Ngoại suy kết quả

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng xử lý rác thải tại trường đại học Nông nghiệp Hà Nội (Trang 34)

• Mô tả phương pháp ngoại suy:

- Chúng tôi thực hiện kiểm toán rác thải sinh hoạt của tầng 1

KTX lưu học sinh. Đặc điểm về số lượng và cách bố trí phòng ở, các phòng chức năng ở tầng 1 rất khác biệt so với các tấng khác. Cụ thể là: 3 phòng ở, 1 phòng bếp, 1 phòng sinh hoạt chung, 2 nhà vệ sinh chung, 1 phòng để xe, 1 phòng quản lý KTX. Các phòng chức năng (trừ phòng bếp) rất ít được sử dụng nên lượng rác hầu như không phát sinh, nếu có thì không thể định lượng. Với số lượng sinh viên ở tầng 1 là 6 sinh viên, lượng rác ở mỗi phòng ở rất ít, rất khó định lượng. Vì vậy, việc thu gom, phân loại và định lượng rác thải chúng tôi thực hiện chung cho cả phòng ở và phòng chức năng.

- Khối lượng rác mỗi ngày chúng tôi sẽ tính trung bình trên đầu người của tầng 1. Từ đó, để ngoại suy kết quả cho toàn KTX lưu học sinh, chúng tôi điều tra về số lượng sinh viên của toàn KTX. Lượng rác phát thải ước tính hàng ngày hoặc hàng năm sẽ tính theo đầu người.

- Từ kết quả thực tế trên, nhóm chúng tôi đã tính toán xác định khối lượng trung bình các loại rác của KTX như sau:

Tính cho tổng khối lượng rác thải:

+ Khối lượng rác thải trung bình của 1 người trong một ngày: RN/ngày= TRT1 /6/7 (kg)

Với TRT1là tổng khối lượng rác thải phát sinh trong 7 ngày của tầng 1.

6 là số người ở tầng 1. 7 là số ngày trong tuần

+ Khối lượng rác thải trung bình của toàn KTX trong 1 ngày theo đầu người:

RKTX/ngày = RN/ngày. 72 (kg)

Với 72 là số người ở trong toàn KTX.

+ Khối lượng rác thải trung bình của KTX trong 1 năm học:

RKTX/ năm =RKTX/ ngày .290 (kg)

Tính cho từng loại rác thải:

+ Khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 ngày của 1 người :

Ri

N/ngày= TRi/ (6.7) (kg) Với Ri

N/ngày là khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 ngày của 1 người

TRi là khối lượng rác thải loại i

+ Khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 ngày của KTX:

Ri

KTX/ngày = RiN/ngày .72 (kg)

+ Khối lượng rác thải loại i trung bình trong 1 năm của KTX:

RiKTX/năm = Ri

KTX/ngày.290 (kg)

Từ các công thức tính toán trên và các số liệu thu được trong quá trình kiểm toán thu được trong biểu mẫu 1 ta tính được kết quả trong bảng sau:

Bảng 4.3. Ước tính khối lượng rác thải trung bình phát sinh từ KTX

Đơn vị Khối lượng

RCT/ngày Kg/người/ngày 0.57

RKTX/ngày Kg/ngày 41.3

RKTX/ năm Kg/ năm 11976

Bảng 4.4. Ước tính khối lượng trung bình của từng loại rác thải phát sinh từ KTX

người/ ngày ngày năm

Nhóm A. Rác thải có thể tái sử dụng, tái chế

Giấy vụn bẩn (A1.1) 0.011667 0.84 243.6

Bìa (A2) 0.005952 0.43 124.7

Nhựa dẻo (A3.1) 0.029048 2.1 609

Kim loại Sắt (A4.1) 0.003333 0.24 69.6 Nhôm (A4.2) 0.004762 0.34 98.6 Nilon (A5) 0.015714 1.13 327.7 Nhóm B. Nhóm vật liệu compose: Thức ăn thừa (B1) 0.480714 34.61 10036.9 Gỗ (B2) 0.019524 1.41 408.9

Nhóm C. Chất thải nguy hại

Bóng đèn 0.002857 0.21 60.9

Khối lượng rác trung bình phát sinh của ký túc xá tương đối lớn khoảng 41,3kg/ngày, 11.976 kg/năm. Loại rác chủ yếu là nhóm vật liệu phân compose (khoảng 10445 kg/năm) phát sinh từ các phòng bếp.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu thực trạng xử lý rác thải tại trường đại học Nông nghiệp Hà Nội (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w