Bài mới 2 phút + Giáo viên mở lần lượt các trang hình MH1, MH2 và MH3 cho HS quan sát sự dịch chuyển của kim đồng hồ, những bánh xe răng cưa… cho ta những hình ảnh về phép quay.. ### Các
Trang 1§5 PHÉP QUAY
Trường: THPT Hai Bà Trưng – Giáo viên soạn: Nguyễn Thị Minh Phương – Tổ Toán – Ngày 20/11/2009
I Mục tiêu:
1 Kiến thức:
+ Hiểu được định nghĩa của phép quay, biết góc quay là góc lượng giác, tức có thể quay theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim
đồng hồ
+ Biết phép quay là phép dời hình và các tính chất của phép quay
2 Kỹ năng:
+ Dựng ảnh của những hình đơn giản qua một phép quay cho trước.
+ Phân tích bài toán để phát hiện cần dùng phép quay để giải quyết
+ Áp dụng phép quay vào giải một số bài toán đơn giản
3 Tư duy:
+ Rèn luyện tư duy trừu tượng, tư duy lôgic, tư duy sáng tạo.
4 Thái độ:
+ Rèn luyện thái độ ham muốn học tập, tìm hiểu, cẩn thận, chính xác.
II Phương pháp:
+ Trực quan sinh động, khám phá tri thức.
III Phương tiện dạy học:
+ Sách giáo khoa Hình học 11
+ Máy chiếu, phần mềm
+ File: 11_HH_PhepQuay_GADT_ThaoGiang_2009.gsp
IV Tiến trình bài học:
1 Kiểm tra bài cũ (5 phút)
Gọi 2 HS lên bảng dựng hình đối xứng của các hình sau qua tâm đối xứng cho trước
Trang 22 Bài mới (2 phút)
+ Giáo viên mở lần lượt các trang hình MH1, MH2 và MH3 cho HS quan sát sự dịch chuyển của kim đồng hồ, những bánh xe răng cưa… cho ta những hình ảnh về phép quay
### Các hoạt động trong bài:
HOẠT ĐỘNG 1 (9 phút): Hình thành định nghĩa của phép quay
HOẠT ĐỘNG 2 (5 phút): Phát hiện các tính chất của phép quay
HOẠT ĐỘNG 3 (10 phút): Xác định ảnh của một hình qua phép quay
HOẠT ĐỘNG 4 (7 phút): Vận dụng của phép quay
HOẠT ĐỘNG 5 (4 phút): Dựng hình sử dụng phép quay
### Cụ thể:
HOẠT ĐỘNG 1 (9 phút): Hình thành định nghĩa của phép quay
TG Hoạt động của GV (1) Hoạt động của HS (2) Nội dung trình chiếu (3) Nội dung HS ghi (4)
Mở trang hình DN Giáo viên giới
thiệu mô hình và nhấn các nút 60,
90, 180, 270, 360 để HS hình thành
khái niệm phép quay để tiến đến
định nghĩa nó
Gọi HS nêu định nghĩa của phép
quay
Quan sát mô hình, rút ra bản chất của quá trình chuyển động, hình thành định nghĩa phép quay
Nêu định nghĩa phép quay
Bài 5 PHÉP QUAY
I Định nghĩa
(SGK)
Trang 3Giáo viên chuyển qua trang VD1,
giới thiệu các phép quay tâm O với
các góc khác nhau biến đoạn AB
thành AB’
Giáo viên thực hiện phép quay với
các góc quay khác nhau (bao gồm
góc quay âm và dương)
HS quan sát việc thực hiện phép quay, tự tay thực hiện phép quay với góc quay tùy ý
Vẽ hình một phép quay thực hiện cho một đoạn thẳng AB
Giáo viên cho HS nhận xét về chiều
quay dương / âm với chiều quay
của kim đồng hồ
HS nhận xét về chiều quay dương / âm với chiều quay của kim đồng hồ
GV mở lại trang hình MH3, cho HS
nhận xét về chiều quay của từng
bánh răng một
HS quan sát và nêu kết luận
về chiều quay của các bánh răng
GV cho HS nhận xét về phép quay
với các góc đặc biệt: 00, 1800 và
3600
HS nhận xét về phép quay với các góc đặc biệt: 00, 1800
và 3600
Giáo viên mở trang hình DH1 cho
H quan sát mô hình đồng hồ, nhấn
nút 3h để đồng hồ chạy từ 12h đến
15h
Gọi HS trả lời về giá trị góc quay
mà kim giờ và kim phút đã thực
hiện
HS quan sát mô hình, trả lời câu hỏi của giáo viên
Trang 4HOẠT ĐỘNG 2 (5 phút): Phát hiện các tính chất của phép quay
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trình chiếu Nội dung HS ghi
Giáo viên mở trang TC, cho HS nêu
tính chất bảo toàn khoảng cách giữa
hai điểm bất kỳ của phép quay
(SGK)
Giáo viên gọi HS nhận xét về ảnh
của đường thẳng, đoạn thẳng, tam
giác và đường tròn qua phép quay
gọi HS nhận xét về ảnh của đường thẳng, đoạn thẳng, tam giác và đường tròn qua phép quay
HS ghi tính chất 2 (SGK)
HOẠT ĐỘNG 3 (10 phút): Xác định ảnh của một hình qua phép quay
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trình chiếu Nội dung HS ghi
GV chuyển sang trang hình VD1,
cho HS tìm ảnh của tam giác AMN
qua phép quay tâm O góc 900
.
