Xác định các nhóm chỉ thị và các chỉ thị thứ cấp của từng nhóm chỉ thị [1]

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 51)

nhóm chỉ thị [1]

Trên CSKH và CSTT, việc xây dựng Bộ chỉ thị PTBV trong NTTS của FAO, dựa vào mô hình DPSIR, chúng tôi đưa ra 4 nhóm chỉ thị:

4.3.1.1. Nhóm chỉ thị luật pháp thể chế (I.1)

Nhóm chỉ thị này bao gồm 5 chỉ thị thứ cấp được chọn, mô tả những vấn đề về LP-TC liên quan đến hoạt động nuôi tôm. Những vấn đề đó là: lập quy hoạch vùng nuôi, yêu cầu thực hiện ĐGTĐMT hoặc bản ĐKĐTCMT, giấy phép đăng ký kinh doanh, các quy định về việc cấm sử dụng các loại hóa chất độc hại, các quy định về xử lý và phòng ngừa dịch bệnh, chọn lọc nguồn giống và thức ăn để giảm sự rủi ro do hoạt động nuôi tôm của hộ nuôi đến môi trường, kinh tế xã hội.

Trong mô hình DPSIR, chỉ thị này được xem là chỉ thị đáp ứng, nhóm chỉ thị cho ta thấy những động lực có thể xảy từ hoạt động trên. Do đó, nó giúp cho những nhà quản lý có chính sách lâu dài để hạn chế thiệt hại.

Bảng 4.1: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị luật pháp và thể chế

STT Chỉ thị Ý nghĩa 1 Lập quy hoạch vùng

nuôi

Hạn chế xung đột tài nguyên, bảo đảm tính bền vững chung cho toàn khu vực về sử dụng tài nguyên, sức chứa môi trường.

2 Yêu cầu thực hiện ĐGTĐMT và bản ĐKĐTCMT

Căn cứ quản lý môi trường, giảm thiểu các tác động tiêu cực ngay từ ban đầu và đảm bảo trong quá trình hoạt động tuân thủ luật BVMT thông qua các chương trình giám sát.

3 Quy định về sử dụng,

cấm sử dụng hóa chất độc hại và kháng sinh trong NTTS

Đảm bảo nguồn nước, các hóa chất độc hại cấm sử dụng hoặc sử dụng quá quy định cho phép

4 Quy định về kiểm tra

nguồn giống và thức ăn trước khi vào sử dụng

Đảm bảo đối tượng nuôi không bị ảnh hưởng

sự xâm nhập các loài ngoại lai; nguồn thức ăn đảm bảo chất lượng

5 Quy định về xử lý môi

trường, giống, dịch

Giảm rủi ro đến môi trường, nâng cao năng suất

bệnh

4.3.1.2. Nhóm chỉ thị quy mô hộ nuôi (I.2)

Nhóm chỉ thị này bao gồm 9 chỉ thị mô tả các tính chất, đặc điểm, quy trình của hộ nuôi tôm. Các chỉ thị cho ta biết được hộ nuôi sẽ nuôi theo hình thức gì, các yêu cầu về việc nuôi tôm theo hình thức này sẽ đáp ứng như thế nào (như diện tích, mật độ, nguồn giống và thức ăn, các thiết bị cơ khí hóa cho hoạt động nuôi tôm,…).

Có thể nói rằng, mọi tác động đến môi trường là do cách thức hoạt động của mỗi hình thức nuôi quyết định nên nhóm chỉ thị này sẽ cho ta thấy những nguyên nhân và hậu quả, áp lực tác động đến môi trường. Đây được xem là chỉ thị động lực - áp lực trong mô hình DPSIR.

Bảng 4.2: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị quy mô vùng nuôi

STT Chỉ thị Ý nghĩa

1 Hình thức nuôi Mức độ tác động đến tài nguyên, môi

trường

2 Diện tích ao nuôi Khả năng sử dụng tài nguyên (đất,

nước,...)

