1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận quản lý môi trường

30 1K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 3,68 MB

Nội dung

Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 LỜI MỞ ĐẦU Thời kì đổi mới nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển rất quan trọng. Trong đó đặc biệt phải nói đến vai trò to lớn của nền kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Cho đến nay khi chúng ta bước vào thời kỳ “Công nghiệp hóa”, “hiện đại hóa” thì nông nghiệp, nông thôn và người nông dân dần dần càng có vị trí, vai trò quan trọng. Tinh thần Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã chỉ rõ : phát triển nông nghiệp, nông thôn là một trong các chủ trương và giải pháp lớn thúc đẩy sự nghiệp đổi mới tiến lên.Trong quá trình thực hiện quan điểm đó, chúng ta đã đạt được những thành tựu quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội. Nông thôn, nông dân từng bước được cải thiện đời sống về cả vật chất và tinh thần. Hình 1:Nông thôn việt nam từng bước công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nguồn: http://vov.vn/Uploaded_VOV/quangtrung/20101103/ImageView.jpg ) Nước ta có trên 77% dân số sinh sống ở khu vực nông thôn với cơ cấu ngàng nghề chủ yếu là sản xuất nông – lâm – ngư nghiệp, tiểu thủ công và dịch vụ. Trong tổng thể nền kinh tế quốc dân, khu vực nông thôn mang tính chiến lược trước mắt và lâu dài. Vì vậy, nông thôn chi phối và tác động nhiều mặt đến các vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường Quốc gia. Hiện nay nông thôn nước ta đang trong quá trình đổi mới và phát triển. Bên cạnh quá trình đó cũng phát sinh không ít vấn đề về môi trường mà bức xúc nhất là tính ổ nhiễm môi trường . Ô nhiễm môi trường nông thôn Việt Nam hiện nay đang là vấn đề Trang 1 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 có tính cấp bách đòi hỏi chúng ta phải thực sự quan tâm sâu hơn về vấn đề này chứ không chỉ dừng lại ở sự cảnh báo hay hô hào một cách chung chung. Bài tiểu luận này nói về các vấn đề bất cập ở nông thôn hiện này, Nguyên nhân gây ra và các biện pháp khắc phục. Bài tiểu luận gồm 5 phần. Phần 1: Hiện trạng nông thôn Việt Nam. Phần 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Phần 3: Các biện pháp bảo vệ môi trường. Phần 4: Kiến nghị một số giải pháp thực hiện xã hội hóa công tác quản lý chất thải nông thôn. Phần 5: Ví dụ điển hình. Trang 2 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 ĐẶT VẤN ĐỀ Quá trình phát triển của nông thôn nước ta đã và đang làm xuất hiện những mâu thuẫn mới đòi hỏi chúng ta phải thường xuyên quan tâm giải quyết. Trong thời gian qua nông thôn ngày càng phát triển về kinh tế, nhiều ngành nghề mới xuất hiện dẫn đến xuất hiện nhiều nhân tố có ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường. Môi trường nông thôn ngày càng có xu hướng bị ô nhiễm trầm trọng hơn song chúng ta vẫn chưa có những giải pháp để khắc phục hậu quả. Sự ô nhiểm môi trường gia tăng đã bắt đầu hạn chế tính năng sản xuất của các thành phần môi trường, giảm năng suất cây trồng, vật nuôi, cản trở sự phát triển bền vững. Càng ngày những vấn đề ô nhiểm môi trường càng trở nên phổ biến và rộng rãi trong mọi hoạt động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày của người dân nông thôn. Quan trọng hơn là hiện trạng trên đã tác động xấu đến sức khỏe cộng động cư dân nông thôn và gây ra những hậu quả trước mắt và lâu dài cho thế hệ hiện nay và mai sau. Hình 2: Phun thuốc trừ sâu không có quy hoạch ở nông thôn (Nguồn: http://phatgiao.org.vn/Images/Contents/tamduchau/20131125/Thuoc-tru- sau-quy-y-tam-bao.jpg ) Vậy nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng trên và biện pháp để khắc phục. Trang 3 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 I. HIỆN TRẠNG NÔNG THÔN VIỆT NAM 1. Đặc trưng của nông thôn Việt Nam - Hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, điều đó thể hiện chủ yếu ở tư liệu sản xuất cơ bản và chủ yếu của nông dân là đất đai. - Nông thôn bao gồm những tụ điểm quần cư có quy mô nhỏ về số lượng - Có vùng kết cấu hạ tầng chậm phát triển, mức độ phúc lợi xã hội thấp, trình độ sản xuất hàng hóa và tiếp cận thị trường còn nhiều hạn chế. - Nông thôn có mật độ dân cư thấp nhưng giàu tiềm năng về tài nguyên thiên nhiên như đất đai, nguồn nước, khí hậu, rừng biển - Người dân nông thôn ở những vùng khác nha có nhiều tập tục văn hóa riêng biệt và chịu nhiều ảnh hưởng của các tập tục văn hóa đó 2. Thực trạng Lâu nay, nói đến ô nhiễm môi trường, người ta thường nghĩ đến khu vực đô thị. Nhưng trên thực tế, ở nông thôn, nhất là các khu vực giáp ranh đô thị, tình trạng ô nhiễm đang là một thực trạng đáng báo động… Rác thải nhiều Chưa bao giờ lượng rác thải sinh hoạt không được xử lý tại nông thôn lại nhiều như hiện nay. Tình trạng nhiều người dân đổ các loại rác thải (bao ni lông, chai nhựa, chai thủy tinh ) và vứt xác gia súc, gia cầm chết trực tiếp ra môi trường đang diễn ra phổ biến tại nhiều vùng nông thôn. Trong những lần tiếp xúc cử tri ở xã Ninh Quang, thị xã Ninh Hòa, người dân nhiều lần kiến nghị UBND tỉnh Khánh Hòa sớm có hướng xử lý tình trạng này. Chỉ cần đi dọc tuyến Quốc lộ 1A, những đoạn đi qua các xã nông thôn như: Vạn Hưng (Vạn Ninh), Suối Cát (Cam Lâm), dễ dàng bắt gặp những bãi rác tự phát do người dân đổ ra. Đây cũng là tình trạng chung thường gặp ở rất nhiều xã nông thôn khác trong tỉnh. Trang 4 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Hình 3: Tình trạng xả rác ven biển xã Vạn Hưng ( Vạn Ninh ) (Nguồn:http://baokhanhhoa.com.vn/dataimages/201402/original/images930419_IMG _0199__3_.JPG) Ông Đặng Cửu - Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Ninh Hòa cho biết: “Do sự phát triển của cuộc sống nên hàng ngày lượng rác thải ở nông thôn thải ra môi trường ngày càng lớn. Trong khi đó, việc quy hoạch chung và quy hoạch về môi trường còn nhiều hạn chế, khó khăn nên để giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường ở nông thôn là khá nan giải”. Ngoài rác thải sinh hoạt, rác của các cơ sở sản xuất nhỏ nằm xen giữa các khu nông thôn cũng rất lớn. Đó là chưa kể nhiều loại rác, xà bần từ một số khu đô thị lân cận đổ sang các vùng nông thôn giáp ranh. Ở xã Phước Đồng, (Nha Trang), nhiều khu vực luôn đứng trước nguy cơ ô nhiễm do các nhà máy chế biến thủy sản và các trang trại chăn nuôi xả chất thải ra ngoài. Tại những khu đất trống nằm trong quy hoạch, hàng ngày có cả chục xe tải đem xà bần từ trung tâm thành phố về đây đổ. Những nguồn rác này không được xử lý kịp thời sẽ làm cho môi trường ở khu vực bị ô nhiễm. Bảng 1: Tổng hợp hoạt động của các mô hình dịch vụ quản lý chất thải nông thôn TT Nội dung Mô hình dịch vụ Tự quản HTX dịch vụ MT Cty TNHH Công ty MTĐT Trang 5 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 1 Địa bàn hoạt động Phổ biến ở các vùng nông thôn Chủ yếu ở các thị trấn, thị tứ Chủ yếu các vùng ven khu công nghiệp Chủ yếu các vùng ven đô 2 Kinh phí hoạt động - Ngân sách NN (%) 0 10-20 5-10 80-90 - Đóng góp của dân (%) 100 80-90 90-95 10-20 3 Thu nhập (1000 đ/người/tháng) 100-300 500-1.000 500-1.000 1.200-2.000 4 Bảo hộ lao động (bộ/năm) Không có 1 1 2 5 Bảo hiểm xã hội Không có Tự đóng Công ty đóng Nhà nước đầu tư 6 Bảo hiểm y tế Không có HTX đóng Công ty đóng Nhà nước đầu tư 