đang phát triển, tốc độ tăng các rác thải sinh hoạt ở cả thành thị

và nông thôn, rác thải công nghiệp, y tế ở nước ta còn nhanh hơn các nước khác, từnăm 2003 đến 2008 tăng gấp 2 lần

Rác thải sinh hoạt chiếm khối lượng khoảng 60% tổng lượng rác thải Mứcphát thải trung bình ở đô thị VN là 21.500 tấn chất thải sinh hoạt/ngày (2008), dựbáo đến 2020 là 59 nghìn tấn/ngày cao gấp 2 - 3 lần hiện nay Theo Chi cục Bảo

vệ môi trường Hà Nội, tổng lượng rác thải sinh hoạt đô thị của thành phố vàokhoảng 2.800 tấn/ ngày Tình hình trong thời gian gần đây đã trở nên bức xúc, đặcbiệt ở 3 thành phố lớn là Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng Ví dụ tại Hà Nội,khối lượng rác thải sinh hoạt tăng trung bình 15%/năm, vởi tổng lượng ước tính5.000 tấn/ngày đêm, và dự đoán chỉ sang năm (2012) có thể không còn chỗ để đổ

Trang 11

rác Thành phố Hồ Chí Minh mỗi ngày có trên 7.000 tấn rác thải sinh hoạt, mỗinăm cần 235 tỷ đồng để xử lý.

Tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt tại các đô thị loại III trở lên và một

số đô thị loại IV và các trung tâm văn hóa, xã hội, kinh tế của các tỉnh thành trên cảnước lên đến 6,5 triệu tấn/năm, trong đó rác thải phát sinh từ các hộ gia đình, nhàhàng, các chợ và kinh doanh là chủ yếu Lượng còn lại từ các công sở, đường phố,các cơ sở y tế Tính theo vùng địa lý (hay vùng phát triển kinh tế - xã hội) thì các

đô thị vùng Đông Nam bộ có lượng rác thải phát sinh lớn nhất tới 2.450.245tấn/năm (chiếm 37,94% tổng lượng phát sinh rác thải các đô thị loại III trở lên của

cả nước), tiếp đến là các đô thị vùng Đồng bằng sông Hồng có lượng phát sinh rácthải sinh hoạt đô thị là 1.622.060 tấn/năm (chiếm 25,12%) Các đô thị khu vựcmiền núi Tây Bắc Bộ có lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị thấp nhất chỉ có69.350 tấn/năm (chiếm 1,07% ), tiếp đến là các đô thị thuộc các tỉnh vùng TâyNguyên, tổng lượng phát sinh rác thải sinh hoạt đô thị là 237.350 tấn/năm (chiếm3,68%)

Việt Nam có gần 400 trường đại học, cao đẳng và hầu hết các trường đều có

kí túc xá cho sinh viên ở trọ Số sinh viên ở trọ dao động từ 500 – 4000 sinh viên.Như vậy nguồn phát sinh rác thải sinh hoạt từ các khu KTX sinh viên của cáctrường đại học, cao đẳng là rất lớn

Trang 12

2.3 Thực trạng quản lý và tái chế chất thải rắn (CTR).

2.3.1 Trên thế giới:

Ước tính hàng năm lượng chất thải được thu gom trên thế giới từ 2,5 đến 4 tỷtấn (ngoại trừ các lĩnh vực xây dựng và tháo dỡ, khai thác mỏ và nông nghiệp).Năm 2004, tổng lượng chất thải đô thị được thu gom trên toàn thế giới ước tính là1,2 tỷ tấn Con số này thực tế chỉ gồm các nước OECD và các khu đô thị mới nổi

và các nước đang phát triển

Bảng 4: Thu gom chất thải rắn đô thị trên toàn thế giới năm 2004 (triệu tấn)

Các nước thuộc Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế OECD 620

Cộng đồng các quốc gia độc lập (trừ các nước ở biển Ban tích) 65

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA)

Hiện nay, chất thải được tái chế bằng nhiều cách vừa biến thành năng lượnglẫn thu hồi nguyên liệu và những thị trường thứ cấp đang xuất hiện ngày càngnhiều trên phạm vi toàn cầu Trên thế giới, ước tính sơ bộ khối lượng nguyên liệuthứ cấp được trao đổi là 135 triệu tấn Các nguyên liệu thứ cấp hiện là một trongnhững dòng nguyên liệu quan trọng nhất trên toàn thế giới

