Điều kiện kinh tế xã hội [13]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35)

4.1.3.1. Dân số và lao động

Toàn xã chia thành 9 cụm dân cư gồm các thôn: Cương Gián, Hải Thành, Tân Thành, An Lộc, Thôn 1, Thôn 2, Thôn 3, Thôn 4, Thôn 14.

Tổng dân số của năm 2009 của xã là 9.430 người với 1520 hộ. Trong đó có 4046 người lao động trong lĩnh vực nông nghiệp.

Quảng Công là xã không ngừng quan tâm đến việc đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho người lao động như: phát triển TTCN, tạo điều kiện để phát triển các ngành nghề dịch vụ và xuất khẩu lao động sang các nước Malaysia, Nhật Bản, Đài Loan và Australia. Và đây cũng chính là nguyên nhân làm cho lao động trong lĩnh vực nông nghiệp giảm đáng kể. Ngoài ra, nông dân đều ý thức được rằng, sản xuất NN vốn mang lại lợi nhuận rất thấp lại mang tính rủi ro cao như thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh...nên việc họ tìm kiếm công việc khác để cải thiện đời sống là điều tất yếu.

Qua phân tích tình hình dân số và lao động của xã, ta thấy rõ tỷ trọng sản xuất nông nghiệp giảm rất đáng kể, lao động phi nông nghiệp tăng lên. Đây là thành tích đạt được của xã, là sự nỗ lực đi lên từ giá trị nông nghiệp sản xuất thấp kém không đủ trang trải cho cuộc sống, để cải thiện đời sống khó khăn cho bà con vươn lên khá giàu, góp phần làm giàu cho bộ mặt của toàn xã.

4.1.3.2. Đặc điểm kinh tế a. Về sản xuất nông nghiệp

* Về trồng trọt:

Xã Quảng Công là xã chuyên canh sản xuất nông nghiệp, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào sản xuất NN đặc biệt là chuyên canh sản xuất lúa.

- Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2009 là 925 ha. Trong đó: + Diện tích canh tác lúa cả năm là 829,4 ha.

+ Diện tích trồng màu là 95,6 ha (gồm: ngô, khoai lang, sắn, đậu, rau). - Năng suất lúa bình quân đạt 56,7 tạ/hạ/năm.

- Tổng sản lượng lương thực cả năm 2009 đạt 4700 tấn/năm đạt 100,14% so với cùng kỳ năm trước:

- Bình quân lương thực đầu người 492,7 kg/năm 2009 đạt 92,6% so với cùng kỳ năm trước.

Nguyên nhân là do sâu bệnh, đặc biệt chuột phá hoại trên diện rộng, thời tiết vụ Đông Xuân không thuận lợi.

* Về chăn nuôi:

Tổng đàn lợn trong năm 2009 có 4860 con tăng 1260 con so với cùng kỳ năm trước đàn trâu có 288 con tăng 38 con so với cùng kỳ năm trước, đàn bò có 70 con tăng 29 con so với cùng kỳ năm trước, đàn gia cầm có 31.590 con. Tuy nhiên, chăn nuôi gia súc, gia cầm chưa phát triển thành hàng hoá, chủ

yếu để cung cấp thực phẩm tại chỗ và tận dụng phân bón cho trồng trọt nên quy mô cũng như chất lượng đàn gia súc còn thấp.

* Về thuỷ sản:

Tổng diện tích nuôi thả năm 2009 là 139 ha. Trong đó, nuôi nước lợ là 128 ha, nuôi nước ngọt là 11 ha.

Tổng sản lượng nuôi trồng năm 2009 là 161 tấn. Trong đó: tôm 70 tấn, cua 16 tấn, cá các loại 75 tấn. Ước thu gần 7 tỷ đồng. Vì thế, nhu cầu vốn cho NTTS là rất lớn.

b. Tiểu thủ công nghiệp và ngành nghề khác

Tiếp tục chỉ đạo củng cố, khôi phục các ngành nghề truyền thống như: nón lá, mộc, nề dân dụng, giày dép, đàn Guytar... nhằm tăng thu nhập trong nhân dân. Giá trị sản xuất ngành công nghiệp - TTCN theo giá trị thực tế khoảng 2,6 tỷ đồng.

c. Về thương mại dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ có mức độ chưa lớn nhưng đây là thị trường đầy tiềm năng, ước tính tổng mức bán lẻ hàng hoá và dịch vụ đạt 1,47 tỷ đồng. Dịch vụ bưu chính viễn thông tiếp tục phát triển, đến nay điện thoại đã đến tận các khu dân cư, có bưu điện văn hoá xã, số hộ dùng điện thoại ngày càng tăng.

* Thuận lợi:

- Quảng Điền có lực lượng lao động dồi dào, có trình độ văn hóa. Đây là một lợi thế trong việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp để đưa sản xuất nông nghiệp của xã theo hướng hàng hóa cũng như xuất khẩu lao động.

- Hệ thống giao thông trên địa bàn khá hoàn chỉnh, đó là thuận lợi cho người dân trong việc vận chuyển các vật tư, cũng như đảm bảo cho khâu thu hoạch được diễn ra một cách thuận lợi hơn về mùa nắng cũng như mùa mưa.

* Khó khăn:

- Hệ thống kênh mương nội đồng tỷ lệ bê tông hóa còn thấp nên tỷ lệ thất thoát nước lớn, vẫn còn nhiều nơi trên địa bàn xã vẫn chưa đưa được nước tưới vào, điều đó đã gây khó khăn rất lớn cho những khu vực không đưa nước vào được khiến họ không thể trồng màu, ảnh hưởng đến việc nâng cao thu nhập để cải thiện tạo cuộc sống của người dân.

- Lao động chủ yếu theo mùa vụ không liên tục gây khó khăn cho các vấn đề xã hội. Mùa nhàn rỗi lao động phải đi nơi khác kiếm việc làm dẫn đến số lao động thì nhiều nhưng số lao động cố định tại địa phương thì ít.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w