7 Thiết bị thu gom Tự túc HTX trang bị Công ty trang bị Nhà nước đầu tư 8 TB vận chuyển Không có Đầu tư từ ngân sách địa phương Công ty đầu tư Nhà nước đầu tư 9 Tính ổn định Không ổn định Tương đối ổn định Không ổn định Ôn định (Nguồn: Báo cáo kết quả điều tra đánh giá thực trạng năng lực hoạt động của các tổ chức dịch vụ thu gom, nông thôn các tỉnh thuộc Đồng bằng Sông Hồng ) Nguy cơ ô nhiễm từ nước thải, phân bón Những năm gần đây, ở một số địa phương, nhiều làng nghề truyền thống được xây dựng, phát triển cũng đang có nguy cơ gây hại đến môi trường.Các làng nghề đều nằm Trang 6 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 ngay trong khu dân cư nông thôn, lại chưa có biện pháp xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải nên đã gây ô nhiễm, ảnh hưởng cho cộng đồng.Bên cạnh đó, nhiều nhà máy, khu công nghiệp ở quá gần khu dân cư nông thôn hoặc ở các vùng đầu nguồn nước, đã xả nước thải trực tiếp ra môi trường làm cho nguồn nước ngầm cũng như nước bề mặt bị ảnh hưởng nặng nề. Điều này thể hiện rõ nhất ở huyện Cam Lâm, nơi có nhiều cơ sở chế biến bột mì nằm trong khu dân cư. Hình 4: Cơ sở chế biến bột mì nằm trong khu dân cư (Nguồn : http://media.tinmoitruong.vn/public/media/media/picture/03/bot%20mi.gif ) Sự ô nhiễm môi trường nông thôn ở mức độ ngày càng trầm trọng và toàn diện ở cả nguồn nước, không khí và đất. a) Môi trường nước. Ở nước ta tỉ lệ người dân nông thôn được cấp nước sạch còn rất hạn chế. Phần lớn nguồn nước được cho là sạch để phục vụ ăn uống , sinh hoạt là nước mưa, nước giếng khoang qua xử lý bằng hình thức lọc đơn giản. Những nguồn nước mà người dân có được để sinh hoạt lại ngày càng bị ô nhiểm trầm trọng mà những biện pháp lọc đơn giản không khắc phục được. Hiện nay, nguồn nước mặt và nước ngầm đã bị ô nhiểm trầm trọng. Hàng loạt những con sông kêu cứu vì mức độ ô nhiểm đã gấp nhiều lần so với tiêu chuẩn cho phép. Nhiều nguồn nước ngầm cung cấp cho người dân bị nhiễm sắt, nhiễm chì, phèn, thuốc bảo vệ thực vật và các loại hóa chất hóa học do các khu công nghiệp, các làng nghề thải tự do ra môi trường. Ở những dòng sông và ao hồ nông thôn các loại thủy sản Trang 7 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 ngày càng suy giảm nghiêm trọng do nước bị ô nhiểm ngày càng nặng. Nguồn nước của chúng ta ngày càng ô nhiễm nhiều hóa chất bảo vệ thực vật, phân, chất thải công nghiệp. Tình trạng đó đã ngày càng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của cư dân nông thôn, là nguyên nhân gây các bệnh tiêu chảy, tả, thương hàn, giun sán… dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, thiếu máu, thiếu sắt, kém phát triển, nhiều trường hợp dẫn đến tử vong nhất là ở trẻ em. Hình 5: Hệ thống nước thải chưa qua xử lý thải ra bừa bãi (Nguồn:http://giaoducmoitruong-giz baclieu.com/images/thumb/2/2d/O_nhiem_bien_5.jpg/300px-O_nhiem_bien_5.jpg) b) Môi trường không khí. Sự ô nhiễm không khí hiện nay ở nông thôn Việt Nam cũng là điều rất đáng được quan tâm. Hầu hết không khí tại các vùng nông thôn nước ta đã và đang ô nhiểm ở các mức độ khác nhau, do quá trình đô thị hóa và sự phát triển của các làng nghề. Các khu công nghiệp còn “vô tư” thải các loại khí gây ô nhiểm chưa được xử lý ra môi trường. Các làng nghề xử dụng các loại than đá làm nhiên liệu. Do đó, cùng với sự phát triển các làng nghề thì lượng bụi, các loại khí thải CO, CO 2 , SO 2 , NO… gây ô nhiễm môi trường ngày càng có xu hướng gia tăng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe người dân trong khu vực. Không những thế chúng còn gây ảnh hưởng xấu đến hoa màu, sản lượng cây trồng của nhiều vùng lân cận. c) Môi trường