Xuất biện pháp bảo vệ và quản lý việc phát triển nghề nuôi tôm ở xã Quảng Công

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 77 - 81)

4.5.3.1 Quy hoạch phát triển NTTS

Đây là vấn đề hàng đầu quyết định đến sự phát triển nghề NTTS nói chung và nuôi tôm nói riêng của các hộ nuôi xã Quảng Công. Khi một hộ nuôi được nằm trong quy hoạch thì sẽ có được nhiều thuận lợi cho việc phát triển nuôi tôm. Muốn quá trình quy hoạch được thực hiện tốt cần chú đến các vấn đề sau:

a. Quy hoạch về diện tích nuôi tôm

Các hộ nuôi nằm trong quy hoạch, cần bố trí diện tích hợp lý cho từng hộ nuôi, hạn chế những ảnh hưởng đến môi trường xung quanh (tránh xâm nhập lây lan lúc có dịch bệnh xảy ra).

Các hệ thống phục vụ cho nuôi tôm: kênh mương, đê điều, ao chứa nước, ao xử lý nước,… phải được thiết kế hợp lý để lấy nguồn nước sạch, đảm bảo chất lượng không ảnh hưởng đến các hộ nuôi khác và các khu vực xung quanh (trồng lúa, công nghiệp, nước cho sinh hoạt,…)

c. Quy hoạch phương thức, đối tượng nuôi và mùa vụ nuôi tôm

Là nội dung quan trọng trong quy hoạch phát triển nuôi tôm nhằm phát huy được tiềm năng của vùng quy hoạch, đảm bảo hiệu quả sản xuất và ổn định.

4.5.3.2 Quản lý và bảo tồn các nguồn lợi thủy sản và môi trường vùng đầm phá:

Để quản lý và bảo vệ tốt cần thực hiện các biện pháp sau:

* Vấn đề nước cấp và nước thải ra từ các hộ nuôi tôm phải theo Tiêu chuẩn Việt nam (TCVN), quy định của BTS: nước trước khi đưa vào và sau khi thải ra cần phải xử lý đạt TCVN. Hạn chế các nguồn nước bẩn có thể ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

* Các hóa chất và chế phẩm được sử dụng cần phải tuân theo các quy định của BTS. Các chất thải từ việc sử dụng các chất trên tiến hành thu gom

xung quanh và hệ sinh thái thủy sinh. * Quản lý nguồn giống:

Việc sử dụng các nguồn giống phải tuân thủ các quy định của BTS: cần kiểm tra, kiểm định các nguồn giống trước khi thả vào nhằm hạn chế sự lây lan dịch bệnh cho các ao nuôi và các nguồn lợi thủy sản đầm phá. Ngoài ra, mật độ thả nuôi phải hợp lý, đúng quy định để không làm giảm lượng ôxi cung cấp.

* Quản lý thức ăn

Thức ăn đảm bảo đúng chất lượng, khối lượng cho ăn vừa phải và thành phần thức ăn giảm bớt hàm lượng chất dinh dưỡng để làm giảm bớt tiêu hao năng lượng, giảm bớt hiện tượng phú dưỡng và lây lan dịch bệnh cho tôm và các loài thủy sinh đầm phá. Hoặc ta có thể nuôi kết hợp với rong câu hay loài 2 mảnh vỏ có thể vừa tạo ra thức ăn và giảm hàm lượng chất dinh dưỡng.

* Các hộ nuôi phải áp dụng các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh xảy ra. Khi có dịch bệnh xảy ra thông báo kịp thời cho các cơ quan chịu trách và kịp thời xử lý triệt để bằng các hóa chất theo quy định của BTS, không được thải nước ra ngoài, đặc biệt thải trực tiếp ra ngoài đầm phá.

Sự phát triển nghề nuôi tôm liên quan đến rất nhiều ngành như thủy lợi, nông nghiệp, công nghiệp, giao thông,… Do vậy, để đảm bảo cho việc phát triển nuôi tôm thì các cấp chính quyền có liên quan, đặc biệt là ngành thủy sản cần phải liên kết chặt chẽ với các ngành khác nhằm tìm ra giải pháp cho việc phát triển nuôi tôm và khắc phục những ảnh hưởng của nghề nuôi tôm gây ra cho những ngành khác.

4.5.3.4 Nâng cao nhận thức trách nhiệm cho những người nuôi tôm

Đây là việc làm quan trọng giúp cho những hộ nuôi tôm thấy được những lợi ích và tác hại của ngành nuôi tôm, từ đó tìm ra biện pháp phát triển lâu dài và bền vững.

PHẦN V

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w