Phần I: Khái quát lịch sử ra đời và sự phát triển của Gia Định Báo 1. Lịch sử ra đời của Gia Định Báo 1.1 Nguyên nhân ra đời Có thể nói trong thời kỳ đầu tiên của chế độ thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ, một trong những công cụ được sử dụng sớm nhất là báo chí. Đầu năm 1862, khi hòa ước Nhâm Tuất (5.6.1862) công nhận quyền thống trị của Pháp tại Sài Gòn và ba tỉnh miền Đông Nam Kỳ chưa ra đời thì họ đã phát hành tờ công báo bằng tiếng Pháp đầu tiên có tên là Bulletin officiel de I’expédition de Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo: BOEC). Trang đầu của tờ báo nêu rõ: “Tờ Nam Kỳ viễn chinh công báo đăng những văn kiện chính của ông Tổng tư lệnh sẽ phát hành mỗi tuần một lần; nó bao gồm các nghị định, quyết định và thông cáo có liên quan đến các giới chức dân sự và quân sự và cư dân nước ngoài thuộc lục địa Châu Á sống tại Nam Kỳ, trong những tỉnh đặt dưới thẩm quyền của nước Pháp. Các quảng cáo và lời rao thương mại được đăng ở một trang riêng kèm theo tờ công báo…” Cuối trang, chính quyền thực dân cũng thông báo cả việc phát hành song song một tờ Bulletin des Communes (Làng xã công báo) in bằng chữ Hoa, cũng với mục đích tương tự. Ngày 1.1.1864, Pháp cho ra đời tờ Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín). Báo ra nửa tháng một kỳ, nội dung gần gũi với báo chí đời thường hơn, vì ngoài phần công vụ, còn có các mục nghị luận, khảo cứu, quảng cáo… Cũng trong năm 1864, một cơ quan quan trọng được thành lập có tên Direction de I’ Intérieur (Nha nội vụ) cũng có chức năng như tờ BOCF nhưng trong một tấm mức hạn hẹp hơn. Những điều kể trên cho thấy, chỉ trong chưa đầy 5 năm nắm quyền thống trị phân nửa lãnh thổ Nam Kỳ, sau khi cho ra đời đủ loại báo bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hoa thì việc thực dân Pháp phát hành một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ là một biện pháp tất yếu nhằm kiện toàn bộ máy cai trị của họ. Và Gia Định Báo đã góp mặt vào sinh hoạt báo chí những năm đầu Pháp thuộc trong bối cảnh như thế. 1.2 Lịch sử ra đời Gia Định Báo Khi Kerguda sang làm Thống Đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine) đã có lời mời cụ Trương Vĩnh Ký ra làm quan, nhưng cụ từ chối và xin lập một tờ báo quốc ngữ mang tên là Gia Định Báo. Lời yêu cầu của cụ được chấp thuận và Nghị định cho phép xuất bản được ký ngày 1/4/1865, nhưng không phải ký cho cụ Trương Vĩnh Ký mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux (một viên thông ngôn làm ở Soái phủ Nam Kỳ). Và phải đến ngày 16/9/1869 mới có Nghị định của Chuẩn đô đốc Marie Gustave Hector Ohier ký giao hẳn tờ Gia Định Báo cho cụ Trương Vĩnh Ký đứng làm chủ biên (Quyết định số 189: “Quyết định: Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định Báo được giao phó cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư cách là chánh tổng tài của tờ này, sẽ được lãnh một khoản lương hàng năm là 3000 đồng quan Pháp. Tờ báo tiếp tục ra mỗi tuần. Nó sẽ được chia ra làm hai phần: một phần chính thức gồm các văn kiện, quyết định của ông Thống đốc và nhà cầm quyền với tài liệu bằng tiếng Pháp do Nhà Nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ; phần khác, không chính thức, sẽ gồm có những bài viết bổ ích và vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự…để có thể đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đến. Trước khi phát hành, việc trao đổi sẽ thực hiện tại Nha Nội vụ. Giám Đốc Nha Nộ vụ lãnh thi hành quyết định này: Quyết định sẽ được vào sổ và phổ biến ở những nơi xét thấy cần thiết”- Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn). Qua sự việc này thì Gia Định Báo được coi là tờ báo tiếng Việt đầu tiên của nước ta. 1.3 Ngày phát hành số báo đầu tiên Chi tiết về số báo đầu tiên của Gia Định báo được phát hành có nhiều thông tin trái ngược nhau. Có tác giả như cụ Đào Trinh Nhất (tự Quán Chi, là nhà văn, nhà báo Việt Nam của thế kỷ 20, cụ cộng tác cho các tờ báo như: Phụ nữ tân văn, Công luận, Thần chung, Tân Văn, Việt nam, Điễn tin, và làm chủ bút báo Ðuốc Nhà Nam) thì cho rằng số đầu tiên được ấn hành năm 1867, một số tác giả và nhà nghiên cứu khác lại cho rằng ngày 1/4/1865 mới là đúng, và gần đây nhất thì có người đưa ra giả thuyết, vẫn là giả thuyết thôi vì chưa có gì xác minh rõ ràng là sự thật nằm ở đâu, là ngày 15/4/1865. Tuy nhiên nếu xét cho kỹ thì giả thuyết 1867 là hoàn toàn không thích đáng, còn ngày 1/4/1865 thì cũng không hợp lý vì ít có khả năng ngày ký giấy phép lại cũng là ngày phát hành tờ báo, không thể in báo trước rồi mới xin phép; do đó, ngày phát hành số 1 của Gia Định Báo hợp lý nhất là ngày 15-4-1865. Tuy nhiên, thông tin về ngày xuất bản số báo đầu tiên vẫn còn nhiều tranh cãi. Chi tiết này cũng gây hoang mang cho giới nghiên cứu trong một thời gian dài. Vào thập niên 1940, học giả Đào Trinh Nhất trong bài “Thử tìm long mạch của tờ báo ta” đăng trên tờ Trung Bắc chủ nhật (1942) cho rằng số Gia Định Báo đầu tiên phát hành năm 1867. Mộ số tác giả khác