đất. Một số làng nghề khác cũng gây ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn đối với môi trường đất. Việc xả các chất thải, rác thải trực tiếp ra đất đã làm cho môi trường đât Trang 8 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 dần bị suy thoái. Bên cạnh đó việc lạm dụng các loại hóa chất bảo vệ thực vật đã làm cho đât bị nhiễm phèn, nhiễm mặn Diện tích đất canh tác bị thu hẹp, năng suât nông sản lương thực hạ thấp hoặc không đảm bảo chất lượng. Hình 6: Diện tích canh tác bị thu hẹp do rác thải (Nguồn : http://vp.omard.gov.vn/NuocSach//Docs/rac1.jpg ) II. NGUYÊN NHÂN GÂY RA Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Nguyên nhân nào ? Trước hết, đó là ý thức của người dân và các doanh nghiệp về bảo vệ môi trường chưa cao. Mọi người đều thoải mái vứt rác bất cứ đâu có thể. Chẳng hạn như ở kênh dẫn nước của hồ chứa nước Cam Ranh - nơi phục vụ nguồn nước cho nhà máy nước Cô Bắc (xã Cam Hiệp Bắc) cũng bị người dân vô tư xả rác, vứt đầy vỏ chai lọ thuốc bảo vệ thực vật. Một số doanh nghiệp vì lợi ích riêng nên không quan tâm đầu tư xử lý rác thải mà cứ thải trực tiếp ra môi trường. Một nguyên nhân khác là việc quy hoạch, xử lý rác thải ở nông thôn chưa theo kịp sự phát triển của đời sống. Thiếu bãi rác, thiếu các dịch vụ vệ sinh môi trường nên người dân tự “quy hoạch” bãi rác ngay bên lề đường, đầu cầu, bụi rậm, kênh mương, chợ Trang 9 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Hình 7 : Rác thải ngập trên kênh sông (Nguồn:http://news.go.vn/xa-hoi/tin-1324752/vo-tu-xa-thai-vinh-cam-ranh-dang- thanh-bien-thoi.htm) Ông Lê Văn Hùng đánh giá: “Trong quy hoạch đều có nơi chứa rác thải, sông ở nông thôn quy hoạch đó chưa đáp ứng được nhu cầu của cuộc sống. Điều này khiến cho bài toán về môi trường càng trở nên nan giải”. Chính vì thế, việc xử lý cũng chỉ mang tính tạm thời. Rác không phân loại nên việc chôn lấp, thu gom, xử lý gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương đã cố gắng gom rác, song cũng chỉ đem ra xa khu vực dân cư rồi đốt.Về lâu dài, đây không phải là cách làm phù hợp vì nó chưa giải quyết tận gốc vấn đề ô nhiễm môi trường. Hiện nay, nhiều địa phương đang triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới và môi trường là tiêu chí rất khó thực hiện.Điều này cho thấy đã đến lúc, xã hội cần có sự quan tâm nhiều hơn cho vấn đề này, nhất là ở nông thôn. Thực trạng ô nhiễm trên có rất nhiều nguyên nhân, nhưng điều đáng quan tâm hơn cả là ý thức đa phần của người dân về bảo vệ môi trường còn chưa thực sự được coi trọng. Sự thờ ơ này xảy ra ở ngay cả những người cán bộ quản lý, các cấp chính quyền và người dân. Các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này là : - Nguyên nhân thứ nhất là tình trạng người dân lạm dụng và sử dụng không hợp lý các hóa chất trong sản xuất nông nghiệp. Vào những năm 1960, ở nước ta chỉ có 0,48% diện tích đất canh tác sử dụng thuốc bảo vệ thực vật thì hiện nay tỉ lệ này là 100% với trên 1000 chủng loại thuốc, trong đó có nhiều loại thuốc có độc tính rất cao. Trang 10 [...]... làng nghề Trang 28 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Nâng cao năng lực quản lý: Tiếp tục kiện toàn tổ chức quản lý môi trường, đồng thời tăng cường bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng về quản lý môi trường cho cán bộ lãnh đạo và cán bộ chuyên trách quản môi trường cáp huyện và xã Xác định trách nhiệm, nhiệm vụ quản lý giữa các cấp, các ngành; tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ trong quản lý BVMT làng nghề Tăng... dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá - Biện pháp thứ hai Trang 15 