KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 81 - 83)

5.1 Kết luận

Thông qua CSKH và CSTT trong NTTS và mô hình của FAO, chúng tôi đã xây dựng Bộ chỉ thị gồm 4 nhóm chỉ thị với 26 chỉ thị thứ cấp: nhóm chỉ thị LP-TC gồm 5 chỉ thị thứ cấp; nhóm chỉ thị QMHN gồm 9 chỉ thị thứ cấp; nhóm chỉ thị MT-ST gồm 8 chỉ thị thứ cấp; nhóm chỉ thị KT-XH gồm có 4 chỉ thị thứ cấp.

Tùy vào tầm quan trọng của mỗi chỉ thị mà có trọng số khác nhau, chúng tôi chọn 7 chỉ thị có trọng số là 3, 4 chỉ thị có trọng số là 2, còn lại 15 chỉ thị có trọng số là 1.

Giá trị SCI được phân chia thành 4 cấp: + Cấp bền vững (1,00 – 1,35);

+ Cấp khá bền vững (1,36 – 1,60); + Cấp kém bền vững (1,61 – 1,85); + Cấp không bền vững (1,86 – 2,30).

giá trị SCI biến động khác nhau, thấp nhất là TC (1,25-1,58), tiếp đến là BTC (1,33-1,54) và cuối cùng là QCCT (1,81-2,26)

Hình thức nuôi TC lại cho hiệu quả tốt hơn các hình thức khác ở xã Quảng Điền bởi vì nó phù hợp với điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế - xã hôi cũng như tiềm năng vốn có của vùng.

Hiện tại, chất lượng môi trường vẫn còn tốt nhưng trong tương lai nếu không thực hiện tốt các quy định thì song song với sự gia tăng diện tích, nó còn xảy ra những nguy cơ tác động rất lớn đến môi trường.

5.2 Kết luận

- Do hạn chế về thời gian và kinh phí, do vậy các chỉ thị được chọn cũng như các điểm số được sử dụng có thể còn nhiều thiếu sót, đề nghị cần đầu tư thêm thời gian và kinh phí để bổ sung hoàn thiện bộ chỉ thị.

- Có thể áp dụng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm trên phạm vi một huyện, trên cơ sở đó có thể thành lập bản đồ phân loại các hộ nuôi có hình thức nuôi bền vững.

- Cần có sự quan tâm hỗ trợ của các cơ quan ban ngành liên quan về khoa học kỹ thuật và thiết bị.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w