3.4.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh
Nhìn chung, trong giai đoạn 2009-2012, cả 4 tỷ suất sinh lời (ROI, ROE, ROA, ROS) đều tăng, đồ thị biểu diễn các tỷ suất này đều đi lên và đạt cao nhất vào năm 2012. Các giá trị tỷ suất sinh lời của Công ty đều ở mức tương đương hoặc cao hơn mức trung bình ngành chứng tỏ Công ty đang có những chính sách kinh doanh hợp lý, hiệu quả sử dụng vốn, TS và trình độ kiểm soát chi phí tốt.
3.4.3.2. Phân tích khái quát hiệu quả sử dụng tài sản
a, Phân tích hiệu quả sử dụng TS chung
Nhìn chung, hiệu quả sử dụng TS của Công ty đang ở mức cao so với giá trị trung bình của ngành, cho thấy hiệu quả sử dụng củaTSNH và dài hạn ở mức tốt, việc đầu tư lớn vào TS đem lại hiệu quả đối với LNST, tuy nhiên lại chưa đem lại hiệu quả cao cho doanh thu của Công ty.
b, Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Suất hao phí củaTSNH so với LNST lại có xu hướng giảm, năm 2009 để có 1 đồng LNST thì cần đầu tư 6,32 đồngTSNH bình quân, năm 2010 là 6,28 đồng, năm 2011 là 5,79 đồng, năm 2012 là 5,23 đồng, giảm 1,09 đồng, tương ứng 17,25% so với năm 2009, nghĩa là để thu được cùng 1 mức lợi nhuận, thì Công ty không cần đầu tư nhiều TS như năm trước, chứng tỏ hiệu quả sử dụng củaTSNH đối với LNST đang tăng cao.
c, Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2009-2012, hiệu quả sử dụng TSDH ngày càng giảm qua các năm, trong năm 2012, hầu như các chỉ số đều ở mức kém nhất, chứng tỏ việc đầu tư cho TSDH là chưa có hiệu quả, chưa đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.
3.4.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn
a, Phân tích hiệu quả sử dụng NV chủ sở hữu
Đòn bẩy tài chính có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2009 là 1,50, năm 2010 là 1,55, năm 2011 là 1,75 và năm 2012 là 2,13 chứng tỏ tỷ lệ vốn vay đang tăng dần lên, trong khi hiệu quả sử dụng TS chưa tốt, Công ty cần thay đổi cơ cấu
VCSH và vốn vay để nâng cao khả năng thanh toán, ổn định tình hình tài chính .
b, Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay
Ta thấy chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty qua 4 năm đều đạt giá trị lớn và lớn hơn 1 rất nhiều. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại đang giảm dần từ năm 2009-2012, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty đang giảm mạnh, khả năng sinh lời của vốn vay giảm.
3.4.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí
Từ năm 2009-2012, Công ty đã thực hiện kiểm soát tốt đối với khoản mục chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, giá vốn hàng bán. Còn đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã xuất hiện những yếu kém trong kiểm soát chi phí dẫn đến 2 tỷ suất này đều đạt mức thấp nhất trong năm 2012.
3.4.4. Phân tích đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh
Do trong giai đoạn nghiên cứu (từ năm 2009-2012), Công ty đều sử dụng nợ vay nên đều có độ lớn đòn bẩy tài chính lớn hơn 1. Tuy nhiên các giá trị này đều chưa ở mức cao (xấp xỉ 1), Công ty chưa phải gánh chịu nhiều rủi ro tài chính.
3.4.5. Phân tích các rủi ro tài chính
Đánh giá về rủi ro tài chính của Công ty: khả năng sử dụng VCSH của Công ty chưa tốt, chưa tận dụng được việc vay vốn, và khả năng trả nợ lãi vay cũng là vấn đề quan tâm. Ngoài ra, Công ty cần đưa ra các biện pháp để kiểm soát rủi ro tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh và uy tín của Công ty.