Giáo viên hỗ trợ HS giải quyết
Giáo viên minh họa quá trình hình
thành ảnh của tam giác AMN.
HS quan sát hình vẽ, khảo sát
để tìm ảnh của tam giác AMN.
HS phân tích rồi giải quyết vấn đề
VD1 Cho hình vuông
ABCD tâm O, M là
trung điểm của AB và
N là trung điểm của
OA Tìm ảnh của tam
giác AMN qua phép quay tâm O góc 900
Trang 5GV chuyển sang trang hình VD2.
GV nêu bài toán để HS giải quyết
GV hỗ trợ HS khi cần thiết
Sau khi HS đã giải quyết xong, GV
minh họa chúng bằng cách sử dụng
các nút hoạt động có trên trang hình
HS tiếp cận bài toán và giải
phép quay nào biến ngũ giác thành chính nó?
GV chuyển qua trang hình VD3 GV
nêu bài toán để HS giải quyết
GV hỗ trợ HS khi cần thiết
Sau khi HS đã giải quyết xong, GV
thực hiện phép quay
HS tiếp cận bài toán và giải
A(3; 4) Hãy tìm tọa độ điểm A' là ảnh của A qua phép quay tâm O góc 900
Giáo viên gọi HS nêu lên cách để xác
định ảnh của một hình qua một phép
quay
HS nêu lên cách để xác định ảnh của một hình qua một phép quay
Lưu ý: Sử dụng định
nghĩa của phép quay để xác định ảnh của một hình qua phép quay
HOẠT ĐỘNG 4 (7 phút): Vận dụng của phép quay
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trình chiếu Nội dung HS ghi
GV chuyển qua trang hình VD4
GV nêu bài toán để HS giải quyết
GV hỗ trợ HS khi cần thiết
HS tiếp cận bài toán và giải
giữa A và C Dựng về một phía của đường thẳng AC các tam giác đều ABE và BCF a) Chứng minh AF =
EC và góc giữa hai đường thẳng AF và EC bằng 600
Trang 6GV nhấn nút b để chuyển sang câu
b GV di chuyển các điểm A, B cho
HS quan sát
HS quan sát và chứng minh tam giác BMN đều b) Gọi M và N lần lượtlà trung điểm của AF và
EC Chứng minh tam giác BMN đều
GV cho HS nhận xét về cách ứng
dụng phép quay để giải quyết bài
toán chứng minh
HS nhận xét về cách ứng dụng phép quay để giải quyết bài toán chứng minh
Lưu ý: Chọn tâm quay
và góc quay thích hợp
đẻ sử dụng tích chất của phép quay
HOẠT ĐỘNG 5 (4 phút): Dựng hình sử dụng phép quay
TG Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung trình chiếu Nội dung HS ghi
GV chuyển qua trang hình VD5
GV nêu bài toán để HS giải quyết
GV hỗ trợ HS khi cần thiết
HS quan sát hình vẽ, vẽ hình vào giấy nháp rồi thực hiện dựng hình
VD5 Cho hai đường
thẳng a, b và điểm C không nằm trên chúng Hãy tìm trên a và b lần lượt hai điểm A và B sao cho tam giác ABC
là tam giác đều
GV cho HS nêu các bước giải quyết
bài toán dựng hình HS nêu các bước giải quyếtbài toán dựng hình rồi thực
hiện từng bước một
Chú ý: Để dựng điểm
M, ta tìm cách xác định
nó như là ảnh của một điểm qua phép quay hoặc là giao của một đường cố định với một ảnh của một đường khác qua phép quay
GV dựng hình theo các cách mà HS
đề nghị HS biện luận số nghiệm củabài toán
3 Củng cố, dặn dò (3 phút)
Cho HS nhắc lại ĐN phép quay, các tính chất và các áp dụng của phép quay trong giải toán.