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh... thiện với thiên nhiên, môi trường Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường Cần tạo bước chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá Trang 19 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Hình... trong quản lý chất thải - nông thôn; Cơ chế hỗ trợ phát triển các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn Giải pháp về tổ chức, quản lý - Đề xuất cơ chế phối hợp giữa các loại hình dịch vụ, kết hợp giữa các cấp trong quản - lý chất thải nông thôn; Nâng cao năng lực quản lý của địa phương: Thực hiện phân công trách nhiệm quản lý Nhà nuớc giữa các cấp trong quản lý chất thải nông thôn; Trang 22 Tiểu luận :Quản. .. đồng bộ với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi Trang 17 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 người dân tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình thành, lớn mạnh và... nhiên, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước nhiều thức thánh đáng quan tâm như: thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường với lợi ích kinh tế trước mắt trong đầu tư phát triển; thách thức giữa tổ chức và năng lực quản lý môi trường còn nhiều bất cập trước những đòi hỏi phải nhanh chóng đưa công tác quản lý môi trường vào nền nếp; thách thức giữa cơ sở hạ tầng, kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu với... (rèn Lý Nhân) ô nhiễm S02 vượt 1,42 lần, còn một số làng nghề Trang 26 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 chưa vượt QCCP về co, N02) hơi xăng, độ ồn, độ rung tuy nhiên nồng độ các chỉ số tương đối cao Môi trường đất tại các làng nghề trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc chưa bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng Tuy nhiên, về lâu dài, hoạt động sản xuất tại các làng nghề đang gây ô nhiễm môi trường nước và môi trường. .. Nhóm 3 Hình 14:Lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra hoạt động của các doanh nghiệp (Nguồn: http://dostquangtri.gov.vn/mttg/uploads/news/2013_05/21708_anh_2.jpg) Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với phát triển kinh tế-xã hội Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi trường; Thực hiện tốt chương trình... biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường Hình 12: Trồng cây xanh, bảo vệ môi trường (Nguồn:http://giadinh.vcmedia.vn/vB0iHhjHiqzYSQHM5GakbmayFccccc/Image/201 2/10/9881-0946d.jpg) - Biện pháp thứ ba Trang 16 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Một trong những biện pháp cũng không kém phần quan trọng, đó là coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế... thách thức giữa nhu cầu ngày càng cao về nguồn vốn cho bảo vệ môi trường với khả năng có hạn của ngân sách Nhà Trang 14 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 nước và sự đầu tư của doanh nghiệp và người dân cho công tác bảo vệ môi trường còn ở mức rất thấp… Trong những thách thức nêu trên, đặc biệt nổi lên là thách thức giữa yêu cầu bảo vệ môi trường, phát triển bền vững của đất nước với yêu cầu tăng trưởng . cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá. - Biện pháp thứ hai Trang 15 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, . số đầu tư cho môi trường, hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá. Trang 19 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 Hình 14:Lực lượng cảnh sát môi trường kiểm tra. Trang 17 Tiểu luận :Quản lý môi trường Nhóm 3 người dân tham gia bảo vệ môi trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp

Ngày đăng: 16/05/2015, 15:28

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w