Nguyên nhân.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI Chi NHÁNH NHNN & PTNT HÀ NỘI (Trang 40)

Nhân tố chủ quan

Chiến lược kinh doanh chưa chú trọng phát triển cho vay tiêu dùng:

Tín dụng của chi nhánh chủ yếu chú trọng đến cho vay đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và các hộ sản xuất mà ít chú trọng thị trường cho vay tiêu dùng.

Chi nhánh ngân hàng chú trọng đến các khách hàng mục tiêu là các công ty, doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Các khoản cho vay đối với các công ty, doanh nghiệp thường rất lớn, gấp nhiều lần so với các khoản cho

vay tiêu dùng. Mặt khác, xem xét dưới góc độ ngân hàng, cho vay tiêu dùng phát sinh nhiều nhiều chi phí hơn cho vay kinh doanh và rủi ro là cao nhất đối trong hoạt động tín dụng. Đó chính là lý do khiến cho ngân hàng còn thận trọng khi cho vay. Nhưng trên thực tế, lợi nhuận thu được từ các khoản cho vay tiêu dùng là rất cao, thường cao hơn các loại cho vay theo các loại hình khác của ngân hàng. Nếu quy mô hoạt động cho vay tiêu dùng lớn thì chi phí bình quân mỗi món vay sẽ nhỏ và lợi nhuận thu được sẽ rất lớn. Với các công ty, doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng theo mối quan hệ lâu dài, việc tìm kiếm khách hàng mới sẽ gặp khó khăn hơn. Với việc đa dạng, cải tiến sản phẩm cho vay nhằm thu hút nhiều khách hàng, thị trường cho vay tiêu dùng chính là mục tiêu nhắm đến của nhiều khách hàng . Vì vậy đây là thị trường rất nhiều tiềm năng và không nên bỏ ngỏ của chi nhánh.

Sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.

Chi nhánh đã đưa ra nhiều hình thức cho vay tiêu dùng như : sửa chữa nhà cửa, xây nhà, mua nhà; mua đồ dùng lâu bền, cho vay đi xuất khẩu lao động, còn nhiều hình thức cho vay tiêu dùng chưa được áp dụng…. Tuy nhiên, các sản phẩm này ít hấp dẫn đối với khách hàng.

Thứ nhất, thời hạn cho vay tiêu dùng chưa đủ dài.

Nếu như quan niệm chi tiêu truyền thống trước đây là tích luỹ đủ tiền rồi mới mua sắm thì trong xã hội ngày nay, rất nhiều người có thu nhập khá và ổn định đều muốn cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của mình chứ không muốn chờ thời gian tích luỹ. Tuy nhiên các khoản cho vay tiêu dùng của chi nhánh có thời hạn chưa phù hợp. Thời hạn dài nhất đối với cho vay mua nhà cũng chỉ có 5 năm.” An cư mới lạc nghiệp”. Song giá bất động sản ở Hà Nội được đánh giá là cao nhất cả nước, một căn hộ chung cư giá khoảng 1 tỷ đồng, ngay cả đối với những hộ gia đình trẻ có thu nhập cao 10

triệu/ tháng tức 120 triệu / năm dù có nhu cầu vay vốn cũng không có khả năng trả nợ vỉ thời hạn quá ngắn.

Thứ hai, hình thức cho vay tiêu dùng chưa đa dạng.

Sản phẩm cho vay tiêu dùng của chi nhánh chỉ dừng dưới hình thức cho vay có bảo đảm bằng tài sản. Ở nhiều ngân hàng cổ phần đã triển khai nhiều hình thức cho vay không bảo đảm bằng tài sản, cho vay bảo đảm bằng tài sản hình thành từ tiền vay…

Thứ ba, lãi suất cho vay chưa linh hoạt.

