1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

GDCD 8 đến tuần 28

77 565 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 747,5 KB

Nội dung

Tuần : 11 Ngày soạn : 22/10/2010 Tiết : 10 Ngày dạy : 25/10/2010 Tên bài soạn : BÀI 9 GÓP PHẦN XÂY DỰNG NẾP SỐNG VĂN HÓA Ở CỘNG ĐỒNG DÂN CƯ. I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu nội dung, ý nghĩa và những yêu cầu của việc góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. 2. Kỹ năng: - Phân biệt được biểu hiện đúng và không đúng yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư, tham gia hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa tại cộng đồng dân cư. 3. Thái độ: - Học sinh có tình cảm gắn bó với cộng đồng nơi ở ham thích các hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8. - Những mẫu chuyện về đời sống văn hóa ở khu dân cư. 2. Học sinh. - Chuẩn bị, xem trước bài. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Em hiểu thế nào là đoàn kết, tương trợ ? ? Ý nghĩa của đoàn kết, tương trợ đối với cuộc sống. ? Em hãy kể một việc làm thể hiện sự đoàn kết, tương trợ của em đối với bạn hoặc người xung quanh. 3. Dạy bài mới. - Giới thiệu bài: - Nêu tình huống : Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thến nào đối với Hà ? Gv : Từ tình huống trên, gv dẫn dắt. Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cần nắm - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề. - Hs: Cả lớp thảo luận theo nội dung câu hỏi Nhóm 1: Câu a sgk. I. Đặt vấn đề. 1. Đọc vấn đề. 1 Nhóm 2: Câu b sgk. Nhóm 3: Câu c sgk. Nhóm 4: Câu Học sinh phải có trách nhiệm như thế nào để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. ? ở mục 1 đã nêu những hiện tượng tiêu cực nào? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. ? Những hiện tượng đó ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của người dân? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. - Học sinh đọc vấn dề 2: ? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa? ? Những thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống người dân và cả cộng đồng? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét, kết luận. - Gv:Chia lớp làm 4 nhóm thảo luận 4 vấn đề. Câu 1:Nêu những biểu hiện của nếp sống văn hóa, thiếu văn hóa ở khu dân cư ? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. Câu 2: Nêu những biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Câu 3: Vì sao cần phải xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. Câu 4: Học sinh làm gì để góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư. - Hs: Các nhóm trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung . - Gv: nhận xét, kết luận. 2. Thảo luận. II.Nội dung bài học. 1. Cộng đồng dân cư. - Là toàn thể những người cùng sinh sống trong một khu vực lãnh thổ hoặc đơn vi n hành chính, gắn bó thành một khối; có sự liên kết và hợp tác để cùng thực hiện lợi ích của mình và lợi ích chung. 2. Biện pháp. - Làm cho đời sông văn hóa, tinh thần ngày càng lành mạnh, phong phú. - Xây dựng đoàn kết xóm giềng, bài trừ phong tục lạc hậu, mê tín. 3. Yêu cầu về xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư. - Đoàn kết, phát huy truyền thống tương thân tương ái, đền ơn đáp nghĩa. - Giữ gìn và phát huy truyền thống dân tộc. - Đoàn kết chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. 4. Trách nhiệm của học sinh. - Thể hiện mình là người có văn hóa ở mọi 2 ? Cộng đồng dân cư là gì? ? Xây dựng nếp sống văn hóa như thế nào? - Giáo viên treo bảng phụ gọi học sinh đọc. ? Việc xây dựng nếp sống văn hóa ở khu dân cư có ý nghĩa gì? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. ? Là học sinh chúng ta cần phải làmgì dể góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? ? Hãy tự nhận xét bản thân em và gia đình em đã có những việc làm nào đúng, sai trong việc xây dựng - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. - Hs: Đọc lại toàn bộ nội dung bài học ? Những biểu hiện nào sau đây là xây dựng nếp sống văn hoá và ngược lại? Vì sao? - Hs :trả lời từng câu hỏi và giả thích rõ vì sao. - Gv: kết luận. lúc, mọi nơi. - Đi học đúng giờ, chấp hành mọi nội quy nhà trường và tuân theo quy định của pháp luật. 5. Ý nghĩa. - Làm cho cuộc sống bình yên hạnh phúc. - Phát huy truyền thống dân tộc. III-Bài tập. Bài tập 2: - Việc làm đúng a, c, d, đ, g, i, k, o. - Việc làm sai b, c, h, l, n, m. IV. Củng cố bài học. ? Thế nào là cộng đồng dân cư? ? Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư như thế nào? ? Là học sinh chúng ta cần phải làmgì dể góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư? V. Nhận xét, dặn dò. - Học nội dung bài học - Làm bài tập còn lại trong sgk. - Tự đánh giá bản thân, gia đình làm gì dể góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư địa phương. - Chuẩn bị bài mới. Bài 10 : Tự lập. + Khái niệm. + Biểu hiện trong thực tế. 3 - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp. Tuần : 11 Ngày soạn : 23/10/2010 Tiết : 11 Ngày dạy : 26/10/2010 Tên bài soạn : BÀI 10 TỰ LẬP I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Nêu được một số biểu hiện của người có tính tự lập. Giải thích được bản chất của tính tự lập. Phân tích được ý nghĩa của tính tự lập đối với bản thân gia đình xã hội. 2. Kỹ năng: - Biết tự lập trong học tập, lao động và trong sinh họat cá nhân. 3. Thái độ: - Thích sống tự lập không đồng tình với lối sống dựa dẫm ỷ lại phụ thuộc vào người khác. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8. - Một số tấm gương về học sinh nghèo vượt khó tự lập vươn lên. 2. Học sinh. -Chuẩn bị, xem trước bài. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. - Cộng đồng dân cư là gì? - Các biện pháp góp phần xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư ? - Xây dựng nếp sống văn hóa ở cộng đồng dân cư có ý nghĩa gì? 3. Dạy bài mới. -Giới thiệu bài: - Nêu tình huống : Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thến nào đối với Hà ? Gv : Từ tình huống trên, gv dẫn dắt. Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cần nắm - Học sinh đọc vấn đề. - Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần đặt vấn đề SGK. Nhóm 1: Câu a sgk. I. Đặt vấn đề. 1. Đọc vấn đề. 4 Nhóm 2: Câu b sgk. Nhóm 3: Câu c sgk. Nhóm 4: Câu d sgk. ? Truyện kể về ai? Về vấn đề gì? ? Hành trang của Bác đi tìm đường cứu nước là gì? ? Vì sao Bác Hồ có thể ra đi tìm đường cứu nước với 2 bàn tay trắng? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. ? Em có nhận xét gì về suy nghĩ, lời nói, hành động của anh Lê? ? Em có suy nghĩ gì qua câu chuyện trên? - Gv : phải biết quyết tâm không ngại khó khăn gian khổ, có ý chí tự lập trong học tập và rèn luyện Bác Hồ là người tự lập. ? Vậy tự lập là gì? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. ? Biểu hiện của tự lập ? ? Tìm những hành vi trái ngược với tự lập? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét ? Tìm câu tục ngữ nói về người có hành vi trên? ? Hiện nay có nhiều học sinh sinh viên nghèo vượt khó em có suy nghĩ gì về việc làm của họ? ? Vậy tự lập có ý nghĩa gì? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét 2. Thảo luận. - Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước . - Hai bàn tay trắng. Bác có sẵn lòng yêu nước có lòng quyết tâm hăng hái của tuổi trẻ, tin vào chính mình.Tự nuôi sống bản thân mình bằng hai bàn tay trắng để đi tìm đường cứu nước. - cũng yêu nước nhưng không đủ can đảm đi cùng Bác Hồ. => Bác Hồ : không sợ khó khăn gian khổ ý chí tự lập cao. II - Nội dung bài học. 1.Thế nào là tự lập ?. - Là tự làm lấy, tự giải quyết công việc, tự lo liệu tạo dựng cuộc sống, không trông chờ dựa dẫm vào người khác. 2. Biểu hiện : - Tự tin, bản lĩnh, vượt khó, khăn gian khổ có ý chí nỗ lực phấn đấu, kiên trì, bền bỉ. *Trái với tự lập. - Nhút nhát, lo sợ, ngại khó, ỷ lại dựa dẫm, phụ thuộc người khác. 3.Ý nghĩa. Người tự lập thường thành công trong cuộc sống và họ xứng đáng được nhận sự kính trọng của mọi người. 4. Rèn luyện: - Rèn luyện từ nhỏ. - Trong học tập. - Trong công việc. - Trong sinh họat hằng ngày. 5 - HS : Thảo luận cả lớp ? Là học sinh em cần phải làm gì để có tính tự lập? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét ? Lấy ví dụ cụ thể để chứng minh? - Gv: phát biểu có mẵu kế hoạch cả lớp điền vào kế hoạch của mình lên bảng trình bày. Học sinh nhận xét Giáo viên kết luận. - Gv: Tổ chức trò chơi tiếp sức (5’). - Gv: Chia lớp làm 2 nhóm: *Nhóm 1: - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về tự lập. *Nhóm 2: - Tìm những câu ca dao, tục ngữ nói về hành vi không tự lập. - Hs: Mỗi nhóm cử từng người 1 lên bảng trình bày, người này làm xong người khác tiếp tục… - Gv: nhận xét - Về thời gian. - Về chữ viết… *Trò chơi thi kể chuyện : - Kề một câu chuyện kể về người có tinh thần tự lập. - Các em kể chuện phải diễn cảm. - Nếu câu chuyện hay đơn giản yêu cầu học sinh đóng vai. Học sinh tự chứng minh. III. Bài tập. - Bài tập 2: Tán thành với ý kiến: c, d, đ, e. Không tán thành ý kiến: a, b. - Bài tập 5:  Học sinh tự làm. - Bài tập 4: Nhóm 1: - Muốn ăn thì lăn vào bếp. - Tự lực cánh sinh. - Có bụng ăn có bụng lo. - Có thân phải lập thân. - Có công màI sắt, có ngày nên kim… Nhóm 2: - Há miệng chờ sung. - Con mèo nằm bếp co ro. Ít ăn nên mới ít lo ít làm. - Có làm thì mới có ăn Không dưng ai dễ đem phần đến cho… IV. Củng cố bài học. ? Thế nào là tự lập? ? Tự lập có ý nghĩa như thế nào? ? Là học sinh chúng ta cần phải làmgì để rèn luyện tính tự lập? V. Nhận xét, dặn dò. - Học nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại trong sgk. 6 - Tự đánh giá bản thân mình đã tự lập chưa? Biểu hiện cụ thể. - Chuẩn bị bài mới. Bài 11 : Lao động tự giác và sáng tạo. + Khái niệm. + Biểu hiện trong thực tế. - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp. Tuần : 12 Ngày soạn : 30/10/2010 Tiết : 12 Ngày dạy : 02/11/2010 Tên bài soạn : BÀI 11 LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO. (TIẾT 1) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người học tập là hình thức lao động nào? Hiểu được những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập lao động . 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động . 3. Thái độ: - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, luôn tìm tòi cái mới trong học tập và lao động . II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8. - Một số tấm gương người tốt việc tốt. 2. Học sinh. -Chuẩn bị, xem trước bài. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Thế nào là tự lập? ? Tự lập có ý nghĩa như thế nào? ? Là học sinh chúng ta cần phải làm gì để rèn luyện tính tự lập? 3. Dạy bài mới. -Giới thiệu bài: - Nêu tình huống : Hoa và Hà học cùng trường, nhà ở cạnh nhau. Hoa học giỏi, được bạn bè yêu mến. Hà ghen tức và thường hay nói xấu Hoa với mọi người. Nếu là Hoa, em sẽ cư xử như thến nào đối với Hà ? Gv : Từ tình huống trên, gv dẫn dắt. Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cần nắm 7 Hs đọc vấn đề. - Gv : Hướng dẫn học sinh tìm hiểu phần I, đọc truyện đọc. - Gv: Thảo luận nhóm: Nhóm 1: Theo em, lao động tự giác, lao động sáng tạo được biểu hiện như thế nào ? Nhóm 2: Tại sao ngày nay lại cần lao động tự giác và lao động sáng tạo ? Nhóm 3: Theo em học sinh có cần chuyển bị ren luyện lao động tự giác và lao động sáng tạo không ? Vì sao ? Nhóm 4: Em có suy nghĩ gì về thái độ lao động của người thợ mộc trước và trong quá trình làm ngôi nhà cuối cùng ? và câu b trong sgk. - Hs: thảo luận nêu lên ý kiến của mình. ? Nếu con người không lao động thì điều kiện gì sẽ xảy ra? ? Có mấy hình thức lao động? Đó là những hình thức gì? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét ? Thế nào là lao động tự giác? Lấy ví dụ? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét ? Thế nào là lao động sáng tạo? ? Lấy ví dụ? - Gv: cho hs đọc nội dung bài đã học. I. Đặt vấn đề. 1. Đọc vấn đề. 2. Thảo luận. + Thái độ trước đây. - Tận tụy, tự giác, nghiêm túc thực hiện quy trình kĩ thuật, kỷ luật. - Thành quả lao động hoàn hảo. +Thái độ khi làm nhà cuối cùng: - Không dành tâm trí cho công việc, tâm trạng mệt mỏi, không khéo léo, tinh xảo. - Sử dụng vật liệu cẩu thả, không đảm bảo quy trình kỷ thuật. Hậu quả : Ông phải hổ thẹn. - Đó là ngôi nhà không hoàn hảo. Nguyên nhân: -Thiếu tự giác, không có kỷ luật lao động, không chú ý đến kỷ thuật. Lao động giúp con người hoàn thiện về phẩm chất và đạo đức tâm lí tình cảm. - Con người phát triển về năng lực. - Làm ra của cải cho xã hội đáp ứng nhu cầu của con người. Con người không có cái ăn, cái mặc, cái để ở…không có cái gì để vui để giải trí. Lao động trí óc và lao động chân tay. II. Nội dung bài học. 1. Lao động tự giác. - Là chủ động làm việc không đợi ai nhắc nhở, không phải do áp lực từ bên ngoài. 2. Lao động sáng tạo. - Là trong quá trình lao động luôn luôn suy nghĩ cải tiến để tìm tòi cái mới, tìm ra cách giải quyết tối ưu nhằm không ngừng nâng cao chất lượng hiệu quả lao động . IV. Củng cố bài học. ? Có mấy hình thức lao động ? Đó là những hình thức gì ? 8 ? Thế nào là lao động tự giác ? ? Thế nào là lao động sáng tạo ? V. Nhận xét, dặn dò. - Học nội dung bài học. - Làm bài tập còn lại trong sgk. - Tự đánh giá bản thân mình đã tự lập chưa? Biểu hiện cụ thể. - Chuẩn bị bài mới. Bài 11 : Lao động tự giác và sáng tạo. + Biểu hiện trong thực tế. + Ý nghĩa. - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp. Tuần : 13 Ngày soạn : 06/11/2010 Tiết : 13 Ngày dạy : 09/11/2010 Tên bài soạn : BÀI 11 LAO ĐỘNG TỰ GIÁC VÀ SÁNG TẠO. (TIẾT 2) I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Giúp học sinh hiểu được các hình thức lao động của con người học tập là hình thức lao động nào? Hiểu được những biểu hiện của tự giác và sáng tạo trong học tập lao động . 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng lao động và sáng tạo trong các lĩnh vực hoạt động . 3. Thái độ: - Hình thành ở học sinh ý thức tự giác, luôn tìm tòi cái mới trong học tập và lao động . II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8. - Một số tấm gương người tốt việc tốt. 2. Học sinh. -Chuẩn bị, xem trước bài. III. Tiến trình lên lớp. 1. Ổn định tổ chức. 2. Kiểm tra bài cũ. ? Có mấy hình thức lao động ? Đó là những hình thức gì? ? Thế nào là lao động tự giác ? ? Thế nào là lao động sáng tạo ? 