Mô hình được lựa chọn để xây dựng bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39)

Dựa vào CSKH và CSTT của vấn đề NTTS, chúng tôi chọn mô hình D-P- S-I-R để xây dựng Bộ chỉ thị đánh giá các hình thức nuôi tôm.

Sự phát triển mô hình DPSIR dựa vào sự tiến hóa các mô hình của UNEP: - Mở đầu từ mô tả trạng thái, State, gọi tắt là S.

- Tiến sang phân tích trạng thái được mô tả với áp lực đã gây nên trạng thái đó, Pressure, gọi tắt là PS.

- Tiến thêm một bước xem xét các đáp ứng của con người để gây ảnh hưởng tới tình trạng S, đó là các đáp ứng Respone, gọi tắt là PSR.

- Bổ sung xem xét các tác động của vấn đề tồn tại, Impacts, gọi là PSIR. - Xem xét các đáp ứng R của con người trước tình trạng môi trường đã mô tả, dẫn tới mô hình DPSIR.

Trong đó, D - Driving forces, có thể gọi là lực thúc đẩy nguyên nhân của áp lực, P – Pressures là áp lực, S - State of Environment là trạng thái của môi trường, I –Impacts là tác động, R – Response là đáp ứng.

Quá trình này có thể biểu thị một cách đơn giản như ở hình 3 sau đây: S

P - S P - S - R P - S- I - R

Động lực Áp lực Áp lực Tác động Tình trạng Đáp ứng D -P - S - I - R

Hình 4.1: Quá trình phát triển của mô hình DPSIR

Mô hình được chọn được tạo ra bởi các nhân tố: động lực, áp lực, thực trạng môi trường, tác động, đáp ứng; và giữa chúng có mối quan hệ qua lại với nhau. Thông qua mô hình, ta có cái nhìn tổng quan về mọi vấn đề liên quan đến NTTS, và biết được nguyên nhân-hậu quả của những tác động. Các nhân tố đó và mối quan hệ giữa chúng thể hiện ở Hình 4.2

Động lực

Gia tăng dân số Số lượng công trình nuôi Số người sống bằng NTTS Sản lượng nuôi,… Áp lực

Thải các chất gây ô nhiễm vào nước, không khí và đất Khai thác tài nguyên thiên nhiên

Những thay đổi trong việc sử dụng đất

Các rủi ro về công nghệ

Tác động

Đa dạng sinh học Hệ sinh thái Tài nguyên thiên nhiên

Con người Nền kinh tế

Đáp ứng

 Các hành động giảm thiểu

 Các chính sách môi trường nhằm đạt được các mục tiêu quốc gia về môi trường

 Các chính sách ngành thuỷ sản

 Nhận thức về môi trường

 Các biện pháp giảm nghèo cụ thể

Thực trạng

Thực trạng vật lý:

Lượng nước và dòng chảy

Lưu chuyển, lắng đọng trầm tích,.. Thực trạng hoá học:

Chất ô nhiễm trong nước, đất Chất hữu cơ, dưỡng chất trong nước

Thực trạng sinh học:

Mất cân bằng sinh thái, tuyệt chủng một số loài, thực trạng động thực vật

Một phần của tài liệu Tìm hiểu và đánh giá các hình thức nuôi tôm ở xã Quảng Công, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(85 trang)
w