Bảng 5: Loại hình thu gom và xử lý chất thải đô thị theo thu nhập của một số nước trên thế giới

Trang 13

Quốc giaCác nước thu nhậpthấp

(Ấn Độ, Ai Cập,các nước châu Phi)

Các quy định hầunhư không cóKhông có số liệuthống kê

Chiến lược môitrường quốc gia

Cơ quan môi trườngquốc gia

Luật môi trườngMột vài số liệuthống kê

Chiến lược môitrường quốc gia

Cơ quan môi trườngquốc gia

Các quy định chặtchẽ và cụ thể

Nhiều số liệuthống kê

Thành phần chất

Trang 14

Tái chế khôngchính thức 5%-15%

Bãi chôn lấp >90%

Bắt đầu thu gom

có chọn lọcTái chế có tổ chức5%

Thu gom có chọnlọc

Thiêu đốtTái chế >20%

Theo Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) Biến chất thải thành năng lượng: là nhiệm vụ của họat động triển khai sử

dụng tài nguyên tái tạo, giảm các khí nhà kính và phát triển thị trường cácbon.Thiêu đốt chất thải có thu hồi năng lượng bao gồm xử lý chất thải để sản xuất nănglượng cung cấp cho các nhà máy và nhà ở Năng lượng sản xuất ra nhiều hơn nănglượng được sử dụng để vận hành lò đốt

Trang 15

Hiện nay, có hơn 600 lò đốt chất thải thu hồi năng lượng ở 35 nước Các

thiết bị này xử lý 170 triệu tấn chất thải đô thị Đó là nguồn năng lượng tương

đương với 220 triệu thùng dầu hay 600.000 thùng/ngày Các bãi chôn lấp hiện đại

nhất cho phép sản xuất khí biogas thông qua việc lên men chất thải, có thể tái sử

dụng dưới dạng điện năng Ở Hoa Kỳ có 340 trong số 2975 bãi chôn lấp thu hồi khí

biogas và xử lý chất thải có liên quan đến vấn đề giảm các khí nhà kính

Tiết kiệm tài nguyên: Tiết kiệm tài nguyên là một trong những lợi ích chủ

yếu của họat động thu hồi và tái chế chất thải Lợi ích nữa của tái chế là giảm các

ảnh hưởng liên quan đến việc sử dụng và chuyển đổi các nguyên liệu thô

Bảng 6: Những nguyên liệu chính được thu hồi và xử lý để tái sử dụng, bao gồm:

Toànchâu Âu

Trang 16

Công tác quản lý chất thải rắn ở Việt Nam hiện nay còn chưa tiếp cận đượcvới phương thức quản lý tổng hợp trên quy mô lớn, chưa áp dụng đồng bộ các giảipháp giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế (3R) để giảm tỷ lệ chất thải phải chôn lấp.Hoạt động giảm thiểu phát sinh CTR, một trong những giải pháp quan trọng vàhiệu quả nhất trong quản lý chất thải, còn chưa được chú trọng Chưa có các hoạtđộng giảm thiểu CTR sinh hoạt Ở quy mô công nghiệp, số cơ sở áp dụng sản xuấtcòn rất ít, khoảng 300/400.000 doanh nghiệp Hoạt động phân loại tại nguồn chưađược áp dụng rộng rãi, chỉ mới được thí điểm trên qui mô nhỏ ở một số thành phốlớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh Tỷ lệ thu gom chất thải ở các vùng đô thị trung

Trang 17

bình đạt khoảng 80-82%, thấp nhất là đô thị loại IV (65%), ở Hà Nội cao hơn(90%); ở các điểm dân cư nông thôn ~ 40-55% Khoảng 60% khu vực ở nông thônchưa có dịch vụ thu gom chất thải, chủ yêu dựa vào tư nhân hoặc cộng đồng địaphương Tỷ lệ thu gom, vận chuyển CTR tuy đã tăng dần song vẫn còn ở mức thấp,chủ yếu phục vụ cho các khu vực đô thị, chưa vươn tới các khu vực nông thôn Xãhội hóa công tác thu gom, vận chuyển CTR tuy đã được phát triển nhưng chưa rộng