Lãi suất cho vay tiêu dùng luôn cao hơn so với lãi suất cho vay cho sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên, người tiêu dùng luôn đặt vấn đề thoả mãn lên hàng đầu, họ sẵn sàng chấp nhận mức giá cao. Song khi các ngân hàng đồng loạt hướng phát triển cho vay tiêu dùng thì lãi suất một phần nào đó quyết định hành động vay của khách hàng. Họ sẽ có sự so sánh lãi suất cho vay giữa các ngân hàng để lựa chọn ngân hàng có mức lãi suất có lợi cho họ. Vì vậy, việc áp dụng mức lãi suất giống nhau trong cùng thời hạn của các đối tượng khác nhau sẽ không hấp dẫn được khách hàng và từ đó ảnh hưởng đến doanh số cho vay tiêu dùng.

Khách hàng đến với chi nhánh chưa nhận được nhiều tiện ích khác từ các dịch vụ cho vay tiêu dùng. Mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chỉ dừng lại ở việc vay tiền, định kỳ trả nợ và thanh lý hợp đồng. Đây là hạn chế rất lớn đối với việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng cũng như để giữ chân khách hàng.

Trình độ và nghiệp vụ của cán bộ tín dụng còn hạn chế:

Cán bộ tín dụng là nhân tố đầu tiên và quan trọng nhất quyết định đến chất lượng các khoản cho vay. Cán bộ tín dụng của chi nhánh đều là những người năng động, nhiệt tình, ham hiểu biết và có trách nhiệm nghề nghiệp cao. Bản thân mỗi cán bộ tín dụng không ngừng nỗ lực nâng cao trình độ và

kỹ năng đặc biệt trong thẩm định và quản lý các món vay, đảm bảo chất lượng tín dụng. Tuy nhiên, kỹ năng mà cán bộ tín dụng còn thiếu là khả năng tiếp thị sản phẩm ngân hàng. Mặt khác, hiện nay đa số các khoản tín dụng cho vay tiêu dùng dựa vào tín chấp tiền lương, tiền lương vừa phải bảo đảm chi trả cho nhu cuộc sống hàng ngày vừa để thực hiện trả nợ,do đó khi thực hiện cho vay, tâm lý cán bộ tín dụng e dè, nhiều khi làm thời gian cho vay kéo dài, tạo phiền hà cho người đi vay. Bản thân mỗi cán bộ tín dụng vừa phải thực hiện cho vay kinh doanh và cho vay tiêu dùng. Điều này bắt buộc mỗi cán bộ tín dụng phải am hiểu biết cả về lĩnh vực kinh doanh và thị trường tiêu dùng. Việc quản lý một số lượng lớn các hồ sơ trên các lĩnh vực khác nhau, cũng như việc nắm bắt sự biến động trên mỗi lĩnh vực này để đưa ra quyết định cho vay chính xác thật sự là gánh nặng đối với cán bộ tín dụng, nhất là trong thời điểm hiện tại. Sự không chuyên môn hoá làm ảnh hưởng đến chất lượng của các khoản cho vay của chi nhánh.

Chiến lược Marketting có hiệu quả chưa cao, không đạt được hiệu quả như ý muốn đối với mở rộng cho vay tiêu dùng của chi nhánh.

Cho vay tiêu dùng là một hình thức khá mới mẻ và chỉ thực sự phát triển trong thời gian gần đây. Đối tượng hướng tới là những khách hàng cá nhân, những người có nhu cầu song ít có hiểu biết về dịch vụ ngân hàng và luôn mang tâm lý e ngại khi đến ngân hàng.Vì vậy, một chiến lược Marketing hướng tới khách hàng là hết sức cần thiết. Marketing không chỉ trong lĩnh vực quảng bá sản phẩm cho vay tiêu dùng, mà còn tìm hiểu nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng nhằm đề ra chiến lược thu hút khách hàng, cũng như phát triển sản phẩm mới. Tuy nhiên chỉ có những ngân hàng thương mại cổ phần là thực sự chú trọng và đạt hiệu quả đối với các sản phẩm cho vay tiêu dùng. Đối với các ngân hàng thương mại nhà nước, quá trình tiếp thị hình ảnh sản phẩm cho vay tiêu dùng đến công

chúng chưa đạt hiệu quả như ý muốn. Các hoạt động tiếp thị chỉ dừng ở mức độ tiếp thị hình ảnh chung chung của ngân hàng chứ chưa có giới thiệu cụ thể sản phẩm. Martketing chỉ chủ yếu thông qua hình thức quảng cáo, nhiều công cụ khác ít được sử dụng : các hình thức PR, khuyến mại,bán hàng, Marketting trực tiếp… Việc nghiên cứu đưa ra thị trường sản phẩm cho vay tiêu dùng có nét khác biệt so với ngân hàng khác là rất ít