cho là ngày 1.4.1865, nhưng không ai viện dẫn được một chứng cứ cụ thể nào về thời điểm có liên quan. Điều này cũng dễ hiểu, vì từ ngay thập niên 1960, tại Thư viện quốc gia Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TPHCM) chỉ còn lưu trữ các số báo từ thập niên 1880 trở đi, căn cứ vào dòng chữ in “năm thứ 16” trên trang đầu một số báo phát hành năm 1880 nhiều người trừ lùi thời gian để có con số 1865. Đến nay, hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận sự ra đời số Gia Định Báo đầu tiên là vào ngày 15/4/1865, căn cứ vào chứng liệu duy nhất tìm thấy là một văn thư đề ngày 9/5/1865 do Thống đốc Nam Kỳ G.Roze gửi cho Bộ trưởng Bộ Hải quân và thuộc địa Pháp, trong đó có nhắc đến việc tờ Gia Định Báo “phát hành vào ngày 15 tháng 4 vừa qua…”(theo Huỳnh Văn Tòng – Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Nhà xuất bản TPHCM, trang 59, 60). Tác giả Huỳnh Văn Tòng cũng tìm thấy tờ Gia Định Báo số 4 phát hành vào 15/7/1865 tại trường Sinh ngữ Đông phương, Paris (Pháp); điều này phủ nhận thời điểm do học giả Đào Trinh Nhất đưa ra (1867) vào năm 1942. Từ những cứ liệu trên, các nhà nghiên cứu đã thống nhất Gia Định Báo ra đời ngày 15 tháng 4 năm 1865. 1.4 Gia Định Báo tồn tại trong bao lâu? Trong các tài liệu nghiên cứu phổ biến trước năm 1974, chi tiết này hoặc được đưa vào sự dự đoán của các học giả, hoặc không được nhắc đến. Căn cứ vào những số báo còn lưu trữ trong thư viện và năm mất của học giả Trương Vĩnh Ký, một vài tác giả trong đó có nhà báo Nguyễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Như) trên tạp chí Bách Khoa xuất bản vào tháng 1/1966, suy đoán tờ báo đình bản vào năm 1897. Tập “Mục lục báo chí Việt ngữ trong 100 năm (1865-1965)” của Lê Ngọc Trụ cũng ghi thời gian tồn tại của Gia Định Báo là 1865-1897. Đến thập niên 1970, các số Gia Định Báo phát hành vào năm 1909 do Huỳnh Văn Tòng tìm được tại Pháp đã phủ nhận chi tiết sai lạc trên. Tháng 10 năm 1974 trên giai phẩm Bách Khoa số 416 (trang 73-74) đã công bố một chi tiết tìm thấy trong một vài kiện in trên Tập san hành chánh Nam Kỳ năm 1909, trang 3464. Đó là nghị định ngày 21/9/1909 của Thống đốc Nam Kỳ Guorbeil ấn định ngày chính thức đình bản của Gia Định Báo là 1/1/1910. Theo nhà nghiên cứu Lê Nguyễn nhắc lại một cứ liệu xác định Gia Định Báo tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm 1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910. Như vậy có thể xác định thời gian tồn tại của Gia Định Báo là 44 năm từ 15.4.1865 đến 31.12.1909. 2. Tiến trình phát triển của Gia Định Báo
Trang 1Phần I: Khái quát lịch sử ra đời và sự phát triển của Gia Định Báo
1 Lịch sử ra đời của Gia Định Báo
1.1 Nguyên nhân ra đời
Có thể nói trong thời kỳ đầu tiên của chế độ thuộc địa Pháp tại Nam Kỳ, một trongnhững công cụ được sử dụng sớm nhất là báo chí Đầu năm 1862, khi hòa ước NhâmTuất (5.6.1862) công nhận quyền thống trị của Pháp tại Sài Gòn và ba tỉnh miền ĐôngNam Kỳ chưa ra đời thì họ đã phát hành tờ công báo bằng tiếng Pháp đầu tiên có tên
là Bulletin officiel de I’expédition de Cochinchine (Nam Kỳ viễn chinh công báo:
BOEC) Trang đầu của tờ báo nêu rõ: “Tờ Nam Kỳ viễn chinh công báo đăng những
văn kiện chính của ông Tổng tư lệnh sẽ phát hành mỗi tuần một lần; nó bao gồm các nghị định, quyết định và thông cáo có liên quan đến các giới chức dân sự và quân sự
và cư dân nước ngoài thuộc lục địa Châu Á sống tại Nam Kỳ, trong những tỉnh đặt dưới thẩm quyền của nước Pháp Các quảng cáo và lời rao thương mại được đăng ở một trang riêng kèm theo tờ công báo…”
Cuối trang, chính quyền thực dân cũng thông báo cả việc phát hành song song một
tờ Bulletin des Communes (Làng xã công báo) in bằng chữ Hoa, cũng với mục đích tương tự Ngày 1.1.1864, Pháp cho ra đời tờ Courrier de Saigon (Sài Gòn thư tín).
Báo ra nửa tháng một kỳ, nội dung gần gũi với báo chí đời thường hơn, vì ngoài phầncông vụ, còn có các mục nghị luận, khảo cứu, quảng cáo… Cũng trong năm 1864,
một cơ quan quan trọng được thành lập có tên Direction de I’ Intérieur (Nha nội vụ)
cũng có chức năng như tờ BOCF nhưng trong một tấm mức hạn hẹp hơn Những điều
kể trên cho thấy, chỉ trong chưa đầy 5 năm nắm quyền thống trị phân nửa lãnh thổNam Kỳ, sau khi cho ra đời đủ loại báo bằng cả tiếng Pháp lẫn tiếng Hoa thì việc thựcdân Pháp phát hành một tờ báo bằng chữ Quốc ngữ là một biện pháp tất yếu nhằmkiện toàn bộ máy cai trị của họ Và Gia Định Báo đã góp mặt vào sinh hoạt báo chínhững năm đầu Pháp thuộc trong bối cảnh như thế
1.2 Lịch sử ra đời Gia Định Báo
Khi Kerguda sang làm Thống Đốc Nam Kỳ (Gouverneur de la Cochinchine)
đã có lời mời cụ Trương Vĩnh Ký ra làm quan, nhưng cụ từ chối và xin lập một tờ báoquốc ngữ mang tên là Gia Định Báo Lời yêu cầu của cụ được chấp thuận và Nghịđịnh cho phép xuất bản được ký ngày 1/4/1865, nhưng không phải ký cho cụ TrươngVĩnh Ký mà lại ký cho một người Pháp tên là Ernest Potteaux (một viên thông ngônlàm ở Soái phủ Nam Kỳ) Và phải đến ngày 16/9/1869 mới có Nghị định của Chuẩn