và chưa sâu, chủ yếu được hình thành ở các đô thị lớn Năng lực trang thiết bị thugom, vận chuyển còn thiếu và yếu, dẫn tới tình trạng tại một số đô thị đã thực hiệnphân loại CTR tại nguồn nhưng khi thu gom, vận chuyển lại đem đổ chung làmgiảm hiệu quả của việc phân loại Tái sử dụng và tái chế chất thải mới chỉ đượcthực hiện một cách phi chính thức, ở qui mô tiểu thủ công nghiệp, phát triển mộtcách tự phát, không đồng bộ, thiếu định hướng và chủ yếu là do khu vực tư nhânkiểm soát Công nghệ xử lý CTR chủ yếu vẫn là chôn lấp ở các bãi lộ thiên khôngđạt tiêu chuẩn môi trường với 82/98 bãi chôn lấp trên toàn quốc không hợp vệ sinh.Các lò đốt rác chủ yếu dành cho ngành y tế và chỉ đáp ứng được 50% tổng lượngchất thải y tế nguy hại Việc phục hồi môi trường đối với các cơ sở xử lý CTR cònnhiều hạn chế Tình trạng đổ chất thải không đúng nơi quy định còn xảy ra, gây ônhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khoẻ của cộng đồng

Trang 18

Đối phó với vấn đề ô nhiễm môi trường, cụ thể hơn là vấn đề chất thải rắn phát sinh

từ các đô thị, nhà nước đã ban hành những chiến lược, chính sách mang tầm cỡquốc gia về quản lý chất thải rắn, như luật bảo vệ môi trường, nghị định số59/2007/NĐ-CP ngày 09/04/2007 của chỉnh phủ về quản lý chất thải rắn, chươngtrình đầu tư quản lý chất thải rắn giai đoạn 2011-2020 được ban hành theo quyếtđịnh số 798/QĐ-TTG ngày 25/05/2011 của thủ tướng chính phủ vấn đề xử lý chấtthải rắn còn được đưa vào các nội dung phát triển kinh tế xã hội của từng địaphương, từng dự án cụ thể

b Hoạt động tái chế

Hoạt động tái chế đã có từ lâu ở Việt Nam Các loại chất thải có thể tái chếnhư kim loại, đồ nhựa và giấy được các hộ gia đình bán cho những người thu muađồng nát, sau đó chuyển về các làng nghề Công nghệ tái chế chất thải tại các làngnghề hầu hết là cũ và lạc hậu, cơ sở hạ tầng yếu kém, quy mô sản xuất nhỏ dẫn đếntình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ở một số nơi Một số làng nghề tái chếhiện nay đang gặp nhiều vấn đề môi trường bức xúc như Chỉ Đạo (Hưng Yên),Minh Khai (Hưng Yên), làng nghề sản xuất giấy Dương Ổ (Bắc Ninh)… Một sốcông nghệ đã đ¬ược nghiên cứu áp dụng như trong đó chủ yếu tái chế chất thải hữu

cơ thành phân vi sinh (SERAPHIN, ASC, Tâm Sinh Nghĩa) hay viên nhiên liệu(Thủy lực máy-Hà Nam) song kết quả áp dụng trên thực tế chưa thật khả quan

Trang 19

Nhìn chung, hoạt động tái chế ở Việt Nam không được quản lý một cách có hệthống, có định hướng mà chủ yếu do các cơ sở tư nhân thực hiện một cách tự phát.

2.4 Kiểm toán chất thải rắn.

2.4.1 Khái niệm

“Kiểm toán chất thải được hiểu là quá trình kiểm tra sự tạo ra chất thải nhằm

giảm nguồn, lượng chất thải phát sinh Kiểm toán chất thải là một loại hình củakiểm toán môi trường Kiểm toán chất thải là một công cụ quản lý quan trọng có

hiệu quả kinh tế đối với nhiều cơ sở sản xuất” (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Thị

Hà, 2000).

2.4.2 Kiểm toán chất thải rắn trên thế giới

Từ năm 1980, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu và ứng dụng về KTCT Quytrình KTCT đối với từng ngành đã được lập, nhiều tài liệu, sách về KTCT đã đượcxuất bản

Ở Ôxtrâylia, KTCT trong các ngành công nghiệp đã được giới thiệu như làmột công cụ hỗ trợ cho việc quản lý chất thải, bên cạnh các công cụ khác như sảnxuất sạch hơn và đánh giá vòng đời sản phẩm Cục Các ngành công nghiệp cơ bản,Công viên, Nước và Môi trường của bang Tasmania, Ôxtrâylia đã khuyến cáo cácdoanh nghiệp nên sử dụng KTCT, với các nội dung như xác định các nguồn thải, sốlượng và các loại chất thải được tạo ra; Xác định nguyên nhân làm gia tăng chất

Trang 20

thải; Thiết lập các mục tiêu/giải pháp và thứ tự ưu tiên cho việc giảm phát sinh chấtthải.