Với lợi thế là một ngân hàng có truyền thống, có mạng lưới chi nhánh rộng khắp trải dài trên địa bàn, cũng như các mối quan hệ bền vững với các doanh nghiệp, ngân hàng nên đẩy mạnh các hoạt động Marketing.

Công tác thông tin khách hàng còn yếu kém.

Hiện nay, ở nước ta có Trung tâm thông tin tín dụng ngân hàng Nhà nước ( CIC) là đơn vị duy nhất theo dõi lịch sử tín dụng của các cá nhân và doanh nghiệp vay vốn các Công ty tài chính và Tổ chức tín dụng. Nhưng khả năng cập nhật của CIC còn kém, nhiều khách hàng đã có dư nợ tại tổ chức tín dụng khác nhưng không được cập nhật trong hệ thống CIC dẫn đến TCTD thiếu thông tin khi ra quyết định cho vay, hoặc sẽ dẫn đến cho vay chồng chéo trong khi khách hàng không đủ khả năng trả nợ.

Nhân tố khách quan

Chưa có văn bản pháp lý hướng dẫn cụ thể cho vay tiêu dùng : Pháp luật Việt Nam hiện chưa có quy định cụ thể nào đối với cho vay tiêu dùng mà mới chỉ tạo ra cơ sở pháp lý ban đầu cho hoạt động cho vay tiêu dùng tại các NHTM, tuy nhiên còn rất khái quát, chung chung

Một bộ phận dân cư vẫn còn tâm lý e ngại đối với các sản phẩm cho vay của ngân hàng : Tâm lý của người dân là một trong những nhân tố đặc biệt quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động cho vay nói chung và đặc biệt là cho vay tiêu dùng. Mặc dù có sự chuyển biến tích cực trong thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nhưng người dân vẫn còn e ngại khi tiếp

cận với dịch vụ của ngân hàng. Dân chúng có thói quen tiết kiệm rồi mới tiêu dùng. Khi đi vay ngân hàng, họ cảm thấy họ là một con nợ và mang nặng tâm lý gánh nghĩa vụ phải trả nợ. Điều này làm ảnh hưởng đến hoạt động cho vay tiêu dùng

Sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ cạnh tranh: Hiện nay có rất nhiều ngân hàng cổ phần, các tổ chức tín dụng và ngân hàng liên doanh nước ngoài hoạt động tạo nên sự cạnh tranh gay gắt. Đặc biệt các ngân hàng thương mại cổ phần rất chú trọng đối với mở rộng cho vay tiêu dùng với nhiều sản phẩm đa dạng phục vụ cho người tiêu dùng. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến doanh số cho vay tiêu dùng của chi.

Môi trường kinh doanh có nhiều biến động : Một năm qua, nền kinh tế có sự biến động lớn. Lạm phát gia tăng, giá cả tăng cao gây tâm lý lo ngại trong dân chúng. Chính sách kiềm chế lạm phát của nhà nước như tăng dự trữ bắt buộc, bắt các ngân hàng thương mại mua tín phiếu kho bạc đã làm các ngân hàng thương mại gia tăng lãi suất huy động tiền gửi và vô hình chung đẩy lãi suất cho vay lên cao. Điều này gây tâm lý e ngại vay ngân hàng trong lòng dân chúng và từ đó làm cho mở rộng cho vay tiêu dùng gặp nhiều khó khăn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI Chi NHÁNH NHNN & PTNT HÀ NỘI (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w