đô đốc Marie Gustave Hector Ohier ký giao hẳn tờ Gia Định Báo cho cụ Trương Vĩnh
Ký đứng làm chủ biên (Quyết định số 189:
“Quyết định:
Kể từ hôm nay, việc biên tập tờ Gia Định Báo được giao phó cho ông Pétrus Trương Vĩnh Ký, người với tư cách là chánh tổng tài của tờ này, sẽ được lãnh một khoản lương hàng năm là 3000 đồng quan Pháp Tờ báo tiếp tục ra mỗi tuần Nó sẽ được chia ra làm hai phần: một phần chính thức gồm các văn kiện, quyết định của ông Thống đốc và nhà cầm quyền với tài liệu bằng tiếng Pháp do Nhà Nội vụ cung cấp và được ông Trương Vĩnh Ký dịch ra chữ Quốc ngữ; phần khác, không chính thức, sẽ gồm có những bài viết bổ ích và vui về những đề tài lịch sử, những sự kiện về luân lý, thời sự…để có thể đọc được trong các trường học bản xứ và khiến cho công chúng Việt Nam quan tâm đến Trước khi phát hành, việc trao đổi sẽ thực hiện tại
Trang 2Nha Nội vụ Giám Đốc Nha Nộ vụ lãnh thi hành quyết định này: Quyết định sẽ được vào sổ và phổ biến ở những nơi xét thấy cần thiết”- Theo nhà nghiên cứu Lê
Nguyễn) Qua sự việc này thì Gia Định Báo được coi là tờ báo tiếng Việt đầu tiên củanước ta
1.3 Ngày phát hành số báo đầu tiên
Chi tiết về số báo đầu tiên của Gia Định báo được phát hành có nhiều thông tin tráingược nhau Có tác giả như cụ Đào Trinh Nhất (tự Quán Chi, là nhà văn, nhà báo Việt
Nam của thế kỷ 20, cụ cộng tác cho các tờ báo như: Phụ nữ tân văn, Công luận, Thần
chung, Tân Văn, Việt nam, Điễn tin, và làm chủ bút báo Ðuốc Nhà Nam) thì cho rằng
số đầu tiên được ấn hành năm 1867, một số tác giả và nhà nghiên cứu khác lại chorằng ngày 1/4/1865 mới là đúng, và gần đây nhất thì có người đưa ra giả thuyết, vẫn
là giả thuyết thôi vì chưa có gì xác minh rõ ràng là sự thật nằm ở đâu, là ngày15/4/1865 Tuy nhiên nếu xét cho kỹ thì giả thuyết 1867 là hoàn toàn không thíchđáng, còn ngày 1/4/1865 thì cũng không hợp lý vì ít có khả năng ngày ký giấy phéplại cũng là ngày phát hành tờ báo, không thể in báo trước rồi mới xin phép; do đó,ngày phát hành số 1 của Gia Định Báo hợp lý nhất là ngày 15-4-1865 Tuy nhiên,thông tin về ngày xuất bản số báo đầu tiên vẫn còn nhiều tranh cãi Chi tiết này cũnggây hoang mang cho giới nghiên cứu trong một thời gian dài Vào thập niên 1940, họcgiả Đào Trinh Nhất trong bài “Thử tìm long mạch của tờ báo ta” đăng trên tờ TrungBắc chủ nhật (1942) cho rằng số Gia Định Báo đầu tiên phát hành năm 1867 Mộ sốtác giả khác cho là ngày 1.4.1865, nhưng không ai viện dẫn được một chứng cứ cụ thểnào về thời điểm có liên quan Điều này cũng dễ hiểu, vì từ ngay thập niên 1960, tạiThư viện quốc gia Sài Gòn (nay là Thư viện Tổng hợp TPHCM) chỉ còn lưu trữ các
số báo từ thập niên 1880 trở đi, căn cứ vào dòng chữ in “năm thứ 16” trên trang đầumột số báo phát hành năm 1880 nhiều người trừ lùi thời gian để có con số 1865 Đếnnay, hầu hết các nhà nghiên cứu chấp nhận sự ra đời số Gia Định Báo đầu tiên là vàongày 15/4/1865, căn cứ vào chứng liệu duy nhất tìm thấy là một văn thư đề ngày9/5/1865 do Thống đốc Nam Kỳ G.Roze gửi cho Bộ trưởng Bộ Hải quân và thuộc địa
Pháp, trong đó có nhắc đến việc tờ Gia Định Báo “phát hành vào ngày 15 tháng 4
vừa qua…”(theo Huỳnh Văn Tòng – Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, Nhà
xuất bản TPHCM, trang 59, 60) Tác giả Huỳnh Văn Tòng cũng tìm thấy tờ Gia ĐịnhBáo số 4 phát hành vào 15/7/1865 tại trường Sinh ngữ Đông phương, Paris (Pháp);điều này phủ nhận thời điểm do học giả Đào Trinh Nhất đưa ra (1867) vào năm 1942
Từ những cứ liệu trên, các nhà nghiên cứu đã thống nhất Gia Định Báo ra đời ngày 15tháng 4 năm 1865
1.4 Gia Định Báo tồn tại trong bao lâu?
Trong các tài liệu nghiên cứu phổ biến trước năm 1974, chi tiết này hoặc được đưavào sự dự đoán của các học giả, hoặc không được nhắc đến Căn cứ vào những số báocòn lưu trữ trong thư viện và năm mất của học giả Trương Vĩnh Ký, một vài tác giảtrong đó có nhà báo Nguyễn Ngu Í (Nguyễn Hữu Như) trên tạp chí Bách Khoa xuấtbản vào tháng 1/1966, suy đoán tờ báo đình bản vào năm 1897 Tập “Mục lục báo chíViệt ngữ trong 100 năm (1865-1965)” của Lê Ngọc Trụ cũng ghi thời gian tồn tại củaGia Định Báo là 1865-1897 Đến thập niên 1970, các số Gia Định Báo phát hành vàonăm 1909 do Huỳnh Văn Tòng tìm được tại Pháp đã phủ nhận chi tiết sai lạc trên.Tháng 10 năm 1974 trên giai phẩm Bách Khoa số 416 (trang 73-74) đã công bố một
Trang 3chi tiết tìm thấy trong một vài kiện in trên Tập san hành chánh Nam Kỳ năm 1909,trang 3464 Đó là nghị định ngày 21/9/1909 của Thống đốc Nam Kỳ Guorbeil ấn địnhngày chính thức đình bản của Gia Định Báo là 1/1/1910 Theo nhà nghiên cứu LêNguyễn nhắc lại một cứ liệu xác định Gia Định Báo tồn tại đến ngày 31 tháng 12 năm
1909 (44 năm), và chính thức đình bản vào 1 tháng 1 năm 1910
Như vậy có thể xác định thời gian tồn tại của Gia Định Báo là 44 năm từ 15.4.1865đến 31.12.1909
2 Tiến trình phát triển của Gia Định Báo
“Trong tháng này sẽ ra số thứ nhất một tờ báo in bằng tiếng An nam thông
