thức nuôi
4.5.2.1. Đánh giá tính bền vững của các hình thức nuôi
Nhằm thấy rõ tính bền vững của các hình thức nuôi, chúng tôi tiến hành so sánh khả năng bền vững của các hình thức nuôi, thể hiện ở bảng dưới:
Bảng 4.10: Giá trị trung bình của SCI và các nhóm chỉ thị mỗi hình thức nuôi
Nhóm chỉ thị
Hình thức nuôi Quảng canh cải tiến Bán thâm canh
Thâm canh
Pháp luật thể chế 2,34 1,11 1,16
Qui mô hộ nuôi 2,21 1,63 1,49
Sinh thái môi trường
1,68 1,42 1,31
Kinh tế xã hội 1,80 1,53 1,59
SCI 2,03 1,44 1,39
a. Đối với hình thức nuôi QCCT
Giá trị trung bình SCI là 2,03. Cao nhất là nhóm chỉ thị nhóm PL-TC là 2,34; nhóm QMHN là 2,31; đến nhóm KT-XH là 1,80; thấp nhất là nhóm MT- ST là 1,68.
Điều này có nghĩa là trong hình thức này các vấn đề về PL-TC và vấn đề QMHN là những vấn đề quan trọng cần chú ý trong quá trình nuôi tôm.
Ngoài ra, vấn đề về kinh tế cũng đáng quan tâm và việc nuôi tôm theo hình thức này gây cản trở dòng chảy dẫn đến tuần hoàn nước kém nên nguy cơ ô nhiễm nước trên diện rộng là rất lớn vì do sử dụng diện tích nuôi rộng.
Để thấy rõ sự biến động giá trị SCI và các nhóm chỉ thị, ta xem xét bảng sau:
Bảng 4.11: Sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị của hình thức QCCT
Giá trị PL-TC Điểm các nhóm chỉ thịQMHN MT-ST KT-XH Giá trị SCI
Cao nhất 2,86 2,50 1,88 2,67 2,26
Thấp nhất 1,57 2,07 1,59 1,33 1,81
Trung bình 2,34 2,31 1,68 1,80 2,03
Các hộ nuôi được điều tra có giá trị SCI dao động từ 1,81 đến 2,26, có sự dao động lớn về giá trị SCI. Hộ nuôi có giá trị SCI lớn nhất là 2,26 cũng là hộ nuôi có giá trị cao trong các hộ điều tra; các giá trị của các nhóm chỉ thị có sự biến động lớn và dẫn đến giá trị kém bền vững.
các hộ nuôi có sự khác biệt trong việc tuân thủ pháp luật.
Qua hình cho thấy giá trị của nhóm chỉ QMHN khá cao và sự chênh lệch ít dao động từ 2,07 đến 2,50.
Nhóm MT-ST có giá trị biến động không lớn từ 1,59 đến 1,88, các hộ nuôi có nhận thức tương đương nhau trong việc xử lý và BVMT vùng nuôi.
Nhóm KT-XH thấp nhất trong các nhóm chỉ thị, các hộ có điểm giá trị tương đương nhau, cao nhất là 2.67 và thấp nhất là 1,33 cho thấy hình thức nuôi trông này hiệu quả kinh tế khá chênh lệch.
b. Đối với hình thức nuôi BTC
Giá trị trung bình SCI của các hộ nuôi là 1,44. Giữa chúng có sự khác biệt không lớn. Nhóm có chỉ số lớn nhất là nhóm QMHN với giá trị trung bình là 1,63 và thấp nhất là nhóm LP-TC là 1,17. Biến thiên giữa các hộ không đáng kể.
Bảng 4.12: Sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị của hình thức nuôi BTC Giá trị Điểm các nhóm chỉ thị Giá trị SCI LP-TC QMHN MT-ST KT-XH Cao nhất 1,43 1,86 1,59 1,83 1,54 Thấp nhất 1,00 1,50 1,35 1,33 1,33 Trung bình 1,17 1,63 1,42 1,53 1,44 71
Hộ nuôi có giá trị SCI thấp nhất trong hình thức này cũng là hộ nuôi có giá trị thấp nhất trong các hộ nuôi được điều tra. Hầu hết, các hộ nuôi đều nằm trong mức khá bền vững. Qua Bảng và Hình, ta thấy:
Nhóm chỉ thị LP-TC có giá trị SCI từ 1,00-1,43; biến thiên giữa các hộ nuôi là không lớn. Điều này có sự khác biệt trong việc thực hiện các quy định về quy hoạch, yêu cầu ĐGTĐMT, yêu cầu về giấy phép sản xuất cũng như xử lý môi trường, dịch bệnh là rất lớn, tùy thuộc vào nhận thức của mỗi chủ hộ nuôi.
Nhóm chỉ thị QMHN có giá trị SCI dao động từ 1,50 đến 1,86. Các hộ nuôi theo hình thức này có giá trị SCI mức trung bình thấy được cấp độ khá bền vững của các hình thức nuôi. Những vấn đề về quy trình kỹ thuật, kiểm tra con giống, thức ăn được các hộ nuôi thực hiện nghiêm túc.
đến 1,59. Sự dao động này không lớn và các chỉ số này tương đối cao và đang tiến tới sự bền vững.
Nhóm chỉ thị KT-XH có giá trị TB tương đối thấp là 1,53, dao động từ 1,33-1,83.