3. Dạy bài mới. 9 -Giới thiệu bài: Hôm trước các em đã tìm hiểu thế nào là lao động tự giác và sáng tạo, vậy biểu hiện là gì, có ý nghĩa gì, cần có những phương pháp nào để rèn luyện; giờ học hôm nay Thầy – Trò ta tìm hiểu cụ thể những điền đó. Hoạt động của Thầy và Trò Kiến thức cần nắm ? Em hãy nêu biểu hiện của lao động tự giác sáng tạo? ? Tại sao phải tự giác sáng tạo? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét ? Giữa lao động tự giác và lao động sáng tạo có mối quan hệ như thế nào? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét ? Lao động tự giác sáng tạo có ý nghĩa như thế nào? ? Học sinh cần phải làm gì để rèn luyện tự giác sáng tạo trong học tập trong lao động ? ? Học sinh tự liên hệ bản thân? - Gv: hướng dẫn học sinh làm bài tập 1. ? Nêu những hậu quả của việc học tập thiếu sáng tạo, thiếu tự giác? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. - Gv: Tổ chức trò chơi : Chia lớp làm 2 nhóm cùng tìm hiểu những câu ca dao, tục ngữ nói về lao động . Nhóm nào làm được nhiều hơn sẽ thắng. *Tục ngữ: - Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ. - Chân lấm tay bùn. - Làm ruộng ăn cơm nằm, nuôi tằm ăn cơm đứng. *Ca dao: Cày đồng đang buổi ban trưa Mồi hôi thánh thót như mưa ruộng cày. Ai ơi bưng bát cơm đầy. I. Đặt vấn đề. 1. Đọc vấn đề. 2. Thảo luận. II. Nội dung bài học. 1. Lao động tự giác. 2. Lao động sáng tạo. 3. Biểu hiện: - Thực hiện tốt nhiệm vụ được giao một cách chủ động. - Nhiệt tình tham gia mọi công việc. - Suy nghĩ cải tiến đổi mới các phương pháp trao đổi kinh nghiệm. - Tiếp cận cái mới, cái hiện đại của thời đại ngày nay. - Để xứng đáng là lực lượng lao động mới của đất nước. - Không ngừng được hoàn thiện nhân cách. Chỉ có tự giác mới vui vẻ tự tin và có hiệu quả, tự giác là điều kiện của sáng tạo tự giác là phẩm chất đạo đức, sáng tạo là phẩm chất trí tuệ. 4. Ý nghĩa. - Giúp chúng ta tiếp thu kiến thức kỹ năng ngày càng thuần thục. - Hoàn thiện và phát triển phẩm chất và năng lực cá nhân. - Chất lượng học tập lao động sẽ được nâng cao. 5. Phương hướng rèn luyện. - Có kế hoạch rèn luyện tự giác sáng tạo 10 [...]... gì? Thế nào là nghiện ma túy - Nêu tác hại - Nguyên nhân của nạn nghiện - Trách nhiệm của học sinh 18 V Nhận xét, dặn dò - Học bài, chuẩn bị các nội dung đã học ở các tiết trước để học tiết sau ôn tập học kỳ - Thực hiện tốt an thoàn giao thông - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp Tuần : 17+ 18 Tiết : 17+ 18 Tên bài soạn : Ngày soạn : 04/12/2010 Ngày dạy : 07/12/2010 ÔN TẬP HỌC KÌ I I Mục tiêu: 1 Kiến thức:... - Nắm chắc kiến thức cơ bản ở từng bài - Chuẩn bị cho kiểm tra học kì I - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp 21 Tuần : 19 Tiết : 18 Tên bài soạn : Ngày soạn : 15/12/2010 Ngày dạy : 20/12/2010 KIỂM TRA HỌC KÌ I I Mục tiêu: 1 Kiến thức: - Kiểm tra đánh giá nhận thức của HS về những nội dung GDCD đã học trong học kì I để từ đó có kế hoạch giáo dục cho học kỳ sau 2 Kĩ năng: - Rèn kĩ năng trả lời các dạng... về quyền và nghĩa vụ của con cháu trong gia đình? V Nhận xét, dặn dò - Học nội dung bài học - Làm bài tập còn lại 7, 8, 9 trong sgk - Sưu tầm ca dao tục ngữ về chủ đề gia đình - Chuẩn bị các nội dung đã học ở các tiết trước để học tiết sau Ôn tập - Giáo viên nhận xét giờ học của lớp 16 Tuần : 16 Tiết : 16 Tên bài soạn : Ngày soạn : 27/11/2010 Ngày dạy : 30/11/2010 THỰC HÀNH NGOẠI KHÓA Chủ đề : MA TÚY... Ma túy là