Một số ngành công nghiệp đặc thù gây tổn hại tới môi trường như khai thác

mỏ, sản xuất hóa chất thì được khuyến khích tuân thủ theo các Quy chế về Thựchành quản lý môi trường tốt nhất (BPEM), được chính quyền Ôxtrâylia thiết kếriêng cho mỗi ngành Ví dụ, đối với ngành khai thác mỏ đã được Cục Bảo vệ môitrường Úc ban hành quy chế năm 1995, trong đó bao gồm quy định về KTCT vànộp báo cáo kiểm toán hàng năm

Tại Canada, theo quy định Ontario 102/94 của Bộ Môi trường và Năng lượng,các cơ sở sản xuất bắt buộc thực hiện KTCT Quy định này nêu rõ, các cơ sở giáodục, bệnh viện, nhà nghỉ, khách sạn, cơ sở sản xuất, các tòa nhà công sở, nhà hàng

và các cơ sở kinh doanh phải thực hiện chương trình giảm thiểu chất thải, bao gồm

4 bước trong đó có thực hiện KTCT Thời gian một báo cáo KTCT phải được lưutrữ dưới dạng file ít nhất 5 năm và phải chỉ ra được loại vật liệu hoặc sản phẩm nàođược doanh nghiệp sử dụng là vật liệu hoặc sản phẩm tái chế Bên cạnh đó, Canadarất chú trọng tới việc xem xét quy trình sản xuất của doanh nghiệp như là mộtthông tin đầu vào để thực hiện kiểm toán, từ đó đề xuất các khâu giảm thiểu chấtthải cũng như nguyên liệu sản xuất

Trang 21

Ở Singapo, KTCT được cụ thể hóa như là một chiến lược tối thiểu hóa phátsinh chất thải, bao gồm 8 bước: Cam kết của lãnh đạo; Lựa chọn nhóm/bộ phận làmviệc về tối thiểu hóa phát sinh chất thải; Thực hiện kiểm toán chất thải; Xác địnhchi phí của việc giảm phát sinh chất thải; Phát triển, xây dựng các phương án giảmthiểu chất thải; Đánh giá khả năng tiết kiệm và sắp xếp ưu tiên các lựa chọn/giảipháp; Xây dựng kế hoạch giảm thiểu chất thải; Thực thi và cải tiến kế hoạch.

Ở Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Lan và nhiều nước khác, các hoạt động KTCTđược lồng ghép trong các công cụ kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm như sản xuấtsạch hơn, KTMT, đánh giá vòng đời sản phẩm Mục tiêu chính của các công cụ này

là nhằm hướng đến việc giảm thiểu phát sinh, kiểm soát ô nhiễm do chất thải gây

ra

2.4.3 Kiểm toán chất thải rắn ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay việc áp dụng KTCT trong các cơ sở sản xuất cũng mớidừng ở một vài dự án thí điểm như "Kiểm soát ô nhiễm môi trường" của UNDPnăm 1995 ở một số nhà máy tại Việt Trì và Biên Hòa; đề tài "Điều tra, đánh giá đềxuất việc KTCT công nghiệp tại 5 khu công nghiệp, khu chế xuất" của Cục Bảo vệmôi trường năm 2005; đề tài "Nghiên cứu áp dụng KTCT trong công nghiệp quốcphòng" của Trung tâm Khoa học, Kỳ thuật và Công nghệ Quân sự (Bộ Quốcphòng) năm 2004; đề tài "KTCT tại các làng nghề tái chế kim loại và đề xuất một

Trang 22

số biện pháp giảm thiểu ô nhiễm" của Viện Khoa học Công nghệ Môi trường -Đạihọc Bách khoa Hà Nội năm 2005; Nghiên cứu và áp dụng thí điểm về KTCT choNhà máy giầy Thượng Đình, Hà Nội và Công ty TNHH Thuộc da Đông Hải doTổng cục Môi trường thực hiện năm 2008.