thường Dưới hình thức thu hẹp ấn bản sẽ gồm các tin tức ở thuộc địa, giá cả nhiều loại hàng và một vài ý niệm hữu ích cho người bản xứ Tờ báo sẽ ra hằng tháng và sẽ phát không trong các trường học để học sinh khá trong các làng mạc có thể đọc
được…”
Lời rao xuất bản của Gia Định Báo được đăng ngày 5/4/1865 trong số 7 tờCourrier de Saigon đã đánh dấu sự ra đời của nền báo chí Việt Nam Thời gian đầu,báo ra mỗi tháng một kỳ, 4 trang, khổ 32x25(cm) Trên đầu trang nhất, tên Gia Định
Báo được in bằng chữ Hán, bên dưới có ghi “Tờ báo này mỗi tháng Tây cứ ngày rằm
in ra một lần ai muốn mua cả năm ‘phải trả 6 góc tư’ ” Sau đó, báo ra mỗi tháng 2 kỳ
và cuối cùng là phát hành hàng tuần vào thứ 3 Giá báo mỗi năm 20 quan, 6 tháng 10
quan, 3 tháng 5 quan, “ai muốn mua thì cứ đến dinh quan Thượng lại” Đến ngày
2/6/1900 thì chữ Gia Định Báo bằng tiếng Hán không còn nữa và được thay bằng chữPháp “République Francaise, Liberté – Egalité – Fraternité” Tiền mua báo được sửalại bằng đồng bạc thay cho đồng quan Pháp: 1 năm 8 đồng
Gia Định Báo xuất bản liên tục trong 32 năm (1865-1897) trong những năm cuốithì xuất bản rời rạc, gom thành một khối lượng thông tin cực kỳ phong phú Gia ĐịnhBáo dàn trải khắp thời kỳ Pháp xâm chiếm nước ta: miền Đông Nam Kỳ, miền TâyNam Kỳ, Bắc Kỳ, Trung kỳ Có thể đọc trongGia Định Báo tất cả những quyết định,luật lệ, thay đổi về chính trị, hành chính, tư pháp, giáo dục, văn hóa, kinh tế… chomọi tầng lớp sĩ nông công thương ở nước ta, từ hạ tầng cơ sở đến thượng tầng kiếntrúc
Từ tháng 4/1865 đến tháng 9/1869, dưới quyền điều hành của Ecnet Pốttô, GiaĐịnh Báo nặng về tính chất công báo, đăng công văn, nghị định, những văn kiệnchính thức của nhà cầm quyền Pháp và những bài nhằm phổ biến, giải thích các vănkiện chính thức của Phủ Tổng đốc Nam Kỳ Báo được lưu hành tận các xã thôn vì cáclàng buộc phải xuất công quỹ ra mua báo
Khuynh hướng của Gia Định Báo trong giai đoạn này phụ thuộc vào nhà cầmquyền chủ trương ra báo và người điều hành trực tiếp là người Pháp Năm 1869,Trương Vĩnh Ký đảm nhiệm Giám đốc Gia Định Báo thay cho E.Pốt-tô theo nghịđịnh của Đô đốc Ohier, chủ bút là Huỳnh Tịnh Của Từ khi Trương Vĩnh Ký làmGiám đốc, nội dung của Gia Định Báo phong phú, sinh động hẳn lên Ông đã chuyểnGia Định Báo từ một tờ báo theo thể thức công báo thành một tờ báo thông thường vàchủ trương “viết như nói thường”, chống viết theo lối cổ Ngoài việc báo phải đăngnhững công văn, nghị định của nhà cầm quyền, báo còn đăng những bài nghiên cứu
về lịch sử, thơ, truyện cổ…Đồng thời báo cổ động cho lối học mới, phát triển chữquốc ngữ, khuyến khích trí thức buổi giao thời viết báo, viết văn bằng chữ quốc ngữ
Trang 4Để cho nội dung báo phong phú và sinh động, Gia Định Báo tổ chức mạng lướicộng tác viên, thông tin viên ở các tỉnh để thu nhận tin tức mới, những chuyện lạ đểđăng báo Trong số báo ngày 8/4/1870, Chánh Tổng tài Trương Vĩnh Ký có viết bàigửi thông tin viên ở các tỉnh như sau:
“ Lời cùng các thầy thông ngôn, ký lục, giáo tập…đặng hay:
Nay việc làm Gia Định Báo tại Sài Gòn, ở một chỗ nên không có lẽ mà biết các việc mới lạ các nơi trong 6 tỉnh mà làm cho thiên hạ coi, nên xin các thầy cứ mỗi tuần hay nửa tháng phải viết những chuyện mình biết tại chỗ, tại xứ mình ở, như:
Ăn cướp, ăn trộm
Bệnh hoạn, tai nạn
Sự rủi ro, hùm tha, sấu bắt.
Cháy chợ, cháy nhà: mùa màng thế nào.
Tại sở nghề nào thạnh hơn…
Nói tắt một lời là những chuyện mới lạ đem vô nhựt trình cho người ta biết Viết rồi thì phải để mà gửi cho Gia Định Báo Chánh Tổng tài ở Chợ Quán.
Viết cho Gia Định Báo ngoài hai ông Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của lànhững người cộng tác cho báo ngay từ đầu, còn có các ông Trương Minh Ký, TônThọ Tường, Pô-luýt Lương, Pô-luýt Tôi…, người Pháp thì có Ec-nét Pốt-tô, Cút-tơPan-da (Cutte panjas), Xê-ghin (Séguin) Hầu hết những người viết cho Gia Định Báođều là công chức trong bộ máy chính quyền của thực dân Pháp, độc giả thời kỳ đầucũng chủ yếu là công chức, vì lúc bấy giờ ít người biết chữ quốc ngữ
Năm 1872, Thống đốc Nam Kỳ ký quyết định cho ông Trương Vĩnh Ký thôi giữchức Giám đốc Gia Định Báo, cử J.Bonet thay Ít lâu sau, E.Pốt-tô trở lại thay Bonet
Từ đó phương hướng biên tập của báo thay đổi, trở lại tính chất công báo như banđầu Sau đó đến Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Giàu, Diệp Văn Cương đảm nhiệmcương vị quản lý Gia Định Báo Sang đầu thế kỷ 20, năm 1909, Gia Định Báo khôngcòn tác dụng gì mấy trong việc thực hiện chính sách của thực dân Pháp nên báo đìnhbản sau 44 năm tồn tại
Phần II: Cơ cấu tổ chức của Gia Định Báo
1 Bộ máy quản lý của Gia Định Báo
Có nhiều nhà nghiên cứu đưa ra những quan điểm về người quản lý Gia Định Báo:
Tác giả Đoàn Thị Đỗ trong “Le Journal au Vietnam et les périodiques
Vietnamiens de 1865 à 1944” (Paris - 1958) xác định người kế nhiệm Trương Vĩnh
Ký chính là Huỳnh Tịnh Của (Báo chí Việt Nam từ khởi thủy đến 1945, trang 60)
Tác giả Nguyễn Q Thắng trong “ Tiến trình văn nghệ miền Nam” (Nxb Văn Học 1988) cũng khẳng định “…đến khi Trương Vĩnh Ký mất, Huỳnh Tịnh Của được cử
-làm chủ bút” (trang 264).
