Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

85 1.1K 3
Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn, có thế mạnh của các tỉnh có vùng ven biển và đầm phá ở nước ta. Sự phát triển mạnh ngành NTTS đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với những lợi ích của các hoạt động NTTS mang đến, nó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng ven biển, vùng biển. Việt Nam là nước có tiềm năng về thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nước ta có chiều dài đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn... là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam GiangCầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích là 21.594 ha, là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm.

1 | P a g e PHẦN I MỞ ĐẦU 1.1 Tính cấp thiết của đề tài. Nuôi trồng thủy sản là một ngành kinh tế truyền thống mũi nhọn, có thế mạnh của các tỉnh có vùng ven biển và đầm phá ở nước ta. Sự phát triển mạnh ngành NTTS đã góp phần tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân. Song song với những lợi ích của các hoạt động NTTS mang đến, nó còn để lại những ảnh hưởng tiêu cực đến tài nguyên và môi trường vùng ven biển, vùng biển. Việt Nam là nước có tiềm năng về thủy sản. Với điều kiện thiên nhiên thuận lợi, nước ta có chiều dài đường bờ biển khá lớn 3200 km, cùng với các yếu tố nhiệt độ, môi trường, nguồn thức ăn là điều kiện lý tưởng để đầu tư phát triển kinh tế thủy sản. Đặc biệt, tỉnh Thừa Thiên Huế là tỉnh có đường bờ biển dài 126 km và hệ đầm phá Tam Giang-Cầu Hai lớn nhất Đông Nam Á với diện tích là 21.594 ha, là nơi có điều kiện khá lý tưởng cho sự sinh trưởng các loài thủy sản có giá trị cao, đặc biệt là tôm. Huyện Quảng Điền là huyện trọng điểm của vùng ven biển đầm phá TTH, có tiềm năng lớn về NTTS, chủ yếu là nuôi tôm. Trong đó, xã Quảng Công là một trong những xã có nghề nuôi tôm phát triển sớm nhất ở huyện Quảng 2 | P a g e Điền với nhiều hình thức nuôi tôm nhất ở huyện: QCCT, BTC, TC. Sự phát triển ngành nuôi tôm ở xã Quảng Công góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm và nâng cao mức sống cho người dân địa phương. Các mô hình nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng đã phát triển rất nhanh cùng với quá trình phát triển của ngành. Phương thức nuôi trồng đã chuyển từ nuôi tự nhiên, quảng canh, nuôi phân tán với mật độ thấp sang nuôi bán thâm canh, thâm canh, nuôi công nghiệp với mật độ cao, nhằm tạo ra sản phẩm hàng hóa lớn phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, việc nuôi trồng thủy sản với mật độ cao, năng suất lớn, đã gây nên những tác động môi trường ngày càng nghiêm trọng, nếu không được xử lý triệt để có thể gây ra sự mất cân bằng hệ sinh thái tự nhiên và ảnh hưởng đến việc nuôi trồng thủy sản. Để thực hiện Quyết định 1690/QĐ-TTg về việc phê duyệt Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 và Nghị định số 109/2003/NĐ-CP ngày 23/9/2003 của Chính Phủ về Bảo tồn và Phát triển bền vững của các vùng đất ngập nước, chúng ta cần nghiên cứu đánh giá tính bền vững các hình thức NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng phù hợp với đặc tính sinh thái của từng địa phương. Đối với ngành Thủy sản, việc xây dựng Bộ chỉ thị đã được FAO thực hiện từ lâu với mục đích là hướng đến các vùng nuôi bền vững. Nhưng việc xây 3 | P a g e dựng Bộ chỉ thị để đánh giá các hình thức nuôi ở từng địa phương vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết. Dựa vào tính cấp thiết đó, chúng tôi thực hiện đề tài: “Bước đầu nghiên cứu xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế” 1.2 Mục tiêu. 1.2.1 Mục tiêu chung Nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân và cộng đồng trong việc sử dụng các hình thức nuôi tôm hợp lý nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao và bảo vệ tốt hơn về vấn đề môi trường trong hiện tại cũng như trong tương lai. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể - Bước đầu xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm. - Đánh giá các ảnh hưởng của các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công đến môi trường. - Lựa chọn mô hình và hình thức nuôi tôm phù hợp. 4 | P a g e - Đề xuất các biện pháp bảo vệ môi trường và quản lý để phát triển nghề nuôi tôm ở xã Quảng Công. 5 | P a g e PHẦN II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU, CÁCH TIẾP CẬN, PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU, NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với các hình thức nuôi: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến. 2.1.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. - Phạm vi thời gian: từ ngày 1/12/2009 đến ngày 1/12/2010. 2.2. Nội dung nghiên cứu Chúng tôi tiến hành ngành nghiên cứu việc xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm của một số hộ dân ở thôn 1, 2, 4 ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế. 2.3. Phương pháp nghiên cứu 6 | P a g e Để hoàn thành được đề tài này và đạt được mục đích nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: 2.3.1. Phương pháp điều tra 2.3.1.1. Thu thập số liệu: Các số liệu thu thập được từ những tác giả đi trước, cũng như việc thu thập các tài liệu, số liệu ở các Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Thủy sản Thừa Thiên Huế, Phòng thống kê của Cục thống kê thành phố Huế, Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền,… của các đề tài, dự án, các trang web, các báo cáo, các quy định, chỉ thị, tạp chí, báo chí,… 2.3.1.2. Điều tra phỏng vấn và trả lời câu hỏi bằng phiếu điều tra Người trả lời câu hỏi sẽ trả lời vào phiếu điều tra về 4 lĩnh vực: về QMHN, LP-TC, MT-ST, KT-XH. Chúng tôi chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 2 người đã trực tiếp điều tra ở 21 hộ nuôi tôm tại các thôn: 1, 2, 4. 2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa Phương pháp này nhằm mục đích kiểm nghiệm lại việc xây dựng các nhóm chỉ thị đã phù hợp chưa, nếu chưa thì chỉnh sửa hoàn thiện hơn để Bộ chỉ thị được xây dựng đảm bảo tính đại diện cho địa phương. 2.3.3. Phương pháp thống kê 7 | P a g e Các số liệu thu thập đều ở dạng rời rạc, do vậy, cần được chọn lọc, thống kê, xâu chuỗi thành một thể thống nhất ngắn gọn nhưng mà phản ánh đầy đủ các thông tin liên quan đến đề tài nghiên cứu. Chúng tôi đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2003 và phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu sau khi thu thập được. 2.3.4. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã trao đổi thông tin, hỏi ý kiến các cán bộ có trình độ chuyên môn về nuôi tôm, môi trường, cán bộ và người dân nuôi tôm ở xã Quảng Công, Phòng Nông nghiệp huyện Quảng Điền. Nhằm để xác định các nhóm chỉ thị, các tham số nào cần được xây dựng và xem xét tầm quan trọng của từng chỉ thị để cho điểm chính xác hơn. 2.3.5. Phương pháp so sánh Các chỉ thị sau khi được xây dựng xong, điều tra, cho điểm, tính điểm cần phải so sánh giữa kết quả lý thuyết với thực tế nhằm điều chỉnh lại các tham số, quy trình xây dựng. Sau đó, đánh giá hình thức nào là bền vững và ở địa phương nào nên áp dụng hình thức phù hợp để cho kết quả tốt. 8 | P a g e PHẦN III TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở lý luận 3.1.1. Theo tổ chức FAO Theo tổ chức FAO (Tổ chức Nông Lương Thế Giới), sự PTBV trong NTTS: “là sự quản lý và bảo tồn tài nguyên thiên nhiên và sự định hướng về những thay đổi công nghệ và thể chế theo hướng đảm bảo sự đáp ứng các nhu cầu cho cả thế hệ hiện tại và tương lai. Sự phát triển như vậy đòi hỏi phải bảo vệ đất, nước, các nguồn gen động vật và thực vật, không làm suy thoái môi trường, phải phù hợp về mặt kỹ thuật, vững chắc về mặt kinh tế và được chấp nhận về mặt xã hội ”. Để thực hiện những vấn đề trên, FAO đã đưa ra mục tiêu PTBV trong NTTS: Mục tiêu 1: Sử dụng đất và nước thích hợp trong NTTS bền vững. Mục tiêu 2: Bảo tồn các chức năng của các hệ sinh thái quan trọng và những môi trường nước nhạy cảm. Mục tiêu 3: Quản lý tốt các nguồn tài nguyên đất và cải tạo đất nhằm giảm thiểu các tác động có hại lên môi trường xung quanh. 