Nguyên nhân của tình trạng số lượng doanh nghiệp áp dụng KTCT cũng nhưsản xuất sạch hơn (ISO 14000) còn thấp là do Nhà nước chưa có những chính sách

cụ thể để trực tiếp hoặc gián tiếp bắt buộc các doanh nghiệp phải thực hiện Ngoài

ra, nhận thức và hiểu biết về KTCT và các lợi ích mà nó mang lại cũng chưa cao.Các quy trình KTCT chưa được nghiên cứu, xây dựng cho các ngành công nghiệpnhư ở một số nước trên thế giới Các sổ tay hướng dẫn kỳ thuật về KTCT chưađược ban hành và phổ biến rộng rãi trong cộng đồng doanh nghiệp Bên cạnh đó, ởnước ta cũng chưa có các nghiên cứu đề xuất chính sách khuyến khích áp dụngKTCT trong quản lý môi trường

Từ năm 2009, Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và môi trường đãđược Bộ Tài nguyên và Môi trường giao tổ chức triển khai thực hiện Dự án "Ápdụng thử nghiệm KTCT trong quản lý môi trường ngành công nghiệp Việt Nam ",thực hiện trong 3 năm (2Ỏ09 - 2012) Dự kiến, Dự án sẽ nghiên cứu, xây dựng sổtay KTCT cho ngành công nghiệp nói chung và 10 ngành công nghiệp nói riêng,

Trang 23

đồng thời hướng tới xây dựng chính sách yêu cầu các doanh nghiệp phải triển khaiKTCT, sử dụng KTCT như một công cụ kiểm soát ô nhiễm trong thời gian tới.

PHẦN III ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP

NGHIÊN CỨU 3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1.1 Đối tượng nghiên cứu

Chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ khu KTX sinh viên trường đại họcNông nghiệp Hà Nội

3.1.2 Phạm vi nghiên cứu

- Tầng 1- KTX lưu học sinh- trường đại học Nông nghiệp Hà Nội

- Tiến hành trong vòng 1 tuần từ 26/09/2011 đến 02/10/2011

3.2 Nội dung nghiên cứu

- Kiểm toán chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ tầng 1 KTX lưu học sinhnhằm xác định tổng khối lượng rác thải và thành phần rác thải phát sinh

- Tìm hiểu và đánh giá hiệu quả công tác quản lý rác thải tại KTX lưu họcsinh

Trang 24

- Đề xuất các biện pháp giảm thiểu khối lượng rác thải sinh hoạt phát sinh,nâng cao hiệu quả công tác quản lý rác thải, cải thiện chất lượng vệ sinh môi trườngkhu vực ký túc xá.

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp thu thập thông tin

- Thu thập thông tin thứ cấp: tìm hiểu thông tin chung về KTX, về công tácquản lý rác thải

- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Khảo sát thực địa: Quan sát, đưa ra nhận định về thực trạng phát sinh, thugom, vận chuyển xử lý rác thải tại địa bàn nghiên cứu

+ Điều tra phỏng vấn: Xây dựng phiếu điều tra gồm 14 câu hỏi, phát chosinh viên ở 3 phòng ở với số lượng 2 phiếu/ phòng Ngoài ra, trong quá trình thựchiện kiểm toán có phỏng vấn trực tiếp các bạn sinh viên

- Tìm hiểu chi phí thu gom, xử lý rác thải và giá cả của một số loại rác có thểtái chế, tái sử dụng

3.3.2 Phương pháp chuyên gia

Trao đổi với giáo viên hướng dẫn để được giải đáp những vấn đề phátsinh trong quá trình thực hiện kiểm toán

Trang 25

3.3.3 Phương pháp lấy mẫu :

15h30 họp mở đầu, phân công nhiệm vụ cho mỗi kiểm toán viên

16h bắt đầu đặt túi thu gom rác, mỗi phòng ở 1túi nilon vừa, phòng bếp

1 túi nilon lớn

+ Các ngày tiếp theo (26/09- 02/10) đúng 16h đến thu túi rác, đem điphân loại và xác định khối lượng rác, tiếp tục đặt túi mới, thực hiện trong vòngmột tuần

Trang 26

+ Do lượng rác ở các phòng ở là rất ít, rấ khó có thể định lượng được Do đóchúng tôi gộp chung rác phòng ở và phòng bếp Đổ rác ra bạt lớn, tiến hànhphân loại theo bảng tiêu chuẩn phân loại rác.

- Sau khi phân loại tiến hành xác định khối lượng mỗi loại rác thải bằng cân 5

kg và ghi vào trong biểu mẫu ( có bảng kèm theo)

3.3.5 Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

Phân tích số liệu và xử lý thống kê bằng Excel

Ngày đăng: 18/05/2015, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w