3 Quyền sử dụng đất đai Tính ổn định trong sản xuất

4 Ao nuôi xây dựng theo đúng quy trình kỹ thuật

Giảm thiểu tác động; hiệu quả của việc nuôi

5 Nguồn giống được lấy Phòng ngừa dịch bệnh, chủ động mùa vụ, đảm bảo an toàn sinh học 6 Mật độ thả đối tượng

nuôi

Quyết định tính ổn định vùng nuôi Khả năng sử dụng nguyên vật liệu

7 Số lượng loài nuôi Hạn chế rủi ro và tác động đến môi

trường. 8 Các hạng mục phục vụ

cho nuôi tôm (ao xử lý, ao chứa nước,…)

Đảm bảo cho đúng quy trình nuôi tôm, tăng khả năng hạn chế tiêu cực đến môi trường và sự phát triển của tôm

9 Nguồn vốn sản xuất Chủ động trong sản xuất

4.2.1.3. Nhóm chỉ thị môi trường và sinh thái (I.3)

Nhóm chỉ thị này cho phép ta thấy thực trạng môi trường đất, nước, không khí và hiện trạng các loại tài nguyên hiện nay của khu vực hoạt động nuôi tôm. Nhóm chỉ thị này gồm 8 chỉ thị mô tả các vấn đề về chất thải mức độ xử lý và quản lý chất thải, những tác động của hoạt động này lên khu vực nhạy cảm, việc sử dụng nguồn nước và tình hình dịch bệnh xảy ra.

trường. Nhóm chỉ thị này được xây dựng nhằm để đánh giá những tác động làm ảnh hưởng đến sự ổn định của môi trường.

Bảng 4.3: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị môi trường và sinh thái

STT Chỉ thị Ý nghĩa

1 Mức độ xử lý nước thải

trong quá trình nuôi

Tác động đến chất lượng nước xung quanh

Khả năng sử dụng và tái sử dụng nguồn nước

2 Cấm sử dụng các loại hóa chất

Đảm bảo chất lượng sản phẩm, nước thải ra môi trường

3 Nguồn giống và thức ăn

được kiểm tra

Bảo đảm những lây lan dịch bệnh, hàm lượng cho ăn đúng giúp cho loài được phát triển tốt

4 Hộ nuôi nằm trong khu vực nhạy cảm (rừng ngập mặn, đất ngập nước…)

Xâm hại đến các vùng cần được bảo vệ, vùng có giá trị về mặt sinh học, lịch sử, khảo cổ,...

5 Cải tạo môi trường sau

mỗi vụ nuôi

Duy trì tính ổn định sinh thái của vùng nuôi

Khả năng duy trì cơ sở hạ tầng

6 Nguồn nước sử dụng Sử dụng tài nguyên và khả năng gây tác động

7 Dịch bệnh và mức độ xử lý các dịch bệnh

Khả năng hạn chế lan truyền, dịch bệnh của hộ nuôi

8 Áp dụng các biện pháp

phòng ngừa dịch bệnh

Cảnh báo sớm các rủi ro đối với vùng nuôi

4.3.1.4. Nhóm chỉ thị kinh tế và xã hội (I.4)

Nhóm chỉ thị này được xây dựng bao gồm 4 chỉ thị, đề cập đến các vấn đề sau: hoạt động nuôi tôm muốn được tồn tại và phát triển tốt thì nó phải mang lại lợi ích cho cộng đồng địa phương không chỉ hiện tại mà còn cả tương lai.

ăn việc làm cho người dân địa phương, tăng thu nhập cho mỗi gia đình, góp phần cải thiện cuộc sống cho người dân.

Ngoài ra, để hoạt động này PTBV thì cần hạn chế những xung đột tranh chấp xảy ra giữa các bên liên quan, góp phần tăng ngân sách cho nhà nước. Trong mô hình DPSIR, nhóm này thuộc nhóm động lực-tác động.

Bảng 4.4: Các chỉ thị đặc trưng của nhóm chỉ thị kinh tế xã hội

STT Chỉ thị Ý nghĩa

1 Tạo công việc cho người dân địa phương

Nâng cao mức sống cho người dân địa phương

2 Lợi nhuận của hộ nuôi hàng năm

Xem xét tính hiệu quả, quyết định khả năng gắn bó với nghề nuôi 3 Hoạt động nuôi trồng có ảnh

hưởng đến các hoạt động khác trong vùng

Mối liên quan giữa NTTS với các ngành khác

kinh tế của hoạt động nuôi tôm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 44 - 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w