Theo tác giả Huỳnh Ái Tông, từ năm 1872, một người Pháp tên là J.Bonet được cửlàm Chánh tổng tài Gia Định Báo Chi tiết này phù hợp với hai trong những tư liệu dotác giả Phạm Long Điền sưu tập được liên quan đến hành trạng của học giả Trương
Vĩnh Ký Đó là “Thư của Trương Vĩnh Ký đề ngày 25.11.1873 gửi giám đốc Nha Nội
để xin cử nhiệm một chức duy nhất” và “Quyết định của thống soái Nam Kỳ đề ngày 29.11.1873 cử Trương Vĩnh Ký là giáo sư ngôn ngữ Đông phương với số lương hàng năm là 9.000 quan Pháp”
Trang 5Trong “Văn học Quốc ngữ ở Nam Kỳ 1865-1930” tác giả Bằng Giang cho rằng
Trương Minh Ký làm chủ bút Gia Định Báo từ năm 1881 đến 1897
Điều khó khăn là không như báo chí hiện nay, các số Gia Định Báo còn lưu trữ đềukhông ghi tên ban biên tập Trong nội dung số báo phát hành vào đầu thập niên 1880,người ta nhận thấy rằng ở phần Công vụ và Ngoài công vụ, các văn kiện hành chínhbằng chữ Pháp dịch ra chữ Quốc ngữ đều không có tên người dịch; chỉ riêng phầnThứ vụ ở cuối tờ báo , các bài viết của Trương Minh Ký và Emest Potteaux hay J.Bonet là có đề tên tác giả Mặt khác, các văn kiện bổ nhiệm Trương Vĩnh Ký và
Huỳnh Tịnh Của vào thời kỳ này chỉ ghi chức danh "Thầy dạy tiếng phương Đông" (TVK) hay "Phủ hạng nhứt" (HTC) chứ không ghi chức danh nào ở Gia Định Báo như
đã làm với Trương Vĩnh Ký vào năm 1869 (Nghị định số 210 ngày 27.9.1869 bổ
nhiệm ông làm nghị viên Hội đồng thành phố Sài Gòn ghi rõ ông là Giám đốc tờ Gia Định Báo) Những dữ liệu này cho phép tạm gạt bỏ giả thuyết Huỳnh Tịnh Của là
người kế nhiệm Trương Vĩnh Ký trong chức danh Chánh tổng tài Gia Định Báo, đồngthời có thể xác định là từ sau năm 1873, hai ông vẫn còn đảm trách phần dịch các vănkiện hành chánh trên tờ báo này, nhưng không với tư cách là Chánh tổng tài Giảthuyết Trương Minh Ký làm Chánh tổng tài từ năm 1881 đến 1897 của học giả BằngGiang là tương đối hợp lý hơn, vì trong thời gian này, người ta thấy ông xuất hiện hầunhư trên mỗi số Gia Định Báo, bài viết của ông phong phú và vào những năm 1890,chính ông đã diễn âm và đăng trên Gia Định Báo nhiều tác phẩm văn hoc dân gian ítngười được biết đến
Điều đáng ngạc nhiên là về bộ máy quản lý của tờ Gia Định Báo không thấy tàiliệu nào đề cập đến hai nhân vật có tên Nguyễn Văn Giàu và Diệp Văn Cương cả.Những đây chính là hai người phụ trách cuối cùng của tờ báo này Cũng trên giaiphẩm Bách Khoa số 416 kể trên, có trình bày một phần nghị định ngay 20/9/1908 củaThống đốc Nam Kỳ Outrey đăng trên Tập san hành chánh Nam Kỳ, trang 2864, với
nội dung tạm dịch như sau: “…ông Diệp Văn Cương, thông ngôn hạng nhất ngạch
châu Âu được giao trách nhiệm biên tập tờ Gia Định Báo kể từ ngày 21/5/1908, thay thế ông Nguyễn Văn Giàu được giao nhiệm vụ khác Với cương vị này, đương sự sẽ được lãnh phụ cấp 250 đồng (piastre) dự liệu định ngày 27.12.1901”
Ông Diệp Văn Cương thì hầu như ai cũng biết tiếng, là người chủ trương tờ PhanYên Báo những năm 1898-1899, là một thông ngôn giỏi trong chính quyền thuộc địa,đồng thời là chồng người cô ruột của vua Thành Thái Riêng ông Nguyễn Văn Giàuthì gần như xa lạ với giới nghiên cứu
Với những dữ liệu kể trên thì những người quản lý tờ Gia Định Báo là:
+ Ernest Potteaux từ 4.1865 đến 9.1869
+ Trương Vĩnh Ký từ 9.1869 đến 1872
+ J.Bonet từ 1872 đến 1881
+ Trương Minh Ký từ 1881 đến 1897
+ Nguyễn Văn Giàu từ 1897 đến 1908
+ Diệp Văn Cương từ 1908 đến 1909
2 Chủ bút và cộng tác của Gia Định Báo
Những cá nhân viết cho Gia Định Báo chủ yếu là những người quản lý tờ báo nàynhư Trương Vĩnh Ký, Trương Minh Ký, Nguyễn Văn Giàu, Diệp Văn Cương,J.Bonet, E Potteaux Ngoài ra còn có các nhân vật khác như Vũ Thành Đức, Lê VănThể, Trần Đại Học, Nguyễn Đình Chiểu, Tôn Thọ Tường, Pô-luýt Lương, Pô-luýtTôi, Cutte Panjas, Séguin…
Trang 62.1 Sơ lược tiểu sử một số cá nhân tiêu biểu của Gia Định Báo
2.1.1 Trương Vĩnh Ký
Trương Vĩnh Ký (sinh ngày 6 tháng 12 năm 1837 – mất ngày 1 tháng 9 năm 1898)khi mới sinh có tên là Trương Chánh Ký, tự Sĩ Tải, theo đạo Công giáo nên có tênthánh: Jean - Baptiste Pétrus, nên còn gọi tắt là Pétrus Ký Ông là một nhà giáo, nhàbáo, nhà văn và là nhà bác học Việt Nam, thông thạo 26 ngôn ngữ, được ghi trongBách khoa Tự điển Larousse và là một trong 18 văn hào thế giới của thế kỷ 19 Ông
để lại hơn 100 tác phẩm về văn học, lịch sử, địa lý, từ điển và dịch thuật
Trương Vĩnh Ký thiết tha với nền văn học Quốc ngữ và được coi là người đặt nềnmóng cho báo chí Quốc ngữ Việt Nam Ông sáng lập, là tổng biên tập những tờ báoquốc ngữ đầu tiên (Gia Định báo), cũng là cây bút chủ chốt của rất nhiều báo khác.Tên ông từng được đặt tên cho trường Trung học Pétrus Ký nay là Trường Trung họcPhổ thông chuyên Lê Hồng Phong (Thành phố Hồ Chí Minh)
Tiểu sử
Trương Vĩnh Ký sinh tại ấp Cái Mơn, xã Vĩnh Thành, tổng Minh Lý, huyện TânMinh, phủ Hoàng An, tỉnh Vĩnh Long (nay thuộc huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre).Ông là con thứ ba của Lãnh binh Trương Chánh Thi và bà Nguyễn Thị Châu Nămông 3 tuổi, thân phụ ông được triều đình cử đi sứ sang Cao Miên rồi mất ở bên ấy.Nhờ mẹ tần tảo, lên 5 tuổi Trương Vĩnh Ký được đi học chữ Hán tại Cái Mơn.Năm 9 tuổi, ông được Linh mục Tám đem về nuôi, vì nhớ ơn ông Thi (cha của PétrusKý) đã hết lòng che giấu ông lúc nhà Nguyễn cấm đạo Công giáo gắt gao Ông Támmất, hai nhà truyền giáo người Pháp (thường gọi là Cố Hòa, Cố Long) thấy Pétrus Kývừa thông minh vừa chăm học, nên đem về trường dòng ở Cái Nhum dạy chữ Latinh.Năm 1848, Cố Long đưa Pétrus Ký sang học tại Chủng viện Pinhalu ở Phnom Penh(Cao Miên)
Năm 1851, trường này chọn 3 học sinh xuất sắc, trong số đó có Pétrus Ký, để cấphọc bổng đi du học tại Chủng viện Giáo Hoàng ở Penang thuộc (Malaysia) Đây làmột trường chuyên đào tạo các tu sĩ cho vùng Viễn Đông
Năm 21 tuổi (1858), Trương Vĩnh Ký đang học đến nửa năm thứ 6 (chỉ còn mộtnăm nữa là tốt nghiệp để chịu chức Linh mục) thì phải vội về nước vì mẹ ông qua đời.Lúc Pétrus Ký trở về quê hương Cái Mơn, cũng là lúc thực dân Pháp đem quân sangxâm chiếm Việt Nam (Đà Nẵng bị tấn công ngày 1 tháng 9 năm 1858) Vì thế, việccấm đạo công giáo cũng diễn ra gay gắt hơn
Cộng tác với Pháp
Không du học nữa, và cũng không thể ở quê nhà, Trương Vĩnh Ký chạy lên SàiGòn vào tá túc nhà vị Giám mục người Pháp Lefèbre, và được ông này giới thiệu làmthông ngôn cho Jauréguiberry vào ngày 20 tháng 12 năm 1860 Năm 1861 Pétrus Kýthành hôn với bà Vương Thị Thọ (con gái ông Vương Ngươn, hương chủ làng NhơnGiang (Chợ Quán) do Linh mục Đoan họ đạo Nhơn Giang mối mai và dời về cư ngụ
Trang 7kiến Giáo hoàng tại Rôma Về nước, năm 1865, Trương Vĩnh Ký viết cho tờ Gia Địnhbáo (tờ báo bằng chữ Quốc ngữ đầu tiên) do ông Ernest Potteaux làm quản nhiệm.Năm 1866, ông thay thế Linh mục Croc làm Hiệu trưởng Trường Thông ngôn.Ngày 15 tháng 9 năm 1869, ông được Thủy sư đô đốc Pháp là Ohier bổ nhiệm làmchủ bút tờ Gia Định báo và tờ An Nam chính trị và xã hội Ngày 1 tháng 1 năm 1871,Trường Sư phạm (École normale) được thành lập, Pétrus Ký được cử làm Hiệutrưởng.
Ngày 1 tháng 4 năm 1871, Pétrus Ký được Pháp phong hạng nhất huyện (hàm),được cử làm thư ký Hội đồng châu thành Chợ Lớn Năm 1873, Pétrus Ký được giaonhiệm vụ điều hành trường Tham biện Hậu Bổ (Collège des administrateursstagiaires), dạy Việt và Hán văn và cũng bắt đầu viết sách
Năm 1876, Thống đốc Nam Kỳ Duperré cử ông ra Bắc Kỳ tìm hiểu tình hình miềnBắc Năm 1877, ông là hội viên duy nhất và đầu tiên người Nam, được cử làm ủy viênhội đồng cai trị Sài Gòn
Năm 1883, ông được Hàn Lâm Viện Pháp phong hàm Viện sĩ (Officierd'Académie)
Năm 1886, Paul Bert (nghị sĩ, hội viên Hàn lâm, bác học gia sinh vật học) được cửsang Đông Dương làm khâm sứ Trung Kỳ và Bắc Kỳ Vốn là bạn từ trước, nên PaulBert mời Trương Vĩnh Ký ra Huế giúp việc Đến Huế, Pétrus Ký được vua ĐồngKhánh cho lãnh chức trong Cơ mật viện Tham tá, sung Hàn lâm viện Thị giảng học sĩ.Ngày 11 tháng 11 năm đó, Paul Bert bất ngờ bị bệnh chết, Trương Vĩnh Ký bị nhómthực dân không cùng cánh bỏ rơi, bạc đãi; và bản thân Pétrus Ký sau đó cũng bị triềuđình Huế nghi kỵ và trù dập nên ông lấy cớ đau phổi xin từ chức về lại Sài Gòn dạyhọc tại trường Hậu Bổ, trường Thông ngôn và viết sách
Cuối đời
Mặc dù đã trở về đời sống của một viên chức, nhưng Trương Vĩnh Ký vẫn bịngười khác phe tìm cách hạ bậc lương và làm khó dễ việc vào ngạch giáo sư sinh ngữĐông Phương của ông Rồi năm 1888, trường Thông ngôn đóng cửa, Pétrus Ký gầnnhư thất nghiệp
Và khi trước, lúc còn được ưu ái, những sách của Trương Vĩnh Ký đều được nhàcầm quyền Pháp bỏ tiền ra in, để phân phối cho học sinh Nhưng từ khi bị hất hủi, lui
về ẩn dật ở Chợ Quán, ông phải bỏ tiền riêng ra in ấn và tự phát hành Sách ế ẩmkhiến Pétrus Ký phải mắc nhiều nợ
Năm 1887, sau khi đi công tác ở Bangkok để giải quyết vấn đề giữa Thái Lan vàĐông Dương, ông nghỉ hưu Năm 1888, ông xuất bản tạp chí tư nhân Thông LoạiKhóa Trình (Miscellanées) được 18 số (1888-1889) Sống trong hoàn cảnh buồn bã,túng quẩn, bệnh hoạn luôn, Pétrus Ký qua đời vào ngày 1 tháng 9 năm 1898
Mộ phần và nhà ở khi xưa của ông (nay là nơi thờ phụng ông), hiện nằm nơi gócđường Trần Hưng Đạo và Trần Bình Trọng thuộc Quận 5, thành phố Hồ Chí Minh
Chức vụ, huân huy chương
Không những Trương Vĩnh Ký là một nhà văn tiền phong của nền văn học chữquốc ngữ mà ông còn là một học giả rất nổi tiếng Trong quá trình hoạt động, ông đãđược nhận các chức việc và huân huy chương:
- Nhận huy chương Dũng sĩ cứu thế của Tòa thánh La Mã ngày 1 tháng 10 năm1863
- Năm 1871, được cử làm hội viên Hội Nhân Văn và Khoa học vùng Tây Namnước Pháp, Hội nhân chủng học, Hội Giáo dục Á châu
- Năm 1874, được phong giáo sư ngôn ngữ Á Đông, vì Pétrus Ký đã thông hiểu 27sinh ngữ trên thế giới
Trang 8- Trong cuộc bầu chọn “ Toàn Cầu Bác Học Danh Gia” vào năm 1874, Pétrus Ký
đã được bình chọn đứng hàng thứ 17 trong 18 “ Thế giới Thập Bát Văn Hào”.[4]
- Nhận huy chương Isabelle la Catholique của Tây Ban Nha ngày 27 tháng 6 năm1886
- Trở thành hội viên Hội chuyên khảo về Văn hóa Á Châu ngày 15 tháng 2 năm1876
- Trở thành hội viên Hội chuyên học địa dư ở Paris ngày 7 tháng 7 năm 1878
- Nhận huy chương Hàn Lâm Viện đệ nhị đẳng của Pháp ngày 17 tháng 5 năm1883
- Nhận Tứ đẳng Long Tinh, Ngọc Khánh, Long Khánh của Nam triều ngày 17tháng 5 năm 1886
- Nhận Bắc Đẩu Bội Tinh đệ ngũ đẳng của Pháp ngày 4 tháng 8 năm 1886
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Pháp ngày 3 tháng 6 năm 1887
- Nhận Hàn Lâm Viện đệ nhất đẳng của Hoàng gia Cam Bốt
- Vua Đồng Khánh ban cho ông chức Hàn Lâm viện Thị giảng học sĩ
- Vua Khải Định ban hàm Lễ Bộ Tham Tri
- Vua Bảo Đại ban hàm Lễ Bộ Thượng Thư
- Trước đây, tên của ông được Bộ Giáo Dục Việt Nam Cộng hòa đặt cho một ngôitrường trung học lớn ở Sài Gòn Sau năm 1975, trường này được đổi tên là trườngtrung học Lê Hồng Phong
Một số tác phẩm
Ông có rất nhiều tác phẩm (118 tác phẩm hoặc 121 tác phẩm), lược kê một số như:-Truyện đời xưa
-Abrégé de grammaire annamite (Tóm lược ngữ pháp An Nam)
-Kim Vân Kiều (bản phiên âm ra chữ quốc ngữ đầu tiên)
-Petit cours de géographie de la Basse-Cochinchine
- Cours de langue annamite (Bài giảng ngôn ngữ An Nam)
- Voyage au Tonkin en 1876 (Đông Kinh du ký)
- Guide de la conversation annamite (Hướng dẫn đàm thoại An Nam)
- Phép lịch sự An Nam (Les convenances et les civilités annamites)
- Lục súc tranh công
2.1.2 Huỳnh Tịnh Của
Huỳnh Tịnh Của (1834-1907) hay còn gọi là Paulus Của ("Paulus" ở đây đọc là
"Phao-lô"), hiệu Tịnh Trai, quê ở làng Phước Thọ, huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa (nay làhuyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu), là một nhà văn hóa học và ngôn ngữ học cóđóng góp xuất sắc trong việc nghiên cứu, phát triển và truyền bá chữ quốc ngữ tronggiai đoạn đầu, đặc biệt là ở Nam bộ
Tiểu sử
Thời trẻ, Huỳnh Tịnh Của đi du học tại một trường công giáo ở Penang, Malaysia.Sớm tiếp thu tư duy nghiên cứu khoa học phương Tây, ông tinh thông cả tiếng Hán vàtiếng Pháp Năm 1861, Huỳnh Tịnh Của được bổ nhiệm Ðốc phủ sứ, làm Giám đốc typhiên dịch văn án ở Soái phủ Sài Gòn Ngoài công việc của một viên chức chính phủ,ông còn lưu tâm giành nhiều thời gian nghiên cứu chữ quốc ngữ Năm 1865, ông thayTrương Vĩnh Ký làm chủ bút tờ công báo quốc ngữ Gia Ðịnh báo trong một thời gianngắn
Mặc dù tinh thông cả Pháp văn lẫn Hán văn, tuyệt đại đa số các tác phẩm của ôngđược viết bằng chữ quốc ngữ, vào thời bấy giờ vẫn chưa được coi trọng và bị đánh giá
Trang 9thấp hơn so với chữ Hán hay chữ Pháp Huỳnh Tịnh Của từng đề nghị dùng chữ quốcngữ thay cho chữ Hán và gửi một bản điều trần cho vua Tự Đức, yêu cầu cho xuất bảnbáo chí quốc ngữ để giáo dục quần chúng, nhưng không được chấp nhận.
