Thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO (Trang 26 - 139)

TRAPHACO

3.4.1. Phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính

3.4.1.1. Phân tích cấu trúc tài chính

Phân tích cơ cấu TS

Giai đoạn 2009-2012, TSDH tăng 542% tương đương với 715 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng trung bình đạt 86%/năm. Trong các khoản mục TSDH thì bộ phận quan trọng nhất chính làTSCĐ (thường chiếm trên 85% giá trị TSDH), các khoản mục còn lại là đầu tư tài chính dài hạn và TSDH khác chiếm tỷ lệ rất khiêm tốn.

Phân tích cơ cấu NV

Có thể thấy từ năm 2009 – 2012, Công ty đã đạt được nhiều thuận lợi trong kinh doanh dẫn đến nhiều chỉ tiêu tăng mạnh như: TTS, tổng NV, NV chủ sở hữu.

3.4.1.2. Phân tích cân bằng tài chính

Trong giai đoạn từ năm 2009-2012, tình hình tài chính của Công ty có nhiều sự biến động, tuy nhiên vẫn giữ được sự ổn định và bền vững. Qua đây, Công ty nên rút kinh nghiệm, tìm các biện pháp để cải thiện và nâng cao tình hình tài chính, đưa công ty tăng trưởng trở lại, tăng tính ổn định và tính tự chủ trong năm 2013 và các năm tiếp theo.

3.4.2. Phân tích tình hình công nợ phải thu, phải trả và khả năng thanh toán

a, Phân tích tình hình công nợ phải thu

Năm 2012, thời gian bình quân mỗi vòng phải thu khách hàng tăng lên, chứng tỏ vốn kinh doanh của Công ty năm 2012 đang ít bị chiếm dụng nhiều hơn so với các năm 2009-2011. Điều này chứng tỏ trong năm 2012, Công ty đang có các chính sách nhằm thu hồi tiền hàng hiệu quả để ít bị chiếm dụng vốn như hạn chế

CHỨNG TỪ KẾ TOÁN MÁY TÍNH SỔ KẾ TOÁN: Sổ cái Sổ nhật ký chung Sổ nhật ký đặc biệt Sổ chi tiết

BÁO CÁO TÀI CHÍNH

chính sách bán chịu hay sử dụng các khoản giảm trừ như giảm giá, chiết khấu so với các năm 2009-2011.

b, Phân tích tình hình công nợ phải trả

Qua phân tích chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty chậm hơn so với các năm trước, số vốn Công ty đi chiếm dụng nhiều hơn ảnh hưởng tới uy tín và thương hiệu trên thương trường. Như vậy, các nhà quản trị cần đưa ra các biện pháp thanh toán công nợ nhanh chóng nhằm giảm bớt vốn chiếm dụng, góp phần nâng cao uy tín cho Công ty.

3.4.2.2. Phân tích khả năng thanh toán

a, Phân tích khả năng thanh toán nợ ngắn hạn

Qua phân tích nhận thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty trong giai đoạn từ năm 2009-2012 ở mức trung bình, trong đó có chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán tức thời đang ở mức rất thấp. Do vậy, để nâng cao khả năng thanh toán nợ ngắn hạn, Công ty cần có các biện pháp huy động vốn đáp ứng nhu cầu thanh toán, góp phần ổn định tình hình tài chính.

b, Phân tích khả năng thanh toán nợ dài hạn

Nhìn chung, trong giai đoạn 2009-2012, Công ty vẫn có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ dài hạn. Tuy nhiên, để đảm bảo khả năng thanh toán và ổn định tình hình tài chính, Công ty cần có các chính sách, biện pháp đầu tư hợp lý hơn nhằm tránh rủi ro, nâng cao hiệu quả HĐKD.

c, Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền

Căn cứ kết quả tính toán ta thấy lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh năm tăng dần từ năm 2009 đến năm 2012, chỉ có năm 2009, lưu chuyển thuần âm, từ năm 2010-2012 đều đạt giá trị thặng dư và cao nhất vào năm 2012.