9 | P a g e Mục tiêu 4: Giảm thiểu các tác động có hại lên các nguồn tài nguyên nước địa phương. Mục tiêu 5: Tránh việc để các loài nuôi ngoại lai và chuyển ghép gen xâm nhập vào môi trường xung quanh. Mục tiêu 6: Quản lý tốt việc sử dụng các loại hóa chất có hại cho sức khỏe con người và các hệ sinh thái. Mục tiêu 7: Gia tăng cao nhất hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên và giảm thiểu thấp nhất lượng chất thải được tạo ra. Mục tiêu 8: Giảm thiểu sự lệ thuộc vào các nguồn giống tự nhiên ở các trang trại. Mục tiêu 9: Thực hiện tốt việc chăm sóc sức khỏe cho vật nuôi nhằm giảm thiểu nguy cơ dịch bệnh trong các trang trại (TT) và ngoài tự nhiên. Mục tiêu 10: Tối ưu hóa các lợi ích KT-XH cho cộng đồng và đất nước. Mục tiêu 11: Cải tiến các hoạt động ở TT nuôi nhằm giảm thiểu các tác động lên những đối tượng sản xuất xung quanh. Mục tiêu 12: Đảm bảo quyền và phúc lợi của nhân công làm việc ở các trung tâm. Trong Chương trình Nghị sự 21, tổ chức Liên Hợp Quốc (LHQ) đã chỉ ra rằng, muốn xây dựng các chỉ thị PTBV cần tập trung vào các vấn đề: Kinh tế, xã hội, môi trường và năng lực thể chế. Đồng thời Uỷ ban LHQ còn kêu gọi 10 | P a g e mỗi ngành hãy xây cho mình Bộ chỉ thị riêng của ngành đó. Đối với ngành NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng là cần thiết bởi vì đây là ngành gây ra nhiều tác động không chỉ cho môi trường mà còn trong lĩnh vực KT-XH. Trong Hội nghị bàn về các chỉ thị và chỉ tiêu đánh giá sự bền vững trong NTTS được tổ chức tại Roma-Ý từ ngày 28 đến 30 tháng 4, năm 1998, nhóm chuyên gia kỹ thuật của FAO cũng đã thống nhất đưa ra 4 nhóm chỉ thị cơ bản dựa trên 4 nhóm chỉ thị về PTBV được đề xuất bởi Ủy Ban * Nhóm chỉ thị về luật pháp thể chế Hội nghị đã thống nhất các chỉ thị về LP-TC là những chỉ thị về áp lực trực tiếp hoặc gián tiếp, hoặc động lực có tác động đến hệ thống tài nguyên. Ví dụ như số lượng giấy phép được phát hành để trang trại hoặc hộ nuôi hoạt động, hoặc là các chỉ thị về đáp ứng phản ánh những hành động của chính quyền (luật pháp và quy định) hay của ngành (các cam kết và tiêu chí) để giảm thiểu, loại bỏ hay đền bù về những thiệt hại do sự phát triển và quản lý việc NTTS gây ra. Nhóm chuyên gia kỹ thuật cũng đã xét đến các khía cạnh khác nhau của các chỉ thị thuộc nhóm này như: về quy hoạch, về quản lý trang trại,… * Nhóm chỉ thị về quy mô trang trại (QMTT) hoặc hộ nuôi Để xem xét đầy đủ các vấn đề liên quan đến QMTT hoặc QMHN là rất khó khăn bởi việc thu thập số liệu, các thông tin liên quan đến tài chính là khó thực hiện. Do vậy, Hội nghị đã thống nhất đưa ra những thông tin để mang lại [...]... ngư dân Xã tồn tại hai loại hình nuôi chính là nuôi nước lợ và nuôi nước ngọt Tuy nhiên tôm sú thường được nuôi ở nước lợ, chỉ có diện tích nuôi chắn sáo được ngư dân tận dụng để xen canh, nuôi ghép nhiều loại như tôm cua, cá để tăng thu nhập và nâng cao hiệu quả kinh tế Tình hình nuôi tôm ở xã Quảng Công được thể hiện qua bảng sau: Bảng 3.4: Diện tích, sản lượng nuôi của xã Quảng Công năm 2009 28 | P... thức phù hợp với chúng Nuôi ao hạ triều phù hợp với hình thức nuôi QCCT, nuôi ao cao triều phù hợp với hình thức BTC và TC Theo Báo cáo Đánh giá thực trạng môi trường của UBND huyện Quảng Điền năm 2008 cho biết việc phát triển NTTS đang làm cho pH của đầm phá thay đổi, biến đổi và ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái vùng đầm phá 22 | P a g e Vì vậy, việc xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức. .. nguyên và Môi trường về việc ban hành Quy định về điều kiện và hoạt động dịch vụ thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường 23 | P a g e - Nghị định 174/2007/NĐ-CP của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn - Nghị định 120/2008/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý lưu vực sông 3.2.2 Tình hình phát triển nuôi tôm ở Thừa Thiên Huế 3.2.2.1 Đối với tỉnh Thừa Thiên Huế [9] Thừa Thiên Huế là tỉnh. .. nói chung và nuôi tôm nói riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế, vì lẽ đó hoạt động nuôi tôm tại huyện cũng nằm trong những diễn biến, tình hình của toàn tỉnh Trước những khó khăn đó, với sự nỗ lực của các cấp, các ngành, huyện Quảng Điền trong những năm qua vẫn đạt được những thành tích đáng kể, góp phần thúc đẩy ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, cùng với ngành thuỷ sản của tỉnh phát... trên chỉ nghiên cứu ở cấp độ quốc gia Mỗi nhóm có thể phù hợp ở một phạm vi nhất định Các chuyên gia kỹ thuật của FAO khuyến khích nên phát triển các chỉ thị ở cấp độ càng nhỏ thì sẽ dễ đánh giá hơn 3.1.2 Các hình thức nuôi tôm hiện nay [8] 3.1.2.1 Nuôi quảng canh (Extensive culture) 12 | P a g e Là hình thức nuôi phụ thuộc vào tự nhiên là chính, thông qua việc lấy nước qua cửa cống và nhốt giữ trong... Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội [6], [13] 4.1.1 Vị trí địa lý [13] Xã Quảng Công nằm về phía Đông của huyện Quảng Điền và cách trung tâm huyện 6 km, cách thành phố Huế 12 km và có vị trí địa lý như sau: - Phía Bắc giáp xã Quảng Ngạn - Phía Đông giáp Biển Đông - Phía Tây giáp Phá Tam Giang - Phía Nam giáp xã Hải Dương, huyện Hương Trà Với tổng diện tích đất tự nhiên là 1261,43... kg/ha/vụ Ở vùng đầm phá TTH, nuôi tôm cá CS được xem là nuôi QC Hình thức này vốn đầu tư phù hợp với dân nghèo nhưng mức độ rủi ro lớn do bị ảnh hưởng trực tiếp của mưa lụt, nhất là lụt tiểu mãn 3.1.2.2 Nuôi quảng canh cải tiến (Improve extensive) Là hình thức nuôi cao hơn của QC Ở hình thức QCCT, tuy phụ thuộc nhiều vào tự nhiên, lấy nước theo thủy triều nhưng được đầu tư chủ động giống, thức ăn ở mật... Quảng Điền là một trong những vùng phát triển nghề thuỷ sản của Thừa Thiên Huế Tuy nhiên, hoạt động nuôi trồng thuỷ sản mà chủ yếu là nuôi tôm sú chỉ thật sự phát triển hơn 12 năm trở lại đây ( 1998 - 2010) cả về chiều rộng lẫn chiều sâu Đến nay hầu hết các xã vùng đầm phá của huyện đã phát triển nghề nuôi tôm sú với nhiều hình thức nuôi như chắn sáo mồng, nuôi ao trung triều, hạ triều, cao triều Nuôi. .. cấp, các ngành, huyện Quảng Điền trong những năm qua vẫn đạt được những thành tích đáng kể, góp phần thúc đẩy ngành thuỷ sản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của huyện, cùng với ngành thuỷ sản của tỉnh phát triển nhanh trong xu thế hội nhập Hiện nay, xã Quảng Công có 3 loại hình nuôi tôm: nuôi cao sản, nuôi ao đất hạ triều, nuôi ao nổi cao triều Dựa vào những ưu nhược điểm của mỗi loại hình mà có các. .. với thiên nhiên, do vậy không tránh khỏi những nguy cơ những tác động tiêu cực do nó gây ra về mặt môi trường: ô nhiễm môi trường, giảm sự đa dạng sinh học, … Quảng Điền là vùng nuôi trồng thuỷ sản trọng điểm nói chung và nuôi tôm nói riêng của tỉnh Thừa Thiên Huế, vì lẽ đó hoạt động nuôi tôm tại huyện cũng nằm trong những diễn biến, tình hình của toàn tỉnh Trước những khó khăn đó, với sự nỗ lực của các . thị đánh giá các hình thức nuôi tôm. - Đánh giá các ảnh hưởng của các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công đến môi trường. - Lựa chọn mô hình và hình thức nuôi tôm phù hợp. 4 | P a g e - Đề xuất các. cứu Chúng tôi tập trung nghiên cứu các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế với các hình thức nuôi: Thâm canh, bán thâm canh, quảng canh cải tiến. 2.1.2. Phạm. dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế 1.2 Mục tiêu. 1.2.1 Mục tiêu chung Nhằm nâng cao nhận thức cho ngư dân và cộng đồng trong

Ngày đăng: 18/05/2015, 08:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Thực trạng

  • Động lực

    • STT

    • STT

    • STT

    • Chỉ thị

    • STT

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan