1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc

32 5,9K 18
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 354 KB

Nội dung

Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng

Trang 1

2.1 Lý luận chung về tín dụng

2.1.1 Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng

Vào thời kỳ công xã nguyên thủy, xã hội đã có những chuyển biến sâu sắc,những thay đổi trong các quan hệ kinh tế xã hội Sự phân công lao động xã hội và sựxuất hiện của quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất là cơ sở ra đời của quan hệ tíndụng Trong đó tín dụng nặng lãi là hình thức tín dụng sơ khai nhất Nó ra đời trongthời kỳ cuối của chế độ công xã nguyên thủy, khi quan hệ tư hữu về tư liệu sản xuãtxuất hiện dẫn đến sự khác nhau về mức độ thu nhập giữa các thành viên trong xã hội

Song song với sự phát triển không ngừng của quá trình phân công lao động xãhội, của cải được mang đi trao đổi, nền sản xuất hàng hóa ra đời Sự ra đời và pháttriển của nền kinh tế hàng hóa góp phần thúc đẩy phân công lao động xã hội, đồng thờicũng làm sâu sắc thêm thu nhập của các thành viên trong xã hội Tín dụng được ápdụng thông qua hình thức vay mượn vốn dưới hình thái sản phẩm hàng hóa giữa cácchủ thể sản xuất kinh doanh và các hộ gia đình dân cư, nhằm thực hiện điều hòa vốn từnơi thừa đến nơi thiếu

Tuy nhiên, trong giai đoạn này, vốn tín dụng được sử dụng cho mục đích tiêudùng là chủ yếu.Giai đoạn đầu, hoạt động của tín dụng nặng lãi mang tính chất phikinh tế, song cùng vời sự phát triển của kinh tế hàng hóa tín dụng nặng lãi dần dầnđược tiền tệ hóa trở thành một nghề của một số người giàu có hoặc những người môigiới trung gian Do số lượng người cần vay nhiều và nhu cầu vay cấp bách, nguồn chovay lại ít cho nên lãi suất rất cao Tiền vay hầu như không được đầu tư vào sản xuấtkinh doanh mà chủ yếu được dùng vào mục đích tiêu dùng cấp bách mặc dù người đivay là những người sản xuất kinh doanh Như vậy, tín dụng nặng lãi góp phần vào quátrình làm tan rã “kinh tế tự nhiên”, mở rộng quan hệ hàng hóa tiền tệ, tạo điều kiện tiền

đề cho chủ nghĩa tư bản xuất hiện Ra đời từ chế độ tư hữu nhưng hoạt động của tíndụng nặng lãi lại có tác động ngược lại làm cho sự phân hóa xã hội ngày càng sâu sắchơn, sự tách biệt giàu nghèo ngày càng lớn Khi phương thức sản xuất tư bản chủnghĩa hình thành và phát triển, giai cấp tư sản nhanh chóng tự tạo lập cho mình một

hình thức tín dụng mới - Tín Dụng Tư Bản Chủ Nghĩa

Trang 2

Tín dụng tư bản rất đa dạng, biểu hiện dưới nhiều hình thức, bao gồm tín dụngthương mại, tín dụng ngân hàng, tín dụng nhà nước… trong đó hoạt động tín dụngdụng của các định chế tài chính trung gian rất mạnh, góp phần thúc đẩy nền kinh tế tưbản phát triển Sự năng động trong các quan hệ tín dụng tạo ra cơ chế tự điều tiết vốnhiệu quả, từ đó góp phần rất lớn vào quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội.

Tóm lại, chế độ tư hữu là cơ sở ra đời quan hệ tín dụng Giai đoạn đầu, quan hệ

tín dụng rất thô sơ, chủ yếu là quan hệ vay mượn trực tiếp bằng hàng hóa, tiền bạcnhằm phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng là chính Về sau, khi sản xuất và lưu thông hànghóa phát triển, quan hệ tín dụng không ngừng mở rộng Tín dụng đóng một vai trò rấtquan trọng trong đời sống kinh tế xã hội, thúc đẩy kinh tế xã hội phát triển , đặc biệt từkhi phương thức sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa hình thành, hoạt động tín dụng pháttriển rất mạnh, biểu hiện qua quy mô vốn và sự phong phú đa dạng của các hình thức.Như vậy, có thể kết luận tín dụng là một phạm trù kinh tế, là sản phẩm của nền kinh tếhàng hóa phát triển

2.1.2 Khái niệm và bản chất của tín dụng

Tín dụng là một phạm trù kinh tế, ra đời và tồn tại qua nhiều hình thái kinh tế

xã hội Từ “Tín Dụng” có nguồn gốc từ tiếng Latinh là Creditium có nghĩa là sự tintưởng, tín nhiệm, dựa trên sự tin tưởng, tín nhiệm đó sẽ thực hiện các quan hệ vaymượn một lượng giá trị biểu hiện dưới hình thái tiền tệ hoặc vật chất trong một thờigian nhất định, ngay cả những giá trị vô hình như tiếng tăm, uy tín để đảm bảo, bảolãnh cho sự vận động của một lương giá trị nào đó Vì vậy, nếu ta nghiên cứu tín dụng

từ phía các quan hệ kinh tế ở tầm vi mô thì tín dụng là sự vay mượn giữa hai chủ thểkinh tế, giữa người đi vay và người cho vay trên cơ sở thỏa thuận về thời hạn nợ, mứclãi cụ thể Còn nếu chúng ta nhìn trên giác độ kinh tế vĩ mô thì tín dụng là sự vận độngvốn từ nơi thừa đến nơi thiếu

Biểu hiện ra bên ngoài của tín dụng là sự vận động độc lập tương đối của cácluồng giá trị trong một thời kỳ cụ thể nào đó Sự vận động này biểu hiện qua sơ đồ:

Trang 3

a Người cho vay Giá trị (hàng hóa, tiền tệ)> Người đi vay

Sau một thời gian:

b Người cho vay < Giá trị (hàng hóa, tiền tệ)

Người cho vay trên cơ sở tín nhiệm về người đi vay, đó là sự hoàn trả đúng hạncủa giá trị tín dụng (cả gốc và lãi) sẽ chuyển giao một lượng giá trị tín dụng cho người

đi vay Từ đó ta có thể đưa ra khái niệm tổng quát về tín dụng như sau: “Tín dụng là một phạm trù kinh tế chỉ mối quan hệ vay mượn dựa trên nguyên tắc có hoàn trả

cả vốn gốc và lãi sau một thời gian nhất định" Từ khái niệm này cho thấy trong

quan hệ tín dụng, người cho vay chỉ chuyển giao quyền sử dụng vốn cho người đi vaytrong một thời gian nhất định, không chuyển giao quyền sở hữu vốn cho vay Người đivay chỉ nhận được quyền sử dụng chứ không nhận được quyền sở hữu vốn vay

Mặc dù quan hệ tín dụng được biểu hiện qua các phương thức rất đa dạng vàphong phú nhưng nó vẫn mang bản chất cơ bản sau:

 Chỉ làm thay đổi quyền sử dụng, không làm thay đổi quyền sở hữu vốn

 Thời hạn tín dụng được xác định dựa trên sự thỏa thuận giữa các bêntham gia quan hệ tín dụng

 Chủ sở hữu vốn được nhận lại một phần thu nhập dưới dạng lợi tức tíndụng

2.1.3 Chức năng và vai trò của tín dụng

2.1.3.1 Chức năng của tín dụng

Có hai chức năng cơ bản sau:

a Chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả

Có thể nói chức năng tập trung và phân phối lại vốn tiền tệ là hai quá trình cùngthống nhất trong sự vận hành của quan hệ tín dụng Chức năng này làm cho tín dụngtrở thành chiếc cầu nối giữa cung - cầu vốn trong nền kinh tế, nhờ sự vận động của tíndụng mà các chủ thể đi vay nhận được một phần tài nguyên của xã hộ, thỏa mãn nhucầu mở rộng quy mô kinh doanh hoặc tiêu dùng Ở khâu tập trung, tín dụng là phươngthức giúp cho các chủ thể kinh tế thu hút được một phần nguồn vốn của xã hội dưới

Trang 4

hình thái tiền tệ hoặc vật chất tạm thời nhàn rỗi Việc huy động bằng tín dụng dựa trênlợi ích kinh tế là hình thức huy động có hiệu quả, khai thác được các nguồn vốn trong

và ngoài nước tăng cường nguồn lực tài chính cho các pháp nhân và thể nhân trongnền kinh tế Ở khâu phân phối, tín dụng đã đáp ứng được các nhu cầu về vốn cho cácdoanh nghiệp, các dân cư, các tổ chức xã hội cũng như của nhà nước

Thông qua chức năng phân phối nguồn vốn của tín dụng các nhà tiết kiệm đầu

tư có thể tận dụng vốn của mình một cách hợp lý và có hiệu quả cao nhất Có thể thấyđược trong nền kinh tế thị trường, phân phối vốn tín dụng qua hệ thống ngân hàngchiếm một vị trí quan trọng Ngân hàng với sự chuyên môn hóa về ngành nghề kinhdoanh có khả năng tập trung một lượng vốn tín dụng bằng tiền lớn và cơ cấu kỳ hạn đadạng, sau đó ngân hàng thực hiện phân phối lại nguồn vốn vay dưới hình thức cấp tíndụng cho vay đáp ứng nhu cầu về vốn của nhiều đối tượng kịp thời và hiệu quả

b Chức năng kiểm soát các hoạt động kinh tế

Kiểm soát các hoạt động kinh tế qua quan hệ tín dụng được thực hiện dưới hìnhthái giá trị tiền tệ, dựa trên cơ cơ sở vận động của các luồng giá trị tiền tệ để kiểm trakiểm soát Chức năng này được thực hiện trên cơ sở tín dụng thực hiện chức năng tậptrung và phân phối lại vốn tiền tệ theo nguyên tắc có hoàn trả.Chức năng kiểm soáthoạt động kinh tế thể hiện khi chủ thể đi vay và chủ thể cho vay thực hiện thẩm định

dự án, kế hoạch kinh doanh, cũng như việc kiểm tra, kiểm soát quá trình sử dụng vốnvay, nhằm đạt được hiệu quả cao nhất Như vậy, thực hiện chức năng phản ánh kiểmsoát các hoạt động kinh tế, tín dụng, một mặt đảm bảo lợi ích thiết thực cho các chủthể kinh tế tham gia, mặt khác còn mang lại lợi ích, hiệu quả cho nền kinh tế quốc dân

và toàn xã hội

2.1.3.2 Vai trò của tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường tín dụng có những vai trò sau:

a Tín dụng là công cụ thực hiện tích tụ, tập trung vốn và tài trợ vốn cho các ngành kinh tế, góp phần thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển

Quan hệ tín dụng thực hiện kết nối giũa tiết kiệm và đầu tư, giữa giao lưu vốntrong nước và ngoài nước Tín dụng khai thác các khoản vốn nhàn rỗi trong xã hội, các

Trang 5

quỹ tiền tệ đang tồn động trong lưu thông đưa nhanh vào phục vụ trong sản xuất vàtiêu dùng xã hội, góp phần điều tiết các nguồn vốn, tạo điều kiện cho quá trình sảnxuất kinh doanh không bị gián đoạn Tín dụng còn là công cụ tài trợ cho các ngànhkém phát triển, các ngành kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế của đấtnước tạo tiền đề cho một nền kinh tế tăng trưởng ổn định và bền vững.

b Tín dụng là công cụ góp phần ổn định tiền tệ, ổn định giá cả và kiềm chế kiểm soát lạm phát

Thông qua tín dụng, bằng các biện pháp huy động vốn và cho vay, thực hiệnnghiệp vụ điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, tín dụng góp phần làm cho tốc độluân chuyển hàng hóa và tiền vốn tăng lên Nhà nước có thể thu hút được một lượngtiền mặt dư thừa trong lưu thông vừa không phải phát hành thêm tiền Do đó, tìnhtrạng thiếu tiền mặt cục bộ được giải quyết Do vậy mà tín dụng là một biện pháp quantrọng được nhà nước sử dụng trong tình trạng nền kinh tế suy thoái, khủng hoảng, việc

mở rộng quan hệ tín dụng nhà nước với các nước cũng như các tổ chức tài chính tiềnquốc tế sẽ làm tăng các nguồn thu tài chính, đảm bảo cho nhà nước có thể can thiệphữu hiệu vào thị trường để ổn định tình hình Tài chính - Tiền tệ quốc gia Mặt khác,việc mở rộng quan hệ tín dụng còn tạo điều kiện tăng khối lượng hàng hóa, dịch vụcho nền kinh tế, là cơ sở vững chắc cho sự ổn định giá cả hàng hóa, tiền tệ từng bướccủng cố và tăng cường tiềm lực tài chính quốc gia Có thể khẳng định, hoạt động củatín dụng tạo điều kiện mở rộng công tác thanh toán không dùng tiền mặt Đây là mộttrong những nhân tố tích cực tiết giảm lượng tiền mặt trong lưu thông, giúp cho nhànước quản lý và điều hành hữu hiệu chính sách tiền tệ

c Tín dụng góp phần ổn định đời sống, tạo công ăn việc làm và ổn định trật tự

xã hội

Hoạt động tín dụng đáp ứng nâng cao đời sống vật chất cho dân cư Trong tíndụng tiêu dùng những nhà sản xuất kinh doanh hoặc các tổ chức tín dụng cấp tín dụngdưới hình thức hàng hóa tiêu dùng như mua sắm nhà cửa, các tư liệu sinh hoạt…đápứng nhu cầu trong cuộc sống, sinh hoạt ngày càng cao của người dân Nhà nước vậndụng quan hệ tín dụng nhà nước để thực hiện các chương trình chính sách xã hội nhưcho vay xóa đói giảm nghèo, cho vay giải quyết việc làm…từng bước cải thiện đời

Trang 6

sống dân cư Như vậy, tín dụng đã góp phần quan trọng trong quá trình phát triển kinh

tế xã hội, tăng trưởng kinh tế, tạo công ăn việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp và từ đó ổnđịnh trật tự chính trị-xã hội

d Tín dụng là một trong những phương tiện kết nối nền kinh tế quốc gia với nền kinh tế của cộng đồng thế giới, góp phần phát triển mối quan hệ đối ngoại

Thật vậy, trong bối cảnh toàn cầu hóa, mỗi quốc gia trở thành một bộ phận củathị trường thế giới, các nước thực hiện chính sách kinh tế mở thì tín dụng ngày càngtrở nên cần thiết Tín dụng quốc tế tạo điều kiện cho quá trình chuyển giao công nghệgiữa các quốc gia thực hiện nhanh hơn, góp phần làm cho các nước chậm phát triểntrong một thời gian ngắn có thể có được một nền sản xuất với kỹ nghệ cao mà cácnước phát triển trước đây phải mất một thời gian khá lâu mới có được

2.1.4 Lãi suất và các hình thức tín dụng

2.1.4.1 Lãi suất tín dụng

Chúng ta có thể xem xét sự vận động tổng quát của tín dụng qua công thức

T-T1, trong đó T1 = T + ∆T Với một khoản tiền đưa ra cho vay sau một thời gian sẽ quay

về với người sở hữu nó kèm theo một giá trị tăng thêm, đó là lợi tức Hay nói cáchkhác, lợi tức tín dụng là khoản chênh lệch giữa số vốn thu về và số vốn đã cho vay.Lợi tức tín dụng được xem là giá cả của vốn vay, nó có độ lớn và được biểu hiện thôngqua tỷ suất lợi tức hay lãi suất tín dụng Lãi suất tín dụng là tỷ lệ giữa tổng lợi tức thuđược so với tổng số vốn đã cho vay trong một thời gian nhất định

Nếu đứng trên góc độ huy động vốn, lãi suất tín dụng có các loại:

+ Lãi suất tiền gởi có kỳ hạn

+ Lãi suất tiền gửi không kỳ hạn

+ Lãi suất tiền gởi từ các đơn vị, tổ chức kinh tế

+ Lãi suất của các loại chứng từ có giá như kỳ phiếu, trái phiếu, tín phiếu

Nếu đứng trên góc độ sử dụng vốn, lãi suất tín dụng có:

+ Lãi suất cho vay bằng tiền

+ Lãi suất cho vay cầm cố

+ Lãi suất chiết khấu các chứng từ có giá

Trang 7

Nếu đứng trên góc độ điều tiết vốn giữa các tổ chức tín dụng, lãi suất tín dụng có: + Lãi suất tái chiết khấu

+ Lãi suất liên ngân hàng

+ Về hình thức biểu hiện của tín dụng: cho vay dưới hình thức hàng hóa với giátrị của món tín dụng là giá trị của khối lượng hàng hóa bán chịu Người đi vay khinhận được khoản tín dụng sẽ đưa trực tiếp toàn bộ lượng hàng hóa, nguyên liệu nàyvào chu trình sản xuất kinh doanh của đơn vị mình Khi tới hạn nợ được trả dưới hìnhthức tiền tệ

+ Chủ thể tham gia là các nhà doanh nghiệp trực tiếp hoạt động sản xuất kinhdoanh trên các lĩnh vực, ngành nghề có liên quan với nhau

+ Sự vận động phát triển của tín dụng thương mại phù hợp tương đối với quátrình phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

b Tín dụng ngân hàng

Tín dụng ngân hàng là quan hệ tín dụng giữa một bên là ngân hàng, các tổ chứctín dụng với bên kia là các pháp nhân hoặc thể nhân trong nền kinh tế quốc dân Trongnền kinh tế thị trường ngân hàng đóng vai trò là một tổ chức tài chính trung gian, quan

hệ tín dụng ngân hàng được thể hiện qua hai khâu: khâu huy động vốn và khâu chovay vốn

Tín dụng ngân hàng có ba đặc điểm như sau:

Trang 8

+ Về hình thức biểu hiện: Hoạt động của tín dụng ngân hàng được thực hiệndưới hình thái tiền tệ gồm tiền mặt và bút tệ.

+ Chủ thể trong quan hệ tín dụng ngân hàng: Ngân hàng thương mại, các tổchức tín dụng đóng vai trò là chủ thể trung tâm Ngân hàng vừa đóng vai trò là chủ thể

đi vay trong khâu huy động, vừa thực hiện vai trò là chủ thể cho vay trong khâu phânphối vốn

+ Quá trình vận động và phát triển của tín dụng ngân hàng không hoàn toàn phùhợp với quy mô phát triển của sản xuất và lưu thông hàng hóa

Trong nền kinh tế thị trường, tín dụng ngân hàng trở thành loại tín dụng phổbiến, đáp ứng mọi nhu cầu bổ sung vốn của nền kinh tế, tín dụng ngân hàng không chỉđáp ứng nhu cầu vốn ngắn hạn mà còn tham gia cấp vốn trung và dài hạn Ngoài ra nócòn đáp ứng một phần nhu cầu tiêu dùng cá nhân

Tín dụng ngân hàng và tín dụng thương mại có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ và bổsung cho nhau

c Tín dụng nhà nước

Tín dụng nhà nước là quan hệ tín dụng giữa nhà nước và các chủ thể trong vàngoài nước Tín dụng nhà nước thể hiện bằng việc vay nợ của nhà nước dưới hình thứcnhà nước phát hành các giấy tờ có giá (như công trái, trái phiếu, tín phiếu) hoặc quacác hiệp định, hiệp ước vay nợ với chính phủ, các tổ chừc tài chính tiền tệ trên thế giớitheo nguyên tắc có hoàn trả trong một thời gian nhất định Tín dụng nhà nước gắn liềnvới hoạt động của ngân sách nhà nước, là một giải pháp thực hiện cân đối ngân sáchnhà nước Trong tín dụng nhà nước, nhà nước vừa là chủ thể đi vay vừa là chủ thể chovay nhằm mục đích thực hiện chức năng và nhiệm vụ quản lý kinh tế xã hội của nhànước Tín dụng nhà nước có thể được phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau

- Căn cứ theo yếu tố thời gian, tín dụng nhà nước được chia làm hai loại: tíndụng ngắn hạn và tín dụng trung dài hạn

- Căn cứ vào hình thức huy động, tín dụng nhà nước được thực hiện qua haiphương thức: huy động vốn qua phát hành chứng từ có giá và huy động vốn qua cáchiệp định vay nợ

Trang 9

- Căn cứ vào phạm vi huy động, tín dụng nhà nước gồm: tín dụng trong nước vàtín dụng nước ngoài.

Tín dụng nhà nước có các đặc điểm như sau:

- Thể hiện lợi ích kinh tế mang tính tự nguyện, tính cưỡng chế và tính chính

Ta có thể ước lượng tiêu thức để phân loại DNNVV như sau:

Bảng 2.1: Bảng tiêu thức phân loại các doanh nghiệp

Ngành nghề Tiêu thức

Vốn sản xuất (tỷ đồng) < 10 < 3 < 5 < 2Lao động thường xuyên

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

Theo định nghĩa này, DNNVV có thể bao gồm những doanh nghiệp sau:

- Các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo Luậtdoanh nghiệp

Trang 10

- Các doanh nghiệp nhà nước có quy mô nhỏ và vừa thành lập và hoạt độngtheo Luật doanh nghiệp nhà nước.

- Các hợp tác xã có quy mô nhỏ và vừa thành lập và hoạt động theo Luật hợptác xã

- Các hộ kinh doanh cá thể đăng ký theo Nghị định số 02/2000/NĐ-CP ngày03/02/2000 của Chính phủ về đăng ký kinh doanh

2.2.2 Thực trạng hoạt động

a Tình hình chung

Cho đến thời điểm hiện nay, số lượng các DNNVV không ngừng tăng lên TheoThứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Ngọc Phúc, doanh nghiệp nhỏ và vừa ở VNhiện tại chiếm khoảng 97% trong tổng số khoảng 200.000 doanh nghiệp đã thành lậptrên toàn quốc Các doanh nghiệp này đang đóng góp khoảng 26% GDP, 31% giá trịtổng sản lượng công nghiệp, tạo ra khoảng 49% việc làm phi nông nghiệp ở nông thôn,

và 26% lực lượng lao động trong cả nước Tuy nhiên theo ông Phúc, đây chỉ là nhữngcon số đóng góp trực tiếp, điều quan trọng là doanh nghiệp nhỏ và vừa có vai trò lớntrong mối quan hệ gắn kết với các doanh nghiệp có quy mô lớn hơn Dù quy mô nhỏ

và vừa nhưng khu vực kinh tế này đã đóng góp đáng kể vào sự tăng trưởng kinh tế đấtnước Kể từ khi có luật doanh nghiệp ra đời, tốc độ tăng trưởng hàng năm của khu vựcnày là 20% Theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000DNNVV Đi cùng với con số này là một lương vốn lớn cần được đáp ứng

Trong những năm qua, DNNVV đã đóng góp quan trọng vào sự tăng trưởng,chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo, ổn định xã hội, giữ gìn và phát triểnngành nghề truyền thống, tăng kim ngạch xuất khẩu, đóng góp vào ngân sách (hằngnăm các DNNVV đóng góp khoảng 7% ngân sách nhà nước, tương đương với mứcđóng góp của doanh nghiệp FDL); khai thác tiềm năng, trí tuệ, nguồn lực trong dân.Hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế đều có DNNVV:

- Trong lĩnh vực công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, DNNVV chiếm 17%tổng số doanh nghiệp, tập trung chủ yếu vào những lĩnh vực thực phẩm, chế biến gỗ,chế biến thủy hải sản… Hằng năm, DNNVV tạo ra 31% tổng giá trị sản lượng công

Trang 11

nghiệp Nhìn chung, quy mô doanh nghiệp nhỏ: khoảng 90% số doanh nghiệp có sốcông nhân dưới 100 người, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ xấp xỉ 45 công nhân;trang thiết bị, máy móc còn lạc hậu so với thế giới từ 10 đến 20 năm.

Đa số các DNNVV ở nước ta hiện nay hoạt động trong lĩnh vực thương mại dịch vụ (chiếm 55%), do vậy là ngành có vòng quay vốn nhanh, lợi nhuận cao, khôngcần số vốn đầu tư lớn, sử dụng ít lao động Các DNNVV ngoài quốc doanh chiếm đến78% tổng mức bán lẻ, 64% tổng lượng vận chuyển hàng hóa Theo số liệu điều tra, cácDNNVV trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ hoạt động hiệu quả hơn trong lĩnh vựccông nghiệp, bình quân 1 lao động trong doanh nghiệp công nghiệp tạo ra doanh thu14,6 triệu đồng, trong khi doanh nghiệp thương mại - dịch vụ là 75,8 triệu đồng Cácdoanh nghiệp thương mại hiện chủ yếu tập trung ở thành phố lớn, kết cấu hạ tầng pháttriển, điều kiện giao thông thuận lợi, người tiêu dùng có thu nhập cao, sức cầu lớn Dotập trung quá nhiều doanh nghiệp trên cùng một địa bàn, nên tính cạnh tranh thườngrất gay gắt

Trên địa bàn nông thôn, DNNVV chiếm 14%, với số lượng 40.500 doanhnghiệp, tập trung hầu hết ở 1631 làng nghề, trong đó DNNN chiếm 14,16%, HTX5,76%, doanh nghiệp tư nhân 80% Nếu phân theo lĩnh vực hoạt động có khoảng18,62% doanh nghiệp chế biến nông nghiệp - lâm - thủy sản, 32,5% doanh nghiệp sảnxuất tiểu thủ công nghiệp và xây dựng, 49,78% doanh nghiệp dịch vụ Hiện 100% sảnlượng của một số sản phẩm truyền thống như cối, đan lát, thủ công mỹ nghệ… do cácDNNVV ở nông thôn sản xuất Vốn bình quân một doanh nghiệp rất thấp, chủ yếu dựavào nguồn vốn tự có DNNVV ở nông thôn tạo ra 49% việc làm phi nông nghiệp, thuhút khoảng 25-26% lực lượng lao động cả nước Nhưng, nhìn chung, lao động trongcác DNNVV ở nông thôn chủ yếu dựa vào lao động bản thân và gia đình là chính (laođộng làm thuê chỉ chiếm khoảng 32% trong các hộ sản xuất ngành nghề), khả nănggiải quyết lao động thừa ở nông thôn chưa cao, bình quân 1 DNNVV ở nông thôn sửdụng khoảng 30 lao động; trình độ, tay nghề của người lao động cũng rất thấp: trunghọc phổ thông 35%, nghệ nhân 0,06%, trung cấp trở lên 9,8%; tình trạng nợ đọng,chiếm dụng vốn còn khá phổ biến; phương thức sản xuất còn rất lạc hậu, tình trạngngưng trệ sản xuất, thua lỗ, phá sản rất phổ biến

Trang 12

Nhìn chung ở nước ta, quy mô DNNVV còn hạn chế, công nghệ lạc hậu, khảnăng cạnh tranh rất thấp, sản xuất kinh doanh mang tính chất tự phát, thiếu địnhhướng, mất cân đối, phân bổ không đều (DNNVV tập trung ở Đông - Nam Bộ 35,8%,đồng bằng sông Hồng 24,3%, đồng bằng sông Cửu Long 16,6%), tổ chức kinh doanhthiếu chặt chẽ, rất ít doanh nghiệp áp dụng phương thức kinh doanh, quản lý hiện đại,

bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh; khả năng giải quyết việc làm cho người lao động chưacao; năng lực và trình độ quản lý doanh nghiệp của đội ngũ chủ doanh nghiệp rất thấp(mà đây lại là yếu tố quyết định sự thành bại trong hoạt động sản xuất kinh doanh, theođiều tra nguyên nhân thất bại của DNNVV, 96% là do quản lý yếu kém); tình trạngthiết vốn hoạt động, mặt bằng sản xuất, thông tin còn phổ biến Khoảng 60% DNNNkhông đủ vốn pháp định theo luật định, 50% không đủ vốn lưu động tương ứng vớiquy mô hoạt động Số DNNN có số vốn dưới 1 tỷ đồng chiếm 26%, dưới 5 tỷ đồng65%, 5-10 tỷ đồng 15% Khoảng 66,7% DNNVV gặp khó khăn trong việc tìm kiếmmặt bằng sản xuất Khoảng 20% DNNVV tiếp cận được thông tin từ các thương vụ;thông tin mà các DNNVV có được chủ yếu khai thác từ internet, đo đó, chất lượngthông tin chưa cao Việc triển khai thương mại điện tử còn rất hạn chế, hiện chỉ cókhoảng 7% tổng doanh nghiệp tiếp cận thương mại điện tử, trong số đó DNNVVchiếm 33,1% DNNVV cũng rất hạn chế trong việc tiếp thị và khai thác thị trườngnước ngoài

Bên cạnh đó, sự liên kết hợp tác giữa DNNVV với các doanh nghiệp lớn và vớicác dự án liên doanh còn thấp Việc phát triển DNNVV còn gặp trở ngại từ phía các cơquan nhà nước như thủ tục hành chính nhiêu khê, quyền tự đo kinh doanh theo phápluật vẫn chưa thực thi đầy đủ, các chính sách trợ giúp doanh nghiệp chưa được quántriệt; sự không nhất quán của một số cơ quan chức năng khiến doanh nghiệp gặpkhông ít khó khăn, gây tốn kém, ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh; một sốchủ trương của Nhà nước chậm được thực thi do chưa có văn bản hướng dẫn hoặc đonhững quy định chưa hợp lý, vẫn còn tình trạng ban hành các văn bản pháp quy chưathật sự xuất phát từ yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Ở một số địaphương, quỹ bảo lãnh tín dụng đã được thành lập, nhưng đến nay chưa có quỹ nào đivào hoạt động do một số quy định còn vướng mắc, như yêu cầu về vốn lên đến 30 tỷ

Trang 13

đồng, trong đó bắt buộc ngân sách địa phương phải chiếm đến 30%, điều kiện bảo lãnhvay vốn khó khăn (được bảo lãnh 80% tổng số vốn vay, nhưng 70% trong đó phải cótài sản thế chấp)

Còn có sự phân biệt giữa DNNVV với doanh nghiệp lớn mà quy định thưởngkim ngạch xuất khẩu là một ví dụ điển hình Theo quy định, những doanh nghiệp cókim ngạch xuất khẩu lớn hơn 1 triệu USD mới được thưởng Hiện nay, số lượng doanhnghiệp xuất khẩu hoặc phục vụ xuất khẩu ở nước ta hiện có tới 30.000 doanh nghiệp,chiếm 60% tổng kim ngạch xuất khẩu, nhưng rất ít DNNVV đạt được tiêu chuẩn này.Trong đấu thầu các DNNVV cũng rất khó đưa ra mức giá chào thầu thấp để thắng thầu

do hạn chế về khả năng tài chính và những trở ngại từ phía thị trường

Các DNNVV có phần đóng góp không nhỏ vào sự nghiệp phát triển của nềnkinh tế Việt Nam Sự ra đời của loại hình doanh nghiệp này tạo ra sự phong phú, đadạng của các thành phần kinh tế, đẩy nhanh quá trình huy động vốn trong dân

Tuy nhiên, việc lấy chất lượng hàng hoá làm phương tiện cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong nước với nhau và trong nước với nước ngoài, thì các doanh nghiệpnhỏ và vừa thường bị yếu thế Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này làcác doanh nghiệp nhỏ và vừa chưa có nhận thức đúng đắn và gặp nhiều khó khăn trongviệc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo Tiêu chuản quốc tế ISO 9000

Qua một số cuộc tiếp xúc với các doanh nghiệp nhỏ và vừa cho thấy, phần lớncác chủ doanh nghiệp này không mấy quan tâm đến việc áp dụng hệ thống quản lýchất lượng Mối quan tâm chính của họ mang tính "thời vụ" hơn như tránh nợ đọng,tránh bị tồn kho, cố gắng cải thiện từng bước sự phát triển của mình Theo tìm hiểu,chúng tôi thấy có khá nhiều DNNVV không có nơi sản xuất cố định sản xuất về lâudài, ảnh hưởng đến tâm lý trong sản xuất kinh doanh Việc các DNNVV ra đời chủyếu dựa trên các hình thức như cổ phần, TNHH, tư nhân, nên nếu sản xuất không cólãi, sau thời gian ngắn sẽ bị giải thể Yếu tố này cũng khiến cho các doanh nghiệpkhông mấy quan tâm đến việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng, thay vào đó là

Trang 14

những vấn đề sống còn của họ như bằng cách nào ký được nhiều hợp đồng với đối tác

để sản xuất không bị ngừng trệ, đứt quãng, duy trì sự phát triển

Thực tế cho thấy, đa số DNNVV có năng lực tài chính không mạnh, điều nàythể hiện ở cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật, trình độ chuyên môn Đây là trở ngạilớn trong việc xây dựng hệ thống quản lý chất lượng "Không phải là chúng tôi khôngquan tâm Chúng tôi biết rõ áp dụng ISO là để phục vụ sản xuất, nhưng với tiềm lực,điều kiện, chất lượng sản phẩm hiện có thì đây quả thực là việc rất khó đối với chúngtôi" Bà Nguyễn Thị Hà, Giám đốc một công ty in đã bộc bạch như vậy Hiện nay, việcxây dựng hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000, từ hoạt động tư vấn cho đến khiđược cấp chứng chỉ, cần một khoảng kinh phí trên dưới 100 triệu đồng Với số tiềnnày, nhiều doanh nghiệp sẽ cân nhắc sử dụng vào việc 'tiện ích" trước mắt Giám đốcmột doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ trên đường Giảng Võ nói: Dùng 100 triệu lúc này đểlàm ISO thì chưa, vì trước mắt chúng tôi sẽ dùng số tiền này để mua thêm nguyên liệusản xuất vì khách đặt hàng của chúng tôi đang rất lớn"

Thực tế cho thấy rõ sự khác biệt giữa môt doanh nghiệp đang áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo ISO 9000 với một DNNVV Điều này được thể hiện ở nănglực tài chính, trình độ quản lý, cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ chất lượng sản phẩm Đây chính là những khó khăn mà các DNNVV gặp phải trong việc áp dụng hệ thốngquản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế Thêm vào đó, Việt Nam ta đã gia nhập vàoWTO với nhiều cơ hội và thách thức lớn cho các DNNVV Hầu hết các DNNVV đềucòn rất mơ hồ và vẫn giữ một thái độ chủ quan về hội nhập Điều mà các DNNVV lolắng thật sự là về nguồn vốn và công nghệ mới có thể đủ sức cạnh tranh trước ngànhcông nghiệp phát triển và hiện đại từ các nước bạn Vấn đề này cần phải có sự quantâm và hỗ trợ thật sự từ nhà nước, từ các cấp lãnh đạo

c Khả năng tiếp cận nguồn vốn ngân hàng của các DNNVV

Theo định hướng của Chính phủ, đến năm 2010, cả nước sẽ có 500.000DNNVV Ước tính 80% lượng vốn cung ứng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa là từ kênhngân hàng Điều này cho thấy một thực tế rằng, các DNNVV đang thực sự “khát” vốn.Nhưng cánh cửa của các ngân hàng có rộng mở hơn trước sự bùng nổ về số lượng

Trang 15

doanh nghiệp hiện nay? Đi cùng với con số này là một lượng vốn lớn cần được đápứng

Trong hai năm gần đây, số vốn mà các ngân hàng thương mại cung cấp cho cácDNNVV vay chiếm bình quân 40% tổng dư nợ Theo đại diện các ngân hàng, đây làmột tỷ khá cao, thậm chí có những trường hợp chiếm từ 50%-60% tổng dư nợ nhưNgân Hàng Công Thương Việt Nam Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, tốc độtăng trưởng tín dụng dành cho khối DNNVV trong những năm gần đây cũng đã chothấy những tín hiệu khá khả quan:

B ảng 2.2: Tốc độ tăng trưởng tín dụng đối với DNNVV (ĐVT: %)

(Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư)

Hầu hết các ngân hàng đặc biệt là các ngân hàng TMCP đều khẳng định rằng,các DNNVV là đối tượng khách hàng chiếm tỷ trọng lớn và chủ đạo trong tổng giá trịcho vay của họ Thậm chí khả năng tiếp cận vốn của các DNNVV ngày càng tăng lên.Đây chính là điều kiện để ngân hàng và doanh nghiệp gặp nhau, tạo thuận lợi cho hoạtđộng kinh doanh của cả hai đạt hiệu quả ngày càng cao hơn

d Những ưu điểm và nhược điểm của DNNVV

1 Ưu điểm:

Trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay, sự tồn tạinhiều hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh, nhiều loại hình doanh nghiệp với nhữngquy mô, trình độ khác nhau là tất yếu Mỗi loại hình doanh nghiệp có ưu và nhượcđiểm riêng, song so với các doanh nghiệp lớn, DNNVV có những ưu điểm:

Thứ nhất, cần ít vốn, chi phí quản lý, đào tạo không lớn, thường hướng vào

những lĩnh vực phục vụ trực tiếp đời sống, những sản phẩm có sức mua cao, dunglượng thị trường lớn, nên huy động được các nguồn lực xã hội, các nguồn vốn còntiềm ẩn trong dân

Trang 16

Thứ hai, có thể sử dụng các loại máy móc, thiết bị sản xuất trong nước, dễ

dàng thay đổi công nghệ, đổi mới trang thiết bị kỹ thuật mà không cần nhiều chi phí;

có thể kết hợp cả những công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại, sản xuấtnhững sản phẩm chất lượng cao trong điều kiện sản xuất không thuận lợi

Thứ ba, nhạy cảm với những biến động của thị trường, chuyển đổi mặt hàng

nhanh phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, tận dụng được các nguồn nguyên vậtliệu, nhân lực tại chỗ

Thứ tư, dễ dàng duy trì sự tự do cạnh tranh, làm vệ tinh gia công chế tác cho

các doanh nghiệp lớn DNNVV có thể len lỏi, xâm nhập vào các thị trường ngách và

dễ dàng tạo nên sự phát triển cân đối giữa các vùng, miền trong lãnh thổ một quốc gia

2 Nhược điểm:

Thứ nhất, các DNNVV đang sở hữu một bộ máy sản xuất đã lạc hậu Điều này

gây khó khăn trong việc đảm bảo chất lượng hàng hóa, không phát huy được lợi thếcạnh tranh với các doanh nghiệp lớn

Thứ hai, vốn điều lệ của các DNNVV còn bị hạn chế (không quá 10 tỷ đồng)

làm cho các doanh nghiệp này gặp khó khăn không nhỏ trong các khoản vay trung vàdài hạn tại các ngân hàng

Thứ ba, đa số các DNNVV đều rất bảo thủ, trong khi nền kinh tế nước ta hiện

nay đang trong quá trình hội nhập rất cần sự hợp tác và liên kết với nhau Các doanhnghiệp này rất e dè hợp tác và luôn trong xu thế cạnh tranh, đối đầu lẫn nhau Điều này

sẽ rất bất lợi cho chúng ta trong việc tồn tại và đứng vững trước những nền côngnghiệp hiện đại của các nước bạn

Thứ tư, khả năng quản lý, tiếp cận thông tin thị trường thấp gây khó khăn trong

việc điều chỉnh chính sách, cơ chế hoạt động phù hợp với thị trường dẫn đến hiệu quảhoạt động không cao

Ngày đăng: 20/09/2012, 16:48

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Hình thức tín dụng đa dạng, phạm vi huy động vốn lớn. - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Hình th ức tín dụng đa dạng, phạm vi huy động vốn lớn (Trang 9)
Bảng 2.1:  Bảng tiêu thức phân loại các doanh nghiệp - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.1 Bảng tiêu thức phân loại các doanh nghiệp (Trang 9)
Bảng 2.3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm (Trang 24)
Bảng 2.3:  Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của chi nhánh qua các năm (Trang 24)
Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Hưng Đạo - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
i ểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn của chi nhánh Hưng Đạo (Trang 25)
2.3.6. Tình hình cho vay đối với DNNVV - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
2.3.6. Tình hình cho vay đối với DNNVV (Trang 26)
Bảng 2.4:  Tình hình tăng trưởng dư nợ của DNNVV qua các năm - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.4 Tình hình tăng trưởng dư nợ của DNNVV qua các năm (Trang 26)
Bảng 2.5:  Mức dư nợ tín dụng của DNNVV phân theo thời hạn vay qua các năm - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.5 Mức dư nợ tín dụng của DNNVV phân theo thời hạn vay qua các năm (Trang 26)
Còn đối với cho vay các cá thể hộ gia đình thì loại hình cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
n đối với cho vay các cá thể hộ gia đình thì loại hình cho vay trung và dài hạn lại chiếm tỷ trọng cao hơn (Trang 27)
Đối với cho vay các tổ chức kinh tế thì loại hình cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế do các doanh nghiệp có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn vì hoạt động sản xuất kinh  doanh của họ diễn ra liên tục và kết quả hoạt động thường được đánh giá khi kết thúc  một n - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
i với cho vay các tổ chức kinh tế thì loại hình cho vay ngắn hạn chiếm ưu thế do các doanh nghiệp có khả năng quay vòng vốn nhanh hơn vì hoạt động sản xuất kinh doanh của họ diễn ra liên tục và kết quả hoạt động thường được đánh giá khi kết thúc một n (Trang 27)
Bảng 2.6: Mức dư nợ quá hạn bình quân của chi nhánh qua các năm - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.6 Mức dư nợ quá hạn bình quân của chi nhánh qua các năm (Trang 28)
Bảng 2.6:   Mức dư nợ quá hạn bình quân của chi nhánh qua các năm - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.6 Mức dư nợ quá hạn bình quân của chi nhánh qua các năm (Trang 28)
Nhìn bảng trên ta thấy cho vay bằng đồng Việt Nam vẫn là loại hình cho vay chủ yếu của ngân hàng - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
h ìn bảng trên ta thấy cho vay bằng đồng Việt Nam vẫn là loại hình cho vay chủ yếu của ngân hàng (Trang 29)
Bảng 2.8:  Kế hoạch dư nợ bình quân năm 2007 - Nguồn gốc ra đời và sự phát triển của quan hệ tín dụng.doc
Bảng 2.8 Kế hoạch dư nợ bình quân năm 2007 (Trang 29)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w