gì? Có mấy loại? 2 Tác hại của nghiện ma túy: Theo em thế nào là nghiện ma túy? Tìm hiểu nguyên nhân và tác hại của nghiện ma túy Khi lạm dụng ma túy nó sẽ dẫn đến những tác hại gì cho bản thân? Nghiện ma túy ảnh hưởng ntn đến gia đình và xã hội? Vì sao lại bị nghiện ma túy ? a Đối với bản thân người nghiện: - Gây rối loạn sinh lí, tâm lí - Gây tai biến khi tiêm chích, nhiễm khuẩn - Gây rối... Thái độ: - Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em II Chuẩn bị 1 Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8 - Một số tấm gương người tốt việc tốt 2 Học sinh -Chuẩn bị, xem trước bài III Tiến trình lên lớp 11 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ ? Lao động sáng tạo? ý nghĩa ? ? Là học sinh chúng ta cần phải... độ: - Học sinh có thái độ trân trọng gia đình và tình cảm gia đình có ý thức xây dựng gia đình hạnh phúc Thực hiện tốt nghĩa vụ đối với ông bà, cha mẹ, anh chị em II Chuẩn bị 1 Giáo viên 14 - SGK, SGVGDCD 8 - Một số tấm gương người tốt việc tốt 2 Học sinh -Chuẩn bị, xem trước bài III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ ? Gia đình là gì ? Bổn phận của con cái trong gia đình là gì ?... khuyết điểm của bạn là không làm tròn bổn phận của mình với bạn và chính là hại bạn Em tán thành ý kiến của bạn nào? Vì sao ? Hãy nêu suy nghĩ của em về bổn phận của mình đối với bạn bè ? ĐÁP ÁN MÔN GDCD LỚP 8 NĂM HỌC 2010-2011 I Phần trắc nghiệm : Mỗi câu đúng 0,5 điểm Câu 1 Đáp án : A Câu 2 Đáp án : C Câu 3 Đáp án : C Câu 4 Đáp án : B Câu 5 Đáp án : B Câu 6 Đáp án : C I Phần tự luận : Câu 1: a Tự lập... động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương 3 Thái độ: - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật - Xa lánh các tệ nạn xã hội II Chuẩn bị 1 Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8 - Tranh ảnh 2 Học sinh - Chuẩn bị, xem trước bài III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ Không kiểm tra bài cũ 3 Dạy bài mới - Giới thiệu bài: Hiện nay tệ nạn xã hội là vấn đề cả... động phòng chống tệ nạn xã hội ở trường và ở địa phương 3 Thái độ: - Đồng tình với chủ trương của nhà nước và những quy định của pháp luật - Xa lánh các tệ nạn xã hội II Chuẩn bị 1 Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8 - Tranh ảnh 2 Học sinh -Chuẩn bị, xem trước bài III Tiến trình lên lớp 1 Ổn định tổ chức 2 Kiểm tra bài cũ ? Gia đình là gì ? Bổn phận của con cái trong gia đình là gì ? ? Những câu tục ngữ sau, câu... bài học 1 Tệ nạn xã hội 2 Tác hại của Tệ nạn xã hội 3 Nguyên nhân làm cho con người sa vào tệ nạn xã hội Gv: Gọi hs đọc phần tư liệu tham khảo sgk/35 Gv: Pháp luật cấm những hành vi nào đối với xã hội? 28 Gv: Pháp luật có những quy định gì đối với người nghiện ma tuý? 4 Những quy định của pháp luật về phòng chống TNXH: Gv: Pháp luật cấm những hành vi nào đối với trẻ em? - Cấm đánh bạc, tổ chức đánh bạc . hoạt động xây dựng nếp sống văn hóa cộng đồng dân cư. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8. - Những mẫu chuyện về đời sống văn hóa ở khu dân cư. 2. Học sinh. - Chuẩn bị, xem trước bài nào đến cuộc sống của người dân? - Hs : phát biểu. - Gv: nhận xét. - Học sinh đọc vấn dề 2: ? Vì sao làng Hinh được công nhận là làng văn hóa? ? Những thay đổi đó có ảnh hưởng như thế nào đến. tình với lối sống dựa dẫm ỷ lại phụ thuộc vào người khác. II. Chuẩn bị. 1. Giáo viên - SGK, SGVGDCD 8. - Một số tấm gương về học sinh nghèo vượt khó tự lập vươn lên. 2. Học sinh. -Chuẩn bị, xem

Ngày đăng: 17/05/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w