Do vậy, để hình thức này mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn trong quá trình nuôi cần chú ý đến vấn đề QMHN nhiều hơn.
c. Đối với hình thức nuôi TC
Chỉ số SCI có giá trị trung bình là 1,39. Các giá trị trung bình của các nhóm chỉ thị là tương đối thấp, chứng tỏ các hộ nuôi có sự tuân thủ rất nghiêm minh các quy định ban hành. Hình thức này có thể tiến đến sự bền vững trong tương lai nếu chúng ta quan tâm hơn các vấn đề về KT-XH hay nói cách khác là giảm những áp lực đến xã hội do hình thức này gây ra. Xem xét sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị qua bảng sau:
Bảng 4.13: Sự biến động về giá trị SCI và các nhóm chỉ thị của hình thức nuôi TC
Giá trị LP-TC QMHNĐiểm các nhóm chỉ thịMT-ST KT-XH Giá trị SCI
Cao nhất 1,29 1,86 1,53 2,50 1,58
Thấp nhất 1,00 1,36 1,18 1,33 1,25
Trung bình 1,16 1,49 1,31 1,59 1,s39
Sự dao động chỉ số SCI từ 1,25 đến 1.58. Vì vậy, các hộ nuôi đều đạt mức khá bền vững trở lên, đây là hình thức này mang lại kết quả tốt nhưng những yêu cầu của nó rất lớn nên khó thực hiện.
Trong các nhóm chỉ thị, nhóm chỉ thị LP-TC có giá trị trung bình là 1,16 và mức dao động khá lớn từ 1,00-1,29.
Nhóm QMHN giá trị SCI dao động từ 1,36 đến 1,86; nhóm MT-ST có sự dao động từ 1,18 đến 1,53. Nhìn chung, sự dao động này vẫn thấp hơn hai hình thức kia.
Nhóm KT-XH có giá trị SCI trung bình là 1,59; dao động từ 1,33-2,50; sự dao động này lớn.
Đánh giá:
nhất 1,39 và mang tính bền vững cao hơn.
Hình thức nuôi BTC chỉ số SCI tuy cao hơn nhưng không đáng kể 1,44. mặc chỉ số SCI có cao hơn nhưng hình thức này là phổ biến nhất và được áp dụng nhiều nhất cũng như phù hợp với địa phương.
Hình thức nuôi QCCT hiệu quả kinh tế cao tuy nhiên rủi ro khá lớn, ảnh hưởng mạnh đến môi trường nên tính khả thi để áp dụng là không cao.
4.5.2.2 Xu thế môi trường tại xã Quảng Công đối với các hình thức nuôi * Chất lượng môi trường nước:
Hầu hết, hộ nuôi đều sử dụng nguồn nước mặt, đáng quan tâm là hình thức nuôi tôm QCCT là hình thức sử dụng diện tích mặt nước đầm phá trực tiếp rất lớn. Vì vậy, thời gian tới có thể xảy ra những vấn đề ô nhiễm môi trường nước do các vi sinh gây bệnh, chất dinh dưỡng trong thức ăn, các loại hóa chất sử dụng (mỗi khi dịch bệnh xảy ra, hàng tấn hóa chất và vôi dùng xử lý có chứa hàm lượng mangan hidroxit cao) tại các ao nuôi của hộ nuôi cũng như nguồn nước mặt xung quanh.
Việc mở rộng DT đồng nghĩa với việc sử dụng các hóa chất, thức ăn ngày càng nhiều làm cho nước thải ra càng có nguy cơ gây ô nhiễm. Các hệ thống cấp nước và thoát nước ta vẫn chưa hoàn chỉnh, đặc biệt là các kênh mương
tiên sẽ gây cho môi trường nước, đất xung quanh và có thể thấm xuống nước ngầm. Quan trọng hơn trong những trường hợp nước thải ra bị bệnh chưa xử lý triệt để rồi thải trực tiếp ra đầm phá ảnh hưởng đến nước dùng cho sinh hoạt, trồng lúa (do nước bị nhiễm mặn), giảm sự đa dạng sinh học loài sinh vật thủy sinh đầm phá và đó là nơi tạo điều kiện cho việc lây truyền dịch bệnh.
* Chất lượng môi trường không khí
Nhìn chung chất lượng vẫn tốt, quy mô DT nuôi không lớn, do vậy ảnh hưởng của việc nuôi tôm đến chất lượng không khí không nhiều, chủ yếu là mùi do sau khi thu hoạch các chất đáy ao có mùi thối chưa xử lý kịp thời.
* Chất thải rắn
Chất thải rắn có chủ yếu từ việc nuôi theo hình thức TC và BTC. Trong quá trình nuôi và thu hoạch tôm, các phế thải từ việc nuôi như bao bì, chai lọ vật dụng cộng với lượng rác thải sinh hoạt của hộ nuôi làm gia tăng lượng rác thải. Khối lượng rác thải từ chất bùn đáy ao là rất lớn. Theo thống kê của Viện nghiên cứu NTTS III cho biết, trung bình mỗi ha nuôi tôm BTC ở miền Trung, mỗi năm thải ra từ 1-2,5 tạ vôi và các hóa chất xử lý. Đây là con số không nhỏ nếu tính đến hết năm 2010.
yếu là thải bỏ tự nhiên hoặc thu gom rồi chôn lấp, đặc biệt là các chất bùn đáy chứa đầy vi sinh vật gây bệnh, khi ngấm xuống nước ngầm có thể gây ô nhiễm nguồn nước ngầm.
Ngoài ra, đối với hình thức nuôi QCCT, lượng bùn đáy có được là do thức ăn dư thừa tương đối lớn và khó thu gom nên khả năng ảnh hưởng đến môi trường nước là rất lớn.
4.5.3 Đề xuất biện pháp bảo vệ và quản lý việc phát triển nghề nuôitôm ở xã Quảng Công