Tiếp nhận ảnh hưởng văn hóa phương Tây, Huỳnh Tịnh Của cùng chia sẻ mộtquan niệm với Trương Vĩnh Ký, theo đó, xã hội Việt Nam có khả năng và cần vậndụng các kiến thức và kinh nghiệm của học thuật phương Tây về các vấn đề khoa học,
kỹ nghệ, kinh tế và chính trị, để canh tân, nhưng vẫn giữ gìn, đào sâu và phát triển vănhóa phương Đông cổ truyền để duy trì bản chất và bảo tồn độc lập
Ông là một trong số ít người "Tây học" đầu tiên trước tác bằng chữ quốc ngữ đểtruyền bá học thuật phương Tây, nhưng vẫn không quên phổ biến văn hóa phươngĐông cổ truyền Sau và cùng với Trương Vĩnh Ký, Huỳnh Tịnh Của là người có côngxây đắp rất nhiều cho nền văn chương quốc ngữ trong những bước đầu, nhất là ở NamKỳ
Ông mất năm Đinh Mùi (1907), thọ 73 tuổi, an táng tại Bà Rịa
3 Chiêu Quân cống Hồ truyện (1906);
4 Bạch Viên Tôn Các truyện (1906);
5 Văn Doanh diễn ca (1906);
6 Thoại Khanh, Châu Tuấn truyện (1906);
7 Thơ mẹ dạy con (1907);
Sự nghiệp
Ông hành văn cũng bình dân, mộc mạc như Trương Vĩnh Ký và Huỳnh Tịnh Của,chuyên dịch chữ Hán ra quốc ngữ và sử dụng văn vần nhiều hơn văn xuôi
Trang 10Ông có được trao tặng:
- Huy chương Hàn Lâm Viện Pháp quốc (Officier d'académie) - Kim Khánh bộitinh của Nam triều và Hoàng gia Campuchia
Ông mất vào ngày 11-08-1900, mộ ông được chôn cất trong nghĩa trang gia đình,nơi Trương Gia Từ nằm trên đường Lý Thường Kiệt, Gò Vấp, Gia Định ( Gần Tổng
Y Viện Công Hòa)
Tác phẩm
- Phong thần bá áp khảo
- Ấu học khải phong
- Trị gia cách ngôn
- Cổ văn chơn bửu
- Pháp học tân lương (Cours gradué de Langue-Francaise) 1895
- Recueil de Brochures sur l"histoire de la littérature Annamite, relié 1891
2.1.4 Diệp Văn Cương
Diệp Văn Cương (? - 1929), hiệu Thọ Sơn, bút hiệu Yên Sa, Cuồng Sĩ; là nhà báo,nhà giáo ở đầu thế kỷ 20 Ông được Vương Hồng Sển xem là nhân vật đại diện nhómtrí thức
Thân thế và sự nghiệp
Diệp Văn Cương sinh tại Cao Lãnh, tỉnh Sa Đéc (nay thuộc tỉnh Đồng Tháp) Nămsinh của ông không rõ Nhiều nhà nghiên cứu ghi năm sinh ông khác nhau như R B.Smith ghi 1876, Nguyên Thăng ghi 1862, Lê Nguyễn thì ước đoán khoảng thập niên1860
Thuở nhỏ, nhà nghèo nhưng hiếu học, ông được chính quyền thực dân Pháp ở Nam
Kỳ cho đi học tại trường Giám mục d'Adran Nhờ vậy, sau khi tốt nghiệp trung học,ông được chính quyền thực dân cấp học bổng du học ở Alger vào đầu thập niên 1880
và đỗ tú tài ở Pháp cùng với Nguyễn Trọng Quản (1865–1911)
Làm thầy vua
Thành tài về nước, Diệp Văn Cương được chính quyền thuộc địa cho theo quốctịch Pháp và đi dạy tại Trường Chasseloup Laubat (tục danh là "Trường Bổn quốc").Trong thời gian này, ông về cư ngụ tại gia trang riêng ở làng An Nhơn, quận Gò Vấp,hạt Gia Định (nay thuộc Thành phố Hồ Chí Minh)
Tháng 4 năm 1886, Paul Bert được cử sang làm Tổng công sứ Trung - Bắc Kỳ.Ông được mời ra Huế làm thông ngôn cho tòa Khâm sứ Huế Cuối năm đó, ông được
cử làm thầy dạy tiếng Pháp cho vua Đồng Khánh thay cho Trương Vĩnh Ký Khoảngtháng 5 năm 1887, triều đình Huế mở trường dạy tiếng Pháp, gọi là Sở Hành Nhơn,ông được cử làm Chưởng giáo (Hiệu trưởng), hàm Kiểm thảo Ông lập gia đình vớiCông nữ Thiện Niệm, con của Thoại Thái vương Hồng Y, em vua Dục Đức và là côruột của Hoàng tử Nguyễn Phúc Bửu Lân
Giúp Bửu Lân lên ngôi
Vua Ðồng Khánh mất, Cơ mật viện không dám chọn vua mới nên phải sang Tòakhâm sứ để hỏi ý kiến Diệp Văn Cương đang làm việc tại đây (chức vụ Bí thư kiêmthông dịch viên cho Tòa Khâm) lãnh trách nhiệm thông dịch Tương truyền, ông đãgiúp cháu ruột của vợ là Hoàng tử Bửu Lân nối ngôi vua
Sách Nguyễn Phước Tộc Thế Phả (trang 39) chép:
Cơ mật viện hỏi: "Hiện nay vua Ðồng Khánh đã thăng hà, theo ý của quí Khâm sứthì nên chọn ai kế vị?" Diệp Văn Cương dịch câu trên thành: "Nay vua Ðồng Khánh
đã thăng hà, lưỡng tôn cung và Cơ mật viện đồng ý chọn hoàng tử Bửu Lân lên nốingôi, không biết ý kiến của quí Khâm sứ như thế nào?"