3.4.3. Phân tích hiệu quả kinh doanh

3.4.3.1. Đánh giá khái quát hiệu quả kinh doanh

Nhìn chung, trong giai đoạn 2009-2012, cả 4 tỷ suất sinh lời (ROI, ROE, ROA, ROS) đều tăng, đồ thị biểu diễn các tỷ suất này đều đi lên và đạt cao nhất vào năm 2012. Các giá trị tỷ suất sinh lời của Công ty đều ở mức tương đương hoặc cao hơn mức trung bình ngành chứng tỏ Công ty đang có những chính sách kinh doanh hợp lý, hiệu quả sử dụng vốn, TS và trình độ kiểm soát chi phí tốt.

3.4.3.2. Phân tích khái quát hiệu quả sử dụng tài sản

a, Phân tích hiệu quả sử dụng TS chung

Nhìn chung, hiệu quả sử dụng TS của Công ty đang ở mức cao so với giá trị trung bình của ngành, cho thấy hiệu quả sử dụng củaTSNH và dài hạn ở mức tốt, việc đầu tư lớn vào TS đem lại hiệu quả đối với LNST, tuy nhiên lại chưa đem lại hiệu quả cao cho doanh thu của Công ty.

b, Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Suất hao phí củaTSNH so với LNST lại có xu hướng giảm, năm 2009 để có 1 đồng LNST thì cần đầu tư 6,32 đồngTSNH bình quân, năm 2010 là 6,28 đồng, năm 2011 là 5,79 đồng, năm 2012 là 5,23 đồng, giảm 1,09 đồng, tương ứng 17,25% so với năm 2009, nghĩa là để thu được cùng 1 mức lợi nhuận, thì Công ty không cần đầu tư nhiều TS như năm trước, chứng tỏ hiệu quả sử dụng củaTSNH đối với LNST đang tăng cao.

c, Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

Nhìn chung, trong giai đoạn từ năm 2009-2012, hiệu quả sử dụng TSDH ngày càng giảm qua các năm, trong năm 2012, hầu như các chỉ số đều ở mức kém nhất, chứng tỏ việc đầu tư cho TSDH là chưa có hiệu quả, chưa đem lại nhiều doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

3.4.3.3. Phân tích hiệu quả sử dụng nguồn vốn

a, Phân tích hiệu quả sử dụng NV chủ sở hữu

Đòn bẩy tài chính có xu hướng tăng dần qua các năm, năm 2009 là 1,50, năm 2010 là 1,55, năm 2011 là 1,75 và năm 2012 là 2,13 chứng tỏ tỷ lệ vốn vay đang tăng dần lên, trong khi hiệu quả sử dụng TS chưa tốt, Công ty cần thay đổi cơ cấu

VCSH và vốn vay để nâng cao khả năng thanh toán, ổn định tình hình tài chính .

b, Phân tích hiệu quả sử dụng vốn vay

Ta thấy chỉ tiêu hiệu quả sử dụng vốn vay của Công ty qua 4 năm đều đạt giá trị lớn và lớn hơn 1 rất nhiều. Tuy nhiên chỉ tiêu này lại đang giảm dần từ năm 2009-2012, chứng tỏ khả năng thanh toán của Công ty đang giảm mạnh, khả năng sinh lời của vốn vay giảm.

3.4.3.4. Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí

Từ năm 2009-2012, Công ty đã thực hiện kiểm soát tốt đối với khoản mục chi phí sản xuất như nguyên vật liệu, nhân công, giá vốn hàng bán. Còn đối với chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp đã xuất hiện những yếu kém trong kiểm soát chi phí dẫn đến 2 tỷ suất này đều đạt mức thấp nhất trong năm 2012.

3.4.4. Phân tích đòn bẩy tài chính và đòn bẩy kinh doanh

Do trong giai đoạn nghiên cứu (từ năm 2009-2012), Công ty đều sử dụng nợ vay nên đều có độ lớn đòn bẩy tài chính lớn hơn 1. Tuy nhiên các giá trị này đều chưa ở mức cao (xấp xỉ 1), Công ty chưa phải gánh chịu nhiều rủi ro tài chính.

3.4.5. Phân tích các rủi ro tài chính

Đánh giá về rủi ro tài chính của Công ty: khả năng sử dụng VCSH của Công ty chưa tốt, chưa tận dụng được việc vay vốn, và khả năng trả nợ lãi vay cũng là vấn đề quan tâm. Ngoài ra, Công ty cần đưa ra các biện pháp để kiểm soát rủi ro tài chính, nâng cao hiệu quả kinh doanh và uy tín của Công ty.

