Hưng Đạo
Nhìn chung, tình hình cho vay đối với các DNNVV trong những năm qua luôn tiến triển tốt. Về mặt cơ cấu dư nợ, ngân hàng tiếp tục dành nhiều sự quan tâm hỗ trợ vốn cho khu vực DNNVV, xem đây là hệ khách hàng truyền thống và đầy tiềm năng. Tỷ trọng của thành phần kinh tế này chiếm chủ yếu trong cơ cấu cho vay của ngân hàng, dư nợ thành phần kinh tế cá thể chiếm khoảng 45%, công ty cổ phần, công ty TNHH và DNTN chiếm 48,3% tổng dư nợ. Đối với cho vay tiêu dùng, cho vay bất động sản mặc dù là lĩnh vực tiềm năng, tuy nhiên do những hạn chế về khung pháp lý và khó khăn về kiểm soát rủi ro nên dư nợ của hai món cho vay này còn thấp. Thực tế nhu cầu về bất động sản, mua nhà ở của người dân ngày càng cao, Sacombank – CN Hưng Đạo luôn tích cực tìm biện pháp đẩy mạnh và phát triển lĩnh vực này.
Nguồn vốn huy động qua các năm đều tăng tạo ra nguồn dự trữ vốn ổn định hỗ trợ tích cực cho hoạt động cho vay. Bên cạnh đó, ban lãnh đạo ngân hàng luôn giám sát, chỉ đạo hoạt động tín dụng một cách kịp thời và thích hợp, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng không ngừng giảm xuống đồng thời tổng dư nợ cho vay tăng lên đáng kể.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, hoạt động tín dụng đối với các DNNVV tại chi nhánh Hưng Đạo còn một số mặt tồn tại như sau:
Thứ nhất, tình trạng thông tin bất cân xứng: Ngân hàng chưa năm bắt được
hết những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về các DNNVV. Số lượng các DNNVV tại Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay chiếm khoảng 25% tổng số doanh nghiệp thuộc loại hình doanh nghiệp này trong cả nước, tương đương với khoảng hơn 30 000 doanh
nghiệp hoạt động trong mọi lĩnh vực, ngành nghề. Chính vì vậy, việc xem xét, thẩm tra mức độ chính xác đối với những thông tin trong hồ sơ của khách hàng đến vay vốn là tương đối khó khăn. Điều này có thể tạo ra những khoản rủi ro lớn cho loại hình tín dụng đối với các DNNVV.
Thứ hai, chi phí giao dịch cao: Hầu hết các khoản tín dụng của các DNNVV
thường có quy mô tương đối nhỏ. Nhưng ngược lại, số lượng các khoản vay lại tương đối nhiều từ các doanh nghiệp khác nhau. Ngân hàng vẫn phải tốn chi phí để thẩm định hồ sơ vay, thẩm định tài sản, chi phí kiểm tra, theo dõi…do đó đẩy chi phí lên cao.
Thứ ba, chất lượng hoạt động của các DNNVV còn khá yếu: Hầu hết các
DNNVV có quy mô hoạt động tương đối nhỏ, các dự án sản xuất kinh doanh còn sơ sài và không rõ ràng gây khó khăn cho các CBTD trong việc phân tích, thẩm định hồ sơ vay, điều này có thể dẫn đến những rủi ro nghiêm trọng trong việc cấp tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này.
Thứ tư, vấn đề về nợ quá hạn và tài sản đảm bảo tiền vay: Nợ quá hạn của
các DNNVV chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng số nợ quá hạn của toàn chi nhánh. Việc thu hồi những khoản nợ này khá khó khăn do số lượng các DNNVV quan hệ với ngân hàng tương đối lớn và hầu hết các doanh nghiệp này đều mới thành lập, hiệu quả hoạt động chưa cao, khả năng thanh khoản thấp. Hơn nữa, quá trình thu hồi nợ đối với những khoản vay của những doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh bị thua lỗ chưa có sự hỗ trợ tích cực từ các cơ quan có thẩm quyền. Tài sản đảm bảo tiền vay của các DNNVV hầu hết là giá trị nhà xưởng, giá trị quyền sử dụng đất nhưng việc đấu giá, thanh lý giá trị của những tài sản này lại gặp nhiều vướng mắc. Mặc dù đã có nghị định 85/2002/NĐ-CP quy định về đảm bảo tiền vay nhưng vẫn chưa có văn bản hướng dẫn thi hành. Vấn đề này có thể ảnh hưởng không tốt đến mục tiêu mở rộng quan hệ tín dụng của chi nhánh với các DNNVV.
Thứ năm, sự mất cân đối giữa tỷ trọng cho vay trung và dài hạn với tỷ trọng nguồn vốn huy động trung và dài hạn: Bên cạnh những hiệu quả đạt được từ hoạt động tín dụng, ngân hàng nên quan tâm đến việc cân đối cơ cấu dư nợ cho vay trung và dài hạn với nguồn vốn huy động trung và dài hạn. Trong phần trình bày ở trên
ta thấy nhu cầu vay trung và dài hạn lại lớn hơn so với nguồn vốn huy động từ loại hình này. Do đó, ngân hàng cần chú trọng đến hoạt động cho vay nhiều hơn nữa, đặc biệt là mảng cho vay trung và dài hạn.