Trang 11Nghe vậy quan Khâm sứ đáp: "Nếu lưỡng cung và Cơ mật viện đã đồng ý chọnhoàng tử Bửu Lân thì tôi xin tán thành" Câu này Diệp Văn Cương lại dịch là: "Theo ýtôi thì các quan Cơ mật nên chọn hoàng tử Bửu Lân là hơn cả".
Vào ngày 2 tháng 2 năm 1889, Bửu Lân lên ngôi đặt niên hiệu là Thành Thái Khi
đó, vị hoàng tử này mới 10 tuổi
Làm Chủ nhiệm Phan Yên báo
Sau khi Thành Thái lên ngôi, ông trở lại Sài Gòn, làm Đầu Phòng phiên dịch choSoái phủ Nam Kỳ Vợ ông là bà Thiện Niệm vẫn ở lại Huế Năm 1894, bà sinh mộtngười con trai, đặt tên là Diệp Văn Kỳ
Khoảng cuối thập niên 1890, ông bước vào nghề báo, cộng tác với Gia Định báo,Thông loại khóa trình, Nhựt trình Nam Kỳ, và làm chủ nhiệm tờ Phan Yên báo Cáctài liệu ghi năm ra đời và năm đình bản của Phan Yên báo không giống nhau Theo
Từ điển bách khoa toàn thư Việt Nam thì đây là tờ báo tiếng Việt thứ hai sau GiaĐịnh báo, ra đời 1898, do Diệp Văn Cương sáng lập và làm chủ nhiệm, xuất bản được
7 - 8 số thì bị nhà cầm quyền Pháp đình bản vì đăng nhiều bài phê phán chủ nghĩathực dân, đặc biệt là loạt bài "Đòn cân Archimede" ký tên Cuồng Sĩ
Hoạt động chính trị ở Nam Kỳ
Phan Yên báo bị đóng cửa, ông không nản chí trong việc tham gia hoạt động chínhtrị Ông ra tranh cử và trúng cử chức Ủy viên trong Hội đồng Quản hạt tỉnh Bến Tre,rồi sau đó là Hội đồng Quản hạt Nam Kỳ (Conseil Colonial de la Cochinchine).Theo Lê Nguyễn, ông cùng 5 nghị viên bản xứ trong Hội đồng Quản hạt Nam Kỳthường xuyên dùng quyền phủ quyết công khai để bảo vệ quyền lợi cho dân thuộc địa.Điển hình như kiến nghị phản đối một số thừa sai dòng tu Công giáo chiếm đất và yêucầu nhà cầm quyền đưa ra các biện pháp luật lệ bảo vệ đất đai của dân chúng năm1907
Năm 1908, ông được bổ nhiệm làm biên tập tờ Gia Định báo, thay thế ông NguyễnVăn Giàu, theo nghị định ngày 20 tháng 9 năm 1908 của Thống đốc Nam Kỳ LouisAlphonse Bonhoure
Năm 1910, ông giúp đỡ một người bạn đồng liêu cũ ở Huế là Nguyễn Sinh Sắc vàosinh sống ở Nam Kỳ
Khi gần tuổi hưu, ông đến dạy Sử học và Việt văn trường Chasseloup Laubat nhưtrước
Ông mất năm Kỷ Tỵ (1929)
Tác phẩm
Tác phẩm của Diệp Văn Cương có:
- Syllabaire quốc ngữ (sách vần quốc ngữ) (1919)
- Recueil de morale annamite (1917)
- Báo Phong Hóa (dịch từ chữ Hán ra chữ quốc ngữ)
Ngoài ra theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam, ông còn có quyển Việt Nam luân
lý tập thành Cũng theo từ điển này, thì đây là quyển sách giáo khoa luân lý đầu tiên ởViệt Nam
+ Như trên đã viết, những bài viết trên Gia Định Báo rất ít khi đề tên tác giả, do đó
không thể thống kê chính xác được số lượng người đã viết, biên tập cho tờ báo này.Ngoài ra, nhiều tác giả chỉ biết tên mà tiểu sử không được biết đến nên không thể đềcập trong mục này
Trang 12Phần III: Nội dung, hình thức và đặc điểm ngôn ngữ của Gia Định Báo
1 Nội dung của Gia Định Báo
Nội dung chính của Gia Định báo ban đầu gồm 2 phần: Công vụ và Tạp vụ PhầnCông vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các công văn,nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân; còn phần Tạp vụ gồm các tintức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, tôn giáo, văn hóa - xã hội Sau khi TrươngVĩnh Ký làm giám đốc, Gia Định báo được thêm các phần khảo cứu, nghị luận, gồmcác bài dịch thuật, sưu tầm, khảo cứu, sáng tác thơ, văn, lịch sử, truyện cổ tích Ông
đề ra ba mục đích cho tờ báo: Truyền bá chữ quốc ngữ, cổ động tân học và khuyếnhọc trong dân Từ đó, báo không chỉ làm một tờ công báo đơn thuần nữa
Nhìn chung, cấu trúc của Gia Định Báo chia làm 4 phần chính:
Đó là các phần: Công vụ; Ngoài công vụ; Thứ vụ; Quảng cáo
+ Công vụ - Tin dây thép
Phần công vụ chuyên về các vấn đề chính trị, pháp lý, công quyền, đăng các côngvăn, nghị định, thông tư, đạo dụ của chính quyền thực dân
- Trường thông ngôn: Bài vở học trong trường thông ngôn định ra như sau này:
- Người Tây – Tiếng Annam
Năm đầu: Cắt nghĩa chuyện đời xưa, văn Lục Vân Tiên
Năm thứ hai: Cắt nghĩa Kim Vân Kiều, tuồng tập ca ngâm, thème, làm bài tiếng
- Luật mở hàng quán (Com-non Com)
- Quy hoạch, phát triển thành phố
- Hiệp ước quốc tế nhân danh Việt Nam
+ Phần ngoài công vụ
Bao gồm các tin tức địa phương trên các lĩnh vực: kinh tế, chính trị, tôn giáo, vănhóa xã hội ngoài ra còn đăng tải các tin tức chiến sự
Ví dụ: “Các đạo binh Lang-sa đã vào mà lấy đặng Sơn Tây rồi ngày 16 dé
embre, sau khi thơ tôi đã gởi đi lần sau hết ấy
Ngày 14, các tàu neo tại trông một chỗ ngã sông, xa thành chừng 1000 thước, mà khởi sự bắn trái phá lên thành ”(Gia Định Báo ngày 12-11-1884)
+ Phần thứ vụ
Đây là một chuyên mục mang những thông tin mềm, phụ vục giải trí và giáo dục
(giới thiệu chi tiết trong phần phụ lục, mục: Thứ vụ - một chuyên mục giá trị của Gia
Định Báo)