3.4.6. Phân tích các chỉ tiêu tài chính đặc thù của công ty cổ phần niêm yết

Cổ phiếu của CTCP TRẠPHACO (TRA) được đánh giá là cổ phiếu có tiềm năng tăng trưởng cao, sở hữu nhiều thế mạnh của một doanh nghiệp dược dẫn đầu như kênh phân phối rộng khắp, thương hiệu mạnh, hoạt động nghiên cứu và phát triển nổi trội.

CHƯƠNG 4

THẢO LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN TRAPHACO

4.1. Những tồn tại về vấn đề tài chính và giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACOchính tại Công ty cổ phần TRAPHACOchính tại Công ty cổ phần TRAPHACOchính tại Công ty cổ phần TRAPHACO chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO

4.1.1. Những ưu điểm về tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACOTRAPHACOTRAPHACOTRAPHACO TRAPHACO

Cấu trúc tài chính có sự biến động lớn, TSDH được chú trọng đầu tư phù hợp với quy mô sản xuất ngày càng lớn; cân bằng tốt, an toàn, bền vững trong năm 2009-2012; khả năng thanh toán cao; công ty đang bị chiếm dụng vốn ít hơn; hiệu quả HĐKD trong năm 2009-2012 là rất tốt; hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu tài chính đặc thù của CTCP niêm yết tăng dần.

4.1.2. Những hạn chế về tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO

Quản lý phải thu chưa tốt; lưu chuyển tiền tệ của Công ty còn nhiều hạn chế; công ty còn gặp các rủi ro tài chính

4.1.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO

Tăng vốn đầu tư chủ sở hữu để đảm bảo NV cho HĐKD và mức độ độc lập tài chính; tăng khả năng thanh toán; tăng khả năng thu hồi các khoản phải thu khách hàng; công ty cần quản lý chặt chẽ dòng tiền; kiểm soát rủi ro tài chính, tổ chức tốt việc tiêu thụ hàng hóa nhằm tăng doanh thu; quản lý, kiểm soát chi phí để giảm giá thành sản phẩm, nâng cao tỷ suất sinh lời của chi phí; công ty cần nắm bắt các yêu cầu trong quá trình hội nhập cũng như kiến thức về luật pháp và thông lệ quốc tế; công ty phải nâng cao chất lượng các sản phẩm thuốc, cải tiến công nghệ và đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm; nâng cao hiệu quả sử dụng đòn bẩy; cần ngày càng minh bạch, nghiêm túc hơn trong thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin tài chính.

4.2. Đánh giá thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACOTRAPHACOTRAPHACOTRAPHACO TRAPHACO

4.2.1. Về phương pháp phân tích

Luận văn sử dụng phương pháp phân tích chủ yếu là phương pháp so sánh để thấy được sự biến động về tình hình tài chính, xem xét tình hình tài chính đang có chiều hướng tốt hay xấu, từ đó có biện pháp can thiệp kịp thời. Tuy nhiên, thước đo tốt nhất để đánh giá tình hình tài chính của Công ty là chỉ tiêu trung bình ngành hiện chưa được thống kê, do đó, Công ty chưa thể thực hiện với sự biến động chung của ngành để xem xét tình hình tài chính Công ty đang ở mức tốt hay xấu.

Ngoài phương pháp so sánh trên, Luận văn cũng sử dụng phương pháp đồ thị trong phân tích. Phương pháp này giúp hình dung rõ được mối quan hệ giữa các chỉ tiêu cũng như sự biến động của chúng, tuy nhiên mới chỉ dừng lại ở mức khái quát chung, chưa thể hiện được tính phức tạp của tình hình tài chính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.2.2. Về nội dung phân tích

Nội dung phân tích tình hình tài chính tại Công ty được thực hiện tương đối đầy đủ và toàn diện bao gồm: phân tích cấu trúc tài chính và cân bằng tài chính, phân tích hiệu quả kinh doanh, phân tích đòn bẩy tài chính, rủi ro tài chính…Tuy nhiên, nội dung phân tích mới chỉ dừng lại ở mức khái quát, chưa đi sâu vào phân tích nguyên nhân và tác động của các chỉ tiêu kinh tế, do đó, chưa đưa ra được những quyết định đúng đắn cho sự phát triển của Công ty.

4.3. Các giải pháp hoàn thiện và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện

phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO

4.3.1. Các giải pháp hoàn thiện

Về phương pháp phân tích: Khi phân tích tình hình tài chính cần phân tích chính xác nguyên nhân và mức độ tác động để giúp Ban giám đốc nhận biết được nhân tố tác động tiêu cực cần hạn chế, nhân tố ảnh hưởng tích cực cần phát huy.

Về nội dung phân tích

Trong mỗi nội dung phân tích, cần mở rộng quy mô phân tích theo chiều rộng và chiều sâu. Khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, nên kéo dài thời gian nghiên cứu đề thấy được xu hướng biến động theo thời gian và so sánh tốc độ phát triển trong nhiều năm. Cùng với đó là tăng số lượng quy mô mẫu, như thế, vừa thấy được xu hướng biến động của tình hình tài chính trong nhiều năm vừa so sánh được mức độ phát triển của Công ty so với ngành một cách chính xác nhất.

4.3.2. Điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính

Về phía CTCP TRAPHACO

Để nâng cao hiệu quả HĐKD của Công ty, trước hết cần bắt nguồn từ thông tin các báo tài chính cung cấp, các thông tin được càng chính xác càng đảm bảo công tác phân tích đáng tin cậy, nguồn dữ liệu được sử dụng sẽ giúp phát hiện điểm mạnh, điểm yếu, từ đó hoàn thiện và góp phần ổn định tình hình tài chính.

Về phía Nhà nước và các cơ quan chức năng

Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước Đối với những đối tượng khác

4.4. Đóng góp của đề tài nghiên cứu về hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACOchính tại Công ty cổ phần TRAPHACOchính tại Công ty cổ phần TRAPHACOchính tại Công ty cổ phần TRAPHACO chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO

4.4.1. Về mặt lý luận

Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp, từ đó có cơ sở để phân tích thực trạng tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACO.

Luận văn cho thấy tầm quan trong của phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp, với mỗi đối tượng khác nhau thì mục đích sử dụng thông tin phân tích tài chính khác nhau. Luận văn cũng khái quát hóa hệ thống BCTC đang được sử dụng trong phân tích tình hình tài chình tại các doanh nghiệp hiện nay bao gồm 4 biểu mẫu báo cáo cơ bản: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả HĐKD, Báo cáo

Lưu chuyển tiền tệ, Bảng thuyết minh BCTC.

Ngoài ra, Luận văn hệ thống lại những phương pháp phân tích thường được sử dụng trong phân tích tình hình tài chính, điều kiện áp dụng từng phương pháp cụ thể, giúp nhà phân tích lựa chọn những phương pháp phân tích cụ thể phù hợp với tình hình tài chính của từng doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Luận văn cũng đưa ra những nội dung phân tích về tình hình tài chính, tất cả những nội dung phân tích này đều phản ánh một khía cạnh nào đó của chỉ tiêu tài chính.

Cuối cùng, Luận văn đưa ra nhận định để phân tích tình hình tài chính trong các doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao và đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng thông tin tài chính.

4.4.2. Về mặt thực tiễn

Xuất phát từ lịch sử hình thành, đặc điểm HĐKD cũng như tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cồ phần TRAPHACO, đầu tiên Luận văn đã khái quát được thực trạng phân tích tình hình tài chính tại Công ty trên cả 2 phương diện: phương pháp phân tích và nội dung phân tích.

Trên cơ sở áp dụng lý luận vào thực tiễn, phân tích những kết quả đạt được trong quá trình phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phẩn TRAPHACO, nhờ vậy, đã rút ra được kết quả nghiên cứu về phân tích tình hình tài chính tại Công ty.

Bên cạnh đó, Luận văn đưa ra những giải pháp và điều kiện thực hiện giải pháp hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACO ở những khía cạnh chính. Cuối cùng, Luận văn đề xuất những điều kiện thực hiện hoàn thiện phân tích tình hình tài chính đối với Công ty, với Nhà nước, các cơ quan chức năng và các đối tượng khác.

4.5. Các hạn chế và định hướng nghiên cứu trong tương lai về hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACOphân tích tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACOphân tích tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACOphân tích tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACO phân tích tình hình tài chính tại CTCP TRAPHACO

4.5.1. Hạn chế trong nghiên cứu

Mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng với sự hiểu biết chưa sâu của bản thân về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ: Hoàn thiện phân tích tình hình tài chính tại Công ty cổ phần TRAPHACO (Trang 26 - 139)